Diễn biến hòa bình và những 'dòm ngó' tới công tác giáo dục lịch sử Việt Nam nhằm xóa bỏ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

“Việc dạy sử cần hướng đến thúc đẩy tư duy phê phán, học hỏi và tranh luận dựa trên lý tính, nhấn mạnh tính phức hợp của lịch sử, việc dạy sử cần làm nảy sinh cách tiếp cận mang tính so sánh và đa diện. Việc dạy sử không nên đặt ra mục đích đắp bồi chủ nghĩa yêu nước, tô đậm bản sắc dân tộc hay gò khuôn cho lớp trẻ, dù là theo lý tưởng chính thống hay một tôn giáo đang chiếm ưu thế. Đó là phát biểu của bà Farida Shaheed, Báo cáo viên người Pakistan về nhân quyền trong lĩnh vực văn hóa trước Liên Hiệp Quốc về việc viết sách giáo khoa môn sử và dạy sử ở những xã hội thời kỳ hậu xung đột và hậu chiến.

Câu này đáng lý ra không có vấn đề gì. Nó chỉ là 1 ý kiến, quan điểm cá nhân của bà ta, bắt nguồn từ nền văn hóa Pakistan của bà. Câu này tuy có thể đúng với tình trạng thực tế Hồi giáo đang dùng các giáo lý chính thống để lũng đoạn, ảnh hưởng xấu tới đất nước Pakistan của bà ta, hoặc ở các xã hội thật sự trong thời kỳ hậu xung đột và hậu chiến, đang chịu hậu quả trực tiếp từ các cuộc chiến tranh trên thế giới gần đây, trong thế kỷ 21, đặc biệt là các xã hội Hồi giáo.

Nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ này: Có một kẻ nào đó lấy bút danh lạ hoắc đã nhanh tay chớp lấy lời này của bà ta để tuyên truyền tấn công vào chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và công tác sử học VN bằng một bài viết nguy hiểm (nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) trên trang phản động "Châu Xuân Nguyễn" và "Dân Luận", một trang tách ra từ diễn đàn phản động "x-cafe" sau nhiều vụ phỉ báng chửi nhau và lem nhem tình tiền, chia chác không đồng đều (bộc lộ ra sau khi bị nhóm hacker Sinh Tử Lệnh đột nhập và tung ra các "thâm cung bí sử" của diễn đàn này), đã từng phỏng vấn cả Hoàng Cơ Định, em ruột của trùm khủng bố Hoàng Cơ Minh, "chủ tịch" tổ chức khủng bố Việt Tân. Bài viết được giật tít một cách giật gân và phách lối: "Làm thế nào để trưởng thành từ bài học lịch sử?".

Kẻ có bút hiệu lạ hoắc "Nghiêm Hoa" này đã bê một quan điểm giáo dục sử học từ tận Pakistan sang Việt Nam, viết một bài tuyên truyền đánh vào chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Và bài viết phản động, phản giáo dục này được gởi đăng lung tung. Một chuyện thất vọng là một bài như thế thì những trang phản động thần kinh như "Dân Luận", "thủ tướng chính phủ Châu Xuân Nguyễn" tất nhiên là đăng lên, nhưng có một trang "mặc áo đỏ" là Reds.vn cũng đăng lên bài này thì thật là điều ngạc nhiên, đây không phải là lần đầu tiên họ đăng những bài tương tự quan điểm đó.

Tôi lâu nay tôn trọng tình đoàn kết và cố gắng làm theo câu "1 câu nhịn, 9 câu lành" đối với những người tỏ ra cùng chí hướng, trừ phi kẻ nào đó liên tục làm nguy hại hoặc ảnh hưởng không tốt đến mục tiêu độc lập dân tộc, thì phải lên tiếng. Bởi vì mục tiêu độc lập dân tộc là truyền thống ngàn đời của dân tộc chúng ta, và còn là 1 trong 2 mục tiêu cao cả nhất của cách mạng Việt Nam trong hiện tại (độc lập dân tộc & chủ nghĩa xã hội).

Vấn đề độc lập dân tộc ở đây không nhất thiết phải liên quan nhiều đến chủ nghĩa yêu nước hay chủ nghĩa dân tộc, càng không liên quan đến chủ nghĩa sô-vanh hẹp hòi, cực đoan, mà nó đơn giản là tinh thần tự bảo vệ lấy bản thân, chống lại quân đội xâm lược từ bên ngoài.

Độc lập dân tộc là quan trọng nhất, rồi sau đó mới đến những thứ tốt đẹp khác, trong đó có hòa bình. Chứ nếu bảo hòa bình là quan trọng nhất, hòa bình bằng mọi giá như nội dung chính của bài viết đó, nói về hòa bình mà "quên" đi vấn đề độc lập dân tộc, thì mỗi khi gặp ngoại xâm cứ đầu hàng là sẽ có hòa bình ngay, nhưng đó có phải là hòa bình thật sự hay không, có phải là thứ hòa bình mà những người con đất Việt trông chờ hay không?

Để "dìm hàng" và bác bỏ, phủ nhận sự cần thiết của việc giáo dục, bồi đắp tình yêu quê hương xứ sở, tinh thần chống giặc ngoại xâm, tiếp thu, tiếp nối truyền thống cha ông trong công tác giáo dục sử học, bài viết đã ngụy biện và chớp lấy một cứu cánh, một cái "phao" khác để ngụy trang cho việc phủi bỏ, phá hoại chủ nghĩa yêu nước và cổ vũ xuyên tạc lịch sử. Theo đó, bài viết đã áp đặt tiền đề và phán xanh rờn rằng mục đích của việc giáo dục lịch sử phải là "hướng đến một tương lai chung sống hòa bình, thương yêu lẫn nhau". Nếu chỉ mới nghe mà chưa động não thì sẽ thấy ý tưởng đó bề ngoài nghe cũng có vẻ hay, nghe như cũng có lý, nhưng thật sự nó có đúng không?

Thứ nhất, việc khái quát hóa, đánh đồng, cào bằng, và đòi áp đặt một mục đích chung về giáo dục lịch sử cho tất cả các nền văn hóa trên thế giới một cách chung chung như vậy là một chuyện hoang tưởng và không hề thực tế. Trên đời này chẳng có cái công thức chung nào dành cho tất cả quốc gia trên thế giới. Không ai có thể ngây thơ bảo rằng việc giáo dục lịch sử nước nào cũng phải giống nước nào, có một công thức tối ưu, ưu việt cho tất cả các nước, tất cả các nền văn hóa, tất cả các hệ thống giáo dục. Đó là sự duy ý chí rất hoang tưởng, thế giới này không tồn tại 1 công thức duy nhất tối ưu nào để dạy con cái, dạy học trò, cho từng gia đình, từng ngôi trường.

Thứ hai, đó còn là một sự cào bằng xuống ngang nhau hết mọi giá trị, hoàn toàn làm ngơ không đếm xỉa gì đến bản chất của các cuộc chiến. Cố tình bỏ qua yếu tố xâm lược do một kẻ cướp từ bên ngoài gây ra và những người kháng chiến sở tại trong một đất nước của họ, do bị xâm lược, nên phải đứng lên chống lại những kẻ cướp từ bên ngoài đó.

Như vậy, đó là một sự cào bằng cực kỳ vô liêm sỉ. Và chẳng có gì khách quan hay lý tính từ bài viết đó, khi ngay từ đầu tiên nó đã viết dựa trên một tiền đề cào bằng và cố tình "bỏ quên" các thực tế về những cuộc chiến tranh xâm lược, những cuộc kháng chiến tự vệ, giữa quân đội viễn chinh ngoại xâm và quân dân kháng chiến nội địa.

Như vậy ngay cả sự trung thực tối thiểu mà những tác giả như thế, những bài viết như thế còn không có, thì ngay cả sự trung lập tối thiểu họ cũng không có, thì nói gì đến khách quan hay lý tính.

Muốn chung sống hòa bình, thương yêu lẫn nhau thì trước hết nói với thằng chủ của chúng mày đừng đi xâm lược tao, để đất nước và đồng bào tao được yên. Trước tiên hãy nói với các nước lớn, các đế quốc thực dân, nói với bọn cướp, bọn xâm lược như thế, đừng có đem quân đi đánh khắp thế giới nữa, đừng đi dội bom lên đầu các dân tộc khác nữa, đừng đi ăn cướp tài sản, tài nguyên của nơi khác nữa, thì thế giới này sẽ có hòa bình ngay, nhân loại sẽ thương yêu nhau ngay.

Tụi mày kéo đến cướp nhà tao rồi bảo rằng tao phải dạy con cháu tao thương yêu tụi mày và phải dạy sao cho nó "hòa bình"???? Trong khi việc này chính là trách nhiệm của mày! Mày là thằng chuyên đi xâm lược tấn công người khác, thì bài viết này nên dành cho mày, dành cho các nước lớn chuyên đi xâm lược đó. Tại sao lại đem đăng bằng tiếng Việt ở các trang web VN, tại sao lại đòi sử học Việt Nam phải đi lo chuyện này, trong khi VN ngàn năm nay toàn bị người ta kéo đến ăn cướp, là nạn nhân bị quân thù xâm lược, cướp bóc.

Gần một trăm năm bị nô dịch, bây giờ lại có những thằng da vàng mũi tẹt trong người chảy dòng máu Việt lại có thể đủ độ vô liêm sỉ để mở miệng ra "dạy" những người đồng bào, đồng hương từng là nô lệ, là nạn nhân bị xâm lược, bị cướp, bị gây ra bao nhiêu tội ác và thảm cảnh, rằng phải dạy sử sao đó cho nó "hòa bình", cho nó "yêu thương lẫn nhau", đừng có dạy tình yêu nước, hãy bỏ đi truyền thống chống ngoại xâm của ông bà....

Chúng mày không xâm lược đất nước này nữa, bỏ thói ăn cướp đi, đừng gây ra các thảm sát trên đất nước này nữa thì tự nhiên có hòa bình và yêu thương lẫn nhau thôi chứ liên quan gì đến vấn đề dạy sử của VN? Xưa nay việc dạy sử ở VN chưa bao giờ cổ vũ bạo lực phản cách mạng (đi xâm lược ăn cướp kẻ khác), trái lại còn tôn vinh các giá trị của hòa bình và yêu thương lẫn nhau.

Nhưng giặc đến nhà thì đàn bà vẫn phải đánh. Không thể đem con ngáo ọp "bạo lực", "chiến tranh" ra để đòi hủy bỏ văn hóa giữ nước chống ngoại xâm của VN, hủy bỏ truyền thống "giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh", "các vua Hùng có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" của dân tộc VN.

Một dân tộc có tinh thần bảo vệ Tổ quốc mạnh mẽ, có lòng yêu nước mãnh liệt thì sẽ có động lực nhiệt huyết để xây dựng cống hiến, làm việc này việc kia, góp phần làm đất nước mạnh hơn. Một dân tộc mà chỉ biết yếu đuối cải lương ngồi đó dạy nhau "hòa bình", ngồi "yêu thương lẫn nhau" thì càng dễ trở thành con mồi cho các thế lực đầy tham vọng trên thế giới.

Kẻ khác không dám đánh ta thì hòa bình sẽ được giữ vững. Kẻ khác khinh ta yếu hèn, dân ta không đủ mạnh mẽ, thì lòng tham của họ càng dễ bộc phát, khả năng đánh ta lại càng cao, như vậy hòa bình càng khó giữ vững.

Tên tác giả viết bài này nếu cả nhà bị bọn cướp nó vào nó cướp sạch, hay có người thân là nạn nhân trong các cuộc thảm sát của giặc xâm lược Mỹ-ngụy trong chiến tranh thì chắc chắn không ngồi đó kêu gào suông "hòa bình", "yêu thương".

Trừ phi là thánh, là Phật sống, làm sao ai có thể "yêu thương" hay thậm chí "không thù hận" những kẻ đến cướp - hiếp - giết, thảm sát tắm máu cả nhà họ?

Ngày nay không ai đem quân xâm lược Việt Nam, nên VN cũng chẳng dạy phải thù hận ai trong thế giới hiện tại, kể cả các cựu thù Pháp - Mỹ hay Trung Quốc. Nhưng trong sách sử, trong những thời điểm mà có giặc xâm lược, thì dân ta vẫn hun đút tinh thần thù giặc, biết căm thù quân cướp nước, biết khinh bỉ quân bán nước. Bởi vì nếu không căm thù giặc thì làm sao có động lực mạnh để đánh giặc hiệu quả?

Vấn đề học sử Việt Nam từ thời phong kiến đến Thời đại Hồ Chí Minh ngày nay phần lớn là để chuẩn bị cho hậu sinh, hậu thế cái tư tưởng, tinh thần, tâm lý chuẩn bị sẵn sàng để giữ nước, một khi có giặc là có thể dễ dàng huy động quân dân đánh giặc. Sử học VN chưa bao giờ dạy ai phải thù Pháp, thù Mỹ, thù Tàu, mà chỉ có thù giặc xâm lược. Nếu ở những thời điểm họ không xâm lược gây chiến với ta, thì họ vẫn là đối tác của ta (như ngày nay), không việc gì mà phải thù họ.

Không biết có phải ngẫu nhiên trùng hợp kỳ lạ gì hay không, mà sau khi bài nghiên cứu về ông Phan Thanh Giản của nhà văn, bác sĩ Nguyễn Văn Thịnh được nhà văn Đông La đưa lên blog, và bài Những chữ 'nếu' trong lịch sử hiện đại Việt Nam được viết và đăng lên trong blog này, trong đó có phần nói về luật bảo vệ lịch sử, phòng chống xuyên tạc lịch sử của Liên bang Nga, và gợi ý về một khả năng VN có thể học Nga điều này ở cuối bài, thì ngay sau đó bài viết "Trưởng thành" này lại xuất hiện.

