Vài lời về hải chiến Hoàng Sa 1974 - kỳ 3: Trong thời chống Mỹ, Côn Đảo và Hoàng Sa khác nhau điểm nào?

Trong thời chống Mỹ cứu nước, vùng tạm chiếm Hoàng Sa (hay Trường Sa) và Côn Đảo (hay Phú Quốc) khác nhau điểm nào?

Côn Đảo được sử dụng làm một trại tù, và với mức độ tàn ác ở đây nên nó được ví như là một địa ngục trần gian. Hoàng Sa không được sử dụng cho việc đó. Côn Đảo có dân sống. Hoàng Sa không có dân sống. Côn Đảo gần đất liền Việt Nam hơn Hoàng Sa.

Có thế thôi!

Giả sử năm 1974 Trung Quốc đưa quân đánh vào Côn Đảo, rồi quân ngụy, bao gồm bọn cai ngục Côn Đảo đánh với binh lính Trung Quốc, vậy thì phải chăng quân ngụy ở Côn Đảo đã "bảo vệ quốc gia" và là những "anh hùng giữ đảo" như báo Thanh Niên và một ít báo điện tử khác viết về hải chiến Hoàng Sa với phong cách tương tự?

Khi đó liệu một số "lều báo" này có đòi hỏi phải ca ngợi, vinh danh các anh hùng bảo vệ Côn Đảo chiến đấu "vì quốc gia", phải kỷ niệm "hải chiến Côn Đảo" hay không?

Thời kỳ đầu chống Pháp, tổng đốc Lưỡng Quảng là Trương Thụ Thanh đã gởi mật sớ lên triều đình nhà Thanh, có đoạn ghi rằng: "Nước Nam và nước ta tiếp giáp với nhau mà thế lực nước Nam thật là suy hèn, không có thể tự chủ được nữa, vậy ta nên mượn tiếng sang đánh giặc mà đóng giữ ở các tỉnh thượng du. Đợi khi có biến thì ta chiếm lấy những tỉnh ở về phía Bắc sông Hồng Hà". Sau đó, nhà Thanh sai Tạ Kính Bưu, Đường Cảnh Tùng đem quân sang Việt Nam chiếm đóng Bắc Ninh và Sơn Tây, sau lại sai quan bố chính Quảng Tây là Từ Diên Húc đem quân sang tiếp ứng.

Nhưng sau đó, với vũ khí tốt hơn, hỏa lực mạnh hơn, trình độ tác chiến chuyên nghiệp hơn, kế hoạch tác chiến khoa học hơn, mấy trăm quân Pháp, sĩ quan Pháp, và mấy vạn giáo dân, lính khố xanh, khố đỏ và các tướng Nam Triều (phe triều Nguyễn chủ hàng) đã đánh bại liên quân Trung Quốc (nhà Thanh - Cờ Đen) và phe triều Nguyễn chủ chiến. Và nhờ thế Bắc Ninh và Sơn Tây không bị mất về tay Trung Hoa, vẫn là đất của Việt Nam đến nay.

Như vậy phải chăng nên ca ngợi, vinh danh những người lính khố xanh, khố đỏ, những người lính ngụy của Pháp chiến đấu "trong nỗ lực bảo vệ miền Bắc VN", "vì quốc gia", như giọng điệu của báo Thanh Niên và một vài báo điện tử khác? Phải chăng nên kỷ niệm sự kiện này?

Các sự kiện sau đó đã có diễn biến khác, sau một cuộc chiến thì Việt Nam tiếp tục bị Pháp chia cắt và cai trị, sau cuộc chiến kia thì Việt Nam được thống nhất và giải phóng. Một ông thực dân cũ. Một anh thực dân mới.

Có lẽ vì diễn biến hậu chiến khác nên sinh ra những nhận thức khác nhau cho hai hiện tượng có cùng một bản chất này. Tạ Kính Bưu, Đường Cảnh Tùng tính phỗng tay trên Bắc Ninh và Sơn Tây trong cuộc chiến tranh giữa quân dân Việt Nam với Pháp. Ngụy Minh Sâm, Trương Nguyên Bồi định phỗng tay trên phía tây Hoàng Sa trong cuộc chiến tranh giữa Việt Nam với Mỹ.

