Ngoài đời đã bao nhiêu chuyện phiền hà bực dọc, lên mạng cũng không yên. Vào blog xem có còm gì mới hay hay không thấy có mấy bạn cho biết bài mình bị "chôm", rồi ông Alan Phan viết bài trên TuanVietNam "chửi đổng" này kia. Thế là mình đi Google tìm, web nọ xọ web kia, lại thấy ngay 1 bài vớ vẩn của ông Nguyễn Huệ Chi chủ trang blog Bauxite. Thấy bực mình quá. Đọc mấy cái này riết có khi bị cao máu. Nhiều khi không muốn lên cơn cũng không được.
Trước hết nói về một bài viết của ông Alan Phan.
Trước hết cần nói rõ là mình có thiện cảm với ông Alan Phan, mình từng giới thiệu sách của ông ta trong blog (xem thêm). Mình có thiện cảm với Alan Phan là vì ông ta có những góp ý có lợi cho đất nước, có những ý kiến hay và khá thiết thực, đi sát cuộc sống xã hội.
Và ông ta có nhận định khá chính xác về bản chất bù nhìn và mục nát của chính quyền Sài Gòn trong bài nói về tướng Kỳ (mặc dù ông tin theo lời biện hộ của ông Kỳ về những vụ giao dịch ma túy), nhưng nói chung ông có cái nhìn khách quan và đúng đắn về chính quyền SG hơn những người Mỹ gốc Việt lâu năm khác ở đây. Những người đó thì chỉ biết nhắm mắt nhắm mũi và muối mặt ca tụng một chính quyền tay sai và mục nát bất chấp sự thật và đạo lý.
Tóm lại là mình không có ác cảm gì với ông Alan Phan, trái lại còn có thiện cảm với ông ta. Nhưng vừa rồi mình đọc bài viết "Sao quê hương mình già nua đến vậy?" thì thấy dù bài viết có nhiều điểm hay, mình tâm đắc với điểm "Những mặc cảm thua kém với các ông chủ da trắng vẫn ám ảnh các bạn trẻ ngày nay.", nhưng sau đó là nhiều điểm cần xem lại, ví dụ như:
- Chê bai Việt Nam là "già nua", "cũ kỹ".
- Chê giới trẻ thanh niên Việt Nam là ông cụ non.
- Hàm ý ám chỉ chủ nghĩa xã hội là một triết thuyết đã bị nhân loại "ném vào sọt rác".
Những cái "cũ kỹ" có những cái đúng là những lối mòn cần bỏ, nhưng cũng có cái là tinh hoa dân tộc, truyền thống dân tộc, những bài học và kinh nghiệm quý báu cần giữ gìn. Cho nên ông không thể nói chung chung "già nua", "cũ kỹ" như vậy được. Chính cái sự "cũ kỹ" đó đã giữ cho đất nước ta còn tồn tại đến ngày hôm nay.
Đôi khi chính cái sự "cũ kỹ" đó giúp cho dân ta không bị đồng hóa, không "hòa nhập rồi hòa tan" sau 1000 năm Bắc thuộc và 100 năm Pháp thuộc, và cả trong thời kỳ "toàn cầu hóa" ngày hôm nay.
Tóm lại, những truyền thống tinh hoa dân tộc giúp cho VN "hòa nhập mà không hòa tan" thì cần giữ, dù có là "cũ kỹ" hay không, mà cũng không nên gọi những cái đó là "cũ kỹ", mà đó là những truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc, hoặc những truyền thống cách mạng kháng chiến chống ngoại xâm cần gìn giữ, cái tinh thần đó cần để giữ nước lâu dài. Và cái tinh thần đó cũng không ảnh hưởng gì tiêu cực đến sự nghiệp xây dựng đất nước, mà ngược lại nó giúp cho công cuộc, sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.
Ông có thể gọi sự ghi nhớ, sự nói về các chiến công trong lịch sử là "già nua", "cũ kỹ", "ông cụ non" v.v., nhưng các chiến công đó đã, đang, và sẽ là động lực để khích lệ, động viên cho toàn quân, toàn dân đối phó với các hiểm họa can thiệp, ngoại xâm (ví dụ như Trung Quốc, Hoa Kỳ), đấu tranh vì chủ quyền biển đảo trên Biển Đông và Hoàng Sa - Trường Sa, và chống Tàu trong tương lai (nếu TQ dám xâm lược VN).
Các chiến công lịch sử Việt Nam là một động lực lớn của đất nước và dân tộc. Nó đã, đang và sẽ khích lệ, động viên, cổ vũ dân tộc ta xây dựng đất nước và vượt qua những khó khăn phía trước. Nó cũng là động lực cho những chiến sĩ hải quân ngoài biển khơi, ngoài đảo xa ngày đêm gìn giữ biển đảo quê hương, cũng như những chiến sĩ biên phòng ngày đêm bảo vệ từng tất đất biên cương của Tổ quốc, trong những môi trường khó khăn, khắc nghiệt, thiếu tiện nghi.
Trong các bài học lịch sử, nhất là trong thời chống Pháp và chống Mỹ, có những tấm gương lớn, cảm động, những gương hy sinh anh dũng, xúc động, hình thành một tấm gương có tác dụng "truyền lửa", và góp phần giúp cho cái tốt được tồn tại. Để những lãnh đạo, đảng viên, cán bộ đang chông chênh, có nguy cơ tha hóa, biến chất lấy đó răn mình, giữ gìn phẩm chất cộng sản và đạo đức cách mạng. Để những người đang suy thoái tư tưởng chính trị, đang tự diễn biến, lấy đó để giữ vững niềm tin vào con đường mà Bác Hồ đã vạch ra cho dân tộc, vào lý tưởng của Đảng, vào tương lai của nước nhà.
