Dĩ nhiên, có những người thật tình hỏi những câu đó vì họ thật sự không biết, muốn tìm hiểu lịch sử, tuy nhiên cũng có những kẻ cố ý "hỏi" như vậy để mượn những "câu hỏi" đó bóp méo, bôi nhọ, bôi bẩn lịch sử, hạ thấp các chiến công của cha ông, ngụy biện, nói đỡ hoặc làm nhẹ đi tội xâm lược, các tội ác, và sự thất bại của Tây - Mỹ.
Lịch sử và các sự kiện trong quá khứ nói chung thì không thể nói chữ "nếu". Bởi vì những sự kiện đã xảy ra là sự kết hợp từ vô số nguyên nhân chủ quan và khách quan. Ông không thể đặt chữ "nếu" vào duy nhất 1 vấn đề được. Bởi vì 1 cái "nếu" sẽ kéo theo hàng vạn triệu cái "nếu" khác.
Các kết quả lịch sử có được, theo quy luật nhân - quả, chính là kết quả, hiệu quả, hoặc hậu quả của vô số nguyên nhân lớn bé khác nhau, cả chủ quan và khách quan, cả cái tài giỏi/yếu kém và cái may rủi ngẫu nhiên, từ nhiều yếu tố, nhân tố khác nhau. Chứ các kết quả lịch sử không phải là một xác suất ngẫu nhiên như lắc xí ngầu, rút đại lá bài, rồi hỏi lại "nếu", "nếu" thì sẽ thế nào.
Rồi họ hàm ý ám chỉ xa gần bóng gió các khái niệm bệnh hoạn và vong ân bội nghĩa như "cuộc chiến vô nghĩa", "hy sinh vô ích", "nếu không đánh Pháp, đánh Mỹ thì VN bây giờ đã thành Nhật, thành Hàn rồi".... Trong khi các cuộc chiến ở Việt Nam và Triều Tiên là khác nhau, còn Nhật thì từ lâu đã là một cường quốc, đế quốc, và có giai đoạn còn xâm lược và cai trị Việt Nam. Những so sánh quái đản và khập khiễng đến buồn cười.
Để góp phần làm sáng tỏ những đề tài này. Tôi sẽ bàn về từng luận điệu một.
"Nếu không đánh Pháp thì thế giới ngày càng văn minh trước sau gì họ cũng tự động trao trả độc lập thôi mà."
Đó là một luận điệu ngây thơ. Khi bị bọn thực dân cướp nước thì nghĩa vụ duy nhất là tự vệ, tự cứu nước, đánh chúng ra ngoài, chứ không thể có chuyện "nằm chờ sung rụng", nằm yên chờ băng cướp.... "văn minh" rồi trả lại ngôi nhà cho ta, xin kẻ cướp nhủ lòng thương hại, hoặc nằm im cầu may, chờ ăn ké, "hưởng sái" thành quả của người khác, chờ người khác đến cứu, trông đợi vào sự may rủi.
Chẳng có bọn cướp nào mà tự động trả lại tài sản, nhà cửa cho chủ nhà vì chúng trở nên "văn minh". Nếu giai cấp tư sản không làm cách mạng đánh đổ sự thống trị của các hoàng tộc thì thế giới ngày nay vẫn là của các vua chúa. Chế độ phong kiến kéo dài hàng ngàn năm, không có ai đánh đổ thì vẫn tồn tại dài dài, không thấy có chuyện "văn minh" rồi trả lại quyền hành.
Nếu giai cấp công nhân lao động không làm nên được cuộc Cách mạng tháng 10 Nga thì bây giờ đã không có Công Đoàn, không lương hưu, không tồn tại chế độ ngày làm tám giờ, chế độ nô lệ, tư tưởng da trắng thượng đẳng và tình trạng phân biệt da màu đã không chấm dứt.
Nếu các dân tộc bị áp bức ở các thuộc địa khắp năm châu không tổ chức nổi các phong trào khởi nghĩa chống thực dân có hiệu quả, đánh thắng được những trận chiến, gây được sức ép chính trị lên bọn thực dân. Nếu phong trào giải phóng dân tộc, giải phóng thuộc địa giành độc lập không liên kết được với phong trào cách mạng vô sản (nhiều nơi 2 cuộc cách mạng này lại là 1, như ở Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên....), thì tình hình đó sẽ còn nguyên trạng cho đến ngày nay. Không có thế lực nào ngu ngốc dâng lên, trả lại lợi ích của họ.
Chế độ thực dân kiểu cổ điển tồn tại hàng trăm năm, chinh phạt, bành trướng và diệt chủng khắp thế giới. Nữ hoàng Anh đã tuyên bố "mặt trời không bao giờ lặn trên lãnh thổ nước Anh" do khắp trái đất đều có thuộc địa của thực dân Anh. Không có dấu hiệu gì cho thấy làn sóng thực dân sẽ cáo chung. Trái lại những biến tướng quái dị của tư tưởng mạnh hiếp yếu, lớn thôn tính nhỏ, "cá lớn nuốt cá bé" sản sinh ra những nhánh quái gỡ khác như chủ nghĩa phát xít.
"Văn minh" cơ khí, súng đạn, khoa học kỹ thuật quân sự, công nghệ chiến tranh, công nghiệp vũ khí càng thịnh càng tiến thì các đế quốc thực dân càng điên cuồng bành trướng, đưa quân đánh hết nơi này đến nơi khác. Không có dấu hiệu gì cho thấy những cuộc gây chiến, tàn sát này sẽ dừng lại. Trái lại chủ nghĩa thực dân đã lên đến đỉnh cao của sự cuồng chiến cực đoan và quá khích.
