Cách đây mấy ngày mình đã viết entry Những chữ 'nếu' trong lịch sử hiện đại Việt Nam. Entry này xin được bàn luận và nói thêm về vụ Robert E. Lee, Douglas MacArthur, là hai tướng tài giỏi trong lịch sử nước Mỹ, và nói thêm một cái "nếu" nữa ít nghe nói hơn: Nếu Mỹ thay Westmoreland, Abrams bằng các tướng khác thì có làm thay đổi kết quả Chiến tranh Việt Nam hay không?
Hồi đó lúc mình còn học ở Texas trong Câu lạc bộ cờ vua của trường có mấy thằng Mỹ cũng học môn American History (Lịch sử Hoa Kỳ), khi tán dóc thì họ cũng hay bàn về các đề tài chiến tranh, nhất là Thế chiến II và Chiến tranh Việt Nam.
Có mấy thằng bạn cho rằng Mỹ thua là vì các tướng dỏm. Westmoreland là đại tướng 4 sao tệ nhất, overate nhất (tức là không tài giỏi như thương hiệu, chức tước, uy tín ảo), còn Creighton Abrams chỉ là tầm thường không có gì đặc sắc. Nếu Robert E. Lee (danh tướng của phe Liên minh Miền Nam Hoa Kỳ trong Nội chiến Hoa Kỳ [American Civil War], hay còn gọi là Chiến tranh Giữa các Tiểu bang [War Between the States]) và Douglas MacArthur (danh tướng của Mỹ trong Thế chiến 2 và Chiến tranh Triều Tiên) mà cầm quân, làm tổng chỉ huy thay vì Westmoreland và Abrams thì Hoa Kỳ đã chiến thắng, quét sạch được Việt Cộng, đánh dẹp chiếm được các vùng tạm chiếm và miền Nam VN sẽ trở thành một Alaska, Hawaii mới của Mỹ.
Lúc đó mình chưa đủ trình tiếng Anh để tranh luận với tụi Mỹ về chuyện này. Vả lại thật ra vấn đề tướng Mỹ này mình cũng chưa bao giờ suy nghĩ tới, không có chuẩn bị lý lẽ hay kiến thức gì để thảo luận với bọn họ về chuyện này. Nên mình chỉ nói chung chung là lịch sử thì không thể nói "if", "if" tào lao chi sự. Mình nói chừng nào có cỗ máy thời gian (time machine) hay thuốc trường sinh bất lão cho tướng Lee và tướng MacArthur thì hãy nói đến chuyện "nếu" thế này, "nếu" thế kia. Lee đã qua đời từ lâu, còn MacArthur đã từ lâu không còn được trọng dụng, không cầm quân chỉ huy nổi, về hưu, rồi già yếu bệnh tật và qua đời.
Nhưng về sau đọc này đọc kia đâu đó, tìm hiểu thêm đó đây, thì càng thấy lập luận của họ đã sai lại càng sai. Westmoreland và Abrams xuất thân từ gia đình quân ngũ thâm niên và là những tướng lĩnh rất có khả năng, rất chuyên nghiệp. Họ lập nhiều công lao trong Thế chiến 2. Nhờ các quân công, chiến tích và năng lực đó mà họ có chức vị cao nhất trong quân đội Hoa Kỳ. Trong quân đội Hoa Kỳ không phải dễ dàng mà lên làm được tướng 4 sao.
Trong Chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã quyết thắng cho bằng được với những cố gắng chiến tranh cao nhất, với những chiến lược, chiến thuật, công cụ, phương tiện chiến tranh tối tân hiện đại và tàn ác nhất. Do đó thật là vô lý nếu cho rằng Mỹ chọn những nhân tuyển không xứng đáng để làm tư lệnh tổng chỉ huy, điều hành chiến tranh Việt Nam.
