Danh sách phe phái hỗn chiến tại một số nước trong thế giới ngày nay

Tại blog cũ có bạn hỏi chi tiết về "loạn 12 sứ quân" và tình trạng "trăm hoa đua nở", không ai phục ai tại Iraq ngày nay. Mình đã trả lời về tình hình Iraq và "bonus" luôn thông tin về một số quốc gia khác. Xét thấy đây là các thông tin lý thú, hấp dẫn, có giá trị tham khảo, cũng là vấn đề được quan tâm, nên mình xin đăng lại ở đây. Lưu ý đây chưa phải là danh sách đầy đủ, còn nhiều phe phái và quốc gia chưa được liệt kê. Mình chưa có thời gian chưa thấy cần thiết và cảm hứng để tìm hiểu, nghiên cứu cặn kẽ công phu đầy đủ về các phe phái và tình hình nội loạn này.

Iraq hiện nay chia làm 3 phe chủ yếu là Hồi giáo Sunni, Hồi giáo Shiaquân chính phủ. Đánh nhau loạn cả lên. Nhưng trong "Tam quốc" đó lại chia ra làm nhiều phe khác nhau.

Hồi giáo Sunni gồm dư đảng của đảng Baath (chủ yếu các "cựu thần" trung thành với Saddam Hussein), Lực lượng Giải phóng Thánh chiến Tối cao, Quân đội Hồi giáo Iraq, Quân đội Iraq Tự do, tổ chức Hồi giáo cực đoan khủng bố quốc tế Al-Qaeda (chi nhánh Iraq), Quân đội Nam giới của Trật tự Naqshbandi, các bộ lạc theo hệ phái Sunni, và nhiều tổ chức, đảng phái và quân phiệt khác.

Hồi giáo Shia thì tương đối thống nhất hoặc hợp tác chặt chẽ đoàn kết hơn Hồi giáo Sunni. Hồi giáo Shia ban đầu theo Mỹ lật đổ Saddam, vì trước đó đảng Baath ưu ái Hồi giáo Sunni, trấn áp Shia, nên Shia chống Sunni và Saddam từ lâu.

Nhưng sau đó Mỹ ở lỳ lại không chịu đi thì Shia cũng quay sang chống Mỹ. Họ vừa chống Mỹ vừa chống dư đảng Saddam Hussein và Sunni. Thế là hỗn chiến loạn xạ. Mỹ rút quân chính thức năm 2011 rồi nhưng hiện nay họ vẫn còn đang đánh nhau.

Hồi giáo hệ phái Shia trên chính trường và chiến trường Iraq bao gồm Lữ đoàn Ngày hứa hẹn, tổ chức Hồi giáo cực đoan Hezbollah, Quân đội trừ bị Mahdi, Lữ đoàn Thiên đường Badr, các băng nhóm tách riêng trong quân đội Iraq (vì chính phủ và phe Shia là cùng một niềm tin tôn giáo nhưng lại mâu thuẫn các quyền lợi khác), các bộ lạc theo nhánh Shia, và nhiều phe đảng, quân phiệt khác.

Quân chính phủ thì có sự hợp tác của các lực lượng bảo vệ tư nhân làm việc theo hợp đồng, nhưng nhiều người cho rằng các lực lượng tư nhân đó chỉ là lính đánh thuê trá hình của Mỹ, do Mỹ đài thọ, trả tiền. Ngoài ra họ còn liên minh với lực lượng Iraq Nghĩa Tử và lực lượng Peshmerga của người Kurd, lâu nay vốn chống Saddam Hussein. Lúc còn cầm quyền ông ta đã đàn áp người Kurd rất dữ dội, cho quân tấn công và đẩy họ ra phía biên giới. Phe chính phủ được Mỹ và Anh viện trợ tiền bạc và nhiều vũ khí.

Thật ra phe chính phủ cũng là phe Shia, nhưng đây là Shia thân, theo phương Tây, Mỹ và Anh. Còn Shia kia là Shia chống, bài phương Tây, Mỹ và Anh. Cả 2, Shia chính phủ và Shia phi chính phủ này đều có đối địch lẫn nhau nhưng chủ yếu là chống Sunni và tàn dư đảng Baath.

Afghanistan hiện nay thì chia làm: Quân chính phủ Afghanistan, một bộ phận quân đội Mỹ - Anh và vài nước châu Âu, Taliban, Al-Qaeda, Liên minh phương Bắc, quân đội Pakistan, Phong trào Hồi giáo Đông Kurd, lực lượng Hồi giáo vũ trang Lashkar, Phong trào Hồi giáo Uzbekistan, đánh lẫn nhau.

Syria thì một phe là quân đội Syria và có sự giúp đỡ của một bộ phận nhỏ Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, lực lượng Hezbollah và một số quân phiệt thuộc hệ phái Shia chống Tây từ Iraq.

Một phe là phiến quân Syria và tổ chức vũ trang Công đoàn Dân chủ người Kurd, phe này được sự hỗ trợ chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ (vốn lâu nay thường xuyên xảy ra xung đột quân sự biên giới với Syria), Qatar, Ả Rập Saudi (1 nước thân Mỹ), và phi chính thức của Mỹ và NATO.

