Tôi chỉ chú ý đến người này từ bài viết "Quyết liệt vì Hoàng Sa" năm ngoái, thực chất chỉ là một sản phẩm "2 lần xào lại" từ các "tài liệu" mà Trần Đỗ Cẩm và Vũ Hữu San, 2 người thuộc phe AQ trong những người cựu quân nhân Sài Gòn, xào lại từ các tài liệu chiến tranh chính trị (tâm lý chiến) của ngụy quyền Sài Gòn.
Sau đó đi đâu cũng thấy bà con chửi Đỗ Hùng nhiều quá, mà chửi rất đúng. Và tôi cũng không ưa con người này, nhưng chưa biết nhiều về anh ta, chỉ biết anh ta qua những vụ đó thôi.
Sau vụ "tổng phục dựng" thây ma vừa qua, có một số thành viên Facebook đi theo dõi tìm hiểu về nhân vật Đỗ Hùng này, đã tìm lại nhiều entry cũ của Đỗ Hùng và "share" một số nội dung phản động của Đỗ Hùng lại cho mọi người, trong đó có những dòng nói bóng gió xa gần không hay về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh ta chửi cả nhà sử học Lê Văn Lan, các trí thức chân chính và người dân, chụp mũ rằng họ đang "lên đồng", và muốn "phong thánh", "thần thánh hóa" Đại tướng.
Nhưng sau khi đọc bài này của blogger Nguyễn Thanh Tùng trên Lều Báo thì mới thấy thêm những ý kiến mà đáng lý một người phó TTK cho một tờ báo như Đỗ Hùng thì không nên ngu dốt tới mức độ đáng kinh ngạc như thế. Trong đó có ý kiến rằng Nhà nước Việt Nam phải phi nghĩa hóa cuộc chiến tranh trước năm 1975 để công nhận tính "hợp pháp" của cái gọi là "VNCH" thì mới vô hiệu hóa được công hàm Phạm Văn Đồng và công nhận "quyền sở hữu hợp pháp" của "VNCH" ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trước hết phải nói đây là một ý kiến ngớ ngẩn, vô duyên, ngu xuẩn và dốt nát hiếm thấy ở một người phó TTK của một tờ báo. Nó như là một báo động đỏ về những gì đang xảy ra trong nội bộ báo Thanh Niên và những khuất tất, tiêu cực trong quá trình "thăng tiến", luồn cúi, chạy chọt, leo trèo lên chức vụ, vị trí đó trong tờ báo này. Giỏi khôn vặt và nịnh bợ, kém nghiệp vụ và tri thức, thậm chí cả đạo đức nghề báo.
Nếu như đây là một ý kiến của một cậu bé mới lớn hay là một người nhà quê lên tỉnh nào đó, thì chúng ta có thể hiểu và thông cảm được. Nhưng nó lại phát ra từ miệng của một người đường đường là phó TTK của một tờ báo lớn thì phải nói đây thật sự là một báo động về trình độ nhân sự, công tác cán bộ của báo Thanh Niên, về trình độ, kiến thức chính trị, luật pháp, lịch sử nói chung của tờ báo này.
Thứ nhất: Làm sao Đảng, Nhà nước, Chính phủ VN hiện tại có thể công nhận hay không công nhận, thừa nhận hay không thừa nhận tính hợp pháp của chính quyền Sài Gòn? Muốn biết nó hợp pháp hay không thì phải căn cứ vào luật pháp Việt Nam trong giai đoạn chính quyền Sài Gòn tồn tại (1949-1955-1975). Tức là căn cứ vào luật pháp Việt Nam từ năm 1946 khi nước Việt Nam có Quốc hội và Hiến pháp đầu tiên, trong lúc trên lãnh thổ Việt Nam không tồn tại một quốc gia, nhà nước, quốc hội, hiến pháp, luật pháp nào khác!
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1946 đã khẳng định chủ quyền một cách xuyên suốt toàn bộ nước Việt Nam theo các hiến pháp Việt Nam đến nay, bắt đầu từ hiến pháp 1946 được thông qua bởi Quốc hội Việt Nam khóa I. Năm 1959, cái gọi là "VNCH" gián tiếp bị đưa vào diện phản bội Tổ quốc vào trong Hiến pháp qua chương I điều VII: "Nhà nước nghiêm cấm và trừng trị mọi hành động phản quốc, chống lại chế độ dân chủ nhân dân, chống lại sự nghiệp thống nhất Tổ quốc." Các hiến pháp sau năm 1975 cũng nói về hai cuộc kháng chiến với ý nghĩa là những cuộc kháng chiến chống xâm lược!
Do đó, nếu bảo "VNCH" là hợp pháp thì phải cạo sửa lịch sử, cạo sửa lại các hiến pháp đó và nói về hai cuộc kháng chiến với ý nghĩa là những cuộc chiến tranh xâm lược! Đồng thời phải làm một cuộc đốt sách chôn nho hoặc cách mạng văn hóa, đốt hủy sạch sẽ những văn kiện chính trị, văn kiện pháp lý của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam trong thời gian đó, chẳng những ở Việt Nam, mà còn cả thế giới. Bởi vì không chỉ có luật pháp, hiến pháp trong nước, mà các văn kiện chính trị, văn kiện ngoại giao, các bức thơ ngoại giao của chủ tịch Hồ Chí Minh gởi cho các nguyên thủ quốc gia trên thế giới đều thể hiện rằng các chính quyền Bảo Đại, Diệm, Thiệu là các ngụy quyền bù nhìn tay sai của giặc xâm lược Pháp - Mỹ, và sau này Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là đại diện chân chính duy nhất của miền Nam Việt Nam.
Trên thực tế, trong thời gian tồn tại của ngụy quyền 1949-1975, không có luật nào của Việt Nam công nhận họ. Luật pháp Việt Nam, hiệp định Genève 1954, hiệp định Paris 1973 đều không có cái nào công nhận họ.
Xin lưu ý hiệp định Genève 1954 và Paris 1973 không hề công nhận "Quốc gia Việt Nam" và "Việt Nam Cộng hòa" là các quốc gia, nhà nước. Thậm chí hiệp định Genève còn không công nhận "Quốc gia Việt Nam" là một thành phần chính trị, mà chỉ quy định nước Việt Nam tạm thời bị chia làm hai vùng tập trung quân sự và hai vùng kiểm soát, quản lý trong thời hạn 2 năm! Quân đội Pháp-ngụy tập trung về phía nam vĩ tuyến 17. Quân đội Việt Nam tập trung về phía bắc vĩ tuyến 17.
Còn hiệp định Paris chỉ nhượng bộ và công nhận chính quyền Nguyễn Văn Thiệu là một thành phần chính trị trong cuộc tổng tuyển cử thành lập chính phủ ba thành phần dự kiến sẽ diễn ra theo điều khoản trong hiệp định này.
Nhưng Mỹ sau khi an toàn rút thực binh chiến đấu về nước, họ liền trở mặt, bội ước và phá hoại hiệp định Paris. Mỹ-ngụy đã không tuân thủ và thực thi đầy đủ các điều khoản khác trong hiệp định này, trong đó có điều quy định tổ chức tổng tuyển cử thành lập chính phủ ba thành phần. Do đó, hiệp định này không còn giá trị, không còn hiệu lực.