Nếu là người đàng hoàng thì một là bạn viết một bài thẳng thắn tranh luận cho ra ngô ra khoai về đề tài Phan Thanh Giản hay luật chống xuyên tạc lịch sử Nga này. Nếu bạn có bằng chứng gì khác cho thấy ông Phan Thanh Giản không nằm trong phe chủ hòa (chủ hàng), không vâng lệnh Tự Đức cắt đất cầu hòa, không bài xích các lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp, hay triều đình nhà Nguyễn không có ký hiệp định bán 3 tỉnh miền Nam cho Pháp, sau đó để mất cả miền Nam vào tay Pháp, rồi ký hiệp định thừa nhận sự "bảo hộ" của Pháp ở miền Trung và miền Bắc, nói nôm na là.... bán nước, thì các bạn cứ tranh luận.

Hay nếu bạn bảo rằng như vậy thì "vẫn tôn vinh được có sao đâu" thì bạn cứ nói thẳng. Hay nếu bạn cho rằng luật chống xuyên tạc lịch sử của Nga là không tốt sao đó thì bạn hãy nói thẳng cụ thể vào đề. Không nên viết một bài ngụy biện quanh co, ám chỉ bâng quơ xa xôi như thế.

Mặc dù tác giả đội lốt, nấp sau tấm bình phong "khách quan", "lý tính" nhưng vừa liếc mắt qua bài viết là đã thấy ngay những câu "phán" rất chủ quan, phiến diện, cảm tính và nói thẳng ra là ngu xuẩn, vô lý, không thực tế. Đọc kỹ lại vẫn không hề thấy sự khách quan hay lý tính ở đâu. Ví dụ:

"Cả tâm lý thù hận do mất mát và tâm lý vẻ vang với chiến thắng đều che mờ khả năng lý tính để nhận thức sự việc một cách khách quan."

Khi bị giặc nó kéo đến nó cướp, thì người ta sẽ căm thù giặc cướp. Bất kể đó là cướp nước hay cướp nhà. Khi bị bọn giặc từ đâu tới nó kéo đến nhà nó thảm sát, nó hô mình là "Việt Cộng" rồi nó cướp - hiếp - giết, phá sạch - giết sạch - đốt sạch, gây ra các tội ác man rợ, thì người ta sẽ thù giặc. Đó là điều tự nhiên ở đời.

Tinh thần thù giặc, biết căm thù bọn xâm lược không che mờ khả năng lý tính, trái lại nó càng là động lực để ta tỉnh táo mà suy nghĩ kỹ càng, cẩn thận, tính toán mọi đường, quyết định theo lý trí, nhận thức cho thật khách quan để có thể đánh giặc có hiệu quả. Thực tế đã chứng minh và cho thấy như vậy: Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, thời chống Pháp, chống Mỹ, quân dân ta rất thù giặc nhưng đồng thời rất tỉnh táo, khôn ngoan, lý trí, nhận thức sự việc một cách khách quan, từng bước giành được thắng lợi.

Khách quan có nghĩa là chúng ta biết người biết ta, biết địch biết ta, mình thua thì nói là mình thua, mình thắng thì nói là mình thắng, giặc thua thì nói là giặc thua, giặc thắng thì nói là giặc thắng. Mình giỏi thì ghi nhận để động viên, mình dở thì ghi nhận để rút kinh nghiệm, sai cái gì nhận cái đó, có lỗi gì nhận lỗi đó. Giặc tài ba, giặc thành công - thất bại cái gì thì ghi nhận cái đó. Giặc tài giỏi cái gì thì sẵn sàng ghi nhận và học hỏi cái tài giỏi đó. Ghi nhận trung thực các ưu điểm - khuyết điểm của địch - ta.

Chứ khách quan không có nghĩa là lẫn lộn địch - ta, đúng - sai, chính - tà, người tự vệ và kẻ tấn công, quân dân địa phương chống xâm lược và thế lực bên ngoài tới xâm lược, nạn nhân bị xâm lược và giặc cướp đi xâm lược, nạn nhân các tội ác và hung thủ gây tội ác.

Khách quan không có nghĩa là mình là người Việt Nam, rõ ràng là người Việt Nam, nhưng lại tự tưởng tượng rằng mình là một người trung lập ở bên thứ 3, trong cuộc chiến giữa Mỹ và Việt Nam. Tưởng tượng rằng mình là người Tàu, người Pháp, người Nga, người Tây Ban Nhà, người châu Phi khi nói về cuộc chiến giữa Việt Nam và Mỹ. Khách quan không có nghĩa là kẻ bù nhìn lại nói rằng nó không bù nhìn. Khách quan không có nghĩa là gọi những ngụy quyền bù nhìn hữu danh vô thực, có tiếng không có miếng do giặc ngoại xâm dựng lên là một "quốc gia độc lập".

Bởi đó là triệu chứng tự huyễn hoặc, lừa dối bản thân, sự hoang tưởng và nói láo, ăn tục nói phét, mơ ngủ, chứ không phải là khách quan.

Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà, Hịch Tướng Sĩ, Bình Ngô Đại Cáo, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập Việt Nam, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Đường Kách Mệnh v.v. có cái nào "khách quan" theo cách hiểu sai lệch như trên (ngộ nhận, lẫn lộn các khái niệm rằng khách quan thì phải trung lập, đứng giữa, ba phải, hai hàng, vọng ngoại) hay không?

Khách quan không có nghĩa là phải trung lập, khách quan không có nghĩa là đứng giữa, là đi hai hàng. Khách quan không có nghĩa là mình đang nói về chuyện của mình mà lại cố ý nói như mình là một bên thứ 3, bên ngoài. Khách quan không có nghĩa lúc nào cũng phải nói theo góc nhìn của người thứ 3.

Đất nước bị xâm lược, nhà các bạn, đồng bào các bạn bị quân đội bên ngoài nó vào nhà nó cướp - hiếp - giết mà các bạn đi tuyên truyền những thứ gọi là "trung lập", thì đó không phải là khách quan, mà đó là phản bội, phản quốc.

Giống như một băng cướp vào nhà của nạn nhân cướp - hiếp - giết, gia đình đó phải chống trả lại, tự vệ đánh nhau với bọn người lạ từ bên ngoài để bảo vệ lấy sự bình yên của căn nhà, của gia đình. Rồi ngày hôm sau tên nhà báo "Nghiêm Hoa" khốn nạn tường thuật là "có 2 nhóm người đánh nhau", rồi gọi đó là "khách quan", "lý tính". Đó tuyệt đối không phải là lý tính, mà là thú tính!

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các nhà lãnh đạo chính trị - quân sự của cách mạng Việt Nam đều rất thù giặc và tự hào với những chiến thắng, thắng lợi đạt được, nhưng vẫn quyết định đúng đắn và lãnh đạo thành công, đưa đến toàn thắng. Ví dụ như các lãnh đạo cách mạng, toàn quân, và nhân dân thời chống Mỹ rất tự hào với chiến thắng vẻ vang Điện Biên Phủ. Và tâm lý tự hào với chiến thắng ĐBP, chiến thắng giặc Pháp đâu có làm cho quân dân ta bị "không khách quan", "không lý tính" khi đối đầu với giặc Mỹ.

Ngược lại, tâm lý tự hào vẻ vang với chiến thắng đó lại chính là động lực, là niềm tin, là niềm hy vọng chính đáng để đưa đến khả năng chiến thắng cao hơn cho Việt Nam trong cuộc đụng đầu lịch sử với đại cường quốc Hoa Kỳ.

Không phải ngẫu nhiên mà một trong những cơ sở để ông Lê Duẩn tin chắc là Việt Nam sẽ thắng Mỹ và thuyết phục được Bộ Chính Trị ra Nghị quyết cho đấu tranh vũ trang miền Nam, cơ sở đó là: Ta có chiến công 9 năm chống Pháp.

Tại sao Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những nhà lãnh đạo quân sự hiếm hoi trên thế giới cả đời chinh chiến không mắc phải 1 sai lầm chiến lược nào? Đó là vì Đại tướng quan niệm: Cái cần tránh nhất trong lúc bàn việc và quyết định, là phải tránh ảo tưởng.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp lớn lên trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, đa phần dân tộc đang làm nô lệ cho Pháp, chung quanh nhìn đâu cũng thấy bọn Tây gây tội ác, người cha thân yêu bị giặc thủ tiêu, người vợ thương yêu hy sinh trong ngục tù của giặc. Nợ nước thù nhà hội đủ, do đó Đại tướng rất thù giặc, không chỉ xuất phát từ "nợ nước", mà còn cộng thêm cả "thù nhà", như bà Trưng Trắc với mối thù sát phu ngày xưa.

Trước tội ác của giặc, có vô số người có nặng gánh "nợ nước thù nhà" như vậy. Nên đương nhiên là họ thù giặc, đó là chuyện thường tình. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng rất tự hào với chiến công của quân đội và nhân dân ta sau đại thắng Điện Biên Phủ làm chấn động thế giới.

Nhưng tâm lý thù giặc, trải nghiệm mất mát bởi tội ác của giặc, tâm lý tự hào vì những chiến công hiển hách không làm ảnh hưởng gì đến các quyết định của ông, ông vẫn khách quan, tỉnh táo, chọn lựa các quyết sách đúng đắn, chính xác. Những người cộng sản Việt Nam lúc đó phần lớn cũng đều như vậy.

Vấn đề "tự hào trước thắng lợi vẻ vang sẽ làm che mờ lý tính" chỉ là do tác giả Nghiêm Hoa tự tưởng tượng ra, hoặc cố ý bịa ra. Chứ từ xưa đến nay trong giới khoa học không hề có một bằng chứng từ thực tế nào hay bằng chứng từ số liệu (statistical evidence) nào ủng hộ luận điệu đó.

Các đội bóng có khi thắng một trận lớn rồi trận sau thua, rồi tuần sau thắng lớn rồi sau đó lại thắng. Không có một bằng chứng nào, hay số liệu thống kê nào để cho thấy tâm lý "tự hào" với việc "không lý tính" có ăn nhậu gì trực tiếp tới nhau. Hiệu quả thực tế có khi còn ngược lại, vì hầu như tất cả các tập đoàn lớn, các đại công ty, như Microsoft, Dell, Ford, Toyota, Honda.... đều có dùng yếu tố truyền thống lâu đời của họ, những thành tựu vẻ vang của họ trong lịch sử công ty, để động viên nhân viên, nhất là các nhà quản lý cấp cao. Các đội bóng lâu đời, có nhiều thành tích, nhiều lần vô địch, cũng làm theo cách đó, tôn vinh, ca ngợi các thành tích vẻ vang trong lịch sử đội bóng. Sao không thấy cái tâm lý tự hào chiến thắng làm cho họ mất đi "lý tính" vậy hả?

Thật ra giọng điệu của Nghiêm Hoa cũng không mới. Lâu nay có một số kẻ muốn chạy tội cho ai đó, có lẽ do muốn "rửa mặt" cho người nhà của họ hay ai đó liên quan đến họ, liên quan đến lợi ích của họ, nên họ hay phát ra những luận điệu như "thù hận thì không tốt, tội ác qua rồi, thôi đừng nhắc lại".

Ngày nay không có ai đánh ta, không có ai đến thảm sát dân ta thì đương nhiên là ta không có thù hận. Còn việc nhắc lại, ghi nhận, ghi nhớ các tội ác chiến tranh, thì là việc cần thiết phải làm, vì đó là những sự thật khách quan, không liên quan gì đến có thù hận hay không.

Truyền thông báo chí VN ngày nay không có nói nhiều về nó mà chỉ tập trung vào những chuyện hiện tại, nhưng mỗi khi trong dịp kỷ niệm nào đó, trong sự kiện đặc biệt nào đó, hay trong sử sách, thì vẫn phải ghi lại cho đầy đủ. Không thể bưng bít tội ác, không thể xóa nhòa phi tang tội ác.

Các bạn là những chuyên gia kêu gào vật vã về tình trạng "bưng bít thông tin" ở VN nhưng các bạn lại đòi bưng bít các thông tin về tội ác chiến tranh của Mỹ-ngụy ở VN. Nghĩa là các bạn đang tự vả vào mặt các bạn, tát vào mặt nhau.

Muốn tội ác không diễn ra nữa thì càng phải lên án các tội ác xưa, khi các tội ác mới chưa xảy ra. Để mọi người biết đó là những hành động không thể dung tha và đề phòng, rút kinh nghiệm. Chứ không phải tránh né không dám nói.

Muốn chống tham nhũng thì không thể không viết về, lên án tham nhũng. Muốn chống ma túy thì không thể không viết về, lên án ma túy. Muốn chống tội ác thì không thể không viết về, lên án tội ác. Tội ác chiến tranh, hay những cái xấu nói chung, đều cũng vậy thôi.

Bình Ngô Đại Cáo, Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.... đều có nhắc lại những tội ác của giặc Minh, giặc Pháp xâm lược. Nhưng ngày nay mọi người vẫn dạy, vẫn nói tới, kể lại cho con cháu, học trò.

"Chiến tranh, xung đột vũ trang và bạo lực là hoàn cảnh làm nảy sinh những vi phạm nhân quyền trắng trợn và tràn lan nhất. Di sản của một cuộc chiến cần được nhìn nhận như thế nào để đau thương không lặp lại và những vi phạm nhân quyền ở quy mô lớn như vậy không tái diễn? Với tư cách là một môn khoa học xã hội nhân văn, việc viết sách giáo khoa sử và dạy sử ở một xã hội hậu chiến cần được cân nhắc như thế nào từ góc độ nhân quyền?"