Đó là niềm tự hào dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, kích thích bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, thanh niên trên con đường dấn thân xây dựng Tổ quốc, trong sự nghiệp Đổi mới, phát triển dân chủ và hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền. Nó còn là sợi dây gắn kết với những Việt kiều yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, con Rồng cháu Tiên, giữ gìn tinh thần chống ngoại xâm truyền thống của dân tộc.
Như vậy cái "cũ kỹ" đó là đúng đắn và có lợi cho dân cho nước, nó có tác dụng giữ lửa và truyền lửa. Cho nên nếu ông muốn chê gì thì ông nên chê đúng vào trọng tâm trọng điểm, cụ thể ông muốn nói cái gì, không nên chê "cũ kỹ" chung chung như vậy.
Các bộ môn khoa học thế giới đang áp dụng ngày nay có nhiều cái cũng có lịch sử từ hàng trăm năm trước, rất cũ kỹ, nhưng người ta vẫn dùng. Quốc ca Pháp rất cũ kỹ, nhưng người Pháp vẫn hát. Không thể đổ thừa lời Quốc ca cũ kỹ quá rồi không còn hợp thời nữa rồi đi đổi lời.
Trong thế kỷ 19 chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa bài Do Thái rất mới mẻ, nhưng rồi nhanh chóng diệt vong.
Quan điểm "trái đất là hình tròn" dù cũ kỹ đến ngàn năm sau thì chúng ta vẫn không thể vì nó cũ kỹ quá mà nói rằng "trái đất là hình vuông".
Ngàn năm sau dù thằng giặc nào đến nước ta gây chiến và xâm lược thì nó vẫn là kẻ ác, và đó vẫn là hành động sai trái. Còn dân tộc ta vẫn là nạn nhân chống xâm lược, và nếu chống ngoại xâm thắng lợi thì vẫn là anh hùng, còn kẻ nào nối giáo cho giặc thì vẫn là bán nước, đơn giản vậy thôi. Không thể vì quan điểm đó cũ kỹ quá rồi có thể đi đảo lộn giá trị, lật ngược lịch sử.
Ví dụ trong blog Buudoan (Thùy Linh) có một tay Việt kiều nào đó bên Mỹ gởi bài cho chủ blog Buudoan, biện hộ rằng Mỹ đánh Việt Nam là để chống Trung Cộng, là vì "miền Bắc xâm lược miền Nam trước" v.v.. Thẳng thắn mà nói, đó là quan điểm của con vật, không phải quan điểm của con người.
Vì nếu là con người thì bị người khác đánh, họ không bao giờ đi biện hộ cho kẻ đánh mình cả, kể cả những nô lệ cũng không đi giải thích dùm cho ông chủ đánh mình, hay đánh đồng bào, đất nước và dân tộc của mình.
Chỉ có con vật mới không có khái niệm về đất nước, dân tộc. Thậm chí thua cả con vật, con vật không đi biện hộ cho thủ phạm đem quân đánh đập môi trường sống của nó, dội bom xuống không gian sinh tồn của nó, gây bao nhiêu tội ác.
Như vậy những lời lẽ biện hộ cho sự xâm lược của Mỹ ở VN như thế không phải xuất phát từ một quan điểm mới mẻ gì, mà nó xuất phát từ một tư tưởng, tư duy, tinh thần, tâm lý của nô lệ, hay nói chính xác hơn là xuất phát từ não trạng và góc nhìn của một con vật hình người.
Những kẻ viết, đăng, phát tán những tiếng kêu đó có lẽ họ cũng đang biến chất thoái hóa theo hướng đó, tự phi nhân hóa bản thân.
Lan man quá xin trở lại vấn đề.... Ông Alan Phan chê các thanh niên trai tráng VN là ông cụ non. Tôi lại thấy ông cụ non thì lại càng tốt chứ sao. Ông cụ non chứng tỏ là họ già dặn trước tuổi, học nhiều, đọc nhiều.
Thực tế đóng góp phục vụ xây dựng đất nước của họ thì chưa biết, nhưng trước mắt là "ông cụ non" thì chắc chắn là phải tốt hơn những "ông trời con" ăn chơi bê bối, gái gú rượu chè bê tha, ngày đêm thác loạn trong vũ trường, hay đốt tiền cho cờ bạc đỏ đen, ma túy, hay chìm đắm trong thế giới ảo của game online v.v.
Ông Alan nói rằng thanh niên VN chỉ biết "nhai lại như vẹt" và ám chỉ chủ nghĩa xã hội đã bị phần lớn thế giới "ném vào sọt rác". Trong khi thế giới ngày nay người ta vẫn đang thảo luận về nó, và chủ nghĩa xã hội (socialist) là chủ nghĩa được nhiều người nói về nhất trên thế giới hiện nay. Phong trào và lực lượng cánh tả trên thế giới là không hề nhỏ. Cho nên tôi không hiểu làm sao mà ông có thể nói CNXH đã bị thế giới "ném vào sọt rác"?
Tháng 9 năm 1999 khi thế giới sắp bước vào thiên niên kỷ mới, BBC Tiếng Anh đã tổ chức một cuộc bình chọn rộng rãi với chủ đề 10 người vĩ đại nhất trong các lãnh vực, trong đó có lãnh vực "trí tuệ vĩ đại nhất" (greatest thinker): Who was your choice for the greatest thinker of the last 1000 years? (Sự lựa chọn của bạn cho trí tuệ vĩ đại nhất 1000 năm qua là ai?).