Dù có chơi trò chơi "nếu" với tụi Mỹ đó thì VN vẫn có thể chấp cả Robert E. Lee và Douglas MacArthur. Nếu hai danh tướng đó có cùng nhau chỉ huy, điều hành cuộc chiến thì kết quả cuộc chiến cũng sẽ không có gì thay đổi, cùng lắm sẽ đánh lâu hơn một chút, thế thì lính Mỹ cũng sẽ chết nhiều hơn một chút.
Bởi vì sao, các sở trường của Lee và MacArthur đều không có chỗ dùng, không có chỗ phát huy ở Việt Nam. Sở trường của Lee là phòng thủ, và còn giỏi chiêu "dương đông kích tây", "tấn công" vây đánh điểm A để cứu điểm B, mà binh pháp Trung Hoa gọi là "vây Ngụy cứu Triệu".
Sở trường của MacArthur là sử dụng kỳ binh, tức là dùng một lực lượng đặc biệt để tấn công bất ngờ trong một thời gian ngắn vào một "yếu huyệt" trọng yếu của đối phương, nhất là những mục tiêu mà ít người ngờ tới. Hành quân táo bạo, mạo hiểm, take risk, để giành thắng lợi chiến lược hoặc thắng lợi quyết định.
Ưu điểm của những tướng như MacArthur là nếu thắng thì sẽ thắng rất lớn. Nhưng do tính cách chơi liều của họ mà họ cũng thường sẽ phạm phải những sai lầm chiến lược. Khác với những "văn tướng", "trí tướng" đặt sự từ tốn thận trọng bảo tồn thực lực lên trên hết như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những vị tướng hiếm hoi không mắc phải 1 lỗi chiến lược nào trong lịch sử quân sự thế giới.
Ở Điện Biên Phủ là lỗi chiến thuật nhưng Đại tướng đã kịp thời khắc phục nhanh khi thấy thực tế chiến trường không giống như các thảo luận ở Bộ Chính Trị. Còn Mậu Thân, thắng lợi lần 1 rất to lớn, còn việc hao binh tốn tướng trong lần 2 và 3 là không thuộc trách nhiệm của Đại tướng, vì ông không tán thành việc đánh tiếp lần 2 và 3, làm yếu đi nông thôn và vùng giải phóng.
Sau này nghiên cứu lại thì các chuyên gia quân sự Việt Nam và nước ngoài cũng công nhận là nếu chỉ đánh lần 1 rồi rút êm thì là 1 đại thắng, nhưng do ham đánh thêm cả lần 2 và 3 nên bị hao binh tổn tướng rất nặng nề, yếu tố bất ngờ không còn.
Sai lầm chiến thuật đó của ông Lê Duẩn và các lực lượng miền Nam (phái ủng hộ đánh tiếp lần 2 và 3, không theo ý kiến chỉ đạo ban đầu của Đại tướng và Bộ Chính Trị) càng cho thấy thiên tư quân sự, nhãn quan, tầm nhìn quân sự độc đáo của Đại tướng, ở miền Bắc xa xôi mà vẫn có cái nhìn thấu đáo, tường tận, minh mẫn, chính xác hơn các lực lượng tại chỗ. Đó là một trong những người hiếm hoi có thể "ngồi trong màn trướng quyết việc thắng bại ngoài ngàn dặm".
Sở dĩ Đại tướng Võ Nguyên Giáp không bị sai lầm chiến lược nào trong suốt cuộc đời nam chinh bắc chiến và sự nghiệp quân sự oanh liệt của ông, một phần là vì trước khi đi vào quân sự chuyên nghiệp thì ông là một giáo viên dạy sử, là một nhà nghiên cứu lịch sử chuyên nghiệp.
Khi đã ở trong lĩnh vực sử học chuyên nghiệp thì không thể chỉ có nắm vững đại cương chung chung mà còn phải thấu hiểu, nắm vững các kiến thức chi tiết cụ thể, trong đó có phần lịch sử quân sự (quân sử), lịch sử chiến tranh (chiến sử).