Trước hết, cần cho một cú đánh thẳng vào mặt kẻ viết đoạn đó, rồi sau đó chỉnh lại ngay cái này: Bọn xâm lược nó xâm hại nhân quyền ở Việt Nam là vì nó là bọn xâm lược, và trong số đó có nhiều nhóm lính tàn ác. Bọn gây ra tội ác, trước hết là vì chúng nó là một bọn tàn ác. Chứ không phải "vì chiến tranh", "vì xung đột vũ trang", "vì có bạo lực".

Cùng là chiến tranh, cùng là xung đột vũ trang, cùng là bạo lực, nhưng quân Giải phóng không đi thảm sát khắp nơi, không gây tội ác như quân Mỹ. Ở đây có sự phân biệt rõ ràng giữa bạo lực cách mạng (bạo lực chính nghĩa của người bản xứ tự vệ, cần thiết để giành lấy độc lập, thống nhất, hòa bình) và bạo lực phản cách mạng (bạo lực phi nghĩa của kẻ bên ngoài đến xâm lược).

Lâu nay tất cả những cái gọi là "tội ác cộng sản" đều không thấy một bằng chứng nào, tất cả hình ảnh tội ác chiến tranh 1954-1975 ở Việt Nam đều chỉ thấy lính Mỹ-ngụy trong hình. Không có lấy 1 tấm hình nào có lính Giải phóng trong đó. Không có bằng chứng nào ngoài những gì phát ra từ những cái loa tâm lý chiến và ngụy tạo "tội ác".

Còn muốn "đau thương không lặp lại, xâm hại nhân quyền không tái diễn nữa" thì đừng kéo quân đến xâm lược bọn tao, chia cắt đất nước tao, giết người đốt nhà, hãm hiếp cướp bóc ở nước tao nữa, thì tự nhiên sẽ không có những đau thương đó, sẽ không có quân đội xâm lược ở Việt Nam xâm hại nhân quyền. Muốn những bi kịch không tái diễn thì đừng tái diễn đem 60 vạn quân đến VN tấn công giết chóc nữa, thì những bi kịch đó tự nhiên sẽ không tái diễn.

Đừng lấy thúng úp voi, con voi (bọn hung thủ kéo đến nhà giết người cướp của, xâm hại nhân quyền, tạo ra các bi thương) thủ phạm nằm chình ình trong căn phòng nhưng tại sao lại vờ như không thấy, cứ cố gắng nhìn sang hướng khác vậy hả Nghiêm Hoa? Bị tâm thần phân liệt hả?

Và cái ngu xuẩn thần kinh nhất: Ngày nay không phải là giai đoạn "hậu chiến, hậu xung đột" như bài viết gán ghép. Thời hậu chiến là thời điểm ngay sau cuộc chiến. Thời nay không phải là thời hậu chiến. Tác giả bài viết đã cố gắng gán ghép ý tứ để ngụy biện một cách khiên cưỡng.

Chiến tranh đã qua gần nửa thế kỷ rồi, có thằng thần kinh nào trên thế giới này bảo rằng VN đang là một xã hội hậu chiến, hậu xung đột? Để tiện bề gán ghép bậy bạ câu nói của bà Pakistan kia - khi ý bà ta nói về những xã hội hậu chiến, hậu xung đột - vào tình hình VN, Nghiêm Hoa đã ngụy biện rằng hậu xung đột "còn có thể" là mâu thuẫn quan điểm chính trị.

Trong khi đó, quan điểm chính trị khác nhau là chuyện ở đâu cũng có và là chuyện bình thường, không đủ lớn để thành một "xung đột". Ngay cả ở bên Mỹ này thì người pro Cộng hòa và pro Dân chủ cũng chửi nhau cả ngày. Nói theo kiểu đó thì hóa ra cả thế giới này đều đang "xung đột" à? Còn bọn ba que thì giờ đây còn lại mấy ngoe? Có được 45 triệu dân chưa (nửa dân số VN), hay thậm chí được 1% dân không, mà bảo đó là một cái thực thể gì có thể đối trọng ngang nhau với đại khối dân tộc Việt Nam, để có thể gọi là "xung đột"?

Tóm lại, tác giả bài viết đã tự ý, cố tình suy diễn, bóp méo ý của bà Pakistan kia, kéo câu của bà ta ra thật xa. Kéo từ Pakistan sang Việt Nam. Kéo một câu nói về một xã hội hậu chiến qua một xã hội đã khỏi chiến tranh gần nửa thế kỷ và toàn dân đang tập trung làm ăn kinh tế.

Hành động đó là gì nếu không phải là sự tiểu nhân, hèn mọn, lưu manh thường thấy ở bọn cơ hội chính trị?

"Trách nhiệm lịch sử của thế hệ sau là truyền bá sự thù địch hay xây đắp hòa bình?

Từ một trải nghiệm mất mát có thể sinh ra nhiều tâm lý khác nhau. Sự thù hận là một hệ quả mang tính bản năng của mất mát. Sự mất mát và tâm lý hơn thua chính là động lực nuôi dưỡng những mối thù được truyền kiếp trong lịch sử của một dòng tộc, một tôn giáo, một nhóm người hay một dân tộc. Điều đó chẳng khác gì việc giữ lại một hạt giống bạo lực chỉ chờ có dịp sẽ nảy mầm sinh sôi. Chỉ khi nào chúng ta không còn chất lên vai thế hệ sau gánh nặng thù địch kết quả từ một cuộc chiến, chúng ta mới có thể đoạn tuyệt khỏi thời kỳ tăm tối của lịch sử loài người mà kẻ thua trận và cả con cháu của họ sẽ phải làm nô lệ. Thế hệ sau, dù thừa hưởng di sản là nỗi đau của một cuộc chiến, không cần và không đáng phải mang trên lưng mình ý thức cừu địch và nhiệm vụ trả thù. Romeo và Juliet không cần và không đáng phải đeo một mối thù truyền kiếp giữa hai dòng họ mà họ vốn chẳng trực tiếp liên quan. Tuổi trẻ và trường học là mảnh đất màu mỡ để gieo nhiều loại hạt giống khác nhau. Vì vậy cần chọn hạt giống của tư duy khoa học, lòng vị tha và tình bác ái thay vì hạt giống thù hận, chia rẽ và bạo lực.

Sự thù hận không chỉ nảy sinh từ vết thương bạo lực của tất cả các bên xung đột. Tâm lý vẻ vang với chiến thắng cũng có thể làm nảy sinh thù hận. Trong một cuộc chiến, người tham chiến cần được coi là chiến binh chuyên nghiệp mà vinh quang là của cả người thắng cuộc lẫn người ngã xuống. Bên thắng cuộc được hưởng vinh quang, nhưng vinh quang ấy không thể thiếu vẻ đẹp mã thượng thể hiện lòng tôn trọng với đối thủ thua cuộc. Bên thua cuộc cũng có vinh quang của họ bởi cái giá xương máu họ đã phải trả cho một cuộc chiến. Có nghĩa là khi cuộc chiến kết thúc, người ngã xuống thương vong hoặc bên thua cuộc cần được đối xử như những con người với đầy đủ phẩm giá của họ. Không phải ngẫu nhiên mà ngày nay nhân loại công nhận đây là một nguyên tắc nền tảng của Luật Chiến tranh – hay các Công ước Geneva trong Luật Nhân đạo quốc tế. Nguyên tắc này giảm thiểu sự tàn bạo trong một hoàn cảnh tàn bạo nhất, và là một nỗ lực để không gieo những hạt mầm bạo lực. Việc dạy và học sử ở nhà trường cũng cần tôn trọng và thực hành nguyên tắc nhân bản này."


Tôi đã vạch trần trò cào bằng, đánh đồng, không phân biệt được vấn đề nạn nhân bị/chống xâm lược và thủ phạm xâm lược, giữa nạn nhân chịu tội ác và bọn giặc thủ ác, cào bằng bản chất của mọi cuộc chiến tranh, biến nạn nhân bị cướp và bọn ăn cướp thành ngang bằng với nhau, "huề cả làng" như nhau, không phân biệt giữa chiến tranh xâm lược và kháng chiến chống xâm lược này ở những phần trên.

Nói chung, một là tác giả này ngu xuẩn, ngây thơ, bị một sự hạn chế ghê gớm về năng lực suy nghĩ, nhận thức vấn đề. Hai, đây là một trò cào bằng trí trá của một kẻ lưu manh chính trị, một tuyên truyền viên nguy hiểm cho Diễn biến hòa bình.

"Môn sử trong nhà trường trước hết cần đóng vai trò là một môn khoa học giúp người học phát triển về khả năng tư duy để nhận thức về bản thân và thế giới, từ đó lựa chọn số mệnh của mình một cách ngôn khoan hơn. Môn học ấy cũng cần bồi đắp tinh thần nhân văn và sự khoan dung để giúp thế hệ sau xung đột biết cách tránh được xung đột và mất mát, thay vì biến họ thành những hạt giống mới của bạo lực, thành phương tiện truyền đạt hoặc công cụ xương máu cho các chủ nghĩa hoặc các ý thức hệ. Với tư cách là một khoa học nhân văn, việc dạy và học môn sử ở xã hội hậu xung đột có vai trò phá vỡ vòng xoáy bạo lực để tránh sự lặp lại những vi phạm nhân quyền tràn lan trong chiến tranh: Ký ức và trải nghiệm được ghi nhận và truyền bá không phải là những thông điệp bạo lực, mà phải tạo điều kiện cho sự nhận diện bạo lực và thức tỉnh khỏi bạo lực. Những bài học lịch sử không nên truyền đạt sự thù hận địch – ta, bởi nó cần sự khách quan từ việc công nhận tính đa diện và đa nguyên của một cuộc xung đột.

Nhìn lại một cuộc chiến có những trận đánh được sắp đặt như thế nào là câu hỏi của khoa học quân sự. Những quan hệ quyền lực diễn biến ra sao trong xung đột như thế nào là câu hỏi của khoa học chính trị. Truyền đạt vẻ đẹp của sự hy sinh, lòng trung thành, tình yêu nước hay ghi tạc bản sắc dân tộc là thông điệp của thi ca và nghệ thuật. Còn lịch sử, như một ngành khoa học và người dạy sử như một người hướng dẫn phát triển tư duy cần làm nhiệm vụ khai sáng để giúp người học nhận thức rõ ràng hơn về thế giới trong quá khứ, và hướng đến một tương lai chung sống hòa bình.
"

Cái ngu xuẩn thứ nhất: Môn sử của nước nào, dân tộc nào? Ở đâu? Phục vụ cho ai? Trên đời này làm gì có một công thức chung, trong đó có công thức giáo dục lịch sử ngon nhất tốt nhất cho tất cả các quốc gia dân tộc, nền văn hóa.

Ngu xuẩn thứ hai: "Trở thành công cụ xương máu cho các chủ nghĩa hoặc ý thức hệ" không liên quan gì đến Việt Nam và các cuộc chiến trong lịch sử VN. Nếu tác giả có tấm lòng "cao cả" như vậy thì xin mời đem bài này dịch sang tiếng nước khác và tuyên truyền ở các quốc gia khác.

Trong hai cuộc kháng chiến gần đây, người Việt Nam chiến đấu vì độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Quân dân VN, theo tâm lý chung, không ai chiến đấu vì ý thức hệ của cánh tả hay cánh hữu, hay học thuyết chính trị xa xăm phức tạp nào, họ chiến đấu để chống Pháp - Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc, còn những chuyện kia tính sau.

Quân Giải phóng được sự hậu thuẫn, ủng hộ, nuôi giấu, giúp đỡ một cách đương nhiên và tự nhiên của đa số nhân dân. Quân và dân đều không suy nghĩ nhiều đến những khái niệm, học thuyết, chủ thuyết to tát lớn lao và phức tạp như thế, họ chỉ coi đó là cái gì đó tốt đẹp là đủ, họ chỉ cần biết là "giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh", "nắm thắt lưng địch mà đánh", "nhắm thẳng quân thù mà bắn", bởi vì "các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước", "Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam", và "nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi".

Hai cuộc chiến tranh đó cũng không phải là cuộc chiến ý thức hệ gì cả, vì Việt Nam chỉ có đánh xâm lược, còn ai là XHCN hay TBCN thì đa số mọi người không quan tâm, đó là quyền tự do, tự quyết của mỗi nước, khi nào họ xâm lược thì mới đánh.

Việt Nam tiến hành kháng chiến để tự vệ, vì lợi ích quốc gia dân tộc của mình, chứ không phải vì thằng kia là CNTB. Ví dụ: Pháp – Mỹ bây giờ vẫn là tư bản, nhưng chúng ta không đánh, khi nào họ đem quân xâm lược thì mới đánh. CHND Trung Hoa, Khmer Đỏ cùng phe XHCN nhưng khi cần thì ta vẫn đánh, vì bọn họ gây chiến xâm lược.

Trong chiến tranh, theo các lời kể của các CCB, các du kích chỉ gần xin phép chủ nhà là vào tá túc, không cần bất cứ một lời lẽ thuyết phục nào. Điều này rất khác với ở Triều Tiên, khi các nhóm cảm tử quân của Bình Nhưỡng xâm nhập vào Hàn Quốc định ám sát tổng thống Phác Chính Hy, thì chính họ phải tránh dân, và khi gặp dân thì họ lại.... tuyên truyền chủ nghĩa Marx, người dân sợ quá chạy đi báo cảnh sát, lệnh truy nã ban ra và kế hoạch ám sát bất thành. Đó là một câu chuyện nhỏ để nói lên một khác biệt lớn giữa cuộc chiến ở hai nước. Tại VN, quân dân kháng chiến chống Mỹ là để đánh đuổi ngoại xâm và thống nhất Tổ quốc, không phải vì chủ nghĩa Marx hay cái gì cả mà bảo rằng là vì "ý thức hệ".