Kết quả như BBC Tiếng Anh thừa nhận là: In September BBC News Online users voted for the greatest thinker of the last thousand years. We asked the views of Edward de Bono and Roger Scruton who chose William James and Thomas Aquinas respectively. But BBC News Online readers had other ideas and voted overwhelming for Karl Marx. (Vào tháng 9, độc giả trực tuyến của BBC News bình chọn trí tuệ vĩ đại nhất 1000 năm qua. Chúng tôi hỏi quan điểm của Edward Bono và Roger Scruton, họ đã chọn William James và Thomas Aquinas. Nhưng độc giả trực tuyến BBC có ý kiến khác và đã bình chọn áp đảo cho Karl Marx.)
Marx đứng trên những trí tuệ nổi tiếng khác như các nhà bác học Albert Einstein, Sir Isaac Newton, Charles Darwin, Stephen Hawking. Các bạn vào đây đọc rõ hơn: http://news.bbc.co.uk/hi/english/static/events/millennium/sep/winner.stm
Lưu ý BBC Tiếng Anh tôn trọng sự thật và tôn trọng độc giả (vì độc giả đem money tới cho họ) hơn BBC Tiếng Việt nhiều. BBC Tiếng Việt thì cực đoan và nhiều bài viết như bị tâm thần, do thành phần của nó đa số là dân ba que ôm nặng thù hằn hoặc con cháu mất gốc bị cha mẹ dạy thù hận cộng sản, tiêm nhiễm vào đầu óc chúng tư tưởng thù cộng sản.
Nói thêm là người đứng thứ 2 trong danh sách bình chọn của độc giả BBC Tiếng Anh là nhà bác học đại tài Einstein, và ông cũng là người ủng hộ chủ nghĩa xã hội và phê phán chủ nghĩa tư bản (xem thêm).
Như vậy làm sao có thể phán rằng chủ nghĩa xã hội đã bị nhân loại ném vào sọt rác? Có ai đi thảo luận về 1 cái trong sọt rác hay không? Có người tạo rác nào được dư luận bình chọn là trí tuệ vĩ đại nhất 1000 năm qua hay không?
Như vậy, trong bài này ông Alan Phan đã không biết những thông tin này nhưng vẫn phán bừa, như vậy ai mới là "nhai lại như vẹt"? Câu "nhai lại như vẹt" là nói về một người chỉ nói lại theo người khác mà không thật sự hiểu về vấn đề đó.
Ở đây các bạn thanh niên VN nếu họ có học và hiểu về chủ nghĩa xã hội thì họ nói về CNXH là chuyện bình thường, không có gì là "vẹt" ở đây.
Trong khi ông Alan Phan nghe bọn chống cộng nhai lại như con vẹt là "nhân loại đã ném CNXH vào sọt rác" rồi ông không tìm hiểu kỹ, đi lặp lại lời của tụi nó, thì câu đó mới chính là nhai lại như vẹt.
Dẫu biết ông Alan Phan là một đại gia tư sản, là một thương gia lão làng, có lợi ích cơ bản mâu thuẫn với giai cấp lao động (họ muốn lương cao nhất và làm ít nhất, ông muốn trả ít nhất và họ làm nhiều nhất), nhưng ông cũng nên chú ý đến khía cạnh nhân văn, tình người một chút.
Nói thêm nữa là ngoài khái niệm "cũ kỹ" ra thì một số người (nhất là các bạn chống cộng) còn hay dùng khái niệm "khác biệt" để ngụy trang che lấp đi cái sai lầm hoặc khó ngửi của các quan điểm của họ.
Ví dụ nếu ai đó không tôn trọng một quan điểm sai trái bậy bạ nào đó của họ thì họ bảo là người ta không tôn trọng "sự khác biệt". Ví dụ ai đó chửi video "Sự thật về Hồ Chí Minh" thì họ bảo là chửi bới "sự khác biệt". Ví dụ cộng đồng ném đá chửi rủa lên án 1 kẻ ngụy biện chạy tội cho tội ác Mỹ-ngụy ở Việt Nam thì họ bảo đó là chửi "khác biệt", tấn công "khác biệt".
Như vậy là họ vừa vu khống người khác, vừa gọi quan điểm sai quấy là "quan điểm khác biệt", đeo vào các luận điệu sai quấy cái mặt nạ "khác biệt". Và từ đó bất cứ ai "dám" chỉ ra những sai quấy của họ thì họ la toáng vu cáo ầm lên "các dư luận viên CS đang trù dập sự khác biệt"
Trên thế giới này có cái gì mà không khác biệt. Cái sai khác biệt với cái đúng. Cái tốt khác biệt với cái xấu. Cái trắng khác biệt với cái đen. Cái chính khác biệt với cái tà. Cái chân khác biệt với cái giả.
Người cứu nước, kẻ cướp nước và bán nước thì đương nhiên là khác biệt, và các quan điểm giữa họ cũng khác biệt.
Trần Ích Tắc thì đương nhiên khác với Trần Hưng Đạo. Lê Chiêu Thống thì đương nhiên khác với vua Quang Trung. Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu thì khác với chủ tịch Hồ Chí Minh. Và các quan điểm giữa họ cũng khác.