Với trách nhiệm là một nhà nghiên cứu và thầy dạy sử chuyên nghiệp, cộng với sở thích và tính hiếu kỳ chung của thanh niên về đề tài quân sự, cộng với ý chí sôi sục nhiệt huyết cứu quốc khi đất nước đang bị thực dân cai trị, muốn khởi nghĩa đánh giặc cứu nước thì tất phải biết ít nhiều việc binh, nghiệp võ, cho nên người thanh niên Võ Nguyên Giáp đã tìm hiểu chuyên sâu về lịch sử, đặc biệt là quân sử, binh pháp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là 2 tên tuổi nổi tiếng nhất trong lịch sử cận đại/hiện đại Việt Nam. "Thời thế tạo anh hùng", tình thế loạn lạc dưới ách ngoại xâm trong thời Pháp thuộc đã tạo ra 2 người anh hùng dân tộc. Và "anh hùng tạo thời thế", 2 người anh hùng này đã lãnh đạo quân dân cả nước làm nên những chiến công khó tin, làm xoay chuyển thời cuộc không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.
Khi nhắc đến tài năng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì người ta nghĩ ngay đến tài chính trị, thuật dùng người. Khi nhắc đến tài năng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì người ta nghĩ ngay đến tài thao lược, thuật dụng binh. Có lẽ do nhìn thấy thiên tư, năng khiếu bẩm sinh và kiến thức quân sự dồi dào đó mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã phong người tuổi trẻ anh hùng Võ Nguyên Giáp lên làm Đại tướng và tổng tư lệnh quân đội quốc gia.
Cho nên báo chí Mỹ nói Đại tướng không được đào tạo thì cũng không đúng. Tuy Đại tướng không được đào tạo bài bản chính quy trường lớp, nhưng chính lịch sử đánh giặc ngàn năm của cha ông đã đào tạo nên người danh tướng Võ Nguyên Giáp, một thiên tài quân sự. Nhiều tướng lĩnh xuất thân Học viện Quân sự West Point danh giá đã bị thua đau trước người danh tướng tự học này.
Trở lại với MacArthur, tài dùng kỳ binh của ông này có thể thấy được với chiến công lừng danh đánh úp Nhân Xuyên và chuyển bại thành thắng, lật ngược thế cờ Chiến tranh Triều Tiên, chặn đứng đà chiến thắng trông thấy của quân đội Kim Nhật Thành và còn thắng ngược.
Tuy nhiên sau đó, khi MacArthur phải đụng độ với danh tướng Trung Quốc Bành Đức Hoài, một tướng mưu lược nhưng vẫn thua xa Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thì MacArthur đã không thắng nổi và bị cầm chân. Bởi vì Bành Đức Hoài cũng thạo kỳ binh do từng thần tượng và nghiên cứu thiên tài quân sự Hàn Tín từ nhỏ, và còn học được đức tính trầm ổn, dùng binh cực kỳ thận trọng, biết sắp đặt tính kế các đường lùi, các nước cờ dự bị.
"Biết người biết ta, trăm trận không thua", Bành Đức Hoài quá hiểu tính cách liều lĩnh của "đại mạo hiểm gia" MacArthur và rút kinh nghiệm "vết xe đổ" Kim Nhật Thành bị thua trước đó, nên đã đánh theo chiến lược mềm dẻo dằng dai và rất thận trọng, từ tốn, "dĩ nhu chế cương", lấy nhiều vây ít. Và kết quả là MacArthur đã không làm gì được, ông này lại có khuyết điểm nữa là nôn nóng, nóng tính, kém kiên nhẫn, chỉ giỏi dùng kỳ binh và tốc chiến tốc thắng (thể hiện qua chiến công thần tốc đánh 1 lèo tới biên giới Trung Quốc, đuổi quân Bắc Triều Tiên sang biên giới TQ). Khi đụng phải "Thái Cực Quyền" của Bành Đức Hoài thì thuật kỳ binh và chiến lược tốc chiến của MacArthur lập tức trở nên như những quả đấm thôi sơn vào không khí và không còn chỗ sử dụng. Cho nên, ông ta ngày càng nóng tính, tuyên bố dọa sẽ dùng bom nguyên tử biến Trung Quốc đại lục và bán đảo Triều Tiên thành tro than, làm cho Nhà Trắng và Lầu Năm Góc mất mặt.
