Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm 47 lãnh đạo cao cấp Việt Nam

Tỷ lệ tín nhiệm cao

TT Họ và tên Số phiếu Tỷ lệ
(%)
1 Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó chủ tịch Quốc hội 372 74.7
2 Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội 335 67.27
3 Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước 330 66.27
4 Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội 328 65.86
5 Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội 323 64.86
6 Ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng 323 64.86
7 Bà Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch Quốc hội 322 64.66
8 Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội 294 59.04
9 Bà Nguyễn Thị Nương, Trưởng ban Công tác đại biểu Quốc hội 292 58.63
10 Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội 291 58.43
11 Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội 286 57.43
12 Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội 273 54.82
13 Ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an. 273 54.82
14 Ông Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội 267 53.61
15 Bà Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch nước 263 52.81
16 Ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc 260 52.21
17 Ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội 253 50.8
18 Ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Quốc hội 252 50.6
19 Ông Nguyễn Xuân Phúc Phó thủ tướng 248 49.8
20 Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội 241 48.39
21 Ông Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao 238 47.79
22 Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội. 234 46.99
23 Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư 231 46.39
24 Ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ 215 43.17
25 Ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội 210 42.17
26 Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng 210 42.17
27 Ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao 198 39.76
28 Ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó thủ tướng 196 39.36
29 Ông Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao 195 39.16
30 Ông Hoàng Trung Hải, Phó thủ tướng 186 37.35
31 Ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải 186 37.35
32 Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 184 36.95
33 Ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Tư pháp 176 35.34
34 Ông Vũ Văn Ninh, Phó thủ tướng 167 33.53
35 Ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng thanh tra Chính phủ 164 32.93
36 Ông Giàng Seo Phử, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc 158 31.73
37 Ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ 133 26.71
38 Ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Xây dựng 131 26.31
39 Ông Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Nội vụ 126 25.3
40 Ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông 121 24.3
41 Ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Công Thương 112 22.49
42 Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế 108 21.69
43 Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội 105 21.08
44 Ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch 90 18.07
45 Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 88 17.67
46 Ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo 86 17.27
47 Ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường 83 16.67



Tỷ lệ tín nhiệm

TT Họ và tên Số phiếu Tỷ lệ
(%)
1 Ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ 304 61.04
2 Ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường 294 59.04
3 Ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch 286 57.43
4 Ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông 281 56.43
5 Ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Tư pháp 280 56.22
6 Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội 276 55.42
7 Ông Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Nội vụ 274 55.02
8 Ông Giàng Seo Phử, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc 270 54.22
9 Ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao 269 54.02
10 Ông Vũ Văn Ninh, Phó thủ tướng 264 53.01
11 Ông Hoàng Trung Hải, Phó thủ tướng 261 52.41
12 Ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Xây dựng 261 52.41
13 Ông Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao 260 52.21
14 Ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội 253 50.8
15 Ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Công Thương 251 50.4
16 Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 249 50
17 Ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ 245 49.2
18 Ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng thanh tra Chính phủ 241 48.39
19 Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội. 235 47.19
20 Ông Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao 233 46.79
21 Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội 232 46.59
22 Ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó thủ tướng 230 46.18
23 Ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội 229 45.98
24 Ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo 229 45.98
25 Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế 228 45.78
26 Ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Quốc hội 217 43.57
27 Bà Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch nước 215 43.17
28 Ông Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội 215 43.17
29 Ông Nguyễn Xuân Phúc Phó thủ tướng 207 41.57
30 Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư 205 41.16
31 Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội 204 40.96
32 Ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc 204 40.96
33 Ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải 198 39.76
34 Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội 194 38.96
35 Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 194 38.96
36 Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội 189 37.95
37 Bà Nguyễn Thị Nương, Trưởng ban Công tác đại biểu Quốc hội 183 36.75
38 Ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an. 183 36.75
39 Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội 180 36.14
40 Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội 155 31.12
41 Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội 151 30.32
42 Bà Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch Quốc hội 145 29.12
43 Ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng 144 28.92
44 Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội 139 27.91
45 Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước 133 26.71
46 Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng 122 24.5
47 Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó chủ tịch Quốc hội 104 20.88