Như vậy, "VNCH" có hợp pháp hay không là phải căn cứ trên luật pháp Việt Nam trong thời gian "VNCH" tồn tại, chứ làm sao Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội Việt Nam ngày nay có thể làm gì được? Nếu Nhà nước, Quốc hội VN ngày nay có thể công nhận với không công nhận tính hợp pháp của "VNCH" thì hóa ra luật pháp VN là luật rừng à? Hóa ra Đảng đứng trên luật pháp?
Thứ hai: Chẳng những ý kiến "công nhận tính hợp pháp" nói trên là một ý kiến mất trí, điên rồ, hoang tưởng, phi thực tế, bất khả thi, thuộc diện thần kinh chính trị, mà nó còn có thể gây hại đến chủ quyền của nước CHXHCN Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Một là vì trong thời gian "VNCH" chiếm đóng, kiểm soát, quản lý hai quần đảo này, Trung Quốc, Đài Loan và Philippines đã "gặm nhấm" một phần rất lớn, và nhiều lần "VNCH" không hề lên tiếng phản đối trong khi những nơi đó đang trong vùng kiểm soát của họ.
Hai là vì bản thân "VNCH" ngày nay đã không còn tồn tại. Nếu bảo "VNCH" là người "sở hữu" Hoàng Sa, thì ngày nay Trung Quốc phải trả Hoàng Sa lại cho ai?
Nếu nói theo kiểu của Đỗ Hùng thì "VNCH" là một quốc gia, nhà nước "hợp pháp", thì có nghĩa là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là kẻ xâm lược "VNCH", là một quốc gia bên ngoài xâm lược thâu tóm quốc gia khác bằng vũ lực, và Cộng hòa miền Nam Việt Nam là kẻ phiến loạn, và Quân đội Nhân dân Việt Nam là một đội quân xâm lược, quân Giải phóng là phiến quân. Vậy thì việc gì Trung Quốc phải trả lại Hoàng Sa cho CHXHCN Việt Nam? Như vậy, luận điệu của Đỗ Hùng sẽ gây khó khăn cho chủ quyền của CHXHCN Việt Nam, bởi vì CHXHCN Việt Nam là thừa kế của VNDCCH và CHMNVN!
Nếu cố gắng lừa dối bản thân rằng "VNCH" là một quốc gia, thì làm cách nào chuyển giao "chủ quyền" (danh nghĩa) của chính quyền Sài Gòn về tay CHXHCN Việt Nam, làm cho nó trở thành chủ quyền của CHXHCNVN? Rất khó! Bởi vì kiểu nào cũng nói không xuôi: Nếu lập luận rằng chính quyền Sài Gòn đã bàn giao chính quyền lại cho Cộng hòa miền Nam Việt Nam, trong đó có chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, vì vậy Trung Quốc phải trả lại Hoàng Sa cho CHXHCN Việt Nam, thì cũng không ổn. Bởi lẽ:
- Thực tế không hề có một cuộc bàn giao chính quyền hay bàn giao quyền lực nào cả. Như đại úy Phạm Xuân Thệ đã tuyên bố tại dinh tổng thống ngụy quyền: "Các ông đã bị bắt làm tù binh, các ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Các ông không còn gì để bàn giao".
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước không kết thúc bằng một cuộc đầu hàng thật sự và sau đó bàn giao chính quyền, mà kết thúc bằng một chiến dịch quân sự và giành lại chính quyền, theo cách nói khi đó là "cướp chính quyền", dĩ nhiên cướp ở đây là cướp lại chính quyền từ tay Mỹ.
Ngụy quyền chỉ đầu hàng trong sự thoi thóp sau khi ngụy quân đã tháo chạy và sắp tan rã, và họ không còn năng lực chống trả. Sự làm chủ hoàn toàn miền Nam của VNDCCH và CHMNVN là thành quả của một chiến dịch quân sự, một biện pháp vũ lực, sử dụng quân đội và các lực lượng vũ trang và giành chiến thắng, chứ không phải là từ một sự đầu hàng tự nguyện và sát nhập hòa bình. Khi đó ở Sài Gòn có rất nhiều phóng viên chiến trường quốc tế và ai cũng thấy được chuyện gì đã diễn ra.
- Đặt giả thuyết có thể miễn cưỡng coi như là "tổng thống" Dương Văn Minh đầu hàng thì có thể tạm coi là "bàn giao chính quyền", thì nó vẫn chỉ có giá trị ở những vùng mà ngụy quân phụ trách kiểm soát và ngụy quyền phụ trách quản lý thay cho Mỹ. Hoàng Sa lúc đó ở ngoài tầm kiểm soát của chính quyền Dương Văn Minh, mà lúc đó đang do Trung Quốc chiếm đóng, kiểm soát, quản lý.
Bà Monique Chemillier-Gendreau, nữ giáo sư thạc sĩ ngành công pháp và chính trị học của trường Đại học Paris VII - Denis Diderot của Pháp, trong một tài liệu về chủ quyền Hoàng Sa và pháp lý quốc tế, đã ghi nhận: "Người ta không thể chuyển nhượng những gì người ta không có quyền lực." Năm 1975, ngụy quyền Sài Gòn không kiểm soát, quản lý Hoàng Sa. Do đó họ không thể chuyển nhượng hay bàn giao chủ quyền đối với Hoàng Sa lại cho Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
oOo
Nếu giải quyết theo cách thừa nhận rằng Hoàng Sa là chủ quyền lãnh thổ thuộc sở hữu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam đang bị Mỹ-ngụy xâm lược chiếm đóng, thì dù vẫn khó khăn, nhưng ít ra còn có đối tượng rõ ràng cho Trung Quốc trả lại Hoàng Sa: CHXHCN Việt Nam, thừa kế của VNDCCH và CHMNVN.
Tuy nhiên, giả sử nếu có tranh tụng tại tòa án quốc tế, thì đương nhiên tòa sẽ áp dụng luật quốc tế, chứ làm sao có thể dùng luật pháp của một phía Việt Nam? Luật pháp quốc tế sẽ xem cả 3 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam, và "VNCH" với tư cách là 3 quốc gia với các chính phủ, quân đội, quốc kỳ, quốc ca, đồng bạc, và vùng kiểm soát, quản lý khác nhau, và đều có sự công nhận và quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới. "VNCH" nhờ được Mỹ dùng sức mạnh ngoại giao và quyền lực mềm của họ an bài, nên cũng được nhiều nước trên thế giới "quan hệ ngoại giao" xuất phát từ sự áp đặt của Mỹ.
Vấn đề này lại đưa đến cái dốt khác của Đỗ Hùng. Nếu có tranh tụng, thì sẽ áp dụng luật pháp quốc tế, trong khi đó một số chính phủ quốc tế đã công nhận và gọi "VNCH" là một "quốc gia" rồi, thì tại sao Nhà nước VN cần phải công nhận nữa?
Phải nói là Đỗ Hùng là một PTTK ngu và dốt từ A tới Z hiếm thấy. Một kẻ không biết phân biệt giữa luật pháp Việt Nam với luật pháp quốc tế thì làm báo kiểu gì?
Vấn đề nói trên thì Đỗ Hùng cũng đã bị một ông Việt kiều Mỹ chỉnh cho. Tuy nhiên, bài viết của ông Việt kiều đó có một điểm sai lầm then chốt rất nghiêm trọng nhưng Đỗ Hùng vẫn đưa lên báo Thanh Niên bản điện tử, làm xấu tờ báo, chỉ vì bài viết đó "quảng cáo" cho tính "chính nghĩa", "chính thống", "chính danh", "hợp pháp" của ngụy quyền Sài Gòn.