Ông này còn cãi nhau tay đôi với tổng thống trên phone. Đã không biết kiềm chế, làm xấu quốc thể Hoa Kỳ, ngu chính trị, kết quả chiến cuộc lại không khả quan, nên MacArthur bị triệu về và thay thế. Sau khi "thay tướng giữa trận" thì Mỹ - Liên Hiệp Quốc đã nhanh chóng chiếm lại được Bình Nhưỡng từ tay Trung Quốc, diễn biến chiến cuộc thuận lợi hơn cho Mỹ và đồng minh.
Như vậy cho thấy Lee và MacArthur tuy có tài giỏi nhưng cũng chẳng phải là thần thánh ba đầu sáu tay gì mà nói rằng nếu cầm quân ở VN thì sẽ thắng được VN. Sở trường phòng ngự dẻo dai chắc chắn kín kẽ như tường đồng vách sắt và kỹ thuật "tấn công để phòng ngự" của Lee và sở trường kỳ binh và tốc chiến tốc thắng của MacArthur không có chỗ dùng, không có chỗ phát huy trên chiến trường Việt Nam.
Các sở trường của 2 danh tướng này chỉ có thể dùng để chống trường binh, trường trận, các cuộc hành quân đường dài quy mô lớn của đại binh. Còn VN thì dùng đoản binh, đánh nhanh rút gọn, đánh rồi chạy, đánh rồi chạy, liên tục quấy rối giặc không ngừng. Khiến giặc phải điên đầu, khủng hoảng tinh thần, ăn không ngon ngủ không yên. Ban ngày đang ăn cũng sợ bị đánh, ban đêm nằm trằn trọc không ngủ được vì sợ bị đánh bất ngờ. Họ không biết sẽ bị đánh lúc nào.
Điều này làm cho họ bị rối loạn thần kinh, trầm cảm nghiêm trọng, chưa cần đánh nhiều mà họ đã tự diệt và suy sụp đến chết, chết dần chết mòn. Lính Mỹ chưa kịp bị quân Giải phóng bắn chết thì đã bắn nhau chết trước, sĩ quan bắn chết những người lính muốn bỏ trốn, lính bắn chết sĩ quan rồi đào ngũ. Họ coi VC như là một đội âm binh thần chết không biết lúc nào sẽ đi đến đòi mạng họ. Với tình hình như vậy thì làm sao chiến đấu gì nổi, tinh thần nào mà chiến đấu, cầm súng đã thấy nặng trĩu cầm không muốn nổi. Từ tướng đến quân chỉ thèm khát được giải thoát khỏi cái vũng lầy chiến tranh kinh khủng này và về nước càng sớm càng tốt. Và tình hình này càng như thế thì phong trào phản chiến chống Chiến tranh Việt Nam lại càng bùng cháy lan rộng dữ dội khắp nơi.
Tuy bị tổn thương nặng nề trước sự đánh phá của quân đội Mỹ, Việt Nam vẫn giáng trả vào quân xâm lược những thiệt hại, thương vong tột cùng, gieo rắc vào đầu họ những hội chứng, ám ảnh không thể nào quên, trở thành những vết thương không bao giờ lành. Số lượng quân nhân Mỹ bị mắc bệnh tâm thần trong và sau thời gian chiến đấu ở Việt Nam là nhiều nhất trong tất cả các cuộc chiến mà quân đội nước này tham gia trong lịch sử.