Libya thì đang hỗn chiến giữa tân chính phủ, các phe phái trong nội bộ tân chính phủ, và các thế lực, quân phiệt, bộ lạc, lãnh chúa trung thành với lãnh tụ, đại tá Gaddafi.

Những nơi đó thì dư luận đã biết là đang chiến họa liên miên. Nhưng còn những nơi như Ấn Độ, Philippines do báo chí chính thống không đề cập nhiều đến nên nhiều người tưởng họ đang thanh bình, thật ra họ vẫn chưa có toàn vẹn thống nhất. Dù cường độ xung đột và mức độ đổ máu không nghiêm trọng, rộng lớn và thường xuyên như ở các nước nói trên, nhưng họ vẫn đang vật vã với chủ nghĩa ly khai, chia cắt và sự chia rẽ dân tộc sâu sắc, cũng như các xung đột quân sự đẫm máu và dai dẳng đến ngày nay, không rõ đến bao giờ mới hết.

Philippines đang có các phe phái quân sự sau: Quân đội chính phủ Philippines, lực lượng Hồi giáo cực đoan Abu Sayyaf, Mặt trận Giải phóng Quốc gia Moro (theo chủ nghĩa dân tộc), Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (cùng nguồn gốc với phe Moro kia nhưng theo đạo Hồi, phe kia vô thần), Phản giáo Misuari (chống Hồi giáo), Phong trào Hồi giáo Philippines Raja Solaiman, Quân đội Tân Nhân dân (cánh tả), các dư đảng của Đảng Cộng sản Philippines, Lữ đoàn Alex Boncayao (cánh tả), Quân Giải phóng Nhân dân Cordillera (Maoist), lực lượng Chiến sĩ Hồi giáo Tự do Bangsamoro.

Hiện Hoa Kỳ đang hỗ trợ phần nào cho Philippines chống các nhóm đối lập quân sự và phiến quân này, bên cạnh đó Úc và Malaysia cũng viện trợ tương đối cho Philippines chống các lực lượng này. Ngoài ra, Libya thời Gaddafi cũng từng viện trợ chừng mực cho Philippines chống quân phi chính phủ.

Ấn Độ đất rộng người đông nên các phe đảng quân sự độc lập thì có rất nhiều. Đây là các lực lượng chính: Quân phiệt Abhinav Bharat (Ấn Độ giáo và chủ nghĩa dân tộc), Đảng Cộng sản Ấn Độ (Maoist), Harkat-ul-Mujahideen (Hồi giáo), Liên đoàn Thanh niên Tích Khắc Quốc tế (Tích Khắc giáo), Jaish-e-Mohammed (Hồi giáo), Lực lượng Biệt Kích Khalistan (Tích Khắc giáo), Hội đồng Quốc gia Xã hội chủ nghĩa Nagaland (Công giáo), Phong trào Môn sinh Hồi giáo Ấn Độ, Hội đồng Liên hiệp Thánh chiến (Hồi giáo), Mặt trận Đoàn kết Giải phóng Assam (chủ nghĩa ly khai), và hàng chục phe phái cánh tả, cánh hữu, tôn giáo, vô thần, Ấn Độ giáo, Maoist, Hồi giáo, Tích Khắc giáo, Công giáo, phản Hồi giáo, phản Ấn Độ giáo khác....

Bangladesh là quốc gia tách ra từ Pakistan trước đó tách ra từ Ấn Độ cũng có không ít phe phái quân sự. Tại đây chia làm 2 cánh tả - hữu. Cánh hữu gồm 2 quân phiệt lớn là Salwa JudumRanvir Sena. Cánh tả chiếm ưu hơn về số lượng: Đảng Cộng sản Liên bang Ấn Độ, Đảng Cộng sản Ấn Độ Dân Chủ mới, và 5 "Đảng Cộng sản Ấn Độ" (phe theo chủ nghĩa Mao, phe theo chủ nghĩa Stalin), "Trung ương Cộng sản Ấn Độ", Quân Giải phóng Nhân dân Manipur (Maoist), Quân Giải phóng Tamil Nadu, Đảng Cộng sản Purbo Banglar, Đảng Cộng sản Nepal (Maoist). Nhiều phe ở Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh hoạt động với mục tiêu hoặc danh nghĩa phục hồi sự thống nhất của Ấn Độ.

Colombia sau khi bị Mỹ nhúng tay vào thì mất đất và mất luôn thống nhất và không có độc lập toàn vẹn. Xã hội Colombia đang đổ máu hàng ngày vì các cuộc chiến tranh ma túy mức độ không thua gì cuộc đại chiến ma túy lớn đang diễn ra ở Mexico mà truyền thông Mỹ và quốc tế lâu nay thường xuyên đưa tin. Còn chính trị quân sự thì có các phe: Quân Giải phóng Quốc gia (cánh tả), Quân Giải phóng Nhân dân (cánh tả), Lực lượng Vũ trang Cách mạng Columbia (FARC - cánh tả cực đoan), lực lượng Đại Bàng Đen (cánh hữu).