Cái ngu xuẩn thứ ba: Lịch sử là một môn khoa học, nhưng không phải là khoa học tự nhiên, mà là khoa học xã hội. Mà khi nói đến các vấn đề xã hội thì không thể không nói đến chính trị, đặc biệt là khi nói đến vấn đề bảo vệ Tổ quốc.

Trên đời này không có loại khoa học chung chung, chơi chơi, mơ hồ không mục tiêu, không định hướng, không hướng đi rõ ràng. Các bộ môn khoa học đều phục vụ cho mục tiêu cụ thể nào đó, tùy thuộc vào điểm xuất phát, lịch sử, văn hóa, nhu cầu của từng quốc gia dân tộc khác nhau, không ai giống ai cả. Điều này càng đúng với khoa học xã hội, khoa học lịch sử.

Cái ngu xuẩn thứ tư: Không đâu trên thế giới cổ kim này có loại "đa nguyên", "đa diện" vô giới hạn, không biên giới. Tùy thuộc vào lịch sử, văn hóa, thực tiễn, nhu cầu của mỗi quốc gia dân tộc, mà ở những nơi đó có những quan niệm đạo đức, nhân sinh quan, nguyên tắc khác nhau. Nói càn nói bậy, những cái "nguyên", "diện" càn quấy thì không được chấp nhận.

Ví dụ không thể chấp nhận những cái "nguyên", "diện" phủi bỏ công ơn tiền nhân, xuyên tạc lịch sử chống ngoại xâm, đòi xóa bỏ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, hay "HS-TS là của Trung Quốc", "Sài Gòn - Phú Quốc là của Campuchia", "nơi nào có cây thốt nốt nơi đó là của Campuchia", hay "ma túy là tốt", "ăn cướp là ok".

Quan điểm của phát xít, của bọn diệt chủng Khmer Đỏ, của bọn khủng bố cực đoan, cũng là một cái "nguyên", một cái "diện" khác. Quan điểm của giặc xâm lược (bọn cướp nước) và kẻ theo chân bọn xâm lược (quân bán nước), quan điểm của Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu cũng là một cái "nguyên", cái "diện" khác biệt. Tóm lại là những cái gì có tính chất bất nhân - bất nghĩa - bất trung - bất hiếu, vô đạo, xấu xa, bỉ ổi. Không ai chấp nhận nổi những cái "nguyên", cái "diện" như vậy. Góc nhìn thì có khác nhau, nhưng truyền thống, đạo lý, luân lý của quê hương dân tộc thì chỉ một.

Cái ngu xuẩn thứ năm: Nghiêm Hoa dựa vào đâu, căn cứ vào đâu để áp đặt tiền đề rằng dạy sử thì phải là để "chung sống hòa bình"? Căn cứ trên tất cả các sách sử của người Việt trong lịch sử, từ Đại Việt Sử Ký đến các tài liệu của Quốc Sử quán đến các tác phẩm, bài nghiên cứu, tham luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đến các sử sách gần đây, thì cũng đều cho thấy rằng mục đích của việc dạy lịch sử VN không đặt trọng tâm vào "chung sống hòa bình bằng mọi giá", mà trước hết phải là độc lập tự do cái đã, cái đó mới là quan trọng nhất. Đó mới là hòa bình thật sự, hòa bình chân chính. Lịch sử Việt Nam đã cho thấy dân tộc VN yêu chuộng hòa bình, nhưng là hòa bình trong độc lập tự do.

Chứ nếu nói "không đánh nhau", "không bạo lực" là hòa bình thì khi bị thằng giặc đến đánh thì cứ hai tay đầu hàng dâng nước là hòa bình ngay à. Chịu làm nô lệ cho chúng thì là hòa bình ngay à.

Trong lời kêu gọi của Quốc hội Việt Nam khóa III, tại kỳ họp thứ 4, ngày 22/5/1968, "Gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước", hiện còn lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, phòng Quốc hội, có đoạn:

"Nhân dân Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình và tha thiết muốn xây dựng đất nước mình trong hòa bình. Nhưng "không có gì quý hơn độc lập, tự do". Chỉ có hòa bình trong độc lập, tự do mới là hòa bình chân chính. Vì vậy, nhân dân ta phải ra sức kháng chiến chống Mỹ để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc mình và giành lấy cuộc sống hòa bình, hạnh phúc."

Ông Tạ Quang Chiến, một trong 8 chiến sĩ bảo vệ giúp việc được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên, nay đã ngoài 80 tuổi, ở phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội, nhớ lại:

"Khoảng 9 giờ tối ngày 11/5/1947 người chiến sỹ cảnh vệ mở cửa phòng khách để đồng chí Phan Mỹ và Pôn Muýt vào rồi đứng lại ngay. Dưới ánh đèn măng sông Pôn Muýt xúc động bắt tay Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người tuy có gầy đi nhưng vẫn giản dị, lịch sự như trước đây ông đã được gặp tại 12 Ngô Quyền, Hà Nội.

Bác giải thích về lập trường của Chính phủ và nhân dân ta, yêu chuộng hoà bình muốn có quan hệ với nhân dân Pháp nhưng kiên quyết kháng chiến để bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc mình.

Pôn Muýt thừa nhận rằng đó là những tình cảm và ý chí chính đáng, hứa sẽ báo cáo lại với Cao ủy Bôlae. Bác nói:

- Chúng tôi muốn hoà bình, nhưng không phải là hoà bình với bất cứ giá nào! mà phải là hòa bình trong độc lập tự do.

Các đồng chí phục vụ bưng ra rượu sâm panh để Chủ tịch Hồ Chí Minh mời khách uống. Pôn Muýt uống cạn ly chia tay rồi khuất vào bóng đêm.

Cuộc gặp gỡ cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh với đại diện Chính phủ Pháp ở thị xã Thái Nguyên 11/5/1947, thông điệp của Bác đã trở thành lời hịch non sông bảo vệ độc lập của dân tộc Việt Nam sau lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến."


Trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ cao cấp nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành TW ĐCSVN (16/1/1966, tạp chí Tuyên Huấn ghi lại và xuất bản biên bản hội nghị cùng năm), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:

"Ai là kẻ xâm lược, ai là kẻ bị xâm lược? Ở miền Nam, bây giờ vì sao có đánh nhau? Kẻ bị xâm lược đánh nhau với kẻ đi xâm lược. Muốn có hoà bình, kẻ xâm lược phải cút đi. Thế thôi. Rất rõ ràng, dễ hiểu. Nó cứ nói loanh quanh. Mục đích của nó là lừa phỉnh dư luận thế giới, lấy cớ đổ cho chúng ta là hiếu chiến để nó mở rộng chiến tranh, cho nên có thể nó sẽ làm dữ hơn ở miền Nam và ở miền Bắc. Ta chớ chủ quan. Bây giờ có bọn quân phiệt đòi ném bom Hà Nội, Hải Phòng, có thể nó làm thật, chớ chủ quan. Chúng ta phải biết như thế để chuẩn bị, để đề phòng.

Phải thấy rõ âm mưu của Mỹ, phải giáo dục cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân nhận rõ âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ. Chúng ta chống lại việc chúng tăng cường chiến tranh xâm lược, đồng thời chúng ta chống lại việc chúng tung ra những luận điệu “thương lượng hoà bình” để lừa bịp dư luận thế giới và dư luận ở Mỹ. Mỗi người chúng ta phải nâng cao cảnh giác, không được chủ quan, phải luôn luôn sẵn sàng chiến đấu chống Mỹ đánh phá miền Bắc. Phải hăng hái tham gia sự nghiệp giải phóng miền Nam, phải tuyên truyền cho đồng bào miền Bắc hiểu rõ nhiệm vụ của ta phải tham gia sự nghiệp giải phóng miền Nam, vì miền Nam là của nước ta.
"

Trong bài hiệu triệu, kêu gọi, động viên chống Mỹ cứu nước, được Đài Tiếng nói Việt Nam truyền đi sáng ngày 17/7/1966. Ngày hôm sau báo Nhân dân (số 4484, 17/7/1966) đăng lại toàn văn với tựa đề “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, Bác Hồ đã nói như sau:

"Mọi người đều biết: mỗi lần sắp đẩy mạnh chiến tranh tội ác thì giặc Mỹ lại rêu rao cái trò bịp bợm “hoà bình đàm phán”, hòng đánh lừa dư luận thế giới và đổ lỗi cho Việt Nam không muốn “đàm phán hoà bình”!

Này, Tổng thống Giônxơn, ngươi hãy công khai trả lời trước nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới: Ai đã phá hoại Hiệp định Giơnevơ, là Hiệp định bảo đảm chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam? Phải chǎng quân đội Việt Nam sang xâm lược nước Hoa Kỳ và giết hại người Hoa Kỳ? Hay là Chính phủ Mỹ đã đem quân đội Hoa Kỳ đến xâm lược nước Việt Nam và giết hại người Việt Nam?

Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, phải rút hết quân đội Mỹ và chư hầu ra khỏi Việt Nam thì hoà bình sẽ trở lại ngay lập tức. Lập trường của Việt Nam đã rõ ràng: đó là 4 điểm của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và 5 điều của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Ngoài ra, không có cách nào khác!

Nhân dân Việt Nam rất yêu chuộng hoà bình, hoà bình thật sự, hoà bình trong độc lập tự do, chứ không phải thứ hoà bình giả hiệu, “hoà bình” kiểu Mỹ.

Vì độc lập của Tổ quốc, vì nghĩa vụ đối với các dân tộc đang chống đế quốc Mỹ, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng, không sợ hy sinh gian khổ, kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn. Trước đây, trong hoàn cảnh khó khǎn hơn nhiều, mà chúng ta đã thắng phát xít Nhật và thực dân Pháp. Ngày nay, điều kiện trong nước và trên thế giới thuận lợi cho ta hơn, sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta càng chắc chắn sẽ hoàn toàn thắng lợi.
"

Thực tế sau này đã diễn ra đúng như lời Bác, rạng sáng ngày 30/4/1975, chiếc trực thăng cuối cùng chở 10 người lính Thủy quân Lục chiến Mỹ rời khỏi lãnh thổ Việt Nam, không lâu sau đó hòa bình tự động trở lại với quốc gia và dân tộc Việt Nam. Ngưng xâm lược, quân đội xâm lược thật sự cút khỏi hoàn toàn, thì hòa bình lập tức trở lại.

Trong một lần dự lễ kỷ niệm Ngày độc lập ở Angieri, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp Cố vấn an ninh của Tổng thống Mỹ Jimmy Carter là Brzezinski và được hỏi: “Nếu được phép, xin được hỏi Đại tướng một câu: Chiến lược của Ngài là gì?”. Đại tướng trả lời: “Chiến lược của tôi là chiến lược hòa bình. Nhưng là hòa bình trong độc lập và tự do.

Trong hồi ký "Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng" (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2000), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thuật lại:

"Tôi cũng trực tiếp gọi điện xuống các sư đoàn biểu dương bộ đội phòng không Hà Nội vừa qua đánh tốt. Tôi nói: “Cả nước đang hướng về Hà Nội. Toàn thế giới đang hướng về Hà Nội. Từng giờ từng phút, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương theo dõi cuộc chiến đấu của Hà Nội. Vận mệnh của tổ quốc đang nằm trong tay các chiến sĩ phòng không bảo vệ Hà Nội”. Sáng 21/12/1972, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ra tuyên bố lên án mạnh mẽ hành động chiến tranh điên rồ của chính quyền Níchxơn. Sau khi nhắc lại lập trường trước sau như một của Việt Nam, bản tuyên bố viết: “Nhân dân ta rất thiết tha với hòa bình, nhưng phải là hòa bình trong độc lập tự do thực sự. Chúng ta có đầy đủ thiện chí, đồng thời có đầy đủ quyết tâm và lực lượng bảo vệ các quyền dân tộc cơ bản thiêng liêng của mình. Vì độc lập tự do của tổ quốc, vì nghĩa vụ quốc tế cao cả, đồng bào và chiến sĩ cả nước hãy nêu cao khí phách anh hùng, đoàn kết một lòng, ra sức thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến, kiên trì và đẩy mạnh cuộc chiến đấu trên ba mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ và xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà”. Ngay ngày hôm ấy, tuyên bố của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được phát đi trên Đài Phát thanh Giải phóng: “Bọn xâm lược Mỹ đụng đến miền Bắc một, thì quân và dân miền Nam quyết giáng trả chúng gấp năm, gấp mười lần”.

Như vậy, quan điểm này về "hòa bình" của tác giả "Nghiêm Hoa" là vô nghĩa với đại khối dân tộc Việt Nam, một dân tộc hàng ngàn năm nay luôn yêu chuộng hòa bình và căm ghét chiến tranh, các cuộc chiến tranh giữ nước chống ngoại xâm gần đây cũng nhằm mục tiêu đem lại hòa bình, nhưng phải là hòa bình trong độc lập tự do và một đất nước thống nhất. Sách sử Việt Nam xưa nay chỉ có dạy chống xâm lược chứ không dạy đi xâm lược ai. Người VN phần lớn cũng chỉ muốn yên ổn, không muốn bọn giặc đến tấn công xâm lược mình. Kẻ xâm lược đừng đi xâm lược nữa thì tự nhiên sẽ có hòa bình. Còn đem quân đi đánh giết người khác, kéo đến nhà họ cướp rồi bảo họ hãy "hòa bình" đi, hãy "yêu thương nhau" đi, hãy yêu thương chúng tôi (kẻ cướp) đi, thì thật là bệnh hoạn và điên loạn.