Đỗ Hùng không nghĩ là nếu ngụy quyền Sài Gòn quả thật đúng là có chính nghĩa, chính danh, chính thống, hợp pháp, thì cần gì Nhà nước VN phải công nhận hay không? Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam có cần "VNCH" công nhận mình đâu? Thậm chí, họ chỉ quan tâm tới việc chống Mỹ, nói chuyện với Mỹ, chứ quan tâm gì tới "VNCH"? Suốt thời gian hội nghị Paris về Việt Nam, có người nào bên phía VNDCCH và CHMNVN nói 1 câu nào với đại biểu "VNCH" đâu?
Điểm sai lầm then chốt nghiêm trọng của bài viết là đi "quảng cáo" cho một khái niệm không có thật, không tồn tại, không hiện hữu, không căn cứ trên bất kỳ pháp lý quốc tế nào, đó là khái niệm "2 nước Việt Nam", "2 quốc gia Việt Nam" hoặc "2 nhà nước Việt Nam".
Thật ra chưa bao giờ tồn tại khái niệm "2 nước Việt Nam", "2 nhà nước VN" hay "2 quốc gia VN". Đó là một khái niệm hoang tưởng, phản logic, phản khoa học, phi lý, bởi vì làm sao có thể tồn tại cái khái niệm "2 nước Việt Nam"?
Nếu không thể có khái niệm "có 2 ông Nguyễn Văn Tèo" thì cũng không thể có khái niệm "2 nước Việt Nam". Chỉ có thể có khái niệm "2 ông trùng tên Nguyễn Văn Tèo" hay khái niệm "2 nước trùng tên Việt Nam, đều có chữ Việt Nam trong tên nước chính thức", chứ làm sao có thể có cái gọi là khái niệm "2 nước Việt Nam"?
Đó là sự ngộ nhận then chốt nghiêm trọng của một số người đang nghiên cứu về vấn đề pháp lý quốc tế liên quan đến luật biển và tranh chấp chủ quyền. Sở dĩ họ nhầm lẫn như nói trên là vì họ ngộ nhận các danh từ "North Vietnam", "South Vietnam" mà các chính phủ nước ngoài gọi hai miền Việt Nam với ý nghĩa là hai đất nước, quốc gia khác nhau và "độc lập" với nhau. Nhưng các "nhà nghiên cứu" nghiệp dư này lại lầm tưởng các danh từ này được các chính phủ nước ngoài gọi với ý nghĩa là gọi 2 miền của 1 nước Việt Nam, hay 2 nước Việt Nam. Các "nhà nghiên cứu" này thấy có chữ "Vietnam" trong đó nên đã lầm tưởng như vậy, vô tình (hay cố ý?) gây ngộ nhận cho độc giả.
"North Vietnam" và "South Vietnam" chỉ là một cách gọi tên nước không chính thức của một số chính phủ nước ngoài, theo đó trên dãy đất này có các quốc gia khác nhau cùng có chữ "Việt Nam" trong tên nước chính thức. Một số người đã nhầm lẫn khái niệm 2 quốc gia khác nhau với khái niệm 2 nước Việt Nam, vốn là một khái niệm hoang tưởng và không tồn tại trên luật pháp quốc tế.
Xin lưu ý là các chính phủ nước ngoài gọi "Bắc Việt Nam" (North Vietnam), "Nam Việt Nam" (South Vietnam) như một danh từ, một tên nước không chính thức, và có ý nghĩa chính trị. Một số báo chí và cả đài truyền hình trong nước khi chuyển ngữ đã nhầm lẫn với từ "miền Bắc Việt Nam" (northern Vietnam), "miền Nam Việt Nam" (southern Vietnam), và có ý nghĩa vùng miền địa lý.
Nói chung, một số chính phủ nước ngoài cho rằng trên dãy đất này có 2 quốc gia khác nhau, và sau đó là 3 quốc gia khác nhau, với những "quốc kỳ", "quốc ca", "thủ đô", đồng bạc, chính phủ, quân đội, và vùng kiểm soát, quản lý khác nhau. Chứ không phải họ coi "Việt Nam có 2 nước", "VN có 2 nhà nước", "VN có 2 quốc gia", hay "2 nước Việt Nam", "2 nhà nước VN", "2 quốc gia VN".
Làm sao có thể tồn tại cái khái niệm Việt Nam có 2 nước, hay 2 nhà nước, hay 2 quốc gia? Đó là một khái niệm phi thực tế và bất khả thi, thậm chí ảo tưởng và loạn logic. Giống như bây giờ bảo nước A có 2 nước, nhà nước A có 2 nhà nước, quốc gia A có 2 quốc gia. Hoặc có 2 nước A, 2 nhà nước A, 2 quốc gia A. Hoặc ông A có 2 người, hay có 2 ông A, tức là một loại "logic" quái gỡ kỳ quặc vô phương lý giải.
Thí dụ: Trên bán đảo Triều Tiên có 2 đất nước, quốc gia khác nhau, một là nước CHDCND Triều Tiên, hai là nước Hàn Quốc, không tồn tại khái niệm 2 nước Triều Tiên, 2 nhà nước Triều Tiên, hay 2 quốc gia Triều Tiên. Cũng như các danh từ "North Vietnam" (Bắc Việt Nam), "South Vietnam" (Nam Việt Nam), các danh từ "North Korea" (Bắc Triều Tiên, Bắc Hàn), "South Korea" (Nam Triều Tiên, Nam Hàn) được các chính phủ quốc tế sử dụng như một tên nước không chính thức, và dùng nó với ý nghĩa là 2 đất nước, nhà nước, quốc gia khác nhau.
Ấn Độ và Pakistan sau khi chia cắt thì thành 2 quốc gia, làm gì có khái niệm 2 nước Ấn Độ, 2 quốc gia Ấn Độ, 2 nhà nước Ấn Độ?
Ngay cả CHND Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) thì thế giới xưa nay cũng chỉ có hai hướng quan niệm, một là Trung - Đài là 2 quốc gia khác nhau, hai là nguyên tắc 1 nước Trung Hoa mà Bắc Kinh đang theo đuổi, chứ làm gì có khái niệm 2 nước Trung Hoa, 2 quốc gia Trung Hoa, 2 nhà nước Trung Hoa?
Dĩ nhiên, những vấn đề trên là nói đến các cách gọi của một số chính phủ nước ngoài. Còn lập trường, quan điểm, tâm tư tình cảm của dân tộc Việt Nam thì là khác. Đối với đại khối dân tộc Việt Nam thì chỉ có 1 nước Việt Nam bị giặc từ bên ngoài kéo quân đến xâm lược và phải đánh đuổi mọi ảnh hưởng của chúng đi để giành lại độc lập, hòa bình, thống nhất. Và thực tế những gì diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam cũng phù hợp với quan điểm, lập trường của dân tộc Việt Nam.
Thời Pháp, các chính phủ nước ngoài nói rằng tại Việt Nam có 2 nhà nước, Nam Kỳ là của nhà nước Đại Pháp, và nhà nước Đại Nam ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ do Pháp "bảo hộ". Họ nói rằng Việt Nam có 3 chế độ cai trị Bắc - Trung - Nam khác nhau. Nhưng đối với quan điểm và lập trường của đại khối dân tộc Việt Nam thì chỉ có 1 nước Việt Nam bị thực dân Pháp cai trị.