Trước thực tại các dân tộc bị mất nước, bị đô hộ, bị thôn tính, nô dịch, những người lao động bị bắt làm nô lệ, ngược đãi, đối xử bất công, bóc lột tận xương tủy, bắt buộc lao động khổ sai, các phong trào giành độc lập ở các thuộc địa (giải phóng dân tộc) và các phong trào vô sản khắp thế giới (giải phóng người lao động) đã đoàn kết với nhau và gây sức ép đủ mạnh để làm cho chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc phải nhượng bộ, thay đổi, và bị thoái trào.
Trong thời phong kiến hàng ngàn năm và sau đó là sự phát triển và lộng hành của chủ nghĩa thực dân hàng trăm năm, chỉ cần đấu tranh không đủ mạnh thì cũng đã không có thay đổi gì. Thì nói gì ngồi yên một chỗ chờ "văn minh" mà đòi loại bỏ được hệ thống thực dân, đòi bọn cướp nước trao trả lại nước. Đó là những cách nghĩ rất ngây ngô và buồn cười.
Trong khi chủ nghĩa thực dân đang làm mưa làm gió khắp thế giới, trong đó Việt Nam cũng là một nạn nhân, thì nhân dân VN đã chống trả kiên cường. Sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cổ điển, sự nhượng bộ và trao trả độc lập, rút quân ra khỏi các thuộc địa của các đế quốc là có phần đóng góp ấn tượng của VN. Và sau này chiến công Điện Biên Phủ chấn động khắp thế giới chính là cú đấm cuối cùng vào chủ nghĩa thực dân cổ điển.
Do đó, nếu hiểu biết đầu đuôi trình tự lịch sử, các thứ tự diễn biến lịch sử, có chút đầu óc biết phân tích logic, và một cái tâm không quá tồi tệ, không quá hèn, không quá vô ơn bạc nghĩa, thì sẽ không phán những câu ngu ngốc đòi xét (bậy) lại lịch sử, đòi "nằm chờ sung rụng" như thế.
Đây còn là những tư tưởng vô ơn, bạc bẽo, ăn cháo đá bát. Bởi vì nếu bảo rằng "khỏi cần đánh tự nó cũng trả độc lập khi văn minh" thì cũng chính là xem nhẹ, không tôn trọng những anh hùng đã ngã xuống vì nền độc lập của đất nước qua bao đời, bao gồm cả những anh hùng chống Tàu, chống Mông Cổ xâm lược thời cổ/trung đại, và nhất là các anh hùng nghĩa quân kháng Pháp thời cận đại, các anh hùng chống Pháp/Mỹ thời hiện đại.
Không ai coi trọng nổi những luận điệu "Lý Thường Kiệt khỏi cần đánh Tống vì nhà Tống trước sau gì cũng mất vào tay Mông Cổ", "Trần Hưng Đạo không cần chống giặc Nguyên Mông vì đế chế Nguyên Mông trước sau gì cũng sụp đổ rồi các nước bị đô hộ cũng sẽ giành lại được độc lập", "vua Quang Trung không cần chống giặc Thanh vì trước sau gì Trung Hoa cũng hết phong kiến", "vua Hàm Nghi và các anh hùng nghĩa sĩ Cần Vương không cần đánh Tây vì trước sau gì chủ nghĩa thực dân cũng được "văn minh", bị thoái trào và tự động hai tay trao trả độc lập".
"Nếu Mỹ xâm chiếm miền Bắc?"
Ngay cả Sài Gòn, là sào huyệt, hang ổ của Mỹ-ngụy mà vẫn không hề an toàn, vừa cựa quậy một chút là đụng ngay đất thép Củ Chi và đặc khu Rừng Sác, đi xa ra chút nữa thì vấp ngay khu vực/thế trận Tam Giác Sắt.
Thực tiễn chiến cuộc ở miền Nam VN đã cho thấy Mỹ-ngụy hoàn toàn bị bao vây bởi thiên la địa võng của chiến tranh nhân dân, đi đâu cũng bị quấy rối, bắn tỉa, phục kích, đột nhập, đánh úp.
Ban ngày hành quân thì lọt vào ổ phục kích. Lính tráng đang ăn sáng, ăn trưa thì bị ném lựu đạn vào. Ban đêm đang ngủ thì bị đột kích, đánh úp.
Ăn không ngon, ngủ không yên. Đánh không được mà lui cũng không xong. Do đó phần đông lính Mỹ bị suy sụp đấu chí và khủng hoảng tâm lý trầm trọng. Họ phải dùng ma túy để "phê thuốc" thoát khỏi thực tại. Sĩ quan bắn chết lính, lính bắn chết sĩ quan rồi bỏ trốn, đào ngũ.
Còn bên trong Sài Gòn thì Tòa đại sứ Mỹ, dinh "tổng thống" ngụy, phi trường, đài phát thanh, chỗ nào cũng có thể bị đập bất cứ lúc nào không ai biết trước.
Nông thôn thì làng xã nào cũng có du kích. Thành phố thì khu nào, hẻm nào, xóm nào cũng có biệt động - dân quân - tự vệ. Thế trận chiến tranh nhân dân siết chặt không cho giặc kịp thở, cách đánh du kích không cho giặc ăn ngon ngủ yên.
Thực tiễn chiến cuộc đó đã hình thành một hiện tượng mà người Mỹ gọi là "mảnh da báo" với các đốm trắng, đốm đen. Một màu là vùng giải phóng, màu kia là vùng tạm chiếm. Chỉ cần thấy giặc yếu nơi nào đó thì quân ta từ vùng giải phóng rình đánh xuống ngay.