Như vậy, việc không dám đi vào cụ thể, mà cứ nói chung chung "cũ kỹ" với "khác biệt" chỉ là những ngụy biện rẻ tiền. Và khái niệm "khác biệt" trong trường hợp này còn là sự đánh đồng, đưa xuống ngang hàng với nhau, đảo lộn giá trị giữa cái đúng và cái sai, giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa giữ nước và cướp nước/bán nước, giữa nạn nhân bị xâm lược và kẻ cướp đi xâm lược.
Nói nhanh về một bài viết của ông Nguyễn Huệ Chi bauxitevn.
Trong bài viết "Vấn đề đổi mới nhận thức lịch sử" ông Chi lan man tùm lum về "nhận thức lịch sử như thế nào", về "sử gia mác xít", "sử gia Xô viết", riết rồi tôi không hiểu ông chửi cái gì, vụ gì?
Ông ta viết: "Từ thời phong kiến, một quy định mà triều đại nào cũng phải tuân thủ là nhà vua không được tự tiện vào Viện Quốc sử và đòi xem quốc sử, bởi vì những gì nhà viết sử ghi chép phải đúng như trong thực tế, độc lập với yêu cầu thêm bớt của ông vua."
Hay vậy à? Thế thì tại sao Quốc sử quán nhà Nguyễn gọi Tây Sơn là "giặc" và viết về một lực lượng, một triều đại có công với quốc gia dân tộc, có công 2 lần chống ngoại xâm một cách thù hằn và đầy xuyên tạc bóp méo như vậy? Vậy thì "đúng với thực tế" ở đâu?
Nhận thức lịch sử thì đương nhiên là phải tuân thủ trước hết là sự thật thực tế khách quan, sau đó là nhu cầu của từng quốc gia dân tộc và nền văn hóa. Trong trường hợp ở VN thì dân tộc VN do nhu cầu giữ nước hàng ngàn năm nay luôn coi trọng cao nhất vấn đề độc lập dân tộc. Và sự nhận thức và truyền đạt lịch sử ở VN phải phù hợp cho nhu cầu độc lập dân tộc đó, động viên giữ nước, đề cao các chiến công đánh giặc chống ngoại xâm.
Tóm lại, việc giáo dục và truyền bá lịch sử ở VN mấy ngàn năm nay là để làm gì? Là để truyền lửa, gìn giữ và nuôi dưỡng tinh thần đánh giặc, chống ngoại xâm, bảo vệ nước nhà.
Lịch sử đối với các ngành quốc phòng chuyên môn còn là những bài học, kinh nghiệm đánh giặc để bảo vệ Tổ quốc. Nhưng nói chung, lịch sử đối với dân tộc VN là để truyền lửa, gìn giữ và nuôi dưỡng tinh thần đánh giặc, chống ngoại xâm, bảo vệ nước nhà. Đó là mục đích dạy sử và học sử của tộc Việt ngàn năm nay.
Nếu không có mục đích đó thì lịch sử hóa ra không có bao nhiêu tác dụng gì cả. Nếu không có mục đích quan trọng nhất đó thì cũng không có nhu cầu dạy và học sử. Ví dụ nhiều nước hùng mạnh ngày nay không có hiểm họa bị xâm lược, nhu cầu kinh tế của họ là cao nhất, cho nên môn/ngành sử của họ rất mờ nhạt không được quan tâm nhiều.
Do đó, nếu văn hóa nhận thức lịch sử truyền thống của dân tộc bị thay đổi thì ngày Việt Nam vong quốc, mất nước, sẽ không còn xa. Đó là điều chắc chắn, vì cái truyền thống văn hóa chống ngọai xâm đã bị xóa nhòa. Cái tư tưởng, tâm thức, ý thức đánh giặc giữ nước, biết căm ghét bọn cướp nước, biết khinh rẻ bọn bán nước không còn nữa. Như vậy sẽ dần mất gốc, vong bản, bị đồng hóa, cái ý chí chống giặc cũng không còn và trước sau gì cũng sẽ nước mất nhà tan.
Lưu ý Việt Nam không phải là nước khác, mà là 1 nước nằm trong một vị trí rất trọng yếu về địa kinh tế và địa chính trị trên thế giới. Với tài nguyên và nguồn lao động hấp dẫn, những nguồn hái ra tiền hấp dẫn, VN luôn là 1 "con mồi" béo bở đối với các cường quốc nhiều tham vọng.
Đó là lý do cả ngàn năm nay VN liên tục bị nước này nước kia tìm cách xâm phạm và xâm chiếm, hầu như không có thái bình lâu dài. Hiện nay VN đang có cơ may để có thể có thái bình lâu dài lần đầu tiên trong lịch sử, nếu ai đó là người yêu nước thì nên cố gắng giữ lấy.
Từ xưa đến nay Việt Nam là 1 trong những quốc gia bị xâm lược nhiều nhất trong lịch sử thế giới, bị đô hộ lâu năm nhất trong lịch sử thế giới.
Cho nên, món vũ khí tư tưởng truyền thống văn hóa chống ngọai xâm của Việt Nam không thể bỏ, không thể đụng tới nó, không thể làm hại nó, trái lại cần phát huy nó, làm rõ nó, dùng nó làm vũ khí giữ nước, dạy con cháu phải giữ nước. Bọn cướp nước là ác, bọn bán nước là xấu, không nên theo, không nên bắt chước. Tuyệt đối không thể cào bằng! Tuyệt đối không thể thay đổi nhận thức! Ít nhất khi nào cái hiểm họa ngoại xâm, cái khả năng bị xâm lược vẫn còn đó. Ít nhất khi nào Trung Quốc hùng mạnh vẫn là gã hàng xóm khó chơi ở ngay trên nước Việt Nam. Ít nhất khi nào Hoa Kỳ còn là kẻ bá chủ, cùng với các đồng minh phương Tây của họ vẫn còn rình rập can thiệp tứ xứ.