Tỷ lệ tín nhiệm thấp

TT Họ và tên Số phiếu Tỷ lệ
(%)
1 Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 209 41.97
2 Ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo 177 35.54
3 Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng 160 32.13
4 Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế 146 29.32
5 Ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Công Thương 128 25.7
6 Ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch 116 23.29
7 Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội 111 22.29
8 Ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường 104 20.88
9 Ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Xây dựng 100 20.08
10 Ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải 99 19.88
11 Ông Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Nội vụ 92 18.47
12 Ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng thanh tra Chính phủ 87 17.47
13 Ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông 77 15.46
14 Ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó thủ tướng 65 13.05
15 Ông Giàng Seo Phử, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc 63 12.65
16 Ông Vũ Văn Ninh, Phó thủ tướng 59 11.85
17 Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 58 11.65
18 Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư 46 9.24
19 Ông Hoàng Trung Hải, Phó thủ tướng 44 8.84
20 Ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ 43 8.63
21 Ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Tư pháp 36 7.23
22 Ông Nguyễn Xuân Phúc Phó thủ tướng 35 7.03
23 Ông Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao 34 6.83
24 Ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ 29 5.82
25 Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước 28 5.62
26 Ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội 28 5.62
27 Ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc 28 5.62
28 Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội 25 5.02
29 Bà Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch Quốc hội 24 4.82
30 Ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an. 24 4.82
31 Ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao 23 4.62
32 Ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Quốc hội 22 4.42
33 Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội. 22 4.42
34 Ông Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao 21 4.22
35 Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội 19 3.82
36 Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội 18 3.61
37 Bà Nguyễn Thị Nương, Trưởng ban Công tác đại biểu Quốc hội 17 3.41
38 Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội 15 3.01
39 Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó chủ tịch Quốc hội 14 2.81
40 Bà Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch nước 13 2.61
41 Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội 13 2.61
42 Ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng 13 2.61
43 Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội 12 2.41
44 Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội 11 2.21
45 Ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội 9 1.81
46 Ông Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội 9 1.81
47 Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội 6 1.2

Nguồn: VNExpress

---------------------------------------------------------------

Lời bàn:

Nói chung kết quả không có gì ngạc nhiên hay quá sốc, hay quá trái ngược với quan điểm của mình, người nhà, những người chung quanh và dư luận nói chung.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân thì một số người kể là một người làm được việc và có tư duy hơi giống Nguyễn Bá Thanh. Nhiệm vụ nào giao cho bà ta là bà ta hoàn thành nhanh và hiệu quả. Nói chung cũng như bao nhiêu người cách mạng xuất thân Bến Tre, đặc điểm chung của đa số họ là trung thành với cách mạng và thực dụng trong công việc.

TBT Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Bá Thanh không nằm trong Nhà nước và Chính phủ nên không đưa ra bỏ phiếu. Nhưng tôi nghĩ đáng lẽ vẫn nên đưa ra bỏ phiếu mới phải. Bởi vì Đảng lãnh đạo và có trách nhiệm lớn nhất thì TBT của Đảng và người đứng đầu cơ quan Nội chính, một cơ quan quan trọng của Đảng cũng nên đưa ra bỏ phiếu. Huống chi hai nhân vật này đều là Đại biểu Quốc hội.

Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu lần này nếu có hai người nói trên thì tôi tin rằng cũng sẽ có phiếu tín nhiệm cao.

TBT Nguyễn Phú Trọng là người trong sạch và dù không đồng ý với ông thì cũng không thể không tôn trọng ông. Ông giống như một nhà nho, mà một nhà nho như vậy luôn có hình ảnh tốt trong dân, nhất là ở trong một nền văn hóa Á Đông như Việt Nam.

Còn ông Nguyễn Bá Thanh thì quá nổi tiếng và được ủng hộ từ những hiệu quả công việc thực tế mà ông làm được, có những cách làm sáng tạo, có những phát ngôn mạnh mẽ nêu đúng vấn đề. Người ta còn lập ra những fanclub Nguyễn Bá Thanh trên Internet, nhất là Facebook.

Bọn phản động, nhất là bọn tàn dư ngụy (nhiều bạn hay gọi là bọn ba que) đang dèm xiểm, dèm pha, lườm nguýt hoặc khó tin, không dám tin, vì lâu nay chúng vẫn cố tin và tuyên truyền với nhau rằng Quốc hội VN là một quốc hội "bù nhìn", "nghị gật", trong khi tranh cãi trong Quốc hội trực tiếp truyền hình thường xuyên và trên Youtube đầy các clip như vậy. Đó là một "niềm tin" xuất phát từ sự thiếu thông tin và kiến thức ngu dốt của chúng.

Có lẽ chúng tưởng Quốc hội Việt Nam ngày nay cũng giống cái "quốc hội" bù nhìn nghị gật tay sai Mỹ mà bất cứ ai có chút USD là chui vào làm các ông Nghị, bà Nghị.

Trong sự kiện này, bọn phản động và cả một số người không phản động bảo rằng CTN Trương Tấn Sang, bà Nguyễn Thị Kim Ngân và mấy người được tín nhiệm cao là mấy người ít làm hoặc không làm gì nên mới được tín nhiệm cao.

Một số người ủng hộ Chính phủ thì thay vì coi tín nhiệm thấp là một động lực để làm việc cẩn trọng và tốt hơn thì họ lại cho rằng tại Chính phủ làm việc nhiều, chịu trách nhiệm nhiều, làm việc trực tiếp mới không tránh khỏi va chạm, sơ xuất và vì vậy mới bị tín nhiệm thấp.