Mỹ-ngụy đang không yên ở Sài Gòn và các đô thị và vùng tạm chiếm thì làm sao đánh thắng nổi ở nông thôn và vùng giải phóng? Và chưa đánh chiếm được vùng giải phóng ở miền Nam thì làm sao đánh chiếm được miền Bắc?
Chưa đánh dẹp xong vùng tạm chiếm, chưa bình định nổi cả Sài Gòn, chưa tập trung nổi trọng binh (vì bị quấy rối không ngừng) để đánh vùng giải phóng ở miền Nam thì cách nào đánh miền Bắc? Đánh miền Bắc bằng niềm tin? Ngay trong vùng tạm chiếm thì hầu như ngày nào họ cũng bị đánh bầm dập không yên, không trận lớn thì trận nhỏ. Hậu phương lung lay dễ vỡ thì làm sao đem đại quân ra tiền tuyến?
Cho nên, chỉ cần xét đến thuần túy phương diện quân sự và căn cứ trên thực tế chiến cuộc thì sẽ thấy rằng Mỹ không đủ sức để dùng đại quân, bộ binh tấn công miền Bắc. Chứ chưa cần nói đến vấn đề chính trị. Họ không thể phát động chiến lược chiến tranh đặc biệt hay cục bộ ra Bắc, mà chỉ có thể thực hành chiến tranh phá hoại bằng cách rải bom.
Không quân Mỹ mạnh, máy bay Mỹ nhanh, có sức sát thương, sức công phá, hỏa lực, tốc lực hiệu quả, tinh nhuệ, thiện chiến hơn bộ binh gấp trăm lần, không bị hạn chế bởi địa hình địa lý, rừng núi sông suối chằng chịt, mà ra Bắc dội bom còn phải thường xuyên ôm đầu máu đào tẩu thì bộ binh của bọn họ sẽ làm gì được ở ngoài đó?
Mỹ lúc đó gần như mù tịt về miền Bắc. Bao nhiêu biệt kích nhảy dù xuống miền Bắc đều bị VN bắt giữ hết không sót 1 người. Sau đó VN dùng chính những người này để đưa thông tin giả đánh lừa giặc, và gài "xơ múi" thêm tiếp tế của giặc.
Giặc không biết ta phòng thủ chỗ nào, hệ thống phòng ngự ra sao, chỗ nào nhiều quân, nơi nào ít quân, tức là họ đã bị bịt mắt, vậy thì dựa vào cái gì, căn cứ trên cái gì để lên kế hoạch tác chiến? Không có kế hoạch tác chiến thì làm sao đánh? Đánh cái gì, đánh vào đâu? Chẳng lẽ cả đám nhắm mắt chạy bừa qua vĩ tuyến 17 để ăn đạn, ăn pháo kích?
Hà Nội có vùng giải phóng ở miền Nam và đầy cơ sở cách mạng trong vùng tạm chiếm ở miền Nam, có nơi bí mật, có nơi công khai, do đó có thể phát động kháng chiến ở miền Nam. Trong khi đó, Mỹ không có một cơ sở nào ở miền Bắc để có thể phát động chiến tranh ở miền Bắc.
Mỹ gặp khó khăn trong việc tập trung lực lượng, làm các cánh quân đang chiếm đất bị mỏng đi, làm các căn cứ quân sự, các trại tập trung thiếu quân bảo vệ, và còn bị quấy rối, phục kích, công kích không ngừng. Với tình cảnh đó thì dù có tài như các danh tướng Robert E. Lee, Douglas MacArthur cũng không tài nào tập trung lực lượng đủ mạnh để vượt cầu Hiền Lương đánh sang vĩ tuyến 17, hay như bọn ngụy khoác lác buồn cười là "lấp sông Bến Hải".
Đó là lục quân, còn dùng không quân hay hải quân đổ bộ thì càng không khả thi. Việt Nam tuy lúc đó chưa có lực lượng hải quân mạnh, nhưng trên bờ thì phòng thủ rất chặt, hỏa lực khá tốt, các dân quân - du kích rất cảnh giác. Các tàu chiến Mỹ mà đổ quân xuống được để xâm lược miền Bắc thì thật tiếu lâm.
Còn về không quân, không quân Hoa Kỳ có lẽ mạnh nhất thế giới, nhưng phòng không Việt Nam cũng là một trong những lực lượng thiện chiến nhất thế giới, với hỏa lực dày đặc.
Năm 1972, với quyết tâm ép cho kỳ được Việt Nam phải chấp nhận điều khoản rút một bộ phận chiến binh về Bắc trong hiệp định Paris về Việt Nam, Mỹ đã quyết tâm tập trung các đơn vị không quân tinh nhuệ hàng đầu thế giới, các máy bay chiến đấu tối tân và hiện đại nhất, trong đó có pháo đài bay "không thể bắn trúng" B52, loại oanh tạc cơ hiện đại và tối tân nhất thế giới thời đó, quyết rải thảm thủ đô của Việt Nam, ném bom vào nhà dân, nhà thương, trường học, các khu vực dân sự, quyết "biến miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá" (Bomb them back into the Stone Age).
Các phi công không quân Hoa Kỳ chỉ cần bay thật cao và dội bom xuống mục tiêu, vậy mà Mỹ vẫn thua đau. Trước đó không quân Mỹ cũng đã thực hiện hàng chục ngàn phi vụ tấn công miền Bắc và thủ đô Hà Nội, nằm trong chiến lược chiến tranh phá hoại của Mỹ, nhưng đều bị thua.
Nhiều biệt kích ngụy thực hiện các phi vụ bí mật, lén lút nhảy dù xuống miền Bắc để nằm vùng đều bị bắt giữ nhanh gọn.