Như vậy, nhận thức lịch sử của Việt Nam là phản ánh nhu cầu và thực tiễn đó của người VN, ngàn năm nay đều như vậy.
Từ Đại Việt Sử Ký cho đến các sách sử ngày nay đều nhận thức theo góc nhìn đó, theo quan điểm dân tộc đó. Kẻ xâm lược là ác, là sai, quân dân ta chống xâm lược là đúng, là anh hùng. Có khác gì nhau? Có khác chăng là ở quan điểm về giai cấp, các sách sử phong kiến theo góc nhìn của họ, cho rằng các cuộc nổi dậy của những tầng lớp nghèo khổ bị áp bức chống triều đình vua chúa là những hành động làm phản, nổi loạn. Còn sách sử ngày nay theo quan điểm của giai cấp lao động, cho rằng đó là những cuộc khởi nghĩa nông dân. Tôi thấy quan điểm này đúng hơn.
Nói chung là như vậy thôi, chứ ông lan man "nhận thức lịch sử", "đổi mới nhận thức" là ông muốn nói cái gì? Cụ thể là ông muốn cái gì? Ông muốn ta phải nhận thức như thế nào? Phải chăng ông muốn "phun nọc độc" phá hoại nhận thức lịch sử truyền thống ở Việt Nam? Phải chăng ông và đồng đảng muốn diệt đi các tâm thức chống ngoại xâm của người Việt, để mở đường cho các người chủ da trắng của ông vào "khai hóa" dân ta lần nữa? Xưa thì là "khai hóa văn minh", còn sắp tới sẽ là "khai hóa dân chủ", cho nên ông đang tích cực mở đường trước? Ông muốn làm một Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Nguyễn Văn Thiệu, Hoàng Văn Hoan kiểu mới?
Ông than thở ngành sử học xuống cấp. Ngành sử học xuống cấp chăng là xuống cấp về phương pháp truyền đạt, truyền tải lịch sử, hình thức dạy sử, làm cho người tiếp thu dễ chán, thế thôi. Ông đừng nhập nhèm lợi dụng yếu kém đó để lái sang vấn đề "nhận thức lịch sử", rồi lảm nhảm về "sử học mác xít", "sử học Xô viết" (?), với mục đích sâu xa nào đó muốn xóa nhòa ý thức bảo vệ đất nước của người Việt Nam. Như vậy chính các ông mới là xuống cấp về khả năng nhận thức sự việc, tư duy, và cả tư cách, nhân phẩm.
Lịch sử thì đương nhiên có sự ảnh hưởng của nhu cầu dân tộc và chính trị trong đó. Trên đời này ít có lãnh vực nào mà phi chính trị hoàn toàn được, nhất là lãnh vực có ảnh hướng quan trọng như giáo dục lịch sử. (xem thêm)
Và ông nên nói cụ thể rõ ràng chứ lan man chung chung "xuống cấp" với "nhận thức" thì chẳng ai biết đường mà lần.
Vụ blog Nghiên cứu Lịch sử "mô phỏng" một bài viết của mình và lại sửa bậy.
Có một bài viết trên blog "Nghiên cứu lịch sử" được RedsVN đăng lại: "Các chu kỳ chiến tranh của nước Mỹ", mình thấy giống bài viết này: Lịch sử hình thành liên bang Hoa Kỳ và những điều không dễ nói. Sau đó mình lần mò vào blog "Nghiên cứu lịch sử" (của thành viên lichsuvn.info macay3) thì thấy thêm bài "Những nền văn minh châu Mỹ" cũng gần giống bài đó của mình.
Mình không chắc bài này có phải là rút tỉa, copy ý tưởng gì từ bài của mình đăng bên My Opera vào ngày 29 tháng 3 năm 2013 hay không. Nhưng thấy hình thức trình bày thì rất giống. Không thấy dẫn link, đề tên tác giả, cũng không thấy đề bài mình trong phần tham khảo, bài viết được thay bằng một tác giả khác.
Tuy nhiên đây có thể chỉ là trùng hợp và cũng không quan trọng, nhưng quan trọng ở chỗ là nếu đã copy thì nên giữ các ý chính, đừng sửa những cái thuộc về bản chất. Điều bực bội khác là blog này đăng cả bài trên của Nguyễn Huệ Chi và đăng thêm 1 bài "Lê Chiêu Thống đáng thương hay đáng trách". Lê Chiêu Thống là tên bù nhìn sau đó giết bao nhiêu người ở Thăng Long để trả thù, gây bao nhiêu tội ác. Bây giờ các bạn định viết (bậy) lại lịch sử? Các bạn định chơi nổi hay muốn nối giáo cho giặc? Hay đơn giản là đầu óc các bạn không còn được minh mẫn bình thường nữa? Liệu có cái gì bệnh hoạn ở đây không?
Mỗi khi tôi nói những vấn đề này thì nhiều tên phản động nói tôi là theo "chủ nghĩa dân tộc cực đoan". Trong khi tôi không coi dân tộc tôi là "thượng đẳng", tôi không muốn dân tộc tôi đi xâm lược quốc gia của các dân tộc khác, tôi chỉ muốn bảo vệ đất nước của dân tộc mình, thì đó lại là "cực đoan" trong não trạng của các bạn.