Tôi và gia đình theo đạo Phật nên liếc nhìn bút hiệu "Nghiêm Hoa" thì thấy ngay đây có lẽ là một cây bút quen thuộc đã giấu diếm bút hiệu chính của mình, lấy cái tên "Nghiêm Hoa" mượn ý kinh Nghiêm Hoa của Phật giáo để tuyên truyền cho khái niệm "hòa bình bằng mọi giá", thủ tiêu mục đích giáo dục chống ngoại xâm, đánh giặc giữ nước trong công tác giáo dục sử học.

Thực chất kẻ mượn bút danh "Nghiêm Hoa" này đã bẻ cong ngòi bút và sỉ nhục Phật giáo Việt Nam. Bởi xưa nay Phật giáo Việt Nam luôn đặt vấn đề bảo vệ sơn hà xã tắc lên hàng đầu. Phật giáo VN đã đóng góp ấn tượng vào các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Tống lần 2 (thời Lý), kháng chiến chống Nguyên Mông, và kháng chiến chống Mỹ. Đặc biệt trong KCCM, Phật giáo miền Nam đã đi đầu tiên phong trong các lực lượng tôn giáo ái quốc và cứu quốc, nhiều nhà lãnh đạo kháng chiến và dân quân - tự vệ - thương binh - biệt động thành đã được các tăng ni nuôi giấu, che chở trong nhiều chùa chiền khắp thành phố.

Nhiều tăng ni đã xách giỏ rau (rau ở trên, vũ khí ở dưới) vận chuyển tới lui khắp ngoại ô và đô thị giúp chuyển súng, tải đạn vào thành thị để quân dân ta đánh Mỹ. Chiến dịch Mậu Thân, mặt trận Huế và Sài Gòn có sự góp sức rất lớn của Phật giáo và các Phật tử Việt Nam.

Nhiều nhà sư và những người theo đạo ngày nay vẫn tự hào Phật giáo Việt Nam đã góp một bàn tay vào các cuộc kháng chiến giữ nước trong lịch sử, trong đó có kháng chiến chống Mỹ.

Chứ nếu Phật giáo VN mà quan niệm "hòa bình là được, khỏi cần yêu nước" như tuyên truyền mất dạy của "Nghiêm Hoa" thì có lẽ giờ đây ở nước ta không còn ngôi chùa Việt Nam nào nữa mà toàn là các chi nhánh của Thiếu Lâm Tự. Bao nhiêu ngôi chùa, đất của chùa bị dội bom phá hủy, bị bọn ngụy (Diệm) đốt phá, tấn công, bị cướp để xây căn cứ quân sự, ổ mật thám trá hình "nhà thờ", và các nhà máy của bọn tài phiệt Mỹ, của Phố Wall, của FED, của gia đình Ford, gia đình Johnson, Nixon, Carter.

Những giọng điệu, luận điệu của "Nghiêm Hoa" mới là chống hòa bình và đưa đến bạo lực càng nhiều, bởi vì:

- Những kẻ gây ra chiến tranh xâm lược, đem quân viễn chinh đi đánh nước khác được chạy tội. Trách nhiệm chiến tranh, vai trò xâm lược và tội ác chiến tranh của họ hoàn toàn không được nhắc tới, hoặc không được nhắc tới đầy đủ. Không ai hoặc ít người lên án họ. Giống như một bọn cướp đã nhiều lần cướp nhà người khác nhưng không thấy báo chí đoái hoài gì, không ai lên án, thế thì chúng sẽ được nước làm tới, thừa thắng xông lên, tiếp tục đem bọn lâu la từ nhà chúng đi đến nhà người khác để quậy phá, làm loạn.

- Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí đánh giặc giữ nước bị lu mờ, thoái hóa, yếu đuối, thì dân tộc đó sẽ dần dà trở thành một dân tộc yếu. Tư tưởng yếu đuối, không có ý thức chống ngoại xâm, không có tư duy, ý chí sắt đá, lập trường kiên định, quan điểm rõ ràng, vững vàng, không có tâm lý, tinh thần đánh giặc mãnh liệt, cương quyết sẵn sàng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, thì bắt đầu từ tư tưởng, nó sẽ lây lan ra những cái khác, tất cả sẽ yếu dần. Dân tộc đó sẽ trở thành một dân tộc vô cảm, chỉ còn cái xác vô hồn, chỉ còn lại những cái xác hưởng thụ, tiêu thụ vật chất, những người máy làm việc, trở thành những bầy cừu yếu đuối. Như vậy, đất nước đó, dân tộc đó càng sẽ trở thành con mồi béo bở, trở thành cái đích cho chiến tranh xâm lược. Bọn xấu chỉ rình rập canh me đi ăn hiếp, ăn cướp những kẻ yếu, một dân tộc mạnh sẽ làm chúng phải nghĩ lại và chùn bước, và khả năng chiến tranh sẽ khó xảy ra, ít xảy ra hơn.

- Những người Việt Nam yêu nước, có lương tri và có tinh thần của ông cha truyền lại, nặng tính truyền thống, đặc biệt là những người đã mắt thấy tai nghe những tội ác của giặc xâm lược, hoặc chính họ là nạn nhân trực tiếp, nạn nhân gián tiếp, hoặc có người thân, bằng hữu, đồng chí, đồng đội là nạn nhân của giặc xâm lược, thì họ khi nghe những giọng điệu lưu manh, những luận điệu đốn mạt đó của Nghiêm Hoa, thì họ sẽ không khỏi càng thêm hận thù, chính bài viết đó và những nội dung khốn nạn đó làm cho họ càng thêm hận thù, đó là tâm lý bình thường của con người trước cái xấu, cái ác, cái khốn nạn, vô liêm sỉ. Và nếu như Nghiêm Hoa ở gần họ thì chắc chắn đã ăn đòn và nằm viện, có khi bị cả xóm xúm lại đập. Như vậy là bạo lực hay hòa bình? Chính những luận điệu bỉ ổi của Nghiêm Hoa đã tạo ra bạo lực, chứ không hề tạo ra hòa bình.

Ngay cả tôi, tôi không phải là nạn nhân của giặc xâm lược, người nhà cũng không ai như thế, vậy mà khi đọc bài đó đã không tài nào nhịn được, vậy thử hỏi làm sao những người kể trên chịu nổi.

Như vậy, sử học Việt Nam ngàn xưa đến nay giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, tinh thần giữ vững độc lập dân tộc, "giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh", chính là bảo vệ đất nước, nhưng đồng thời cũng là bảo vệ hòa bình, và làm cho mọi người thương yêu lẫn nhau, hay ít nhất là giữ cho môi trường bình yên để mọi người có điều kiện thương yêu nhau.

Sử học Việt Nam không dạy đem quân đánh ai cả. Thằng xâm lược đừng đem quân tới đánh VN thì sẽ có hòa bình, người người sẽ yêu thương nhau, tình cảm yêu thương mới nảy sinh được. Mày đem quân từ tận đâu đâu kéo tới xâm lược tao thì chính mày là thủ phạm đã phá hoại và làm mất hòa bình, gây ra chiến tranh máu lửa, bao nhiêu người phải chết, thì làm sao có thương yêu gì ở đây được nữa?

Chính mày và thằng chủ của mày đã gây ra việc đó, đã gây ra bạo lực chết chóc, làm VN mất hòa bình, bây giờ mày lại chạy tội cho chủ và đổ thừa, quy trách nhiệm cho phía VN, cho sử học VN về bảo vệ hòa bình???? Vô liêm sỉ vừa thôi. Sự trơ tráo nào cũng phải có giới hạn!

Bài thơ Lịch sử nước ta và nhiều bài viết, bài nói chuyện của Bác Hồ, cũng như các tác phẩm, bài nghiên cứu, bài tham luận của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về lịch sử (Hàng năm mỗi khi có dịp kỷ niệm gì, hay hội thảo gì về lịch sử, thì ban tổ chức đều mời Đại tướng Võ Nguyên Giáp tham dự, nếu vì lý do sức khỏe không đi được thì Đại tướng vẫn gởi một bài tham luận tới, với tư cách là Chủ tịch danh dự của hội sử học Việt Nam, cũng như với uy tín của một người từng nghiên cứu sử học và là giáo viên dạy sử chuyên nghiệp.) đều thể hiện đúng tinh thần yêu nước, hoài bão giữ nước, cứu nước, nối tiếp truyền thống cao đẹp của bản sắc dân tộc, đều phân biệt địch - ta rất minh bạch, tôn vinh người giữ nước, lên án bọn cướp nước và bán nước.

Vậy mà có một đứa con nít ranh "hậu sinh khả ố" đi xuyên tạc bóp méo ý tứ của một câu nói của một bà Pakistan nào đó rồi đòi phải làm sử theo ý của nó, đòi phải phủi bỏ chủ nghĩa yêu nước, truyền thống bản sắc dân tộc, và công ơn tiền nhân trong giáo dục lịch sử. Không còn sự khốn nạn, vô liêm sỉ nào bằng. Chẳng lẽ nó vĩ cuồng và hoang tưởng đến mức độ đó, tưởng rằng nó thông minh hơn ông cha, hơn các danh nhân thế giới?

Nói chung, những đống chữ mà "Hoa Nghiêm" phun ra bừa bãi là chứa đầy những tư tưởng, quan điểm vừa ngu xuẩn, vừa phản phúc, phản quốc, và cũng rất độc hại cho những người chưa có tư tưởng, ý thức dân tộc vững vàng, và dễ đưa tới những hành động bán nước, dạy con cháu và các thế hệ tương lai xem nhẹ yếu tố chống xâm lược, giữ gìn đất nước, không biết yêu thương đất nước và dân tộc mình.

Điều này có thể nguy hại cho tương lai, và còn có thể xem là một tội ác, vì "cho thuốc sai giết một người, dạy sai giết một thế hệ", thử tưởng tượng một thế hệ mà không được trang bị tư tưởng yêu nước, không có tinh thần dân tộc, không biết ghét bọn cướp nước, không biết khinh bọn bán nước, có mắt không tròng, cào bằng lịch sử, không biết phân biệt giữa kẻ cướp với nạn nhân bị hại và phải tự vệ chống lại, thì làm sao có sự chuẩn bị tư tưởng để chống những thế lực cướp nước trong tương lai muốn thôn tính Việt Nam?

Lịch sử hàng ngàn năm của Việt Nam đã chứng minh cho thấy thời kỳ nào, giai đoạn nào thì VN đều có thể bị xâm lược, bởi vì VN nằm trong một vị trí chiến lược về địa chính trị, địa kinh tế rất trọng yếu. VN là một trung tâm địa chính trị trong khu vực mà nếu nắm được VN thì tức là nắm được yết hầu của bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á và phần lớn Biển Đông, là vùng biển, khu vực hàng hải quan trọng hàng đầu thế giới.

Cho nên, sau này nước ta vẫn sẽ tiếp tục bị "dòm ngó", và một khi VN yếu, lơ là, một khi chủ đạo dân tộc và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã biến mất trong dân tộc VN, thì đó sẽ là lúc VN lại trở thành con mồi của các nước lớn, nhất là từ phương Bắc và phương Tây. Tuy hiện thời họ đang là đối tác tốt của chúng ta, nhưng không nên ngây thơ cho rằng họ là "thiện nam tín nữ" và luôn luôn sẽ có mối quan hệ tốt với chúng ta, mà chủ quan không đề phòng cảnh giác với mối đe dọa thường trực từ bộ phận diều hâu trong chính phủ của họ.

Dạy sử Việt để làm gì?

Để cho minh bạch, cần minh định thế nào là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, và mục tiêu tối hậu, vấn đề cốt lõi, gốc rễ, lợi ích của sử học và công tác giáo dục lịch sử là gì.

Học và dạy lịch sử là để giữ nước và phát triển đất nước, noi gương và tiếp bước tinh thần chống ngoại xâm của ông bà tổ tiên một khi có giặc. Học/dạy sử để góp phần xua tan dần một loại tư tưởng tạm gọi là tư tưởng thuộc địa, đang ngự trị trong một bộ phận không nhỏ chúng ta. Xua tan tư tưởng thuộc địa cũng chính là củng cố tinh thần dân tộc, cơ sở tư tưởng vững chắc của công cuộc gìn giữ và phát triển nước nhà.

Trong bài thơ Lịch sử nước ta của Bác Hồ, với nội dung tóm tắt sơ lược lịch sử Việt Nam, có hai câu ở trên đã trở thành câu thơ nổi tiếng:

"Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam!"


Đương nhiên gốc tích nước ta thì chúng ta cần thuộc. Thuộc gốc tích nước nhà là điều tốt. Nhưng tác dụng thật sự của việc "tường gốc tích" là gì? Tác dụng thực chất, thực tế của nó là gì?

Bác Hồ có một câu nói nổi tiếng khác đã giải đáp câu hỏi trên: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước!"

Ông cha ta ngàn năm nay tiếp cận vấn đề giáo dục lịch sử rất thực tế và đơn giản: Dùng lịch sử như một phương tiện, tấm gương giữ nước, để truyền lửa từ đời này sang đời nọ, từ thế hệ này sang thế hệ kia, từ già tới trẻ, từ cha đến con, từ ông đến cháu.

Khi bị kẻ thù xâm lược, thì người này ngã xuống sẽ có người kia đứng lên, cha ngã xuống sẽ có con báo thù, ông ngã xuống sẽ có cháu phục hận. Trong thời bình, nó có tác dụng truyền lửa và xây dựng một động lực tranh đấu, cống hiến, xây dựng cho thế hệ trẻ. Hun đút và rèn luyện tinh thần yêu nước thương nòi và hòa hợp đoàn kết dân tộc.