Ngày 19/1/1974, có một cuộc xung đột 15-20 phút (theo đại úy quân đội Sài Gòn Trần Kim Diệp ở Paris trong hồi ức "Bên lề trận hải chiến Hoàng Sa", sĩ quan tình báo cạnh đại tá quân đội Sài Gòn Hà Văn Ngạc trong trận chiến) đã xảy ra giữa 4 tàu dò mìn Trung Quốc và một bộ phận hải quân Sài Gòn ở tây Hoàng Sa. Còn vì sao nói "một bộ phận" thì loạt bài này sẽ nói sâu hơn ở những kỳ sau. Khối Chiến tranh chính trị của "Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa", một bộ phận chiến tranh tâm lý của chính quyền Sài Gòn gọi cuộc xung đột quân sự này là "hải chiến Hoàng Sa".

Ngay ngày hôm sau (20/1/1974), chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra bản tuyên bố phản đối hành động này của Trung Quốc và xác nhận chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Ngày 26/1/1974, chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam xác nhận lại chủ quyền của Việt Nam và tiếp tục tuyên bố lập trường 3 điểm về việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố phản đối và xác nhận chủ quyền là vì kể từ năm 1969 thì chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập để phá giải trò ảo thuật "2 chọi 1", "lấy thịt đè người" của đế quốc Mỹ trên bình diện pháp lý quốc tế và "điều này xuất phát từ nhu cầu thực tế cần một chính phủ thống nhất tạm thời ở miền Nam để thay thế cho các chính quyền dân cử địa phương, các cơ quan tự quản từ các cấp xã, thôn, tỉnh, vốn trước đó đã được dân địa phương thành lập để thay thế các bộ phận hành chính con rối của Mỹ, để giải quyết việc hành chính trong những vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam" (nhà nghiên cứu sử học L.V. Kotov trong bài nghiên cứu American Aggression in Vietnam [Cuộc xâm lược của Mỹ ở Việt Nam] trên Bách khoa thư Farlex).

Từ đó, theo luật pháp, đạo lý và lòng dân Việt Nam, chính phủ này là đại diện hợp pháp và duy nhất của miền Nam Việt Nam. Trước đó, khi chưa có chính phủ mà chỉ mới có Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, thì Bác Hồ, Đảng và Quốc hội Việt Nam cũng đã khẳng định mặt trận là đại diện chân chính và duy nhất của miền Nam VN.

Trong thơ chủ tịch Hồ Chí Minh gởi luật sư Nguyễn Hữu Thọ nhân dịp Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam công bố bản Cương lĩnh chính trị năm 1967, Người viết:

Bảy nǎm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Mặt trận, đồng bào và chiến sĩ miền Nam anh hùng đoàn kết chặt chẽ, chiến đấu dũng cảm, đã đập tan mọi kế hoạch xâm lược của kẻ thù. Hơn một triệu quân Mỹ, quân nguỵ và quân chư hầu bị giáng những vố nặng nề. Giặc Mỹ đang thất bại và bế tắc. Trên đà thắng lợi, quân và dân miền Nam đang dồn dập tiến công địch về mọi mặt và ở khắp mọi nơi. Những thắng lợi vẻ vang đó ngày càng củng cố và nâng cao ở trong nước và trên thế giới uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam là người đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam. Dân tộc Việt Nam ta, Tổ quốc Việt Nam ta rất tự hào về miền Nam anh hùng, thành đồng của Tổ quốc.

Tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa III, trong bài phát biểu, Hồ chủ tịch nói:

Lúc này chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi người Việt Nam yêu nước. Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận dân tộc giải phóng, người đại diện chân chính và duy nhất của nhân dân miền Nam, đồng bào và chiến sĩ miền Nam anh hùng đang tiến lên giành những thắng lợi ngày càng to lớn để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc.

Trong bài phát biểu tại kỳ họp thứ ba sau đó của Quốc hội khóa III, chủ tịch Hồ Chí Minh nói:

Để chấm dứt cuộc chiến tranh này, giải pháp duy nhất đúng đắn đã được nêu rõ trong bức thư tôi gửi cho nhiều vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ của nhiều nước. Giải pháp duy nhất đúng đắn đó cũng được nêu rõ trong Bản Tuyên bố 5 điểm của, Mặt trận dân tộc giải phóng, người đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam.