Còn các bạn nối giáo cho giặc, biện hộ cho các tội ác xâm lược của giặc ngoại xâm, thay vì đứng về phía nạn nhân bị xâm lược thì các bạn đứng giữa hoặc tồi tệ hơn là đứng về phía của kẻ cướp đi xâm lược, thì các bạn lại là "không cực đoan" trong não trạng các bạn.
Các bạn xem một việc bình thường (bảo vệ nước mình, đứng về phía nạn nhân bị xâm lược) là "cực đoan", các bạn xem một ý thức yêu nước bình thường là "chủ nghĩa dân tộc cực đoan" thì chứng tỏ rằng nhận thức chung, đạo đức và nhân cách của các bạn đã xuống cấp trầm trọng.
Lan man quá xin trở lại vấn đề. Trong bài "mô phỏng" đó thay vì viết đúng theo bản chất "kẻ đi xâm lược - người bị xâm lược" như trong bài mình viết, thì lại viết về cuộc xâm lược, chiếm đất, diệt chủng thổ dân Mỹ thành những cuộc "nội chiến", "xung đột cục bộ". Nguyên văn: "Những cuộc xung đột mang tính cục bộ địa phương".
Cục bộ địa phương nào? Đó là quê cha đất tổ của các dân tộc, bộ tộc đã ở sẵn nơi đây từ đời nào. Họ có lãnh thổ, có chế độ chính trị, có hệ thống liên minh. Bọn da trắng từ châu Âu đến xâm lược quê hương của họ, chiếm đóng lên đất nước họ, rồi biến thành nước của bọn xâm lược. Đó là bọn xâm lược từ bên ngoài, xâm chiếm lên trên xứ sở của các dân tộc bản địa.
Vậy thì cuộc chiến giữa đế quốc Mỹ và các dân tộc bản xứ khởi nghĩa là những cuộc chiến tranh xâm lược và kháng chiến. Không phải một cuộc nội chiến cục bộ địa phương.
Tôi không hiểu, Mỹ là bố của các bạn? Tôi sống ở Mỹ hơn 10 năm nay, tôi ngưỡng mộ nước Mỹ, tôi thích dân Mỹ, tôi thích rất nhiều thứ trong xã hội Mỹ. Nhưng tôi không đội Mỹ lên đầu đến mức, sùng bái đến mức biến những cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc thành những cuộc "nội chiến địa phương".
Thổ dân Mỹ (Native American) trước khi Washington lập quốc thì có vài chục triệu người, ngày nay chỉ còn vài chục ngàn người. Nên nhớ đây là đất đai tổ tiên của họ, không phải của thực dân da trắng từ châu Âu xa xôi. Thằng khách lên làm tổng thống. Người chủ mảnh đất này bị đẩy lùi, cô lập dần và tiêu diệt hẳn, bị giết như rạ. Vậy mà bảo đây là "xung đột cục bộ địa phương".
Thổ dân Mỹ an phận ở nước họ, họ không xâm lược, cướp đất, cướp nước hay thậm chí đụng chạm gì đến người phương Tây. Chính bọn Tây đã vượt đại dương đến xâm lược và gây ra những tội ác đó với họ.
Như vậy rõ ràng các bạn đang phổ biến một tư tưởng nguy hiểm, nguy hiểm đúng ở cả nghĩa đen và nghĩa bóng, nó nguy hiểm ở chỗ là nó đánh đồng giữa hung thủ đi xâm lược và nạn nhân bị xâm lược, bị mất đất, mất nước và bị diệt chủng.
Nguy hiểm nữa là các hành động kẻ mạnh ăn thịt người yếu, nước lớn nước mạnh đem quân đánh nước nhỏ nước yếu bị "bình thường hóa". Một chuyện vốn dĩ xưa nay bất bình thường dần bị biến thành bình thường. Bình thường hóa một tội ác.
Khi những tội ác xâm lược, gây ra máu đổ người chết, dội bom lên đầu các dân tộc bị "bình thường hóa", bị coi là một việc "bình thường", thậm chí bệnh hoạn khốn nạn hơn được một số "chó Mỹ" xem là việc nên làm, cần làm, thì chẳng trách gì thế giới này đạo lý ngày càng bị đảo lộn, cái ác, cái bệnh hoạn lên ngôi, xã hội nào có súng thì xả súng giết người hàng loạt, xã hội nào không có súng thì vác mã tấu chém nhau. Xã hội VN cũng bị ảnh hưởng. Và nếu không sớm chấn chỉnh lại ngành báo chí, xuất bản ngay từ bây giờ, thì không biết vài chục năm sau xã hội chúng ta sẽ thành cái giống gì.
Tư tưởng này không chỉ nguy hiểm cho dân tộc và đất nước VN, mà còn nguy hiểm cho con người nói chung, cho hòa bình, cho thế giới. Bởi vì cái ranh giới, cái sự phân biệt rõ ràng giữa thủ phạm đi xâm lược và nạn nhân bị xâm lược nó nhạt nhòa, nó bị xóa mờ dần, thì trên thế giới này sẽ vẫn tiếp tục còn những cuộc chiến tranh xâm lược máu đổ đầu rơi, nước này đem quân đi đánh nước kia, dân tộc này vác quân đi đập dân tộc nọ với bao nhiêu "lý do chính đáng".