Thời Mỹ, các chính phủ nước ngoài nói rằng ở Việt Nam có 2 quốc gia khác nhau: Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam. Nhưng đối với quan điểm và lập trường của đại khối dân tộc Việt Nam thì chỉ có 1 nước Việt Nam bị giặc Mỹ xâm lược, và nửa bờ cõi Việt Nam bị đế quốc Mỹ thống trị.
Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 4, tháng 4 năm 1956, chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì hội nghị, đã kết luận: "Chúng ta phải nhớ rằng, kẻ thù của nhân dân ta là đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng còn chiếm giữ một nửa đất nước ta và chúng đang chuẩn bị chiến tranh vì vậy chúng ta cần phải luôn luôn nắm vững ngọn cờ hòa bình, nhưng đồng thời phải luôn luôn nâng cao đề phòng và cảnh giác."
Đỗ Hùng và một số người trong báo Thanh Niên, cũng như một số người khác mà còn nghĩ mình là công dân Việt Nam nên nhớ: Trên lãnh thổ Việt Nam thì luật pháp Việt Nam là cao nhất, lớn nhất! Còn luật pháp quốc tế là một nguồn tham khảo quan trọng. Luật pháp quốc tế không đứng trên luật pháp và đạo lý Việt Nam.
Trong một số tranh chấp chủ quyền, các bên có thể sẽ phải căn cứ trên luật pháp quốc tế để tranh tụng tại tòa, nhưng điều đó không có nghĩa ông dựa vào đó rồi ông tự cho mình cái quyền đi lợi dụng chức quyền báo chí của mình để tuyên truyền thông điệp hạ thấp luật pháp và đạo lý Việt Nam, đặt quan điểm luật pháp và góc nhìn của nước ngoài lên trên nước nhà, đầu độc thế hệ trẻ.
Tại sao phải vô hiệu hóa công hàm Phạm Văn Đồng?
Công hàm Phạm Văn Đồng là một công hàm có nội dung cho biết Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ tôn trọng 12 hải lý lãnh hải Trung Quốc đúng theo thông lệ quốc tế, và thực tế sau này con số 12 hải lý đó đã được quy định trong pháp lý quốc tế, luật biển Liên Hiệp Quốc.
Công hàm đó không phải là một công hàm chuyển giao Hoàng Sa cho Trung Quốc, vì nội dung công hàm không có ý nghĩa như thế. Nội dung công hàm không có một chữ nào nói về vấn đề chuyển nhượng chủ quyền hay vấn đề Hoàng Sa.
Chủ quyền lãnh thổ là việc của Quốc hội, không phải việc của Thủ tướng. Thủ tướng không phải là người quyết định chủ quyền. Do đó, bức thơ này của thủ tướng Phạm Văn Đồng không có ý nghĩa về chủ quyền, lãnh thổ Việt Nam. Luật pháp Việt Nam xưa nay quy định lãnh thổ Việt Nam là bất khả xâm phạm, do đó không chỉ có Thủ tướng, mà cả Quốc hội cũng không có quyền chuyển nhượng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Do đó, bức thơ này không có ý nghĩa chuyển nhượng chủ quyền lãnh thổ VN.
Trong trường hợp này, giả sử nếu có, sự chuyển nhượng cũng không có giá trị, không có hiệu lực và không đúng với luật pháp quốc tế. Như trên đã nói, bà Monique Chemillier-Gendreau, nữ giáo sư thạc sĩ ngành công pháp và chính trị học của trường Đại học Paris VII - Denis Diderot của Pháp, đã ghi nhận: "Người ta không thể chuyển nhượng những gì người ta không có quyền lực." Năm 1958, Việt Nam không kiểm soát, quản lý Hoàng Sa. Do đó, Việt Nam không thể chuyển nhượng hay bàn giao nơi này cho bất cứ ai.
Dù cho coi Hoàng Sa lúc đó là của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, của Mỹ, hay "của VNCH" đi nữa, thì sự thật thực tế là năm 1958 VNDCCH không kiểm soát Hoàng Sa, cho nên không thể chuyển nhượng cái mà mình không kiểm soát, quản lý thực tế.
Còn nếu muốn hứa hẹn chuyển nhượng trong tương lai sau khi đã giành lại địa điểm đó, thí dụ VNDCCH nếu muốn hứa sẽ chuyển giao Hoàng Sa cho Trung Quốc khi nào giành lại Hoàng Sa từ tay Mỹ, thì nội dung phải nói cụ thể rõ ràng điều đó. Nhưng nội dung công hàm Phạm Văn Đồng không có điều nào như vậy.
Như vậy, trong trường hợp này, giả sử nếu có, thì sự chuyển nhượng đó là không có giá trị pháp lý, vừa không có giá trị pháp lý Việt Nam, vừa không có giá trị pháp lý quốc tế.
Đó là các vấn đề chính, nội dung chính trong bản công hàm. Còn tất cả những cái khác đều là Trung Quốc suy diễn, xuyên tạc, tuyên truyền theo lợi ích và lòng tham của họ. Bọn tàn dư ngụy là bọn bán nước, nên không có gì lạ khi bọn họ hùa theo trò xuyên tạc của Trung Quốc, giúp chứng minh Hoàng Sa đã bị bán cho Trung Quốc, có nghĩa là thuộc chủ quyền của Trung Quốc, giúp Trung Quốc củng cố chủ quyền trái phép. Ngoài Trung Quốc và bọn bán nước người Việt ra, không một ai trên thế giới này diễn giải ý nghĩa công hàm Phạm Văn Đồng theo kiểu xuyên tạc trắng trợn và lố bịch đó.


12 hải lý theo quyền hạn quốc gia căn cứ trên luật biển quốc tế. Nguồn số liệu: United Nations Convention on the Law of the Sea - Luật biển Liên Hiệp Quốc
Vậy tại sao cần phải vô hiệu hóa công hàm Phạm Văn Đồng, tại sao cần phải vô hiệu hóa vấn đề Việt Nam tôn trọng 12 hải lý lãnh hải Trung Quốc, điều đó có gì sai?
Còn nếu ông cứ cố gắng tưởng tượng, tâm thần hoang tưởng kiểu Nguyễn Doãn Kiên, một tay cực đoan cuồng tín, thần kinh hoang tưởng trong Pháp Luân Công rằng công hàm đó có ý nghĩa là một hợp đồng chuyển nhượng chủ quyền, thì tại sao cần phải vô hiệu hóa cái vốn đã vô hiệu ngay từ ban đầu, như đã phân tích ở trên?
Con số chình ình 12 hải lý giấy trắng mực đen trong bản công hàm có chữ ký của cụ Đồng. "12 hải lý" là một nội dung cụ thể được định rõ (definite) và không thể suy diễn. Tất cả những nội dung khác không phải là nội dung cụ thể được định rõ, nên không có tác dụng, không có giá trị pháp lý, không có hiệu lực pháp lý khi tranh tụng tại tòa án quốc tế, dù.cho các nội dung đó bị Trung Quốc lợi dụng, suy diễn mơ hồ lệch lạc, uốn nắn bẻ cong ý nghĩa nội dung, vặn vẹo chữ nghĩa, vặn vẹo nội dung công hàm.
Trung Quốc lâu nay chỉ có các "bằng chứng" về sự thám hiểm và khám phá của họ, chứ không có những bằng chứng về sự xác lập chủ quyền của họ như các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn triều Minh Mạng của Việt Nam đã làm. Do đó họ bị yếu lý luận và đành phải bám vào bất cứ "chiếc phao" nào có thể.