Lần đầu tiên, vào năm 1988, chính phủ Mỹ buộc phải thừa nhận có khoảng 15% trong số lính Mỹ chiến đấu tại Việt Nam trở về bị rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Cựu binh Jim Doyle và David Curry chỉ là 2 trong số gần 60 vạn quân Mỹ bị chính phủ họ đẩy vào vũng lầy Việt Nam. Jim Doyle đã bị đẩy tới chiến trường Việt Nam khi mới 18 tuổi, mặc dù may mắn sống sót trở về, nhưng đến giờ người cựu binh này vẫn không thoát khỏi nỗi ám ảnh: “Chiến tranh là địa ngục. Nó tác động ghê gớm đến con người như một vết thương không thể hàn gắn.” và “Cuối cùng, tôi nhận ra rằng, chiến tranh không chỉ lấy cắp thời thanh niên của tôi mà còn đeo đuổi, ám ảnh suốt cuộc đời tôi”. Các nhà xã hội học Mỹ cũng xác nhận: Kể từ sau năm 1975 đến nay, năm nào cũng có những cựu binh Mỹ đã từng chiến đấu ở Việt Nam bị tinh thần bất ổn, trầm cảm rồi tự sát.
Điều trớ trêu là Mỹ "đầu tư" rất nhiều cho chiến tranh tâm lý ở Việt Nam, nhưng tâm lý của lính Mỹ mới là bị hại nhiều nhất. VN thì không tốn kém nhiều cho khoản này, chỉ cần có những hành động quấy rối quân sự không ngừng nghỉ và bà "Hannah Hà Nội" Trịnh Thị Ngọ nói cả ngày trên radio là cũng đủ cho tinh thần chiến đấu của binh lính Mỹ tiêu tùng. Nếu các cuộc quấy rối quân sự làm cho lính Mỹ lo sợ bất an, thì những cuộc nói chuyện trầm ấm của bà Ngọ đã cảm hóa, vận động được không ít lính Mỹ và khiến họ phải nhớ nhà.
Trong quân sử châu Á cũng có tiền lệ như vậy. Trong Chiến tranh Hán - Sở (Trung Quốc), "tiếng sáo Trương Lương" đã làm cho tàn binh của Hạng Vũ phải tan rã. Trong Chiến tranh Việt Nam, ý chí của binh lính Mỹ phải tan rã trước giọng nói ma lực của "Hannah Hanoi".
Chiến tranh nhân dân Việt Nam và cách đánh du kích ở VN là những loại hình chiến tranh rất đặc biệt và thiên biến vạn hóa khó lường. Không có một cá nhân danh tướng xâm lược nào thắng được một dân tộc đoàn kết quyết chiến đánh giặc, cho dù đại nhân vật đó tài giỏi đến đâu.
Thiếu Long
Các bình luận (41)

Xếp theo: Ngày Đánh giá Lần sửa cuối
Tải các bình luận...
Đăng bình luận mới
Bình luận mà không log-in, hoặc log-in:
Trở lạiConnected as (Logout)
Không hiển thị công khai.
Gửi bài nặc danh.
Chỉ cần điền tên vào rồi gởi bình luận. Bấm vào các tiện ích trên góc phải thanh soạn thảo để thêm mặt cười hoặc Youtube video. Hệ thống bình luận này hỗ trợ các lệnh HTML cơ bản như chữ đậm, chữ nghiêng, gạch dưới, đăng hình.
Comments by IntenseDebate
Trả lời mà không log-in, hoặc log-in:
Trở lạiĐã log-in bằng tên (Thoát)
Không hiển thị công khai.
Gửi bài nặc danh.
"Nếu thay tướng trong Chiến tranh Việt Nam, Mỹ có thể thắng được không?"
2013-11-22T16:44:00-08:00
Thiếu Long
kháng chiến chống mỹ|kháng chiến chống mỹ cứu nước|lịch sử việt nam thời chống mỹ|tướng mỹ|tướng westmoreland|
Nguyễn Đức Việt · 592 tuần trước
Tùng Dương · 592 tuần trước
QuanSuVN · 592 tuần trước
quangiao 55p · 592 tuần trước
VN vì yếu về những thứ đó nên VN luôn đánh theo kiểu khác, bọn giặc chỉ may ra thì giết sạch chứ không thể thắng được.