Nếu quan sát các hiện tượng tương đồng xưa nay thì chúng ta sẽ thấy đây là quan điểm không đúng. Không phải cứ hễ làm nhiều là dễ có lỗi và khó được đồng thuận, còn ít làm thì ít lỗi và dễ có được đồng thuận hơn.

Đây là blog mà không phải báo chí chính thống nên có một số chuyện hơi nhạy cảm chút nhưng tôi nghĩ cũng nói được không sao. Ví dụ trường hợp CTN Trương Tấn Sang, khi làm Chủ tịch nước ở VN thì ông có thể làm được bao nhiêu chuyện? Từ khi VN áp dụng chế độ "tam giác" TBT - CTN - TT thì Chủ tịch nước chỉ lo phần nghi lễ là chính, như là một quốc trưởng vậy. Nhưng trong thời gian đó, có những ông CTN được nhiều người ủng hộ, có những ông CTN không được ủng hộ lắm. Dù họ đều có chức vụ Chủ tịch nước và đều ít làm như nhau. Ví dụ CTN Trương Tấn Sang theo tôi biết thì được dư luận ủng hộ nhiều hơn so với CTN tiền nhiệm là ông Nguyễn Minh Triết.

Một ví dụ khác, TBT Nguyễn Phú Trọng là thuộc nhóm lãnh đạo làm nhiều, từ khi lên là cho triển khai ngay công cuộc chỉnh đốn Đảng khá quyết liệt. Trong khi nguyên TBT Nông Đức Mạnh thì bao nhiêu nhiệm kỳ hầu như không làm gì, không tạo ra được dấu ấn gì, và bị nhiều người chê.

Như vậy, TBT Nguyễn Phú Trọng làm nhiều và được ủng hộ. Nguyên TBT Nông Đức Mạnh ít làm và không được ủng hộ bằng. Tương tự, ông Nguyễn Bá Thanh làm rất nhiều và được ủng hộ rộng rãi.

Các ví dụ ở trên đã bác bỏ lập luận "làm nhiều thì sẽ va vấp bị chê bai nhiều. Làm ít an nhàn thì sẽ được tín nhiệm cao hơn". Ăn thua là ông làm gì và kết quả thế nào. Các thành viên Chính phủ Việt Nam được tín nhiệm thấp trong lần bỏ phiếu này là chủ yếu xuất phát từ kết quả kinh tế xã hội của VN trong thời điểm hiện tại. Chứ theo tôi là không liên quan lắm đến vấn đề "làm ít - làm nhiều".

Các đại biểu Quốc hội phần lớn là đảng viên, họ ít nhiều được đào tạo chính trị bài bản, chuyên nghiệp, và có ít nhiều kinh nghiệm chính trị. Dù trong đó có vài phần trăm kém cỏi, có những người nói bậy nhưng thích nói v.v. Nhưng về tổng thể thì tôi nghĩ họ không kém đến nỗi không phân biệt được thế nào là ít làm/làm nhiều và làm tốt/làm dở. Họ biết đánh giá việc làm của đối tượng được bỏ phiếu theo đúng chức vụ, vai trò, phần việc đối tượng đó phụ trách, đảm nhiệm. Họ sẽ đánh giá ông đúng theo những gì mà ông làm/không làm, những gì ông nên làm và ông không nên làm. Không phải hễ cái gì cũng làm là hay, có nhiều cái "không làm" hay "chưa làm" lại là những điểm cộng.

Ông Dương Trung Quốc trả lời phỏng vấn báo chí phàn nàn về sự không biết hết về ngành Ngoại giao và Quốc phòng. Tôi không hiểu ông ta nói chuyện dư thừa đó để làm gì. Các ngành đối ngoại đó toàn là tình báo với gián điệp, đối phó với tình báo Trung Quốc và CIA hàng ngày hàng giờ. Bao nhiêu chiến sĩ đang hoạt động trong lòng địch và cần được bảo mật tối đa. Các ngành đó thì đương nhiên là không thể nào công khai minh bạch hết, không thể cái gì cũng công bố hết, đương nhiên là có nhiều cái bí mật rồi. Nước nào cũng vậy chứ có riêng gì VN?

Nói chung, tôi nghĩ áp lực từ QH, nhân dân và dư luận sẽ thúc đẩy các bác lãnh đạo làm tốt hơn, đốc thúc các đồng chí của mình thường xuyên hơn, thận trọng mọi việc hơn, và có nhiều động lực hơn để chọn dùng hiền tài, kỹ càng cẩn thận hơn trong công tác cán bộ, nhân sự. Muốn dân chủ hơn thì các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ phải ít nhiều chịu áp lực từ Quốc hội và nhân dân. Các cán bộ, lãnh đạo phải cảm thấy cái áp lực của dân.

Phiếu tín nhiệm góp phần cho tác dụng đó và mình hy vọng sau này sẽ cải tiến làm sao cho hiệu quả hơn.