Bọn chống cộng cực đoan ở Bolsa không biết gì nên phụ họa hùa theo Trung Quốc đã đành, đàng này Đỗ Hùng còn tệ hơn cả bọn họ, phụ họa theo cả Trung Quốc và bọn chống cộng cực đoan Bolsa.
oOo
Phải chăng vì những ngộ nhận, nhầm lẫn tai hại nghiêm trọng này mà Đỗ Hùng và báo Thanh Niên mấy năm nay luôn là một trong những anh chàng "hiệp sĩ" Kihôtê tiên phong đi đầu, phụ họa đi theo một nhóm phản động phá hoại đất nước tiếm danh "nhân sĩ, trí thức", đi đầu trong nỗ lực cào bằng "quân bình hóa" các giá trị lịch sử, "đốt đền thờ", đánh thức, vực dậy và phục dựng cái thây ma gọi là "VNCH"?
Họ làm vậy là do họ ngộ nhận, không hiểu biết, vô ý thức, vô trách nhiệm, hay họ là một nhóm lợi ích trong ngành báo, vì lợi ích nhóm nào đó nên muốn tìm kiếm "liên minh" với đám tàn dư ngụy đầu sỏ phản động lưu vong trên đất Mỹ?
Hay là họ bị hoang tưởng về khái niệm "thế giới phẳng", nghĩ rằng thế giới phẳng thì phải cào bằng lịch sử dân tộc, cào bằng cả thế giới, xem ai cũng như ai, phe nào cũng giống phe nào?
Quyền lực thứ 4 mà như thế này thì hại nước, hại dân.
Thiếu Long
Thanh_Minh · 582 tuần trước
lansongxanh · 582 tuần trước
Hawkeye · 581 tuần trước
chuyenngayxua · 581 tuần trước
Luận · 581 tuần trước
Bảo · 581 tuần trước
Nếu nói những kẻ này do tham gia tập PLC thì cái thứ này xấu, thế nhưng đạo phật cũng có thằng Thích Quảng Độ gì đấy rất vô loại, lợi dụng tín ngưỡng để phá hoại, thiên chúa giáo cũng có những kẻ như thế. Đây có phải là chỉ là 1 số kẻ lợi dụng tự do tôn giáo để phá hoại, hay PLC là 1 tổ chức nguy hiểm đang đầu độc người dân để mưu đồ gì đấy.
thieulongtexas 72p · 581 tuần trước
Sự thật thực tế là Lý Hồng Chí và một số "cao tăng" Pháp Luân Công không chỉ có truyền thụ Pháp Luân đại pháp và công phu tu đạo, tu thiền, mà họ còn dạy một số giáo lý, trong đó có những truyền dạy đá đểu, đá xoáy, thậm chí chửi thẳng mặt Đảng Cộng sản Trung Quốc, gọi đích danh là tà giáo, tà đạo này kia, còn Mao Trạch Đông là quỷ Satan, là ma vương, quỷ vương.
Tuy nhiên đó là Lý giáo chủ và một số lãnh đạo PLC dạy như vậy. Nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ trong hệ thống tu pháp đồ sộ của "tôn giáo", "giáo phái" này. Ở bên Tàu nó gần như là một tôn giáo có tính chất mê tín dị đoan, và khá gần với phong trào giặc Hoàng Cân (Khăn vàng) thời Tam Quốc hay Bạch Liên giáo thời Minh mạt sau này. Có lẽ vì vậy nên nhà cầm quyền Trung Quốc lo sợ, lo xa?
Nói theo lý thì nếu PLC ngây thơ vô tội, em chỉ lo vô tư tu hành, thì mắc mớ gì người ta bắt làm gì cho mệt? TQ nó hơi phát xít một chút, hơi hiếu chiến một chút nhưng cũng không tới mức bị mát dây. Còn nếu nói ĐCSTQ đàn áp PLC vì nhiều người theo quá, phong trào lớn mạnh quá, sợ làm áp đảo ĐCSTQ thì cũng không hợp lý.
Thứ nhất là PLC thật ra cũng không phải quá nhiều người theo như vậy, và trong số đó người theo cũng ko phải trung thành gì, mà họ luyện PLC giống như luyện dưỡng sinh, Thái Cực, Yoga, ngồi thiền vậy thôi, ngay cả Lý Hồng Chí có bị bắt họ cũng không quan tâm. Sở dĩ thấy có vẻ đông như vậy là vì Trung Quốc dân số quá đông cho nên thấy nó đông, chứ tỷ lệ học viên Pháp Luân Công so với tổng dân số TQ cũng không phải là chiếm đa số hay áp đảo gì các tôn giáo khác, chứ đừng nói là với ĐCSTQ, có số lượng đảng viên đông nhất thế giới, chưa kể các cán bộ, nhân viên, thuộc cấp ngoài đảng nhưng là ủng hộ viên, cảm tình viên của đảng. PLC so với nó chả bõ bèn gì. Vả lại PLC là dưỡng sinh, tín ngưỡng, còn ĐCSTQ là chính trị, ăn nhậu gì nhau? Tại sao phải bắt vì thấy đông quá?
Thứ hai là tăng ni Phật tử và tín đồ Phật giáo TQ đông gấp chục lần người luyện Pháp Luân Công. Người học võ Thiếu Lâm ở TQ đông gấp đôi Pháp Luân Công. Võ Thiếu Lâm có cả vạn võ đường ở TQ, Pháp Luân Công không có nhiều cơ sở như vậy. Vậy thì tại sao Trung Nam Hải không đi đàn áp Phật giáo với võ thuật Thiếu Lâm, thậm chí còn dùng tiền để "phát dương quang đại", mà lại đi đàn áp tụi PLC làm gì cho mệt? Chưa kể nếu lành mạnh thì PLC hoàn toàn có thể đc sử dụng làm một thương hiệu đặc thù của Trung Quốc, điều này bọn TQ rất thích và họ đã làm vậy với Thiếu Lâm, dùng như là một đặc sản văn hóa để PR với thế giới bên ngoài, nhất là lãnh vực du lịch.
Như vậy chỉ có thể là có lý do chính trị sâu xa, và có hại gì đó trong đó thì Bắc Kinh nó mới chống lại và đàn áp. Chứ có lẽ không phải đương không mà đàn áp đột xuất. Không có lửa mà có khói.
Tuy nhiên, đó là PLC Trung Quốc. Còn PLC VN thì cho đến giờ chỉ có một bộ phận rất rất nhỏ là chống báng, chính chị chính em. Còn đại bộ phận cộng đồng PLC VN là có tôn chỉ phi chính trị, tránh chính chị chính em. Nhiều người PLC VN còn có công phối hợp với công an cô lập và bắt giữ một số phần tử xấu trong nội bộ PLC.
Vụ thằng Kiên vừa rồi chỉ là một trường hợp cá biệt, một vài cá nhân có lẽ bị luyện công quá độ nên bị tẩu hỏa nhập ma và biến tính thành điên loạn chứ chưa chắc nói lên bản chất của PLC VN.