Kẻ bên ngoài đem quân tới xâm lược là kẻ xâm lược, người nạn nhân bị người bên ngoài kéo quân đến xâm lược là những người nạn nhân bị xâm lược. Sự thật thực tế này không chỉ đúng ở VN mà còn đúng trên thế giới. Không thể cào bằng, không thể đánh đồng, không thể nhập nhèm.
Đối với dân tộc VN, thì chúng ta đã quá kinh nghiệm những trò này, những danh nghĩa chính trị khi xâm lược. Ông cha ta ý thức rõ ràng rằng dù nước ta có bạo quân bạo chúa đi nữa thì kẻ lật đổ soán ngôi họ lập nên triều mới vẫn phải là người VN mà không có sự can thiệp từ bên ngoài, thì mới được người dân ủng hộ, còn những kẻ cầu viện giặc ngoài đều được sử sách và cả lịch sử truyền miệng dân gian đưa vào "danh sách" cõng rắn cắn gà nhà, rước voi giày mả tổ, hay nặng hơn là bán nước, mãi quốc cầu vinh.
Bởi vì sao, bởi vì cha ông ta với kinh nghiệm ngàn năm ý thức sâu sắc rằng, một tên vua (nghĩa là 1 nhà độc tài), 1 triều đình do hoàng tộc làm chủ (nghĩa là chế độ gia đình trị) thì đích thị là xấu, nhưng bọn họ chắc chắn không thể xấu bằng bọn ngoại bang xâm lược, bởi vì sao, bởi vì bọn họ vẫn là đồng bào, lợi ích của đồng bào vẫn gắn với nhau hơn là gắn với dị tộc bên ngoài.
Dù kẻ xâm lược đem quân đến nước sở tại với bất kỳ danh nghĩa gì, thì lợi ích của người ngoài vẫn không thể nào gắn với lợi ích của người sở tại bằng lợi ích giữa đồng bào trong nhà với nhau. Và lợi ích của họ không thể gắn liền với người dân bản xứ bằng người dân nước họ, đồng bào của họ.
Câu "Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư" cho thấy tinh thần đó. "Đế" là vua, dù vua họ gì thì cũng phải là "Nam Đế" (vua Nam). Và nếu đó bạo chúa, nếu đó là một triều đình hủ bại mục nát thì sẽ có loạn, sẽ có người khác vùng lên, thay chủ đổi ngôi, và dân ta sẽ ủng hộ thế lực mới, người VN không ngu và không hèn. Nhưng trước hết, chuyện nội bộ trong một dân tộc phải do người của dân tộc đó giải quyết, không có sự can thiệp, viện cớ trục lợi từ bên ngoài, điều này càng đặc biệt đúng với dân tộc VN.
Các bạn "dâng chủ" (dâng lên chủ quyền) muốn làm tay sai cho kẻ mạnh. Các bạn thấy họ giàu mạnh rồi không dám chỉ đích danh các tội ác, các tội xâm lược của họ thì các bạn có quyền giữ im lặng. Nhưng các bạn không có quyền đi làm những chuyện mà như nhà văn Đông La nói là "phun nọc độc", đi gây hại cho tư tưởng người khác, nhất là giới trẻ, những "tờ giấy trắng". Vì đó là trái với đạo lý con người.
Các bạn quá thừa biết câu cho thuốc sai có thể giết 1 người, nhưng dạy sai thì sẽ giết 1 thế hệ. Các bạn không thể nhân danh "khác biệt" với "tự do ngôn luận" để đi phổ biến những tư tưởng trái đạo lý như vậy.
USD thì ai cũng ham, tôi cũng ham. Nhưng đừng vì đồng USD, đừng vì thấy kinh tế của Mỹ và phương Tây giàu quá rồi tưởng rằng họ nói gì cũng đúng. Không dám vạch mặt chỉ tên các tội ác, các sai trái của họ, kể cả khi họ đi xâm lược nước người, thậm chí còn cố ý nói tránh đi, nói lái đi, nói nhẹ đi cho các hành động sai trái đó.
Bài viết nói trên còn ghi thời điểm Chiến tranh Việt Nam là 1965-1973 và rằng "Mỹ can thiệp vào Chiến tranh Việt Nam".
Tôi không hiểu vì sao có thể xuyên tạc thành như vậy. Nếu năm 1965 Mỹ mới can thiệp vào Việt Nam thì Diệm do ai đưa về làm "thủ tướng" của "Quốc gia Việt Nam"? Quân đội Diệm do ai huấn luyện, do "cố vấn" nào chỉ huy? Chế độ Diệm do ai nuôi? Diệm tự lên làm tổng thống, tự huấn luyện, tự nuôi thân?
Nếu năm 1973 Mỹ đã hết can thiệp vào Việt Nam vậy thì tại sao cuối tháng 4 năm 1975 thấy đầy người Mỹ trong các hình ảnh tài liệu và trên phim tài liệu vậy? Phải chăng sau năm 1973 là không còn quân nhân tướng lĩnh Mỹ nào ở VN? Thiệu đã trở nên hoàn toàn độc lập với Mỹ? Mỹ không còn nuôi Thiệu nữa? (xem thêm)
Nói chính xác là như vầy: Mỹ đã xâm lược và gây ra, tạo ra Chiến tranh Việt Nam, chứ không phải Mỹ "can thiệp vào Chiến tranh Việt Nam".
Vế thứ nhất là chính xác, vì Mỹ đã can thiệp vào Chiến tranh Đông Dương (cuộc chiến giữa VN và Pháp) từ năm 1950, sau đó Mỹ thế chân Pháp và làm chủ ở miền Nam VN cho đến năm 1975 thì người quân nhân Mỹ cuối cùng mới rời khỏi VN (sáng ngày 30/4/1975).