Dội bom không được, lén nhảy dù cũng không xong. Vậy thì làm cách nào nhảy dù đổ bộ công khai xuống để chiếm đóng Bắc Việt? Nếu lính Mỹ nhảy dù xuống thì chắc chắn họ sẽ trở thành tấm bia thịt cho quân dân già trẻ lớn bé Việt Nam, từ nữ binh cho tới bạch đầu quân, tha hồ rèn luyện nhắm bắn.
Đó là nói về Mỹ, còn ngụy thì dĩ nhiên là càng hoang đường hơn, với cùng những nguyên nhân đã nêu trên. Cho thấy rằng những ba hoa khoác lác về "Bắc tiến" chỉ là những khoa trương khôi hài, hù dọa ra oai với cấp dưới, dân chúng và những người không hiểu chuyện, không rành quân sự, không nắm tình hình chiến sự. Hoặc là chính những thành phần do tối dạ không nắm tình hình chiến cuộc trong ngụy quân, ngụy quyền đã hoang tưởng và "nổ" buồn cười như vậy.
"Nếu VNCH thắng thì sao?"
Đây là một "câu hỏi" quái gỡ vốn đã loạn logic và sai ngay từ tiền đề đầu tiên, do người "hỏi" nhìn nhận lộn ngược mọi giá trị lịch sử cũng như thực tiễn của cuộc chiến. Mỹ là kẻ tới xâm lược, Việt Nam là nạn nhân bị xâm lược và phải tự vệ chống xâm lược. Việt Nam và Hoa Kỳ, Hà Nội và Washington, là hai chủ thể chính của cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Các sách báo quốc tế hầu hết ghi chép là Mỹ đã thua cuộc chiến này. Chứ ít ai viết là ngụy đã thua cuộc chiến này. Bởi vì sao, bởi vì ngụy không có tư cách hay thực lực, năng lực để thắng hay thua trong cuộc chiến giữa Mỹ và Việt Nam này.
Họ không có tư cách pháp nhân hợp pháp, tư cách chính danh, tư cách lịch sử, hay tư cách quốc gia dân tộc để thắng hay thua cuộc chiến này.
Bởi vì họ chỉ là một băng nhóm gọi là "Quốc gia Việt Nam" do thực dân Pháp nhào nặn ra năm 1949, sau đó được Mỹ vào thu dụng, nuôi lấy và đổi tên thành "Việt Nam Cộng hòa", sau khi nước Việt Nam đã độc lập từ năm 1945 dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, với một Quốc hội đã qua bầu cử toàn quốc từ năm 1946, trong lúc không tồn tại một "quốc gia" nào khác.
Công dân của một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập có chủ quyền không thể phạm pháp đứng đầu các "quốc gia" ma, các "quốc hội" ma do giặc ngoại xâm lập ra. Đó là tội phản bội Tổ quốc.
Sau khi thực dân Pháp nặn ra "chính phủ Quốc gia" do Bảo Đại cầm đầu, khi trả lời phỏng vấn báo Pháp France Soir ngày 28/2/1949, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời thẳng thắn, rõ ràng:
Phóng viên báo France Soir hỏi: "Theo ý Chủ tịch, giữa Chính phủ của Chủ tịch với Bảo Đại có thể có thoả ước hay không?"
Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời: "Trong một nước, làm gì có thoả ước giữa một tư nhân công dân với Chính phủ do toàn dân cử ra."
Ngụy Sài Gòn với tư cách bán nước và tay sai của giặc xâm lược thì đương nhiên không có tư cách ngang nhau để mà thắng hay thua với một quốc gia, nhà nước độc lập có chủ quyền, với một đại khối dân tộc đang cứu nước, với tư cách của người chống xâm lược.
Cuộc chiến tranh ở Việt Nam chỉ có thể có 2 kết quả, một là Việt Nam thắng - Mỹ thua, hai là Mỹ thắng - Việt Nam thua. Chính quyền Sài Gòn không có tư cách và khả năng để thắng hay thua, cũng như người ta chỉ nói đến nước Việt Nam thắng hay thua, chứ không nói Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam hay Cộng hòa miền Nam Việt Nam thắng hay thua.
Việt Nam về cơ bản là không coi các loại ngụy quyền ở Sài Gòn là một thực thể ngang hàng. Các ngụy quyền này xuất hiện sau khi quân Pháp vào xâm lược, sau đó giặc Pháp bắt đầu xây dựng và phát triển ngụy quyền, ngụy quân bản địa từ năm 1948-1949. Nước Việt Nam đã được độc lập vào năm 1945 sau Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cuộc bầu cử Quốc hội trên cả nước vào năm 1946 cùng với việc hình thành Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, có chủ quyền, đã hợp thức hóa các sự kiện đó.
Sau thời điểm này, bất kỳ công dân Việt Nam nào khác đứng đầu các "quốc gia" ma, các "chính phủ" ma, các đội quân khủng bố tay sai, thì đều là phạm pháp, trong đó tội lớn nhất là tội phản quốc. Nếu đi sâu vào vấn đề pháp luật chi tiết nữa thì còn những tội khác như tội giết người, chống người thi hành công vụ, tàng trữ và lưu hành vũ khí bất hợp pháp, tàng trữ và lưu hành các chất hóa học bất hợp pháp, buôn lậu, tàng trữ/lưu hành/buôn lậu ma túy, hiếp dâm, quan hệ nước ngoài bất hợp pháp.... Sau khi thắng Pháp - Mỹ thì VN đã khoan hồng không tính đến các tội danh này bởi vì thông cảm và hiểu rằng tất cả tội ác, tất cả trách nhiệm đều thuộc về hung thủ xâm lược, là kẻ chủ nhân, còn bọn tay sai bù nhìn chỉ là những kẻ chấp hành, phần đông chỉ là những nạn nhân của thời thế.