Hiệp định Paris 1973 cũng không hề công nhận "Việt Nam Cộng hòa" là một quốc gia, nhà nước, mà chỉ nhượng bộ và công nhận chính quyền Nguyễn Văn Thiệu là một thực thể chính trị trong cuộc tổng tuyển cử thành lập chính phủ ba thành phần dự định sẽ diễn ra sau đó. Nhưng Mỹ sau khi an toàn rút thực binh chiến đấu về nước, họ liền trở mặt, bội ước và phá hoại hiệp định Paris, Mỹ-ngụy không thực hiện các điều khoản khác trong hiệp định này. Do đó, hiệp định Paris đã không còn hiệu lực, không còn giá trị. Và do đó, chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam vẫn là chính phủ đại diện duy nhất của miền Nam Việt Nam.

Đây cũng là câu trả lời dành cho những kẻ chống phá Việt Nam lâu nay hay tuyên truyền ngu dốt rằng "tại sao Hà Nội không phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa".

Trong khi chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam ngay ngày hôm sau đã tuyên bố phản đối hành động xâm lược chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc, thì "không hiểu vì lý do nào đó" mà đến gần 1 tháng sau hải chiến Hoàng Sa, ngày 14/2/1974 thì chính quyền Thiệu mới ra tuyên cáo về "chủ quyền của VNCH". Quân đội Sài Gòn là quân đội trực tiếp tham chiến, thì đáng lý ra ngay sau đó họ phải ra tuyên cáo ngay lập tức.

Nhưng bản tuyên cáo của chính quyền Sài Gòn lại không nói gì về chủ quyền của Việt Nam, vốn dĩ có thể tạo ra cơ sở pháp lý thuận lợi cho các công tác chủ quyền của các chính thể Việt Nam tương lai, mà tương lai gần ở đây chính là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Bản tuyên cáo về chủ quyền chỉ có những từ "chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa", "HS-TS của VNCH", "lãnh thổ VNCH", "nhân dân VNCH"....

Như vậy, nếu nhìn nhận "Việt Nam Cộng hòa" như là một quốc gia, là một quốc gia "độc lập", "có chủ quyền", dĩ nhiên điều đó là không đúng với thực tế, "VNCH" không hề độc lập với chính phủ Mỹ và cũng không hề có chủ quyền thực tế (quyền làm chủ thật sự), nhưng nếu nhìn nhận nó là một "quốc gia" thì trước hết điều đó có nghĩa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia bên ngoài xâm lược thôn tính một quốc gia khác, và Cộng hòa miền Nam Việt Nam là kẻ phiến loạn, Quân đội Nhân dân Việt Nam là một đội quân xâm lược, quân Giải phóng là phiến quân. Như vậy là vừa xuyên tạc lịch sử, vừa có thể gây khó khăn cho chủ quyền của CHXHCN Việt Nam, là thừa kế của VNDCCH và CHMNVN.

Nếu cố gắng lừa dối bản thân rằng "VNCH" là một quốc gia, thì làm cách nào chuyển giao "chủ quyền" danh nghĩa của chính quyền Sài Gòn về tay CHXHCN Việt Nam, làm cho nó trở thành chủ quyền của CHXHCNVN? Rất khó! Bởi vì kiểu nào cũng nói không xuôi: Nếu lập luận rằng chính quyền Sài Gòn đã bàn giao chính quyền lại cho Cộng hòa miền Nam Việt Nam, trong đó có chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, vì vậy Trung Quốc phải trả lại Hoàng Sa cho CHXHCN Việt Nam, thì cũng không ổn.

Thứ nhất: Thực tế không hề có một cuộc bàn giao chính quyền hay bàn giao quyền lực nào cả, như chính ủy, trung tá Bùi Văn Tùng đã tuyên bố tại dinh tổng thống ngụy quyền: "Các ông đã bị bắt làm tù binh, các ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Các ông không còn gì để bàn giao".

Thứ hai: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước không kết thúc bằng một cuộc đầu hàng thật sự và sau đó bàn giao chính quyền, mà kết thúc bằng một chiến dịch quân sự và giành lại chính quyền, theo cách nói khi đó là "cướp chính quyền", dĩ nhiên cướp ở đây là cướp lại chính quyền từ tay Mỹ.