Lưu ý ngòai Pháp Luân Công còn có một tà giáo gần giống như vậy bên Mỹ này trong cộng đồng người Việt hải ngoại của một bà tự xưng là Thanh Hải vô thượng sư, rất tai tiếng ở Mỹ, và đã bị VN liệt vào danh sách tà đạo, tà môn. TQ hình như cũng đưa họ vào danh sách bàng môn tả đạo, mê tín dị đoan. Có rất nhiều người ngồi thiền sai và bị hóa điên khi tu luyện theo biện pháp của Thanh Hải vô thương sư. Suy ra Pháp Luân Công có thể cũng gặp trường hợp đó, có nhiều tín đồ ngồi thiền sai, luyện không đúng, thở không đúng cách, rồi bị tẩu hỏa nhập ma hóa điên hóa rồ. Trường hợp thằng Doãn Kiên và đồng bọn điên điên khùng khùng thần kinh rung rinh cũng có thể là như vậy.
Pháp Luân Công Việt Nam thực tế cho đến nay không có biểu hiện gì cho thấy họ là một tổ chức, thực thể gắn kết đủ sức thành một tôn giáo, giáo phái chặt chẽ. Mà họ chỉ là những người tu luyện rời rạc, lẻ tẻ theo cách tu tâm dưỡng tánh và tu luyện của Pháp Công Luân xuất xứ từ TQ. Họ không có biểu hiện phản động ở cấp tổ chức, mà chỉ là ở vài cá nhân rất nhỏ, lẻ tẻ, rời rạc. Và những người PLC khác có giúp công an và chính quyền địa phương lùng bắt và nghiêm trị bọn này. Cho nên thực tế đến nay, ở Việt Nam, PLC vẫn là vô hại!
Còn sau này họ còn vô hại nữa hay không, lâu nay họ vô hại thật hay là họ giấu mình ẩn nhẫn chờ thời, điều đó thời gian tới chúng ta sẽ biết.
Lê Hiền · 581 tuần trước
Lamda · 581 tuần trước
Còn về những bài viết của thằng Đỗ Hùng thì ban lãnh đạo báo Thanh Niên phải chịu trách nhiệm và ông TBB nếu không bị kỷ luật thì cũng nên từ chức.
Hoà Bình · 581 tuần trước
Cám ơn bạn Thiếu Long về một bài viết mạnh mẽ và đầy sức thuyết phục.
TQH · 581 tuần trước
TQ nói láo, lũ ba que láo theo, Đỗ Hùng TN cũng ăn theo.
Hoà Bình · 581 tuần trước
Dương Danh Huy · 581 tuần trước
Lập luận chính thức của VN về HSTS (được TT NT Dũng nhắc lại trước Quốc hội) viện dẫn các tuyên bố và hành động chủ quyền của VNCH đối với hai quần đảo này.
Vậy thì nếu các tuyên bố và hành động chủ quyền đó không có giá trị pháp lý thì sao? Có sẽ ảnh hưởng gì đến chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa hay không?
Media · 581 tuần trước
thieulongtexas 72p · 581 tuần trước
Về luật pháp thì tôi nghĩ ở đây chỉ nói có hoặc không thôi chứ không thể đặt giả định "nếu" được. Sự thật khách quan là các tuyên bố và hành động chủ quyền của "Quốc gia Việt Nam - Việt Nam Cộng hòa", và cả triều Nguyễn dưới thời Pháp thuộc là không có giá trị pháp lý đối với luật pháp của nước Việt Nam DCCH và CHMN Việt Nam, tiền thân của nước CHXHCN Việt Nam ngày nay, theo các hiến pháp, luật pháp, các tuyên bố, văn kiện ngoại giao của nước ta trong thời gian các "triều đình", "chính quyền" ngoại thuộc đó tồn tại.
Tuy nhiên, các tuyên bố và hành động chủ quyền của các triều đình và chính quyền nói trên có giá trị pháp lý quốc tế, là cơ sở để đàm phán song phương trở lên. Vì đương nhiên ông đàm phán với một nước khác thì làm sao ông có thể lấy luật pháp của 1 phía VN để làm cơ sở, vì vậy ông phải lấy luật pháp quốc tế để làm cơ sở đàm phán hoặc tranh tụng tại tòa án quốc tế.
Xét theo vấn đề các triều đình nhà Nguyễn chỉ bị coi là được Pháp "bảo hộ", có quan hệ ngoại giao với Pháp, "Quốc gia Việt Nam" - "Việt Nam Cộng hòa" có quan hệ ngoại giao với nhiều nước. Thì có thể xem là các tuyên bố và hành động chủ quyền của họ là có giá trị pháp lý quốc tế.
Khi nói đến "giá trị pháp lý" thì cần nói rõ ràng là giá trị pháp lý nào, của ai, của VNDCCH/CHMNVN hay của "VNCH", của Việt Nam hay của quốc tế.
Sau khi giành lại độc lập chính thức, chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố hủy bỏ tất cả những gì thực dân Pháp ký kết về Việt Nam. Nghĩa là những tuyên bố và hành động chủ quyền của triều Nguyễn thời Pháp thuộc và của chính phủ Pháp mà có lợi cho chủ quyền Việt Nam thì cũng đều không có giá trị pháp lý Việt Nam.
Nhưng, khi đàm phán với Trung Quốc cắm cột mốc ở biên giới phía Bắc Việt - Trung thì ta lại vẫn dùng hiệp định Pháp - Thanh để tham khảo, thậm chí để làm chuẩn, lấy đó làm cơ sở. Bởi vì các tuyên bố và hành động chủ quyền của triều Nguyễn thời Pháp và thực dân Pháp tuy không có giá trị pháp lý Việt Nam, nhưng có giá trị pháp lý quốc tế, vì vậy khi đàm phán với TQ thì chúng ta phải dùng tới nó, mặc dù luật pháp VN không công nhận giá trị pháp lý (VN) của nó.
Như vậy, cũng tương tự triều Nguyễn thời Pháp thuộc, các tuyên bố và hành động chủ quyền của "QGVN" và "VNCH" có giá trị pháp lý quốc tế, không có giá trị pháp lý Việt Nam. Khi đàm phán hoặc tranh tụng trên tòa án quốc tế, thì các bên sẽ dùng pháp lý quốc tế làm cơ sở đàm phán/tranh tụng.
Cái hiện thực nói trên ảnh hưởng lợi hay hại đến chủ quyền của Việt Nam (tức là CHXHCN Việt Nam, quốc gia Việt Nam hiện tại) như thế nào thì mình không thể rõ ràng được, vì mình không nắm được cụ thể chi tiết luật pháp quốc tế về tranh chấp chủ quyền trong trường hợp tương tự thế này, e rằng cần phải có những chuyên gia, chuyên viên.
Vấn đề chính quyền người Việt thực hiện chủ quyền liên tục tác động đến tranh tụng và phán quyết thế nào cũng không phải là điều gì quá rõ ràng, chưa kể vẫn có thể vướng triều Nguyễn thời Pháp thuộc. Lúc đó chỉ có một mình Pháp quan hệ ngoại giao với triều đình Huế. Cho nên cái gọi là "chính quyền người Việt thực hiện chủ quyền liên tục" cũng không phải là cái gì đó chắc chắn.
Còn đoạn mình viết mà bạn thắc mắc, đoạn đó mình viết có nghĩa là: Nếu các tuyên bố và hành động chủ quyền của "VNCH" có giá trị pháp lý, thì sự im lặng của họ trong những lúc bị Trung - Đài - Phi "gặm nhấm" phía đông Hoàng Sa và một phần Trường Sa cũng có giá trị pháp lý. Im lặng không có nghĩa là đồng tình, nhưng vẫn có hại cho chủ quyền của "VNCH", vì lúc đó những nơi đó đang trong vùng kiểm soát của họ.