Tóm lại bất kỳ ai đem quân vào xâm lược nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã độc lập từ năm 1945-1946 rồi sau đó dựng lên các "quốc gia" ma, thì các "quốc gia" đó là "ngụy", là không chính danh và bất hợp pháp. Cũng như ngày nay, bất kỳ ai kéo quân vào xâm lược nước VNDCCH - CHXHCN Việt Nam đã độc lập từ năm 1945 rồi sau đó dựng lên "quốc gia", "chính phủ" ma, thì đó đều là "ngụy", là không hợp pháp. Việt Nam không xem những "quốc gia", "nhà nước" ma đó là đối thủ ngang hàng. Trong một cuộc kháng chiến chống xâm lược thì đương nhiên phải đánh luôn cả những bộ phận của giặc xâm lược, thì mới có thể thắng được giặc. Điều này không có nghĩa Việt Nam với các loại tay chân, công cụ của giặc là bằng nhau.
Chính quyền Sài Gòn cũng không có thực lực và năng lực để thắng hay thua, vì họ là một ngụy quyền bù nhìn của giặc xâm lược. Sự sống, số phận của họ hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của những kẻ dựng lên và nuôi dạy họ. Ngay cả năng lực tự mình tồn tại cũng không có thì không thể có tư cách để nói đến chuyện thắng hay thua.
Lực lượng cộng sản Việt Nam đã hoạt động, đấu tranh và kháng chiến suốt 20 năm (1930-1950) mà không có viện trợ nước ngoài. Kỹ sư Trần Đại Nghĩa phải mở các xưởng quân giới để chế tạo các vũ khí cá nhân hạng nhẹ, phải phá đường rầy xe lửa của Pháp, quyên góp ve chai, sắt vụn để lấy kim loại đúc rèn vũ khí, Quân đội Nhân dân Việt Nam phải tước súng giặc và tiết kiệm từng viên đạn, tận dụng từng miểng bom để chế tạo vũ khí và lấy vũ khí giặc để đánh giặc.
Lực lượng miền Nam Việt Nam cũng đã chiến đấu gần 10 năm mà không có viện trợ hay chi viện từ miền Bắc. Mãi đến năm 1959 thì mới có Nghị quyết hợp thức hóa "đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang", rồi đường Trường Sơn mới bắt đầu được xây dựng. Quân dân miền Nam phải tự mở các xưởng quân giới ở Đồng bằng sông Cửu Long và Bến Tre, Long An, Sóc Trăng, Cà Mau, Bình Phước để tự chế súng ống, tự chế súng ngựa trời, giàn thun phóng lựu, lựu đạn, mìn gạt, súng Cao Thắng, chất độc Ch’pơơr.... để đấu tranh võ trang chống Mỹ-ngụy.
Già trẻ gái trai Sóc Trăng tham gia chế tạo võ khí thô sơ để chống càn |
Một góc công binh xưởng Sóc Trăng sản xuất mìn, đạp lôi |
Công trường chế tạo vũ khí đánh Mỹ của tỉnh Bến Tre |
Một công binh xưởng ở Bình Phước sản xuất vũ khí để đánh giặc |
Đó là quân dân hai miền Nam Bắc Việt Nam. Còn ngụy Sài Gòn thì sao?
Ngụy tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từng có 2 câu nói tai tiếng: "Mỹ còn viện trợ, thì chúng tôi còn chống cộng!" và "Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập!"
Tiến sĩ James Carter, giáo sư sử học tại Đại học Drew (Mỹ), trong sách Inventing Vietnam: The United States and State Building, 1954-1968, do NXB Đại học Cambridge (Anh) xuất bản năm 2008, đã ghi rõ: “Chính thể Sài Gòn không thể tự nuôi nổi chính mình; thậm chí không thu đủ lợi tức cho hoạt động hàng ngày. Họ phải phụ thuộc vào viện trợ Mỹ.” và “Từ trước đó, giới chức đã thôi nói về xây dựng quốc gia, cải cách điền địa, dân chủ, minh bạch. Thay vào đó, họ bàn về một cuộc chiến phải thắng trước những kẻ thù của nhà nước hư cấu ‘Nam Việt Nam’ (fictive state). Quỹ đạo này của chính sách Mỹ khiến người ta gần như không thể nói thật về những thành công, thất bại, đặc biệt là với các nhà hoạch định chính sách. Chưa bao giờ Hoa Kỳ đạt tới điểm khi chính thể Sài Gòn có thể tự mình tồn tại mà không nhờ viện trợ Mỹ.“
Thực tế cũng cho thấy, năm 1975 sau khi Mỹ giảm viện trợ quân sự xuống còn 700 triệu USD (tương đương với khoảng 4,6 tỷ USD ngày nay, vẫn là một con số đáng kể), thì ngụy quân, ngụy quyền đã ném cờ ba que, quân phục và súng ống đầy đường phố, tan hàng rã ngũ, tháo chạy tán loạn, và sụp đổ nhanh chóng.
Nếu ông là chủ thể của một bên chiến tuyến, thì điều kiện tiên quyết là ông phải tự tồn tại được. Ngay cả tự tồn còn không thể thì không có tư cách của một kẻ chiến thắng hay kẻ chiến bại. Người chiến thắng, chủ thể chiến thắng trong cuộc chiến này là Việt Nam. Kẻ chiến bại, chủ thể chiến bại trong cuộc chiến này là Hoa Kỳ.