Lính Mỹ ở VN bị đánh thường xuyên nhưng hầu như không mấy thằng giáp mặt với VC chính thức, chúng toàn bắt những người trốn bom pháo từ dưới hầm lên rồi gán cho họ là VC rồi bắn giết chứ hầu như chúng không có bằng chứng nào chứng tỏ họ là VC.
Bọn Mỹ chỉ có 1 chiến thuật duy nhất là dùng hỏa lực áp đảo bừa bãi hòng giết sạch đối phương và không ngại giết nhầm cả "đồng minh" hay dân thường, chúng không ngại bắn bừa bãi vì đất là đất VN, có chết thì cũng là người VN chết, người VN càng chết nhiều thì dân tộc VN càng suy yếu và chúng càng có cơ hội chiến thắng, chúng hoàn toàn mù tịt về kẻ thù và không thể nghĩ ra chiến thuật nào khác.
Chiến tranh mà phải dùng đến chiến thuật đếm xác để tự sướng và để tuyên truyền "chiến thắng" thì cái văn hóa của chúng cũng mạt lắm rồi.
Quân VN chỗ nào cũng có mặt thì Mỹ có dùng "trực thăng vận" chứ dùng "tên lửa vận" thì cũng cứ chậm, không thể đánh úp quân VN được.
Tướng VN không phải như tướng Mỹ, tướng VN là tướng về chính trị, điển hình như ông Nguyễn Chí Thanh, ông làm bí thư tỉnh ủy, rồi lại làm phụ trách về nông nghiệp. vận động bà con đi cày cấy, rồi tự nhiên ông lại chuyển sang làm đại tướng, nếu ông không biết về nông nghiệp, nông dân, không biết về chính trị thì ông không làm tướng được.
Tướng Mỹ như kiểu MacCathur mà sang VN thì không đủ trình làm tiểu đoàn trưởng, vì MacCathur làm tiểu đoàn trưởng VN mà gặp trường hợp hết đạn hay hết gạo là chịu chết không biết xử lý thế nào.
Nói chung quân VN dùng chiến thuật sở trường của cha ông là đánh vào lòng người (mưu phạt tâm công), đây là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự, cho nên Mỹ không thể thắng được, bất kể Mỹ dùng tướng nào.
SonThuy · 592 tuần trước
chickenbong1408 1p · 592 tuần trước
"Vũ trang quần chúng cách mạng,xây dựng quân đội nhân dân" của đại tướng Võ Nguyên Giáp.
2 cuốn sách này nói khá kĩ về thế trận chiến tranh nhân dân cũng như phân tích 1 số trận đánh của dân tộc Vn dưới góc nhìn về quân sự. Dù có vị tướng nào của Mỹ thì cũng thế thôi ko giải quyết đc mâu thuẫn này thì đừng có nghĩ đến thắng lợi. Mà nó ko thể giải quyết đc với những đội quân xâm lược ^^!
cà phê cà pháo · 592 tuần trước
Dan · 592 tuần trước
còn lão Lee thì em ko rõ lắm. nhưng nếu theo luận điểm trên của anh thì cho lão Lee có vô cũng chả thắng nổi; vì đơn giản nó sẽ vướng vào mâu thuẫn ;tập trung phân tán mà bài trước anh có nêu. như vậy tính ra Lee cũng cao tay ngang vs Navarre. vì vậy nếu có dùng thì vn ta lại dễ bắt bài hơn. vây nên khả năng thắng của mỹ trong này là không.
Lê Tấn Hanh · 592 tuần trước
Tác giả TL luôn đưa ra những góc nhìn mới mẻ để đọc vị tận ruột gan của những kẻ tráo trở, phản phúc đi ngược lại sự thật lịch sử, bán rẻ lương tri.