Ngụy quyền chỉ đầu hàng trong sự thoi thóp sau khi ngụy quân đã tháo chạy và sắp tan rã, và họ không còn năng lực chống trả. Sự làm chủ hoàn toàn miền Nam của VNDCCH và CHMNVN là thành quả của một chiến dịch quân sự, một biện pháp vũ lực, sử dụng quân đội và các lực lượng vũ trang và giành chiến thắng, chứ không phải là từ một sự đầu hàng tự nguyện và sát nhập hòa bình. Khi đó ở Sài Gòn có rất nhiều phóng viên chiến trường quốc tế và ai cũng thấy được chuyện gì đã diễn ra.

Thứ ba: Đặt giả thuyết có thể miễn cưỡng coi như là "tổng thống" Dương Văn Minh đầu hàng thì có thể tạm coi là "bàn giao chính quyền", thì nó vẫn chỉ có giá trị ở những vùng mà ngụy quân phụ trách kiểm soát và ngụy quyền phụ trách quản lý thay cho Mỹ. Hoàng Sa lúc đó ở ngoài tầm kiểm soát của chính quyền Dương Văn Minh, mà lúc đó đang do Trung Quốc chiếm đóng, kiểm soát, quản lý.

Bà Monique Chemillier-Gendreau, nữ giáo sư thạc sĩ ngành công pháp và chính trị học của trường Đại học Paris VII - Denis Diderot của Pháp, trong một tài liệu về chủ quyền Hoàng Sa, đã ghi nhận: "Người ta không thể chuyển nhượng những gì người ta không kiểm soát được...." Năm 1975, ngụy quyền Sài Gòn không kiểm soát, quản lý Hoàng Sa. Do đó họ không thể chuyển nhượng hay bàn giao chủ quyền đối với Hoàng Sa lại cho Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Như vậy, bản tuyên cáo của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu khi đó chỉ có tác dụng, hiệu quả thực tế và rõ ràng trong điều kiện chính quyền Sài Gòn còn tồn tại. Và năm 1974, khả năng chính quyền này tồn tại là không cao, và sau đó là thấp dần, yếu dần, suy sụp dần. Sau đó Mỹ cắt giảm mạnh viện trợ. Vậy thì phải chăng "ai đó" đã dàn dựng mọi thứ, có bàn tay nào đó sắp đặt mọi thứ nhằm mục đích biếu Hoàng Sa cho Trung Quốc?

Cũng xin lưu ý là trong sự kiện này Trung Quốc đã chiếm những phần còn lại của Hoàng Sa. Thật ra cuối năm 1956, Trung Quốc đã chiếm giữ toàn bộ phía đông quần đảo Hoàng Sa, bao gồm hai đảo lớn nhất của Hoàng Sa là Phú Lâm và Linh Côn ngay trước mặt Mỹ-ngụy (Diệm). Ngụy quyền im lặng, không ra tuyên cáo phản đối.

Do đó, nhiều dư luận và quan điểm đã nhận thức rằng sự kiện Hoàng Sa năm 1974 là một sự kiện Trung Quốc tiếp nhận nốt phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa từ tay Mỹ, theo thỏa thuận sau hậu trường giữa Mỹ và Trung Quốc từ năm 1972, sau khi phần phía đông của quần đảo HS đã được Mỹ giao cho Trung Quốc từ năm 1956 để "trả công" việc Trung Quốc phản bội Việt Nam và Liên Xô trong hội nghị Genève về Đông Dương, đưa đến việc Việt Nam tạm thời bị chia làm hai vùng tập kết quân sự và hai vùng quản lý, kiểm soát trong 2 năm.

Và chuyện vinh danh quân đội Sài Gòn là một sự xuyên tạc cào bằng lịch sử, xét bậy lại lịch sử, nhằm "rửa mặt" cho Mỹ-ngụy, chạy tội cướp nước của Mỹ, chạy tội bán nước của ngụy, cũng như để hợp thức hóa cho cuộc xâm lược của họ.

Chuyện đó còn nhằm kiếm cớ để hợp pháp hóa, chính danh hóa, chính nghĩa hóa chính quyền bù nhìn ngụy Sài Gòn, là một chính quyền tay sai do giặc xâm lược Pháp dùng súng đạn dựng lên vào năm 1949 trong thời kỳ Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ 1945-1954.