Nhu cầu bảo vệ đất nước là nhu cầu to lớn quan trọng nhất của dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm qua. Nhu cầu đó xuất phát từ những đặc trưng không tương đồng với các quốc gia dân tộc khác, do nằm trong một vị trí địa chính trị, địa kinh tế trọng yếu, có một dãy đất màu mỡ tài nguyên, phong phú cả về thiên nhiên và nhân lực. Làm cho bao nhiêu thế lực dòm ngó.

Hàng ngàn năm nay VN luôn phải đối phó với đủ mọi loại giặc ngoại xâm. Phía Nam phía Bắc, phía Đông phía Tây. Do đó nhu cầu và động lực bảo vệ không gian sinh tồn của dân tộc VN luôn có tính chất mạnh mẽ, khẩn cấp, và thường trực hơn nhiều so với những nền văn hóa khác, những quốc gia dân tộc khác với những hoàn cảnh đặc thù khác.

Do đó nhận thức lịch sử, phương pháp tiếp cận sử học, cách dùng sử, học/dạy sử của người Việt xưa nay cũng khác họ, và đều nằm trong chủ đạo của tộc Việt và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

Chủ đạo là niềm tin của một số người, của những tập thể, dần dà kết hợp với nhau thành một dân tộc. Những niềm tin riêng cộng lại, hợp lại thành một niềm tin chung của một dân tộc. Chủ đạo của tộc Việt kết hợp nhiều đời lại một cách tiến triển tự nhiên, tiến hóa và thích nghi theo tự nhiên, chứ không do ai tạo ra. Từ những thực tế lịch sử đó, nó hun đút nên và hình thành một loại tình cảm, niềm tin, tư duy, nhân sinh quan, nhận thức, được các nhà nghiên cứu sử học đúc kết, tổng hợp chung lại và gọi sự đặc trưng đó bằng thuật ngữ "chủ nghĩa yêu nước Việt Nam". Một số nhà nghiên cứu sử học ở hải ngoại thì gọi đó là "chủ đạo Việt tộc".

Bác Hồ đã đúc kết thực tế lịch sử này như sau: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".

Theo đó, phương thức tiếp cận và cách áp dụng sử học của Việt Nam luôn đặt nặng vào lợi ích chung của đất nước, kết hợp và giải quyết hài hòa giữa vấn đề khách quan và vấn đề lợi ích, trên một nền móng là lấy lợi ích dân tộc làm chủ đạo, lấy sự bảo vệ đất nước và công cuộc chống ngoại xâm làm đối tượng phục vụ.

Yếu tố "kính trọng" và "biết ơn" luôn gắn liền với tâm thức trong quá trình nhận thức Việt sử. Yếu tố lợi ích dân tộc, truyền lửa cho thế hệ sau, xây dựng lòng tin, nhiệt huyết tuổi trẻ, tinh thần cách mạng.... luôn đồng hành trong quá trình tiếp cận, sử dụng, và giáo dục lịch sử Việt Nam.

Ta không "khô khan" và máy móc như Tây, sến và ướt át như Tàu, nhưng vừa vặn và biết dừng ở chỗ "tự hào" chứ chưa cán mức "tự sướng" như xứ sở AQ. Tại Việt Nam, lịch sử gắn liền với chính trị xã hội, văn hóa phong tục, con người, công cuộc bảo vệ và dựng xây đất nước.

Nhận thức và giáo dục lịch sử thì đương nhiên là phải tuân thủ trước hết là sự thật thực tế khách quan, sau đó là nhu cầu của từng quốc gia dân tộc và nền văn hóa. Trong trường hợp ở VN thì dân tộc VN do nhu cầu giữ nước hàng ngàn năm nay luôn coi trọng cao nhất vấn đề độc lập dân tộc. Và sự nhận thức và truyền đạt lịch sử ở VN phải phù hợp cho nhu cầu độc lập dân tộc đó, động viên giữ nước, đề cao các chiến công đánh giặc chống ngoại xâm.

Tóm lại, việc giáo dục và truyền bá lịch sử ở VN mấy ngàn năm nay là để làm gì? Là để truyền lửa, gìn giữ và nuôi dưỡng tinh thần đánh giặc, chống ngoại xâm, bảo vệ nước nhà.

Lịch sử đối với các ngành quốc phòng chuyên môn còn là những bài học, kinh nghiệm đánh giặc để bảo vệ Tổ quốc. Nhưng nói chung, lịch sử đối với dân tộc VN là để truyền lửa, gìn giữ và nuôi dưỡng tinh thần đánh giặc, chống ngoại xâm, bảo vệ nước nhà. Đó là mục đích dạy sử và học sử của tộc Việt ngàn năm nay.

Do đó, nếu văn hóa giáo dục lịch sử và văn hóa nhận thức lịch sử truyền thống của dân tộc bị thay đổi thì cái truyền thống văn hóa chống ngọai xâm sẽ bị xóa nhòa. Cái tư tưởng, tâm thức, ý thức đánh giặc giữ nước, biết căm ghét bọn cướp nước, biết khinh rẻ bọn bán nước không còn nữa. Như vậy sẽ đưa tới nguy cơ mất gốc, vong bản, từng bước bị đồng hóa, ý chí chống giặc sẽ giảm dần, nguội lạnh dần và không còn, và rồi trước sau gì cũng sẽ nước mất nhà tan.

Lưu ý Việt Nam không phải là nước nào khác, mà là một nước nằm trong một vị trí rất trọng yếu về địa kinh tế và địa chính trị trên thế giới. Với tài nguyên và nguồn lao động hấp dẫn, những nguồn hái ra tiền hấp dẫn, VN luôn là một "con mồi" béo bở đối với các cường quốc nhiều tham vọng. Đó là lý do cả ngàn năm nay VN liên tục bị nước này nước kia tìm cách xâm phạm và xâm chiếm, hầu như không có hòa bình lâu dài. Người Việt Nam không thể bưng, bê đất nước, lãnh thổ, lãnh hải của mình đi ra vị trí khác được.

Nguyên nhân không có hòa bình lâu dài không phải tại Việt Nam, mà là ở lòng tham của những thế lực gây chiến tranh xâm lược nước ta. Dân tộc VN không phải là dân tộc hiếu chiến. Dân tộc VN, với nền tảng văn hóa trồng lúa nước, là một dân tộc hiền hòa, không phải một dân tộc du mục thảo nguyên, hoang dã nam chinh bắc chiến. Người Việt ngàn năm nay không hề hiếu chiến, rất yêu chuộng hòa bình. Nên cũng không ai nhờ tên vĩ cuồng "Nghiêm Hoa" dạy "yêu hòa bình".

Từ xưa đến nay Việt Nam là một trong những quốc gia bị xâm lược nhiều nhất trong lịch sử thế giới, bị đô hộ lâu năm nhất trong lịch sử thế giới.

Cho nên, vũ khí tư tưởng truyền thống văn hóa chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam là bất khả xâm phạm! Không thể gây hại tới nó, trái lại cần phát huy nó, dùng nó làm vũ khí giữ nước, dạy con cháu phải giữ nước. Bọn cướp nước là ác, bọn bán nước là xấu, không nên theo, không nên bắt chước. Tuyệt đối không thể cào bằng! Tuyệt đối không thể thay đổi nhận thức!

Theo đó, việc giáo dục sử học của Việt Nam phải phản ánh nhu cầu và thực tiễn đó của người VN, ngàn năm nay đều như vậy.

Từ Đại Việt Sử Ký cho đến các sách sử ngày nay đều nhận thức theo góc nhìn đó, theo quan điểm dân tộc đó. Kẻ xâm lược là ác, là sai, quân dân ta chống xâm lược là đúng, là anh hùng.

Những chiến công vệ quốc vẻ vang trong lịch sử dân tộc đã, đang, và sẽ là động lực để khích lệ, động viên cho toàn dân, toàn quân, toàn Đảng Việt Nam đối phó với mọi hiểm họa xâm lược. Đó là một trong những động lực lớn nhất của đất nước và dân tộc. Nó đã, đang và sẽ khích lệ, động viên, cổ vũ dân tộc ta xây dựng đất nước và vượt qua những khó khăn phía trước. Nó cũng là động lực cho những chiến sĩ hải quân ngoài biển khơi, ngoài đảo xa ngày đêm gìn giữ biển đảo quê hương, cũng như những chiến sĩ biên phòng ngày đêm bảo vệ từng tất đất biên cương của Tổ quốc, trong những môi trường khó khăn, khắc nghiệt, thiếu tiện nghi.

Những tấm gương lớn, cảm động, những hy sinh anh dũng, xúc động trong các cuộc chiến chống ngoại xâm bảo vệ lãnh thổ có tác dụng "truyền lửa", và góp phần giúp cho cái tốt được tồn tại. Nó là niềm tự hào dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, kích thích bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, thanh niên trên con đường dấn thân xây dựng Tổ quốc, trong sự nghiệp Đổi mới, dân chủ hóa, pháp quyền hóa đất nước. Nó còn là sợi dây gắn kết với những Việt kiều yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, con rồng cháu tiên, tinh thần chống ngoại xâm truyền thống của dân tộc.

Một trong những mục tiêu lớn của Diễn biến hòa bình là "phun nọc độc" phá hoại nhận thức lịch sử truyền thống của một dân tộc đang vững mạnh về chủ nghĩa yêu nước, có tinh thần dân tộc mạnh mẽ, họ khó xâm nhập vào được. Họ muốn diệt đi tâm thức, ý thức chống giặc xâm lược của người Việt, để mở đường xâm nhập, từng bước "khai hóa" dân ta lần nữa, hoặc ít nhất tạo điều kiện thuận lợi để xâm lược cứng hoặc xâm lược mềm trong tương lai. Xưa thì là "khai hóa văn minh", còn sắp tới sẽ là "khai hóa dân chủ". Và họ đang mua chuộc những tên tay sai bản xứ thăm dò, mở đường trước. Những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Nguyễn Văn Thiệu, Hoàng Văn Hoan tân thời đang là những đối tượng họ đặt vào trong tầm ngắm. Đồng thời, họ cũng muốn phá hoại và chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam, mà chủ nghĩa yêu nước VN chính là một trong những nhân tố hàn gắn, gắn kết sự hòa hợp đoàn kết dân tộc đó.

Hồi ông Putin và quốc hội Nga ra luật bảo vệ lịch sử và chống xuyên tạc lịch sử, nhiều người thấy lạ và cũng ngạc nhiên. Nhưng suy xét kỹ lại thì thấy thật ra Putin rất tinh tường và sáng suốt trong quyết định này. Do đó, đề xuất của tổng thống Putin và chính phủ Nga đã được quốc hội Nga ủng hộ và thông qua.

Nói chung, nhìn lại, đọc lại thực tiễn lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại, thì người đọc sẽ thấy nổi trội lên các đặc điểm sau:

Chiến công thắng giặc Ân, Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên Mông là nguồn cảm hứng, là nguồn động viên cho chiến công thắng giặc Minh, Xiêm, Thanh. Chiến công đó liền trở thành nguồn cảm hứng, nguồn động viên cho chiến công thắng giặc Nhật, Pháp. 9 năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp thắng lợi đó lại trở thành nguồn cảm hứng, động viên cho 21 năm trường chinh kháng chiến chống Mỹ. Kháng chiến chống Mỹ lại trở nên nguồn cảm hứng động viên cho cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc, đánh bại quân diệt chủng Khmer Đỏ và quân đội CHND Trung Hoa.

Chiến công nối tiếp chiến công. Đời sau kế tục đời trước. Ngọn đuốc lửa thiêng truyền từ đời này sang đời khác. Nhiều người gọi đó là chủ đạo của dân tộc rất đặc trưng đặc thù Việt Nam ít dân tộc nào có được.

Nếu không có những sông Hát Giang khi Hai Bà trầm mình tuẫn quốc thì không có Trần Quốc Toản vị quốc vong thân. Không có Trần Quốc Toản thì không có sự kiện Lê Lai tình nguyện hy sinh thay Lê Lợi. Không có sự kiện Lê Lai tình nguyện hy sinh thì không có những tấm gương tiết liệt của Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Phan Đình Phùng anh dũng tuẫn quốc.

Không có những Nguyễn Tri Phương, Phan Đình Phùng, những tấm gương bi hùng bi tráng đó thì đã không có những người lính cụ Hồ ôm bom ba càng cảm tử lao thân vào xe tăng Pháp quyết tử cho tổ quốc quyết sinh trong trận tử thủ Hà Nội 1946, đã không có những tấm gương Bế Văn Đàn, Võ Thị Sáu.

Không có những Bế Văn Đàn, Võ Thị Sáu thì không có những Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân, Lê Thị Hồng Gấm, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm, 10 cô gái Đồng Lộc.

Nếu không có những Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chi Lăng, Rạch Gầm - Xoài Mút, Đống Đa thì không có những Cầu Giấy, Nhật Tảo. Không có Cầu Giấy, Nhật Tảo thì không có Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Không có đại thắng Điện Biên Phủ thì không có Xuân 68, Điện Biên Phủ trên không. Không có đất hùm thiêng Yên Thế, chiến khu Ba Đình thì không có đất thép Củ Chi, vùng Tam giác sắt, địa đạo lòng dân Đồng bằng sông Cửu Long. Không có Xuân Kỷ Dậu thì không có Tết Mậu Thân.

Không có những Thánh Gióng, Thục Phán, Cao Lỗ thì không có Hai Bà Trưng, Bà Triệu. Không có Bà Trưng, Bà Triệu thì không có Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương. Không có Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục thì không có Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung Nguyễn Huệ. Không có những vị anh hùng dân tộc đó thì không có Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Tôn Thất Thuyết, Hàm Nghi, Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thiện Thuật, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương, Mai Xuân Thưởng, Hoàng Hoa Thám, Cao Thắng, Phan Đình Phùng....