Lương văn Thiện · 592 tuần trước
chuc · 592 tuần trước
dong cao · 592 tuần trước
Hoàng Văn Tú · 592 tuần trước
Kiên · 592 tuần trước
Trí Nguyễn · 592 tuần trước
Thiếu Long · 592 tuần trước
Chiến tranh Việt Nam là một thực tế khác xa, Westmoreland và Abrams chủ yếu là tấn công bình định và lấn chiếm, tranh giành qua lại những vùng giải phóng và những cơ sở cách mạng trong vùng tạm chiếm ở miền Nam VN. Đồng thời bên cạnh đó dĩ nhiên còn có phòng thủ những vùng tạm chiếm. Nhưng Mỹ cũng không hề phòng ngự thụ động, mà đều có những đợt phản công, dội bom, đánh phá, đánh trả. Cứ mỗi mùa khô là Mỹ lại mở một đợt hành quân khá lớn để đi tiến công bình định và càn quét khắp nơi.
Còn về tính chất phòng thủ cũng khác xa, quân LMMN và Robert Lee phòng thủ trong vùng dưới quyền của ông ta, của LMMN. Còn quân đội Hoa Kỳ và Westmoreland, Abrams phòng thủ ở trong vùng của ta mà họ đang tạm chiếm, nghĩa là những vùng đã có đầy cơ sở nằm vùng của ta, có sẵn các lực lượng dân quân - tự vệ - biệt động sẵn sàng tấn công vào các mục tiêu khi được lệnh, và vùng giải phóng của ta bao vây vùng tạm chiếm của Mỹ, ngay cả hang ổ, sào huyệt Sài Gòn cũng nằm dưới gọng kìm Tam Giác Sắt, đất thép Củ Chi và đặc khu Rừng Sác. Quanh Sài Gòn đầy các địa đạo, trong đó có cả chục địa đạo "vô danh". Mấy khu rừng quanh Sài Gòn, vùng ngoại ô là có đầy du kích Việt Nam. Mà ngay cả trong "thủ đô" Sài Gòn cũng đã có đầy quân ta, thậm chí trong cả dinh "tổng thống" ngụy quyền.
Như vậy, Robert E. Lee và quân Liên minh miền Nam phòng thủ trong vùng của ông ta, của phe ông ta là Liên minh miền Nam, chống lại đại quân tấn công của phe Liên bang miền Bắc do Lincoln lãnh đạo, chống lại người miền Bắc Hoa Kỳ.
Còn Westmoreland, Abrams và quân đội Mỹ phòng thủ trong vùng của Việt Nam mà Mỹ đang tạm chiếm đóng, chống lại các lực lượng địa phương tại chỗ, chống lại người Việt Nam, người miền Nam. Đó là cái khác biệt lớn nhất.
Thiếu Long · 592 tuần trước
Nói tóm lại, nếu có sự chỉ huy chính trị - quân sự khéo léo của quân ta thì quân xâm lược trên chiến trường Việt Nam không có cách nào hóa giải được những "gót chân Asin", "tử huyệt" về mâu thuẫn tập trung và phân tán lực lượng, hành quân lấn chiếm và dành quân bảo vệ, bình định những vùng họ mới chiếm.
Đó là những "tử huyệt" trên chiến trường VN mà quân đội và chính phủ Mỹ, cũng như các chuyên gia quân sự Mỹ và đồng bọn không có cách nào hóa giải.
Nguyễn Đức Việt · 591 tuần trước
DocgiaSH · 580 tuần trước
Bằng · 580 tuần trước
quangiao 55p · 580 tuần trước
Phe MN thua vì nó vay tiền bọn tư bản tài phiệt để tiến hành chiến tranh, còn Linh-côn thì tự in tiền ra xài mà không lệ thuộc vào bọn tài phiệt.
Chính vì lẽ đó mà sau chiến tranh bọn tài phiệt nó giết Linh-côn và nó hủy tiền Linh-côn in ra, nó bắt chính phủ Mỹ vay tiền nó để tiêu xài, nó nắm lấy quyền in tiền.
Bằng · 580 tuần trước
Bằng · 580 tuần trước
Ryu · 570 tuần trước
Thi Sĩ · 558 tuần trước
Ba Con Lải Đỏ
Tung Bay Trước Gió
Bị Tởm Như Chó
Dân Đạp Lên Nó