Trong thời kỳ ở miền Nam Việt Nam chỉ còn lại 1 mình Mỹ và Việt Nam kháng chiến chống Mỹ xâm lược 1954-1975, Mỹ đã nuôi dưỡng và lãnh đạo các ngụy quyền này trên lãnh thổ phía Nam của nước Việt Nam cho đến năm 1975, trong đó bao gồm Côn Đảo, Phú Quốc, Trường Sa, Hoàng Sa.

Xin lưu ý rằng tuy tên gọi có khác nhau, nhưng "Quốc gia Việt Nam" và "Việt Nam Cộng hòa" chỉ là 1! Bản chất, nhân sự, thiết kế, cấu trúc, "quốc kỳ", "quốc ca" không khác gì nhau. Họ chỉ khác nhau ở tên gọi và con rối đứng đầu. Cũng như "Đệ nhất cộng hòa" và "Đệ nhị cộng hòa" không có gì khác nhau, chỉ khác nhau ở con rối đứng đầu.

Không có sự khác nhau nhiều giữa Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu. Nếu có khác chăng là Bảo Đại trung thành với Pháp hơn trung thành với Mỹ, Ngô Đình Diệm trung với Vatican hơn trung với Mỹ, thì kết quả như thế nào mọi người đã thấy. Ông Thiệu trung trinh, tận tụy với Mỹ, nghe lời Mỹ nhất nên cầm quyền lâu dài nhất. Lần "bầu cử" nào ông ta cũng "đắc cử", và không bị ai "đảo chính". Nói chung, họ chính là ngụy quân, ngụy quyền tay sai Pháp sau này được Mỹ sử dụng lại.

(còn tiếp)

Thiếu Long

-------------------------------------------------------------------

Loạt bài nhiều kỳ Vài lời về hải chiến Hoàng Sa 1974 bàn về nhiều vấn đề quanh chủ đề hải chiến Hoàng Sa:

Kỳ 1: Những bi quan không cần thiết và những mừng hụt đáng thương hại, nói về hiện tượng cào bằng lịch sử của một số báo điện tử vừa qua và những tác động quanh nó.

Kỳ 2: Những kẻ muốn "phục dựng thây ma", nói về những nhân vật ấn tượng nổi trội lên từ hiện tượng trên.

Kỳ 3: Trong thời chống Mỹ, Côn Đảo và Hoàng Sa khác nhau điểm nào?, nói về một cách nhìn phù hợp đối với sự kiện hải chiến Hoàng Sa.

Kỳ 4: Thẩm định nguồn tin một cách khách quan, khoa học, nói về một cách tiếp cận phù hợp trong việc phân loại và đánh giá nguồn tin, nhân chứng.

Kỳ 5: Giao dịch Mỹ - Trung và lễ vật Hoàng Sa, nói về bức tranh toàn cảnh về tình hình của Mỹ tại Việt Nam trong thời điểm đó

Kỳ 6: Những biện bạch vụng về, nói về những lý lẽ ngụy biện nhằm chạy tội để Hoàng Sa lọt vào tay Trung Quốc

Kỳ 7: Kosh, anh là ai?, nói về một nhân vật đến nay vẫn chưa được xác minh

Kỳ 8: Danh sách cơ sở nghi vấn, tổng kết lại các cơ sở, căn cứ nghi vấn về bàn tay can thiệp của Mỹ vào sự kiện này

Kỳ 9: Hoàng Sa trong lợi ích chung của đất nước Việt Nam, bàn về chủ đề Hoàng Sa trên cơ sở lợi ích toàn cục của đất nước và nhân dân

Các bình luận (74)