Đây là cuộc chiến giữa Mỹ và quân dân Việt Nam, không phải là cuộc chiến giữa quân dân Việt Nam với ngụy quyền Sài Gòn. Hà Nội là nhân vật chủ đạo, nhân vật chính ở một bên chiến tuyến. Washington là "ông trùm" chủ đạo và là nhân vật chính của phía bên kia chiến tuyến. Ngụy quyền Sài Gòn không phải là nhân vật chính và không có vai trò chủ đạo, cũng như Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Cộng hòa miền Nam Việt Nam, ngụy Sài Gòn là một bộ phận của một bên chiến tuyến. Đồng thời họ còn là công cụ của chính phủ Mỹ. Họ là bộ phận của bên thua cuộc (Mỹ).
Thậm chí, ngụy quyền Sài Gòn còn không đủ tư cách để đứng ngang hàng với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam hay Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Bởi vì Mặt Trận và CHMNVN là những người thuộc cách mạng miền Nam vốn đã từng có gần 10 năm ròng rã tự thân chiến đấu mà không có viện trợ nước ngoài, thậm chí chưa có chi viện từ miền Bắc. Họ sống nhờ vào dân, được dân nuôi ăn, hoặc tự làm ruộng để nuôi thân, thậm chí còn giúp dân làm ruộng, họ chiến đấu bằng súng ngựa trời, giàn thun phóng lựu đạn, mìn tự chế, súng tự chế, mã tấu, tầm vông vạt nhọn....
Ngại ăn không của dân. Bộ đội và du kích Sóc Trăng giúp nông dân gặt lúa. |
"Nếu Mỹ thắng thì sao?"
Những người hỏi câu này vốn có hiểu biết về diễn biến cuộc chiến hơn những người hỏi "nếu VNCH thắng thì sao", tuy nhiên do chưa hiểu hết về bản chất cuộc chiến nên đôi lúc họ hỏi câu này, rồi phán xanh rờn rằng nếu VN không cần chống Mỹ, nếu không chống Mỹ, nếu Mỹ thắng VN thì bây giờ VN đã là Nhật, là Hàn.
Họ quên rằng trong cuộc chiến đó, trong khi cai trị, thống trị trong những vùng tạm chiếm ở miền Nam thì người Mỹ đã gây ra hàng ngàn tội ác chiến tranh, trong đó có hàng trăm cuộc thảm sát lớn nhỏ khắp nơi. Tắm máu khắp miền Nam, biến nhiều nơi trở thành địa ngục trần gian. Chặt đầu, cắt cổ, cắt tai, mổ bụng, tàn sát, hãm hiếp, tạo ra gần nửa triệu con lai Mỹ khiến sau này có diện xuất cảnh xưa nay chưa từng có trên thế giới là "diện con lai", và không ngày nào là lính Mỹ không tràn ngập càn quét vào các làng xã, nhà dân.
Họ quên rằng cuộc chiến ở Việt Nam và Triều Tiên là khác nhau, còn Nhật thì từ lâu đã là một cường quốc, đế quốc, và có giai đoạn còn xâm lược và cai trị Việt Nam.
Trở lại với câu hỏi. Có 2 trường hợp, một là Mỹ chiếm nửa nước, hai là Mỹ chiếm nốt cả nước. Trong cả hai trường hợp, thì: Dù có diệt hết cộng sản đi nữa thì Mỹ vẫn sẽ nắm chặt và không buông ra Việt Nam. VN nằm ở vị trí địa chính trị và địa kinh tế trọng yếu, tài nguyên màu mỡ, nguồn lao động dồi dào, địa thế hiểm trở, có ưu thế địa lợi, nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, nắm được VN là nắm cả Đông Dương và Đông Nam Á, một khu vực tối quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Đó là nguyên nhân sâu xa hàng ngàn năm nay VN luôn bị nước này nước kia thèm muốn xâm lược.
Khả năng chính thức sát nhập lãnh thổ Việt Nam vào liên bang Hoa Kỳ hoặc thống trị An Nam theo quan hệ mẫu quốc - thuộc địa là không cao, do thời phong kiến và chủ nghĩa thực dân kiểu cũ thời điểm đó đã qua, dù chỉ mới qua chưa được bao lâu. Nhưng dù sao thì Mỹ cũng vẫn không buông ra, và VN có thể trở thành những Mexico, Haiti (quốc gia chư hầu và phụ thuộc Mỹ, bị các loại tài phiệt Mỹ nắm lấy kinh tế, tài nguyên và can thiệp chính trị), Puerto Rico (vùng lãnh thổ thuộc Mỹ), hay các vùng lãnh thổ không chính thức, nửa chính thức của Mỹ, hay các quốc gia "vệ tinh" có tầm ảnh hưởng rộng lớn, bao trùm bởi Mỹ và lệ thuộc Mỹ, hay một "tiểu bang thứ 51" của Mỹ.
Có hai thực tế mà dân Việt nhớ mãi là thực dân Pháp đã cướp nước, đô hộ, thôn tính và nô dịch Việt Nam gần 100 năm. Và ngụy quyền Sài Gòn là do thực dân Pháp dựng lên năm 1949, chiến đấu dưới quyền Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Do đó, dân ta không chấp nhận ngụy quyền này cũng như các loại ngụy quyền tay sai khác. Do truyền thống dân tộc để lại, người Việt sẽ không chấp nhận một ngụy quyền của ngoại bang hay sự can thiệp từ bên ngoài. Chưa kể đa phần ngụy quyền là xuất thân từ các gia đình có thâm niên là Việt gian bán nước (như gia đình Ngô Đình Khả), quen ăn chơi, hưởng lạc, bê bối thành quen. Nên không có cách trị hay thay đổi được sự thối nát, tha hóa, trụy lạc và bản chất phản động của ngụy quyền. Do đó xung đột giữa dân và bọn cầm quyền phản động sẽ kéo dài và còn mãi. Nói chung, sẽ không có độc lập, thống nhất, hòa bình.