Đồng thời, theo pháp lý quốc tế, các tuyên bố và hành động chủ quyền của nước "VNCH" như tuyên cáo chủ quyền của họ, có liên hệ và thuận lợi cho chủ quyền của CHXHCN Việt Nam hay không, thì câu trả lời sẽ không lạc quan, bởi vì CHXHCN Việt Nam là thừa kế của VNDCCH và CHMNVN chứ không phải là thừa kế của "VNCH", thậm chí còn là kẻ thù đã lật đổ quốc gia "VNCH" bằng vũ lực.
Nếu bạn đọc kỹ lại bài trên sẽ thấy rằng cái gọi là "VNCH" bàn giao chính quyền cho Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một cách giải thích không xuôi và khó được đồng thuận trên tòa án quốc tế. Và các chính phủ quốc tế đặt quan hệ ngoại giao với các bên tại Việt Nam trong thời điểm đó với tư cách là các đất nước, quốc gia khác nhau. Không tồn tại khái niệm 2 nước Việt Nam, 2 nhà nước Việt Nam. Nói cách khác, luật pháp quốc tế coi "VNCH" và VNDCCH/CHXHCN Việt Nam là 2 đất nước, quốc gia khác nhau, chứ không phải là "2 nước Việt Nam".
Theo tôi, Trung Quốc có thể lợi dụng vấn đề "chủ quyền của VNCH" và sự không tồn tại của "VNCH" để ám chỉ rằng họ không cần trả Hoàng Sa lại cho CHXHCN Việt Nam trước hiện thực "VNCH" không còn tồn tại.
Hồng Anh · 581 tuần trước
Lê Việt · 581 tuần trước
Không chỉ TQ có thể mượn cớ đó không trả lại , mà chủ quyền của CHXHCN VN đang giữ cũng sẽ lung lay vì đã chiếm lĩnh bằng vũ lực quân sự trái luật pháp quốc tế. Xem chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch giải phóng Trường Sa năm 1975.
Hồng Anh · 580 tuần trước
Theo tôi biết thì đúng là không có văn kiện, văn bản luật pháp nào công nhận VNCH là 1 quốc gia/nhà nước. Các hiệp định các bên trong và ngoài nước ký kết ở Geneva, Pari về VN cũng không điều nào xem các bác cờ vàng QGVN+VNCH là quốc gia/nhà nước. Như thế thì họ không có giá trị pháp lý của VN là 1 sự thật khách quan thì phải công nhận dù thích hay không, lợi hay hại.
Lạc Quân · 580 tuần trước
QuanSuVN · 580 tuần trước
Bolsevik · 580 tuần trước
CafeDenHN · 580 tuần trước
Về PLQT thì chắc là có ? Điều này tớ kô rõ nên kô dám lạm bàn.
Các điều ấy ảnh hưởng đến chủ quyền lãnh thổ biển đảo Việt nam thế nào ? Tớ thấy chả ảnh hưởng gì. Nếu kô vác nhau ra tòa kiện tụng thì làm sao ảnh hưởng gì ? Điều ấy chưa thấy thực tế gì trong hiện tại hay tương lai gần sắp tới. Nếu kô vác nhau ra tòa án cuốc tế kiện tụng nhau thì SÚNG TO ĐẠN CỨNG, các tàu chiến tàu ngầm mới nhập về mới ảnh hưởng đến chủ quyền chứ không phải những lý lẽ pháp lý suông dùng để cãi nhau trên tòa.
thieulongtexas 72p · 580 tuần trước
TQ nó sẽ nói rằng nó không cần trả lại HS cho CHXHCN Việt Nam. Bởi vì CHXHCN Việt Nam chẳng những không phải là thừa kế, là hậu thân, hậu duệ của "VNCH", mà còn là "kẻ thù" của "VNCH", là thủ phạm (VNDCCH, CHMNVN, CHXHCN Việt Nam là 1) đã tiêu diệt làm sụp đổ nước "VNCH", quốc gia "VNCH".
Xin lưu ý trong tuyên cáo chủ quyền của "VNCH" ngày 14/2/1974 gần 1 tháng sau hải chiến Hoàng Sa, thì trong đó ghi rất rõ những từ ngữ "chủ quyền của VNCH", "nhân dân VNCH" v.v., thay vì "chủ quyền Việt Nam", "nhân dân Việt Nam" như các văn kiện chính trị của VNDCCH và CHMNVN. Điều đó chứng tỏ chính họ (ngụy) cũng đã vô tình bác bỏ cái khái niệm "2 nước Việt Nam", nghĩa là chính họ cũng nhận rằng họ là một quốc gia riêng biệt, ly khai, và độc lập với VNDCCH (tiền thân của CHXHCN Việt Nam).
thieulongtexas 72p · 580 tuần trước
- Các tuyên bố và hành động chủ quyền của các triều đình và chính quyền bù nhìn từ thời Pháp thuộc đến năm 1975, trong đó bao gồm "VNCH", là không có giá trị pháp lý Việt Nam, đó là sự thật khách quan, không có chữ "nếu". Bởi vì kể từ năm 1946, từ khi Việt Nam có Quốc hội, có Hiến pháp, có luật pháp cho đến nay, thì không có luật VNDCCH hay CHXHCN Việt Nam nào trong thời gian đó, hay các hiệp định có liên quan nước ngoài nào có chữ ký VN trong đó mà công nhận các chính quyền đó là một quốc gia, nhà nước.
- Các tuyên bố và hành động chủ quyền của các triều đình và chính quyền bù nhìn nói trên có thể có giá trị pháp lý quốc tế, nếu các bên liên quan đồng ý xét đến vấn đề nhiều chính phủ nước ngoài thiết lập ngoại giao với họ với là một quốc gia, nhà nước.
Khi đàm phán gì đó thì thường các bên sau khi thỏa thuận thì cũng sẽ đi tới sự đồng thuận là dùng luật pháp quốc tế giải quyết tranh chấp, giải quyết khác biệt, chứ đương nhiên sẽ không công bằng khi dựa trên luật pháp của 1 trong 2 phía để giải quyết vấn đề đó.
Còn trong tranh tụng trên Tòa án Công lý Quốc tế, một phân ban của LHQ, thì tất nhiên là các bên phải tranh tụng dựa trên luật pháp quốc tế. Tranh chấp giữa Việt Nam với các nước, trong đó có TQ, chỉ có 2 cách giải quyết duy nhất, một là bằng đầu súng, hai là bằng tranh tụng tại tòa án quốc tế nói trên.
Tính pháp lý quốc tế và các giá trị của nó, trong sự tranh chấp nói trên, sẽ có ảnh hưởng trong thời gian cuộc tranh tụng chủ quyền giả định đó diễn ra trên tòa.
- Khi đã tranh tụng và giải quyết căn cứ trên luật pháp quốc tế, thì các tuyên bố và hành động chủ quyền của các chính quyền bù nhìn từ thời Pháp thuộc đến năm 1975 sẽ ảnh hưởng thế nào đến phán quyết và sự thắng kiện hay thua kiện của các bên liên quan? Nói cách khác, nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đến chủ quyền của VN trong khi tranh tụng tại tòa?
Theo tôi, có cả tiêu cực lẫn tích cực. Tích cực: Có tính liên tục của các chính quyền tộc Việt, người Việt. Nhưng thế mạnh này sẽ mạnh ở mức độ nào thì không thể nói trước đc. Bởi vì: 1) Đúng như bạn cheohatboi đề cập, yếu tố chủng tộc sẽ tác động ra sao vào cuộc tranh tụng? Đã có tiền lệ nào về sự thắng kiện nhờ yếu tố chủng tộc hay chưa?