Không có những anh hùng dân tộc thời chống Pháp lần thứ nhất đó thì đã không có Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và các anh hùng dân tộc trong thời chống Pháp lần thứ hai và cả thời đại Hồ Chí Minh.

Tất cả những chiến công, anh hùng, địa danh, sự kiện lịch sử đó đã làm nên chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng trong kháng chiến chống Mỹ. Dòng chảy lịch sử nối tiếp nhau. Chiến công nối liền chiến công. Gương sáng noi theo gương sáng. Thế hệ sau tiếp bước thế hệ trước. Đời sau noi gương đời trước.

Đó là lý do vì sao phải giáo dục lịch sử, vì sao phải am hiểu lịch sử, vì sao phải bảo vệ lịch sử, vì sao tuyên dương các chiến công, tấm gương kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc.

Bởi vì trong tương lai, các thế hệ mai sau sẽ tiếp tục dùng nó để giữ nước. Và các thế kỷ sau, những con cháu đời sau, những hậu duệ của thế hệ hôm nay vẫn sẽ dùng nó để tiếp bước cha ông mà đánh giặc, trong trường hợp giặc ngoại xâm nào dám xâm lược Việt Nam. Giữ cho quê hương đất nước và dân tộc được trường tồn.

Hành động gây nhiễu loạn, thậm chí lật ngược hệ giá trị dân tộc và lịch sử chống ngoại xâm đánh giặc giữ nước của dân tộc là một hành động phản quốc, phản dân tộc. Các bạn có thể chửi Nhà nước Việt Nam bất cứ cái gì khác, nhưng nếu các bạn làm những hành động mà dân gian gọi là "đốt đền thờ" như vậy thì đó chính là những hành động vong bản, mất gốc.

Muốn có nhân quyền thì trước hết phải có độc lập, bắt đầu từ sự độc lập. Độc lập dân tộc là cái nền để nhân quyền hay bất cứ thứ gì tốt đẹp khác phát triển và nảy nở.

Không có độc lập thì không thể có nhân quyền. Khi một dân tộc đến cả chủ quyền cũng không có, không có quyền làm chủ quốc gia của mình, thì thử hỏi làm sao dân tộc đó có nhân quyền. Độc lập dân tộc là cơ sở, là nền tảng của mọi thứ, là sự bắt đầu của mọi thứ, của mọi giá trị chân - thiện - mỹ, trong đó có quyền con người của dân tộc đó.

Không có độc lập dân tộc là không có tất cả, không có gì hết, nhân quyền cũng không thể có được thật sự trọn vẹn. Đó là cái đầu tiên tất yếu phải có. Trước hết là phải có độc lập dân tộc.

Chiến thuật xuyên tạc lịch sử nằm trong chiến lược Diễn biến hòa bình

Những kẻ lộng ngôn và ngụy biện nguy hiểm, truyền bá những tư tưởng vong nô khốn nạn như "Hoa Nghiêm" thật ra không phải là ít. Những luận điệu tương tự, hay còn khốn kiếp hơn, đê hèn, hạ tiện hơn, là thấy khá nhiều trên Internet, một trong những mặt trận chính để các thế lực phản động, khủng bố, thù địch với cách mạng Việt Nam thực hiện chiến lược Diễn biến hòa bình.

Tại sao xuất hiện những tư tưởng lố bịch, bỉ ổi và sai trái đó? Có 2 nguyên nhân chính:

1. Xuyên tạc lịch sử là một trong những khâu quan trọng bậc nhất của chiến lược Diễn biến hòa bình, công phá chính trị và nhân tâm. Để dễ bề "xâm lược cứng" (đem quân đánh) khi có cơ hội thích hợp, hay "xâm lược mềm" (xâm lăng văn hóa, bành trướng quyền lực mềm, can thiệp mạnh chính trị và kinh tế).

Khi các thế lực chính trị, kinh tế, kinh doanh, tài chính nước lớn muốn thâm nhập vào các nước nhỏ để thủ lợi, khi các thế lực tài phiệt tư bản lớn, các thế lực "mafia" kinh tế, hay thậm chí là mafia thật sự, bọn tội phạm thật sự, hay các ông trùm tỷ phú, muốn xâm lăng kinh tế, thôn tính và thao túng một thị trường, một mục tiêu tài nguyên béo bở, một nguồn lao động tiềm năng nào đó, hay các quyền lực kinh tế quốc tế muốn thu mua, thâu tóm các cổ phiếu, cổ phần, doanh nghiệp nội địa trong một nước, có khi thông qua sự đứng tên, cộng tác của các thành phần tư sản mại bản trong một nước, hay lạm dụng, bóc lột sức lao động của một nước nhỏ, hay muốn xóa bỏ tinh thần "người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", muốn trần trụi tất cả, thị trường hóa sạch sẽ để cho những ông trùm khổng lồ nước ngoài có tiềm lực bạc tỷ có thể độc quyền, mặc sức thao túng thị trường, tư bản hóa cả gói, vận động hành lang (lobby), bỏ tiền ra thò tay vào cơ quan lập pháp để uốn nắn Quốc Hội các nước nhỏ làm luật có lợi cho doanh nghiệp nước ngoài của họ, hoặc bỏ tiền tỷ ra để "lái buôn tổng thống", xóa bỏ hoàn toàn CNXH ở nước nào đó, trong đó có VN, thì việc xóa bỏ lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, tâm thức giữ gìn độc lập tự chủ của các công dân ở nơi đó là một khâu rất quan trọng.

Nó còn là một phần của chiến tranh tâm lý ngày nay. Những kẻ thực hành Diễn biến hòa bình lợi dụng mọi công cụ trên Internet để cho bọn tuyên truyền viên trà trộn vào xuyên tạc lịch sử, các bao gồm Wikipedia (nhất là Tiếng Việt), Youtube, Yahoo Hỏi Đáp, các blogs, diễn đàn, sân chơi trên Internet, thậm chí cả game online.

2. Có một bộ phận lạc lõng trong đại khối dân tộc Việt Nam đầu óc họ vẫn còn tồn đọng tư tưởng thuộc địa. Hoặc đơn giản là có những người không yêu nước, không có tinh thần dân tộc, vọng ngoại, nói chung những thói xấu của những kẻ không ra gì, giá trị thấp kém, nhân phẩm tồi tàn. Họ là người Việt Nam, nhưng lại tự "phi dân tộc hóa", "phi Việt hóa", "ngoại quốc hóa", "Tây hóa", "Hán hóa" bản thân, không đứng trên lập trường, góc nhìn, quan điểm của dân tộc Việt Nam trong nhận thức, tiếp cận lịch sử.

Trong xã hội có những thành phần khác nhau, ngay cả những thành phần giết người cướp của, bất hiếu, lừa tình gạt tiền, hiếp dâm, buôn bán ma túy, xã hội đen, đâm thuê chém mướn.... còn tồn tại nhiều, thì có những kẻ phản động, phản quốc, ôm tư tưởng bán nước thì cũng là lẽ thường tình. Từ xưa đến nay nếu không tồn tại những thành phần như thế thì đã không có các từ ngữ "chó săn", "Việt gian", "bán nước", "phản quốc" để chỉ những đối tượng này.

Trong số thành phần đó, thì đa phần là biết khôn im lặng hoặc chỉ nói với nhau trong chuồng trâu, chuồng bò nào đó với đồng loại của chúng, đó là hiện tượng "ngưu tầm ngưu mã tầm mã", vì chúng sợ mở miệng nói bậy với người khác sẽ bị chửi ngay, hay thậm chí bị đánh. Ví dụ ở những làng đã bị lính Mỹ càn quét, ở những nơi đã bị quân Mỹ tàn sát, những khu vực đã xảy ra những trận càn, trận thảm sát dã man, thì khi đọc bài này mà thằng tác giả đang ở trước mặt thì có khi họ sẽ không kiềm chế được sẽ đập ngay tên tác giả này.

Ở Bến Tre quê tôi có những địa điểm như vậy. Đến những địa phương giàu truyền thống cách mạng lâu đời, những nơi mà dân cư từng tai nghe mắt thấy, chứng kiến tận mắt, hoặc chính là nạn nhân của các tội ác khủng khiếp của giặc, mà họ nghe những giọng điệu của Hoa Nghiêm thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.

Có những kẻ chắc là thích nghe chửi nên cũng hay nói ra những điều đó ở thành phố, nhưng chủ yếu là ở quán nước, quán cafe, chứ không có chủ ý tuyên truyền. Còn lại một thành phần nguy hiểm cố ý tuyên truyền những luận điệu nói trên, do bị các thế lực Diễn biến hòa bình khai thác, cho tiền, mua chuộc, lợi dụng, hay thậm chí trả lương định kỳ. Nói chung, các thế lực DBHB, phản động quốc tế, thù địch với cộng sản, với XHCN, hoặc các tổ chức phản động gốc Việt tàn dư ngụy thù địch với cộng sản Việt Nam, Đảng, Nhà nước, Chính phủ CHXHCN Việt Nam, các tổ chức khủng bố, trong đó có tổ chức Việt Tân.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam ghi rõ:

“Thế lực chống chủ nghĩa xã hội và độc lập dân tộc luôn chĩa mũi nhọn vào Đảng. Thủ đoạn họ thường dùng là xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, thổi phồng sai lầm, khuyết điểm của Đảng, đòi thực hiện nhân quyền và dân chủ kiểu tư sản, đòi phi chính trị hóa bộ máy nhà nước, đòi đa nguyên, đa đảng nhằm tước bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Họ lợi dụng những kẻ cơ hội, phản bội về chính trị hoặc thoái hóa về phẩm chất, đạo đức để chia rẽ, làm suy yếu, phá hoại Đảng từ bên trong”.

Nghĩa là, để chống độc lập dân tộc ở các đối tượng "lý tưởng" mà Diễn biến hòa bình muốn xâm nhập, thủ đoạn đầu tiên mà các thế lực DBHB sử dụng là: Xuyên tạc lịch sử. Putin và quốc hội Nga không ngu, không điên, không phải ngẫu nhiên mà họ phải làm ra luật bảo vệ lịch sử dân tộc, chống xuyên tạc lịch sử dân tộc.

Trước đây, trong bài chính luận "Nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống Diễn biến hòa bình" đăng trên Tạp chí Cộng Sản, CTN Trương Tấn Sang đã trình bày:

"Hiện nay, kẻ thù đang ráo riết chỉ đạo, phối hợp các lực lượng trong và ngoài nước tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phản tuyên truyền, trắng trợn vu cáo, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng nhằm đổi trắng thay đen, lẫn lộn giữa công và tội, giữa người cách mạng và kẻ phản dân, hạ bệ thần tượng và các nhân vật lịch sử. Lợi dụng những vấn đề nhạy cảm làm ngòi nổ, các thế lực thù địch ra sức nêu vấn đề tôn giáo, dân tộc, nhân quyền, dân chủ để gây rối, phá hoại ổn định chính trị đất nước, tạo dựng các “nguyên cớ” trong các lĩnh vực này để gây rối, bạo loạn. Một số vụ việc xảy ra trong thời gian qua thể hiện rất rõ các thế lực thù địch đã lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc, nhân quyền… để thực hiện mưu đồ đen tối của chúng.

Để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch tìm mọi cách du nhập lối sống, đạo đức, văn hóa tư sản vào nước ta, làm cho văn hóa của chúng ta đi chệch mục tiêu, lý tưởng yêu nước và chủ nghĩa xã hội, phá hoại, làm xói mòn nền tảng và các giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của dân tộc, làm tha hóa một bộ phận cán bộ, đảng viên, đặc biệt là thế hệ trẻ, nhằm tạo ra một thế hệ mất gốc, thích ăn chơi, thực dụng, vụ lợi, vị kỷ, đua đòi, hưởng lạc, kích thích các tệ nạn xã hội phát triển… Hiện nay, các lực lượng phản động bên trong và bên ngoài phối hợp chặt chẽ với nhau để đưa một số lượng lớn tài liệu, sách báo, tờ rơi, băng hình, băng nhạc có nội dung phản động, đồi trụy vào nước ta. Đặc biệt, trên mạng in-tơ-net, chúng đưa nhiều thông tin sai lệch, bịa đặt, độc hại để nhiều người có thể truy cập, qua đó tác động rất xấu đến nhận thức, tình cảm, văn hóa, lối sống của một bộ phận cư dân mạng."


Theo CTN Trương Tấn Sang, trong 6 mục tiêu cơ bản của Diễn biến hòa bình, có điều thứ 5:

"Chuyển hóa văn hóa, đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa theo quỹ đạo và các giá trị phương Tây, từ đó làm biến đổi theo chiều hướng tiêu cực và tha hóa con người, dẫn tới biến chất cả một xã hội."

Và một trong những đúc kết của ông về công tác đấu tranh phòng chống Diễn biến hòa bình là:

"Thực tiễn đã chỉ ra rằng, đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” hiện nay và những năm sắp tới ở nước ta là một hình thái mới của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc gay go, phức tạp, tinh vi và lâu dài trên mọi lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội, đạo đức, lối sống… của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả dân tộc ta nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, chế độ xã hội chủ nghĩa. Cần nhận thức dứt khoát, rõ ràng rằng, cuộc đấu tranh này không chỉ có ý nghĩa về mặt giai cấp mà còn có ý nghĩa sâu sắc về mặt dân tộc. Tách rời hay đối lập hai nội dung đó sẽ dẫn tới sai lầm trong nhận thức, chỉ đạo và tổ chức đấu tranh. Giành thắng lợi trong chống “diễn biến hòa bình”, chúng ta mới có thể giữ vững được độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, giữ được bản sắc văn hóa dân tộc và giữ được chế độ xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu cao cả “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Do đó, nếu lơ là, mất cảnh giác, nghi ngờ cho rằng, Đảng thổi phồng nguy cơ “diễn biến hòa bình, tự chuyển hóa, tự diễn biến” từ đó lẩn tránh, không tích cực, thiếu chủ động đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi, làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch thì sự tồn tại của dân tộc, chủ quyền quốc gia và của chế độ bị đe dọa trực tiếp. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, chống bạo loạn, lật đổ là quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng và Nhà nước ta."