Đang nạp ... Đang đăng nhập...
  • Đã đăng nhập bằng tên
Đăng nhập hoặc đăng ký ngay bây giờ để viết bình luận.
1 câu hỏi hay :D :D
Trả lời
Tuy bức xúc nhưng cũng nói thật là chính nhờ các báo đó viết bậy nên em mới được đọc rất nhiều bài hay của anh chị phản pháo chúng nó và tìm hiểu thêm về hải chiến HS thấy các ông lính VNCH chửi nhau về vụ này thấy cũng vui .Bà Beo có loạt bài chưởi Báo Thanh Niên hay lắm. Lâu lắm mới thấy các bài hay vậy . Thích nhất câu 'báo Thanh Niên rất khoái trá được ở tù'.Nhưng e thắc mắc là bà Beo nói giống như đây là chủ trương của 1 nhóm lợi ích nào đấy trong đảng. Nếu đúng thì Không biết nhóm nào nhỉ .
Trả lời
Hay lắm Thiếu Long!
Đoạn Cờ Đen đúng là thứ mình đang cần để lịch sử hóa lý luận của mình.
Trả lời
Con đấy nói gì thì phải nghĩ NGƯỢC lại sẽ đúng !! Muốn ám chỉ bóng gió đổ tội cho đồng chí nào đấy éo cùng phe cánh .
Trả lời
2 trả lời · vẫn hoạt động 583 tuần trước
Phản ứng của dư luận cộng đồng thời gian qua làm cho nhóm 72 rận sỹ chấy thức phải thất bại ê chề trong nỗ lực tìm kiếm liên minh với đám tàn quân bại tướng bệ rạc nhếch nhác ăn tàn phá hại thất bại tháo chạy năm xưa giờ đang ăn trợ cấp thất nghiệp ở bên bển. Buồn thay cho báo Thanh Niên, sỉ nhục làm đau các CCB quân đội mà đa số họ đang nghèo không đủ điều kiện xem internet để biết có 1 bọn lều báo trên trang web đang phỉ báng cha ông bôi nhọ đen đúa lịch sử kháng chiến. Lũ lãnh đạo mới ở Đà nẵng cũng đáng mắng, tri ân? Ân gì? May mà ngừng kịp không thì hậu quả chính trị xã hội sẽ khôn lường. Toàn bọn đầu đất. Đồng nai cũng thế. Người ta nói địa phương trình kém nhưng thật không tài nào ngờ kém đến thế này.
Trả lời
Về vấn đề đại diện hợp pháp duy nhất của chính phủ cách mạng lâm thời đối với Miền Nam 1 số tên phản động thường đem ra vấn đề "quan hệ quốc tế" giả tạo mà quan thầy đã sắp đặt cho chúng để "chứng minh" sự "hợp pháp" của ngụy. Chúng quên là trên lãnh thổ Việt nam chỉ có luật pháp Việt nam có giá trị. Luật pháp quốc tế chỉ là thứ để tham khảo. Tôi đang viết quân sử nên cũng am tường đôi điều.