Vế thứ hai là sai, vì theo vế đó là trước khi Mỹ nhảy vô là đã có một cuộc chiến giữa hai phe VN cân bằng ngang vai vế với nhau. Dĩ nhiên điều này sai với thực tế lịch sử, sai so với những gì đã diễn ra. Mỹ đã can thiệp và dùng lấy ngụy quyền của Pháp từ trước. (xem thêm)
Trong 2 cuộc chiến tranh Việt Nam, đầu tiên là quân đội Việt Nam đánh nhau với hơn 20 vạn quân Pháp và gần 30 vạn quân ngụy. Sau đó là quân đội VN đánh nhau với hơn 1 triệu quân Mỹ - ngụy - chư hầu, trong đó có gần 60 vạn quân Mỹ trực tiếp chiến đấu.
Nguồn gốc, lai lịch của ngụy quyền ba que (gọi chung cho "Quốc gia Việt Nam" và "Việt Nam Cộng hòa", là ngụy quyền dùng cờ ba que và bài "quốc ca" lấy cắp của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước), là do thực dân Pháp nặn ra vào năm 1949 trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Trong cả 2 cuộc chiến đó, đầu tiên Pháp, và sau đó là Mỹ, là nhân vật chính, nhân vật trung tâm. Bằng chứng là trong tất cả (100%) hồ sơ, tài liệu, tư liệu, sách vở báo chí quốc tế khi viết về 2 cuộc chiến này thì họ đều nhắc đến Pháp và Mỹ với nội dung là 2 nhân vật chính. Chứ nhân vật chính không phải là ngụy quyền Bảo Đại hay ngụy quyền Diệm - Thiệu. "Quốc gia Việt Nam" và "Việt Nam Cộng hòa" chỉ được nhắc sơ qua, lướt qua như vật gì đó không quan trọng.
Các bạn cứ lên Google hay Youtube search từ khóa "Vietnam War" thì sẽ thấy các kết quả về USA, United States, America, VNDCCH, Mặt Trận DTGPMNVN nhiều hơn áp đảo so với các kết quả về "Republic of Vietnam", ARVN (thậm chí hầu như là không có, phải tìm bằng các từ khóa chuyên sâu chi tiết hơn).
Và khi người ta biểu tình phản đối Chiến tranh Việt Nam thì họ luôn kêu gọi, treo biểu ngữ yêu cầu vào phía Mỹ. Họ đòi Mỹ kết thúc chiến tranh. Chứ họ không đòi cái gọi là "VNCH" kết thúc chiến tranh. Vì họ biết "VNCH" không có tư cách hay thẩm quyền gì để phát động, tiến hành, hay kết thúc cuộc chiến.
Người biểu tình phản chiến cũng không đòi Liên Xô hay Trung Quốc kết thúc chiến tranh, vì cuộc chiến này LX và TQ chỉ tham gia với vai trò phụ và hạn chế.
Người biểu tình phản chiến cũng không đòi Hà Nội và MTDTGPMNVN kết thúc chiến tranh, vì họ không phải là nguyên nhân của cuộc chiến, không phải là thủ phạm gây ra cuộc chiến đó.
Từ thực tế diễn biến của phong trào chống chiến tranh Việt Nam trên toàn thế giới đã cho thấy rõ ai là nguyên nhân của cuộc chiến, thủ phạm cuộc chiến là ai, ai gây ra cuộc chiến, và ai là đầu não, là nhân vật chính, nhân vật đầu têu, nhân vật trung tâm của cuộc chiến.
Còn các ngụy quyền trong vùng tạm chiếm ở miền Nam là do Pháp nặn ra - Mỹ nuôi lấy, không có thực quyền, là bù nhìn của 2 ông chủ Pháp và Mỹ. Ngụy quyền được Pháp - Mỹ sử dụng như một giải pháp chiến tranh, một danh nghĩa chính trị (bảo vệ giúp đỡ đồng minh) và còn là một công cụ phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược của mẫu quốc đó (xua lính ngụy ra làm bia đỡ đạn cho quân xâm lược đỡ thương vong).
Mỹ ở miền Nam giết người đốt nhà, gây tội ác với trẻ em phụ nữ, muốn làm gì thì làm, muốn đi đâu thì đi, muốn hiếp ai thì hiếp, muốn giết ai thì giết từ dân thường cho tới "tổng thống". Không có tòa án Sài Gòn nào xử lính Mỹ gây tội ác (không có quyền). Và cũng ít thấy tài liệu nào nói về các tòa án binh Mỹ xử lính Mỹ gây tội ác (dung túng, bao che). Mỹ ở miền Nam muốn dựng ai lên thì dựng, kéo ai xuống thì kéo, lũng đoạn thao túng chính trường, chính sự.
Nói thẳng thắn nhất, Mỹ chính là chủ ở miền Nam Việt Nam, là người có thực quyền, có quyền hành thật sự ở miền Nam của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (theo luật VN).
Bao nhiêu người ở phía bên kia, bao gồm cả Mỹ-ngụy, và các học giả quốc tế đã thú thật về bản chất cuộc chiến này rồi (xem thêm).
Nói chung, về chủ nghĩa xã hội thì có thể các bạn chưa hiểu hết nên chưa ủng hộ. Nhưng về độc lập dân tộc thì các bạn phải coi trọng vấn đề này một chút nếu các bạn còn nghĩ mình là một người Việt Nam.
Thiếu Long