Ngay từ năm 1954, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài báo, phân tích, bình luận về các thủ đoạn và hình thức nhồi sọ, tuyên truyền khéo léo thâm độc của địch, trong bài “Tuyên truyền” đăng ngày 25/5/1954 trên báo Nhân Dân số 188, Bác Hồ đã tóm lược và kết luận:

"Nói tóm lại, chúng dùng đủ mọi cách, mọi dịp để tuyên truyền, để hòng phá hoại tâm lý và tinh thần của nhân dân ta; cũng như chúng dùng bom đạn để phá hoại mùa màng và giao thông của ta.

Thế mà có nhiều cán bộ ta xem khinh việc tuyên truyền của địch. Các đồng chí ấy nói: "Ai chẳng biết đế quốc Pháp - Mỹ là độc ác, Việt gian bù nhìn là xấu xa. Ai chẳng biết Đảng ta, Chính phủ ta, Cụ Hồ ta một lòng vì dân vì nước; và kháng chiến nhất định thắng lợi. Cho nên dù địch tuyên truyền mấy cũng chẳng ai nghe".

Nghĩ như vậy là lầm to, là chủ quan khinh địch, là rất nguy hiểm, là để một thứ vũ khí rất sắc bén cho địch chống lại ta.

Nhân dân ta tốt thật. Nhưng ta nên ghi nhớ câu chuyện anh Tǎng. Địch tuyên truyền xảo quyệt và bền bỉ, ngày này đến ngày khác, nǎm này đến nǎm khác. "Giọt nước rỏ lâu, đá cũng mòn". Cho nên không khỏi có một số đồng bào bị địch tuyên truyền mãi mà hoang mang.

Trách nhiệm của mỗi cán bộ, của mỗi người yêu nước, là tìm mọi cơ hội, dùng mọi hình thức, để đập tan tuyên truyền giả dối và thâm độc của địch.

Chúng ta phải đánh thắng địch về mặt tuyên truyền, cũng như bộ đội ta đã đánh thắng địch về mặt quân sự!"


Đọc lại những bài này, dòng này của Bác Hồ càng thấy thấm thía, nhưng bỗng giật mình tự hỏi, tính chiến đấu của Ban Tuyên giáo, của các chiến sĩ tuyên giáo, của các Đảng bộ là ở đâu? Mình thấy cứ rề rề rà rà làm sao đó. Sức chiến đấu có vẻ uể oải, tốc độ triển khai thì có khi chậm như rùa bò. Tính chiến đấu hăng hái tiên phong hiện nay lại không nằm ở các đảng viên của "Đảng tiền phong", mà lại chủ yếu nhờ các đoàn viên thanh niên trẻ và người dân bình thường, đây là một vấn đề nhức nhối mà những người có trách nhiệm kiểm tra nên xem thật kỹ lại và tăng cường đôn đốc, động viên.

Sự phát triển lành mạnh nào cũng bắt đầu từ công tác "xây và chống", xây dựng và củng cố nền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chống lại những gì gây hại cho bộ đôi giá trị cao nhất đó. Nếu không triệt để đập thật mạnh, thật kiên quyết vào những luận điệu như thế, thậm chí những cây bút, những hang ổ, sào huyệt chứa chấp hay thậm chí trả tiền cho những văn nô bồi bút như thế thì những tư tưởng theo hướng bán nước, có tính chất phản quốc như thế có thể sẽ lan rộng và gây hại cho đất nước trong tương lai.

Có lẽ vì ý thức được những tác hại khó lường thực tế đó mà tổng thống Putin và quốc hội Nga đã ra luật nghiêm cấm xuyên tạc lịch sử và nghiêm trị các hành động này. Nhiều kẻ phạm luật này đã bị nhắc nhở, cảnh cáo hoặc/và phạt tài chính. Các văn hóa phẩm xuyên tạc lịch sử bị ngăn ngừa, thu hồi. Những người có trách nhiệm phải chịu trách nhiệm.

Tổng thống Putin đã từng nhiều lần nói chuyện trong nhiều trường học Nga cảnh báo và kêu gọi phải đề phòng, cảnh giác với tệ nạn xuyên tạc lịch sử, và tình trạng có nhiều sách giáo khoa tư nhân, thậm chí có yếu tố nước ngoài, đã "tấn công" các trường học Nga, giải thích/phán xét lịch sử Nga theo quan điểm nước ngoài, thậm chí quan điểm của các cựu thù, của kẻ xâm lược, của Đức Quốc Xã, của bọn phát xít cũ và mới, tấn công mạnh mẽ vào lòng tự hào dân tộc, tự hào lịch sử của người Nga. Putin kêu gọi các trường học các cấp phải tìm cách ngăn ngừa những "văn hóa" độc hại đó, kiên quyết xử lý nghiêm minh.

Để phòng chống tội ác này, tôi mạn phép xin kiến nghị 2 điều, nếu có bạn nào có thẩm quyền mà đọc bài này thì mong lưu ý xem xét và thực hiện:

- Xem tệ nạn này là giặc nội xâm, hoặc nặng hơn, là một hình thức phá hoại văn hóa, gây nguy hại an ninh văn hóa và có thể cho cả an ninh quốc phòng (bảo vệ đất nước).

- Cử chuyên gia, nhất là về ngành luật và ngành sử học, sang Nga để xem xét, tham khảo luật bảo vệ lịch sử, chống xuyên tạc lịch sử của nước bạn, và các cách làm, cách giải quyết, cách đưa luật này vào cuộc sống xã hội của họ nói chung. Hình phạt là gì, mức phạt ra sao. Đồng thời gắn kết, liên kết vấn đề này với vấn đề Diễn biến hòa bình như bên Nga, Putin cũng đã lên án và đang chống DBHB như chúng ta.

Nếu chỉ phạt tiền, thì số tiền tịch thu từ những kẻ xuyên tạc lịch sử và gây nhiễu loạn sử học VN sẽ được dùng như thế nào? Đề nghị: Dùng cho những việc nhân đạo, từ thiện, góp vào các quỹ khuyến học, học bổng, các quỹ của những câu lạc bộ yêu lịch sử, quỹ "cơm có thịt" hoặc xây/sửa cầu cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp thêm cho các nạn nhân chất độc da cam, các bệnh nhân/bệnh nhi nghèo, các thương binh, những bà mẹ Việt Nam anh hùng, cựu chiến binh nghèo, góp vào quỹ giúp đỡ bệnh viện miễn phí ở Đà Nẵng, mua nhu yếu phẩm, thực phẩm, áo ấm gởi ra Trường Sa và các nhà giàn trên Biển Đông....

Theo tôi, để chống xuyên tạc lịch sử trong chiến lược Diễn biến hòa bình cho có được hiệu quả tốt, thì chúng ta nên nhạy bén chú trọng để ý vấn đề này: Không chấp nhận và lên án, lột trần, chỉ thẳng ra bất kỳ một luận điểm, lập luận, lý lẽ nào về lịch sử chiến tranh, lịch sử quân sự Việt Nam mà "quên" đi các nhân tố, yếu tố xâm lược, tự vệ, cũng như các luận điệu nào mà không có sự phân biệt, phân minh công tâm, khách quan và rõ ràng giữa nạn nhân bị kẻ bên ngoài kéo quân tới đánh, và kẻ từ bên ngoài kéo quân tới đánh giết người VN, tóm lại là nạn nhân bị xâm lược và hung thủ từ bên ngoài tới xâm lược, người tự vệ đứng lên chống xâm lược trong một nước, bảo vệ không gian sinh tồn của họ, và kẻ xâm lược từ một nước cất quân đánh một nước khác.

Vạch trần và thẳng thắn chỉ ra những thủ thuật ngụy biện mà ông bà mình gọi là "lập lờ đánh lận con đen", cào bằng xuống tất cả, đánh đồng, trộn lẫn bản chất cuộc chiến và các bên tham chiến. Pha trộn đảo lộn trắng đen, biến cả màu trắng lẫn màu đen thành màu xám rồi bảo là giống nhau hết.

Nghĩa là bây giờ chúng ta nên xác định, minh định rõ ràng cái tiền đề như vậy. Quan điểm nào nói về các cuộc chiến Việt - Hoa, Việt - Mông, Việt - Pháp, Việt - Mỹ, mà không nhấn mạnh, làm rõ, thậm chí "quên" không nhắc đến các nhân tố, yếu tố chống ngoại xâm, vai trò của người tự vệ và kẻ ngoại nhân tấn công xâm lược, thì các quan điểm đó là vô nghĩa và vô giá trị ngay từ đầu, bởi vì nó sai bản chất ngay từ đầu. Thậm chí đó còn là những đối tượng và quan điểm cần đề phòng và có thể cần tìm hiểu, điều tra động cơ của người viết.

Người Việt Nam không có đánh nhau với Tàu - Pháp - Mỹ trên đất của họ, hay đất Thái Lan hay nước nào khác, mà là chiến đấu tự vệ trên đất của Việt Nam. Nói về chiến tranh mà cố tình "quên" yếu tố này, cố ý lờ đi giặc viễn chinh xâm lược, cứ như là quân đội viễn chinh chưa bao giờ xuất hiện, thì thật là bệnh hoạn, khốn nạn, thậm chí là điên loạn. Đây cũng có thể coi là một triệu chứng hoang tưởng thoát khỏi thực tại, một dạng tâm thần phân liệt loại nhẹ.

Bài viết được giật tít nghe rất kêu, có vẻ giật gân và thiếu khiêm tốn: "Làm thế nào để trưởng thành từ bài học lịch sử?". Tôi không biết có phải người viết đã vĩ cuồng AQ đến mức độ tưởng tượng, hình dung rằng anh ta như là một nhân vật bề trên đứng trên bục giảng, và "dạy" ngành sử học, giới sử học làm việc.

Nhưng qua các phân tích ở trên thì chúng ta đã thấy ai mới là cần trưởng thành, về nhận thức, về cách nhìn nhận sự việc, về cách trình bày, về sự thẳng thắn phân minh, đặt giả thuyết nếu đây chỉ là một hiện tượng ngu dốt + nhiệt tình = phá hoại, mà không phải là hiện tượng cố ý tuyên truyền theo đơn đặt hàng của "ai đó".

Lời thật sẽ mích lòng, nhưng có những giá trị đã được kiểm nghiệm qua ngàn năm, trăm năm, qua khói lửa, xương máu của hàng triệu anh hùng, và đó là những giá trị bất khả xâm phạm. Và nguyên tắc độc lập dân tộc cũng như sử học Việt Nam phục vụ cho độc lập dân tộc là một trong các giá trị đó. Đừng núp bóng "nhân quyền", "hòa bình" để phá hoại văn hóa, văn minh, truyền thống, lịch sử của dân tộc. Đừng làm những việc mà các cụ hay gọi là "đốt đền thờ" như vậy.

Những tư tưởng núp bóng những thuật ngữ chung chung "tự do", "đa nguyên" theo kiểu đòi viết bậy, xét bậy lịch sử theo hướng bôi đen, cào bằng, xem nhẹ, tỏ ra không tôn trọng các chiến công đánh giặc, các chiến tích chống ngoại xâm, sự hy sinh xương máu của cha anh, và cổ vũ nguy hiểm cho tinh thần "chủ hàng", bỏ chung hết vào một rọ, lập lờ đánh lận con đen, đòi xét lại lịch sử hoặc học/dạy sử, các ngành sử ở VN phải làm việc theo văn hóa, phong cách, quan điểm của những quốc gia dân tộc khác, của những nền văn hóa phong tục khác, thậm chí của những cựu thù từng là những hung thủ xâm lược, gây nhiều tội ác và xâm hại nhân quyền trên đất Việt, là rất đáng lên án ở mức cao nhất.

Bởi vì nó thực chất chính là tội ác về văn hóa, lịch sử, đó là những bồi bút, văn nô tội phạm văn hóa, tuyên truyền nguy hiểm những tư tưởng, ngôn luận, quan điểm phi dân tộc, đòi làm sử một cách phi dân tộc, tức là hoàn toàn gạt bỏ cội nguồn, không có và không tính đến các nhân tố, yếu tố lịch sử dân tộc lâu đời và văn hóa truyền thống VN, không tính đến sự thích nghi và tiến hóa của dân tộc VN ngàn năm qua, trong đó có văn hóa và sử học, nói trắng ra chính là những tư tưởng mất gốc, vong bản, không xem bản thân là người Việt và theo đó không đứng trên lập trường, quan điểm của dân tộc VN để xét chuyện, thậm chí có khi phản dân tộc, vừa không hề có chất dân tộc, không tính đến các nhân tố, yếu tố dân tộc, vừa đi ngược lại mọi đạo lý của dân tộc Việt Nam, nó đi ngược lại truyền thống chống ngoại xâm giữ gìn đất nước của giống nòi, nó đi ngược lại chủ đạo dân tộc và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, nó còn đi ngược lại đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt xưa nay, như vậy là đi ngược lại lợi ích chung của đại khối dân tộc, nhất là về lợi ích lâu dài, giữ gìn quê hương đất nước, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của quốc gia dân tộc. Đó là những vấn đề rất cần xem lại, đề phòng, cảnh giác.

Thiếu Long