Về thực tế bạn nên tham khảo bài của đồng chí Blog Củ Hành. Hồ Sơ Lầu 5 Góc viết rất đúng trong vấn đề thời kỳ đầu cuộc KCCM. Tôi cũng là người quê quán ở Nam Bộ. Khi ấy trước khủng bố của địch thì đên liên lạc Bắc Nam còn khó khăn nói gì đến việc Miền Bắc tấn công, xâm lược. Thời ấy đúng là kháng chiến Nam Bộ chủ yếu là quân dân tự phát. Đúng là Đảng ta lãnh đạo nhưng Đảng không phải là Miền Bắc, Đảng cũng là Miền Nam. Các Chi Bộ hầu hết đều là dân bản địa. Chúng xuyên tạc vậy là do lâu nay chúng đánh đồng Đảng ta với "Miền Bắc". Đó là 1 sự đánh đồng xảo trá của kẻ cướp.
Trả lời
1 trả lời · vẫn hoạt động 583 tuần trước
Phần này sử dụng các khái niệm và từ ngữ chính xác cao. Rất tốt
Trả lời
Tôi kô cần biết đây là lợi ích nhóm nào trong đảng. Kô cần biết đây là do báo thanh niên làm phản nổi loạn hay ai xúi giục sau lưng. Đảng và nhà nước phải có trach nhiệm trong việc này. Nhân dân là người che giấu cho quân đội, cho đảng. Nhờ dân nên đảng mới lãnh đạo thắng 2 đế quốc to. Giờ nêu đảng quay lưng với dân muốn làm vui lòng bọn kẻ thù năm xưa, để cho bọn báo chí vì chút lượt xem mà bán cả tổ tông họ hàng, thì đó là lỗi lớn, làm mất lòng tin rất lớn. Nếu thế thì kô biết được chế độ này sẽ còn tồn tại bao lâu nữa .
Tôi đề nghị báo chí nào có trách nhiệm, ai có trách nhiệm phải bị xử lý, kỷ luật, điều tra minh bạch. Nếu cần thì phải truy tố, xử phạt. Các báo phải xin lỗi dân.
Trả lời
Lợi ích nhóm là có thật. Báo Thanh Niên bị đưa ra làm dê tế thần. An bài của NQTW4 không biết sẽ thế nào.
Trả lời
Mụ Beo nói không sai. Sâu đỏ rận đỏ hoành hành như rứa không biết chế độ có còn vững mạnh được nữa k.
Trả lời
Beo nói đúng báo chí đã bị Tuyên Giáo gõ đầu. Tìm Google chỉnh 24h qua không thấy đến 1 trang web ở VN nào đăng bài gì về HCHS nữa. Trong khi đấy lũ nguỵ súc vật rận cẩu phản động, bọn chó chết 'dân làm báo' súc vật khủng bố vẫn đăng. Sao không xử chết ,bắn bỏ bầy súc vật chó chết 'dân làm báo' này đi.
Trả lời
Lũ nguỵ súc vật rận khuyển phản động khác chúng nó cũng vẫn đang đăng cố đấm ăn xôi. Thế cũng tốt chúng nó càng làm ô uế bẩn thỉu cái gọi hải chiến HoangSa.
Trả lời
Lần này e đồng ý với chị beo đứng về phía lẽ phải .
Trả lời
1 trả lời · vẫn hoạt động 583 tuần trước
Hiện nay phong trào chống Trung Quốc rất mạnh trong làng báo,cho nên sự kiện viết về trận chiến HS không dừng lại thì có ngày báo chí của ta cũng giống LX ngày trước
Trả lời
Chờ mãi mới thấy bác viết bài này vì biết chắc rằng trước sau gì bác cũng viết. Nói thật chứ em đi lang thang trên mấy cái báo điện tử là em nóng máu lắm đấy. Mấy bài báo đó thực sự là một sự xúc phạm khủng khiếp với những chiến sĩ đã hy sinh trong trận Gạc Ma. Chờ bác viết tiếp.
Trả lời
Thiếu Long viêt chuẩn lắm, anh em hãy phổ biến rộng rãi loạt bài này để đâp chêt hẳn âm mưu nhập nhèm xuyên tạc lịch sử.
Trả lời
Tư lệnh chỉ huy Tq là NGỤY Minh Sâm. Người tử trận bên VNCH là Ngụy Văn Thà. VNCH là lũ ngụy. Theo tâm linh nếu tin vào duy linh thì có gì đó đã cho ta biết cái sự trá ngụy giả tạo trong chuyện này. 1 màn kịch vụng về cẩu thả?

Cô Beo thí chủ nên đặt tên bài là NGỤY ANH HÙNG sẽ rất thâm thúy và hay.
Trả lời
1 trả lời · vẫn hoạt động 583 tuần trước
Theo em nếu phải tôn vinh gì đấy thì có thể tuyên dương Ngụy Văn Thà và ông Lê Văn Thự nữa vì có công tiết lộ sự thật. Nhưng nếu phải tôn vinh thì đồng thời phải truy cứu tận gốc ngọn tội ác thí quân thí tốt và dâng đảo của Mỹ Ngụy và tội lỗi làm tay trong cho Mỹ ' BÁN ĐỘ ' cho Trung quốc của phần VNCH còn lại tại Hải Chiến HS. Truy cứu lại tội ác và trách nhiệm của tên bán nước Nguyễn văn Thiệu trong vụ bán độ này. Ai làm tay trong cho Mỹ tại HCHS này phải khui cho ra, điều tra lại cho ra. Sự hèn nhát tháo chạy bỏ đảo của Ngụy cũng cần được ghi nhận trung thực thật thà để làm gương cho sau này.