2) Liệu các bên có công nhận các triều đình bù nhìn thời Pháp thuộc, trong một chế độ thực dân kiểu cũ hay không? Họ sẽ coi đó là một chính quyền của người Việt hay là chính quyền của người Pháp? Xin lưu ý đây còn là thời thực dân thuộc địa kiểu cũ.
Hơn nữa, các triều đình tại Huế thời Pháp thuộc chỉ có 2 quan hệ ngoại giao đó là với mẫu quốc Đại Pháp và "thiên triều" Mãn Thanh, với tư cách ngoại giao của thời thực dân thuộc địa nửa phong kiến lúc đó, thì luật pháp quốc tế, tòa án quốc tế và các bên sẽ đánh giá ra sao về chuyện này cũng là điều không thể nói trước.
Nếu họ không coi đó là một chính quyền người Việt được tính vào, thì cái gọi là "chính quyền người Việt thực thi chủ quyền liên tục" trở thành moot point, vô dụng, vô nghĩa. Bởi vì nó chẳng có liên tục gì cả.
Tiêu cực: Các tuyên bố và hành động của "QGVN - VNCH" có giá trị pháp lý quốc tế thì có nghĩa là "QGVN - VNCH" là một quốc gia độc lập. Như vậy có nghĩa là cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam bị phi nghĩa hóa, khoan nói đến các vấn đề luật pháp và đạo lý Việt Nam, chỉ nói đến vấn đề chủ quyền biển đảo thôi thì điều này là có hại cho nó. Bởi vì điều đó có nghĩa là cuộc chiến do Việt Nam DCCH phát động và tiến hành là một cuộc chiến tranh xâm lược và thụ đắc lãnh thổ bằng vũ lực (một điều mà luật pháp quốc tế từ năm 1970 đã cấm) đối với một quốc gia khác.
Đồng thời, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Cộng hòa miền Nam Việt Nam trở thành một thành phần chính trị "phản quốc", "phản bội" hoặc là phiến loạn, phiến quân (bởi vì "VNCH" đã là "chính thống", "chính danh"). Như vậy là "lãnh thổ VNCH" đã bị thụ đắc bởi vũ lực xâm lược và phản loạn, điều này đã phủi sạch cái gọi là "chính quyền Dương Văn Minh bàn giao chính quyền cho CHMNVN" (và còn những yếu tố khác không ổn, mà các bạn có thể đọc lại ở trên bài viết chính), và cũng phủi sạch cả chiến dịch giải phóng Trường Sa của QĐNDVN từ quốc gia Bắc Việt Nam - VNDCCH, thụ đắc Trường Sa bằng vũ lực từ tay của quốc gia Nam Việt Nam - "VNCH".
Như vậy, chẳng những Trung Quốc và các nước có thể nói trên tòa là họ khỏi cần trả lại cho CHXHCN Việt Nam, mà chủ quyền biển đảo đang tranh chấp mà QĐNDVN đang đóng giữ, kiểm soát và quản lý hiện nay cũng bị lung lay và yếu đi nhiều về pháp lý quốc tế, nếu "bọn kia" vặn đến cùng.
Nếu giải quyết theo luật pháp Việt Nam như chú QuanSuVN đã nêu, rằng đó là lãnh thổ Việt Nam ngay từ đầu, sau đó bị thực dân cũ Pháp, thực dân mới Mỹ, bành trướng Bắc Kinh thay nhau xâm lược chiếm đóng, và các nước khác cũng vào đục nước béo cò phỗng tay trên và bây giờ Trung Quốc phải trả "tài sản" đó lại cho người chủ thật sự, tức là Việt Nam, là người đã xác lập chủ quyền đầu tiên tại những nơi này. Thì cách đó cũng sẽ rất khó khăn, không có tính liên tục, nhưng ít ra có một đối tượng rõ ràng cho TQ và các bên trả lại: CHXHCN Việt Nam, là thừa kế của VNDCCH và cả CHMNVN, mà VNDCCH là thừa kế trước đó từ nhà Nguyễn (Cách mạng tháng tám không phải là một cuộc chiến tranh hay có một chiến dịch quân sự nào, cho nên không ai có thể nói rằng đó là một cuộc thụ đắc lãnh thổ bằng vũ lực).
Tuy nhiên cách đó không dùng được và sẽ không ai dùng. Như đã nói, cách giải quyết tranh chấp nói trên chắc chắn là chỉ có một là quân sự, hai là tranh tụng, chứ không có ai tự nhiên đi rút quân về trao đảo cho phía bên kia. Thậm chí, ngay cả khi thắng kiện tranh tụng thì chưa chắc họ thừa nhận kết quả của tòa, họ cứ đóng quân đó rồi giở lại chiêu "đi đêm" và thỏa thuận lợi ích giữa các nước lớn với nhau.
Nếu bên thua kiện không tuân thủ phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế của LHQ, đặc biệt là Trung Quốc cũng là một thành viên trong Hội đồng Bảo An, thì sẽ giải quyết ra sao? Xưa nay có tiền lệ nào chưa? Luật pháp quốc tế có quy định gì cụ thể gì về trường hợp này ko? Nếu bây giờ họ không chịu tuân thủ rút quân về mà còn vác thêm tàu ngầm, tàu chiến, máy bay hiện đại kéo đến để "bảo vệ lãnh thổ đến cùng" thì làm gì nhau? Lúc đó LHQ có chỉ định cho cả thế giới chiến với bên không tuân thủ đó hay không?
Không phải bi quan nhưng rõ ràng thực tế mà nói thì đó là một chuyện vô cùng xa xôi về lâu về dài. Vì những lý lẽ chưa biết ăn / thua thế nào mà mượn chuyện đó, lấy cớ đó đi phục dựng thây ma, gây hại cho lịch sử, văn hóa, hệ giá trị dân tộc, ổn định chính trị xã hội của nước nhà, như tôi đã phân tích trong phần 9 của loạt bài về hải chiến Hoàng Sa, thật là một hành động cố chấp, u mê, hại nước, hại dân.
thieulongtexas 72p · 580 tuần trước
Tôi nghĩ như vậy là công bằng, không thể nào tiếp tục một cuộc thảo luận xuất phát từ tiên đề "luật pháp quốc tế là duy nhất" hay "luật pháp nước ngoài cao hơn luật pháp nước nhà".
2. Khi nói đến ảnh hưởng đến chủ quyền thì nên nói rõ ràng cụ thể là ảnh hưởng tích cực hay ảnh hưởng tiêu cực. Đây là điều cần thiết cho nó thật minh bạch sáng tỏ cho dễ thảo luận và dễ hiểu ý nhau, hiểu ý nhau nhanh hơn.
3. Phải đặt chung "VNCH" vào các triều đình, chính quyền bù nhìn trước đó, chứ không thể nói về một mình "VNCH". Bởi vì khi ông nói đến tính liên tục của chính quyền người Việt, tộc Việt thì nó đương nhiên bao gồm cả "Quốc gia Việt Nam", "Nam kỳ quốc", các triều đình Huế.... cho đến thời Minh Mạng và các chúa Nguyễn, những triều đình đầu tiên có những hành động thực thi chủ quyền Việt Nam đối với HS-TS. Thiếu 1 thì không được coi là "liên tục".