Binh lính Pháp-ngụy tại cứ điểm Điện Biên Phủ |
Sĩ quan Pháp gắn huy chương cho lính ngụy trong chiến dịch Điện Biên Phủ |
Như vậy trong cả hai trường hợp, dù Mỹ chiếm nửa nước hay chiếm cả nước, dù Đảng Cộng sản Việt Nam có thua thì những người VN khác vẫn sẽ tiếp tục chiến đấu trong những cuộc chiến chống Mỹ khác. Và đến lúc nào đó thì Mỹ cũng chỉ còn 2 sự lựa chọn, một là cuốn gói rời khỏi bờ cõi nước Việt, hai là tiếp tục cuộc chiến.
Nếu người Mỹ chọn tiếp tục cuộc chiến, thì người Việt cũng sẽ tiếp tục cuộc chiến, với nguyên nhân nêu trên. Và người chết sẽ càng nhiều. Chính phủ Mỹ sẽ đối mặt với tình trạng thiếu thốn nhân lực ở Việt Nam.
Trong sách "Võ Nguyên Giáp, một cuộc đời", Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói về "tử huyệt", "gót chân Achilles" không thể hóa giải của một quân đội xâm lược cho giáo sư sử học Pháp Alain Ruscio.
"Tử huyệt" đó chính là cái mâu thuẫn cơ bản nhất và lớn nhất của một quân đội xâm lược: Mâu thuẫn giữa tập trung lực lượng và phân tán lực lượng. Nguyên tắc quân sự là phải tập trung lực lượng. Có tập trung mới có đủ sức tiến hành các cuộc hành quân lớn. Nhưng một đội quân xâm lược lại luôn phải chú ý đến việc chia quân giữ các vùng đất đai chiếm đóng để làm hậu phương cho họ.
Khi nhắc đến kế hoạch Navarre trong kháng chiến chống Pháp, Đại tướng đã phân tích rõ cái mâu thuẫn không thể khắc phục của quân xâm lược. Ông nói: “Tôi nhấn mạnh: Kế hoạch đó không thiếu tính chặt chẽ, nhất quán và sáng tạo. Nhưng ông ta đã không giải quyết được cái mâu thuẫn căn bản của mọi cuộc chiến tranh xâm lược. Quân đội viễn chinh muốn tập trung lực lượng để giành chiến thắng bằng sức mạnh tiềm tàng trên một số điểm được xác định, nhưng nó lại thua, theo tỷ lệ chính xác trong việc kiểm soát đất đai”.
Đây là mâu thuẫn căn bản và là câu hỏi mà các chỉ huy quân sự từ Pháp đến Mỹ đều đau đầu tìm lời giải nhưng vô hiệu. Navarre muốn tập trung lực lượng cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ để tổ chức những cuộc tiến công lớn kết thúc chiến tranh. Tập trung lực lượng cơ động thì các vùng chiếm đóng sẽ phải dàn mỏng lực lượng. Bởi thế khi quân ta tiến công các vùng Thượng Lào, Tây Nguyên, Tây Bắc đã dễ dàng giải phóng đất đai. Nhưng Pháp không thể để mất nhiều đất đai vì vốn dĩ vùng tạm chiếm cho đến năm 1953 đã còn rất ít rồi.
Thế là Navarre lại phải xén bớt lực lượng cơ động đi ứng cứu để bảo vệ các vùng còn lại hoặc hành quân giải vây. Cho đến khi bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ, về cơ bản kế hoạch của Navarre đã phá sản hoàn toàn. Tất cả nguyên nhân chỉ nằm trong ngay mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng.
Đến kháng chiến chống Mỹ cũng vậy: Trong 2 mùa khô 1966 và 1967, Mỹ-ngụy tập trung quân để tổ chức các cuộc hành quân lớn thì lại khiến chính sách Ấp Chiến Lược của họ ngày càng lao đao có nguy cơ phá sản vì thiếu quân bảo vệ. Do đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tổng kết: “Trong thực tế, mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung lực lượng không bao giờ được giải quyết, vì không thể giải quyết được, do tính chất của cuộc chiến tranh mà kẻ xâm lược tiến hành”.
Cho nên, Mỹ là kẻ nghiên cứu thâm sâu về quân sự, nên để khắc phục phần nào "yếu huyệt" này, họ đã tích cực xây dựng và củng cố ngụy quyền, và liên tục bắt lính, dùng chiến lược Phi Mỹ hóa - Việt Nam hóa chiến tranh để dùng người Việt đánh người Việt, kết hợp với quân viễn chinh từ chính quốc, để bảo đảm quân số đủ cho vừa có thể tập trung, vừa có thể phân tán. Nhưng kế hoạch này của Mỹ ở VN cũng đã phá sản.
Đặt giả thuyết nếu Mỹ thắng cộng sản Việt Nam mà người VN vẫn tiếp tục chiến đấu (Lưu ý trong hơn 30 tổ chức chống Mỹ ở miền Nam, có hơn nửa phần không phải là cộng sản, họ thuộc giai cấp tư sản dân tộc hoặc tầng lớp tiểu tư sản. Tất cả đoàn kết dưới ngọn cờ Mặt Trận là nhờ tin tưởng vào những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam.), thì có lẽ sẽ không hiệu quả bằng thời kỳ người cộng sản lãnh đạo cuộc chiến, và tình trạng chiến tranh sẽ kéo dài, cuộc chiến này nối tiếp cuộc chiến kia, như các cuộc kháng chiến của các lộ nghĩa quân Việt Nam thời Pháp thuộc, hay các cuộc kháng chiến lẻ tẻ có tính ly khai cát cứ vùng miền của thổ dân Mỹ trước quân đội liên bang Hoa Kỳ.