Nếu HCHS là cái tội để đảo rơi vào tay TQ và là biểu tượng của sự tháo chạy hèn nhát thì phải ghi đúng như thế không thể lấp liếm rồi vặn vẹo nó thành một chiến tích anh hùng.
Trả lời
câu hỏi rất hay và chắc cũng không trả lời được em cũng nghĩ mãi không ra nó khác gì nhau ( về bản chất ) .
Trả lời
1 trả lời · vẫn hoạt động 583 tuần trước
vụ bản tuyên cáo của vịt ngan cọng hành em không nghĩ là do mĩ muốn tặng hoàng sa cho tung cẩu mà đó là 1 tuyên cáo ích kỉ thế thôi. Vịt ngan cọng hành muốn bó buộc, gán ghép và gắn bó nó vào nước việt nam cộng hoà và khi quốc gia này không còn thì nó không còn giá trị nữa.

đấy là thứ nhất còn thứ 2 là nếu so sánh tuyên bố của chính phủ miền nam và tuyên bố của nguỵ thì tuyên bố của miền nam dùng chữ khôn ngoan hơn . Chữ 'việt nam' với 'vnch' là khác nhau lớn lắm, quan trọng lắm. Nếu tuyên bố là của 'việt nam' thì tạo thuận tiện tốt cho chủ quyền sau này, pháp lí sau này, giống bác nói rất đúng. Nếu tuyên bố là của 'việt nam cộng hoà' thì rất khó để chấp nhận. Sau này khi quốc gia sụp đổ họ gọi là mất nước, quốc hận thì bản tuyên bố không còn hiệu lực. Rất khó để cãi. Đây là lí do vì sao ngày nay các bác ngoại giao đều tuyên bố là 'việt nam' mà không phải là 'chxhcn việt nam'. Khẳng định rằng ta là chính thống duy nhất nhưng cũng là mở cửa ra sự tiện lợi sau này cho tranh đấu chủ quyền lãnh thổ.
Trả lời
1 trả lời · vẫn hoạt động 583 tuần trước
Nghe Hoàng Đức Nhã trả lời trên BBC Việt ngữ mới thấy lộ rõ bản chất tay sai của ngụy quyền khi hắn nói đại ý phải ưu tiên chống Cộng ở MN; trong khi chiến sự tiếp diễn sau HĐ Pari 1973 là do chính sách 'tràn ngập lãnh thổ' lấn chiếm vùng giải phóng của Thiệu.
Trả lời
Chào các bạn. Nghe mọi người bàn luận có bài hay và Sang bên blog cô Beo đọc thấy có nói về lòng 'yêu đất' của bọn kia tôi không coment được nên xin mạn phép quay lại coment ở đây.

Sự thật là bọn chúng cũng chả phải 'yêu đất' gì sấc. Chúng yêu đất Mỹ bến bờ Tự Do. Chúng không yêu đất Việt. Chúng ghét thù hận TQ vì TQ ngăn chặn giấc mơ Mỹ của chúng. Chúng chống TQ cho Mỹ và thích làm kiếp tay sai cho bọn cựu thù xưa. Chúng chả quan tâm đến 'đất Việt Nam' đâu. Bằng chứng là khi bọn Pôn Pốt ggây chiến tranh XL muốn đánh chiếm Tây Ninh, đòi đất Thốt Nốt, tuyên bố chủ quyền đòi hỏi Tây ninh và các tỉnh biên giới phía Tây nam và Thổ Chu, chúng nó có quan tâm gì đâu vẫn hăng say chống phá đất nước.

Chúng là lũ tay sai Mỹ. Chúng yêu đất Mỹ. Chúng bài bác TQ là để làm hài lòng Mỹ thế thôi.
Trả lời
1 trả lời · vẫn hoạt động 583 tuần trước
đúng rồi bon chúng chỉ thích tôn sùng bái thần tượng thờ Mĩ thôi chứ yêu nước Việt gì chúng . Chúng chỉ yêu nước Mĩ thôi . Mẫu cuốc Huê Kì .
Trả lời
Beo thế này có phải đáng iu không. Nếu đừng bênh vực quan tham nói xấu thanh quan nữa thì lại càng hay.
Trả lời
Nàng Bell mượn dịp chạy theo dư luận để nhân tiện bụp thằng Thanh niên páo chù giải quyết ân oán riêng tư mà thôi. Thanh niên không biêt tốt đẹp hay xấu xa nhưng do ngu nghề nên gây thù chuốc oán hơi bị nhìu.

Cũng nhờ vụ HCHS rùm beng này nên mới lộ ra vài cái đuôi, từ báu trí đến chín chị.
Trả lời

Comments by