Như vậy người chết sẽ càng nhiều, và Mỹ sẽ phải đưa thêm dân Mỹ sang Việt Nam sinh sống, và lính Mỹ sang VN chinh chiến để bổ sung vào những thiếu hụt. Người VN thấy vậy, lại càng vùng lên chống trả. Đến lúc nào đó người Mỹ vẫn sẽ phải rút khỏi xứ này và người VN vẫn sẽ giành lại được trọn vẹn độc lập và thống nhất, dù trải qua trăm năm hay ngàn năm. Lịch sử Việt Nam đã minh chứng điều đó.
oOo
Những tư tưởng xét bậy lịch sử theo hướng bôi đen lịch sử, xem nhẹ, tỏ ra không tôn trọng các chiến công đánh giặc, các chiến tích chống ngoại xâm, sự hy sinh xương máu của cha anh, và cổ vũ nguy hiểm cho tinh thần "chủ hàng", cứ "nằm chờ sung rụng" khỏi cần đánh giặc xâm lược làm gì cho mệt, các luận điệu ngu dốt về "kháng chiến vô nghĩa", "hy sinh vô ích" là rất đáng lên án. Nó đi ngược lại mọi đạo lý của dân tộc Việt Nam, nó đi ngược lại truyền thống chống ngoại xâm giữ gìn đất nước của giống nòi, nó đi ngược lại chủ đạo dân tộc và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, nó còn đi ngược lại đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt xưa nay.
Những sự ngu dốt này chỉ là một loại tư tưởng hài hước gây cười hoặc gây bực dọc khó chịu cho mọi người trong hiện tại, nhưng nếu không triệt để đập tan thật đau, thật mạnh vào những luận điệu như thế này thì những tư tưởng theo hướng bán nước, có tính chất phản quốc như thế có thể sẽ nhân rộng và gây hại cho đất nước trong tương lai.
Có thể vì lý do đó mà tổng thống Putin và quốc hội Nga đã ra luật nghiêm cấm xuyên tạc lịch sử và nghiêm trị các hành động này. Nhiều hung thủ "ám sát lịch sử" ở Nga đã bị cảnh cáo hoặc/và phạt tài chính. Các văn hóa phẩm xuyên tạc lịch sử bị ngăn ngừa hoặc/và thu hồi. Những người có trách nhiệm phải chịu trách nhiệm. Một số thủ phạm đã bị cảnh sát "mời" về hợp tác điều tra.
Tổng thống Putin đã từng nhiều lần nói chuyện trong nhiều trường học Nga cảnh báo và kêu gọi phải đề phòng, cảnh giác với tệ nạn xuyên tạc lịch sử, và tình trạng có nhiều sách giáo khoa tư nhân, thậm chí có yếu tố nước ngoài, ở Nga đã "tấn công" các trường học Nga, giải thích lịch sử Nga theo quan điểm nước ngoài, thậm chí quan điểm của các cựu thù, tấn công mạnh mẽ vào lòng tự hào dân tộc, tự hào lịch sử của người Nga. Putin kêu gọi các trường học các cấp phải tìm cách ngăn ngừa những cặn bã văn hóa độc hại đó, cương quyết xử lý nghiêm minh.
Tại Việt Nam, đạo lý uống nước nhớ nguồn ngàn năm của dân tộc đã góp phần hóa giải các tư tưởng bán nước, hạn chế các ngôn luận bán nước của một bộ phận lạc lõng rác rưởi mất gốc, vong bản. Chưa cần các cơ quan hành pháp ra tay xử lý các tác giả này thì dư luận nhân dân đã lên tiếng, lên án.
Những "vô văn hóa phẩm" như "Đêm giữa ban ngày" của Vũ Thư Hiên, "Hoa xuyên tuyết" của Bùi Tín, "Ó Đen" của Lý Tống, "Hoa địa ngục", "Tiếng vọng từ đáy vực" của "nhà thơ" Nguyễn Chí Thiện, "Tổ quốc ăn năn" của Nguyễn Gia Kiểng (thầy của Nguyễn Tiến Trung ở Pháp), "Bên thắng cuộc" của Huy Đức, "Thiên đường mù", "Đỉnh cao chói lọi" của Dương Thu Hương, "Sự thật về Hồ Chí Minh" của "linh mục" Nguyễn Hữu Lễ, Trần Quốc Bảo, "Huyền thoại Hồ Chí Minh" của "sử gia" tự phong Trần Gia Phụng.... đều bị dư luận trong và ngoài nước phản đối, lên án dữ dội hoặc cười nhạt khinh bỉ không coi ra gì, và sau thời gian đầu tai tiếng thì bây giờ đã chìm lỉm như bao nhiêu tác phẩm lá cải, "mì ăn liền" khác, không còn ai quan tâm. Các "tác phẩm" đó được đọc trong nhà vệ sinh cho vui và giết thời gian, sau khi ra khỏi nhà vệ sinh thì quên hết những gì đã đọc.
Hơn nữa, tình hình xuyên tạc lịch sử ở Việt Nam không nghiêm trọng bằng bên Nga, nên VN chưa cần sử dụng đến pháp lý để dẹp tan các tội ác này như nước Nga đã làm.
Thiếu Long