Vài lời về hải chiến Hoàng Sa 1974 - kỳ 4: Thẩm định nguồn tin một cách khách quan, khoa học

Đề tài hải chiến Hoàng Sa ở hải ngoại nói chung và Hoa Kỳ nói riêng, ngay từ thời kỳ trước khi Internet được dân sự hóa, thì đã rất ồn ào tại Hoa Kỳ và hải ngoại và gây ra sự chia rẽ, phân hóa rất lớn trong người Việt hải ngoại và ngay cả trong các tổ chức hội cựu quân nhân hải quân Sài Gòn. Có rất nhiều quan điểm khác nhau, nếu không nói là một mớ hỗn tạp, hỗn độn.

Tâm lý người Việt ở Mỹ, với phần đông là những người có "dây mơ rễ má" với ngụy quyền, có người từng làm ở sở Mỹ trong thời chiến tranh, nên đa số họ có tâm lý thần tượng Mỹ, và có một lòng tin rằng Mỹ nói là đúng, hay chí ít là phải có giá trị cao nhất, có giá trị lớn nhất.

Đề tài hải chiến Hoàng Sa này người ta lại thấy một sự hiếm hoi của các nguồn tin gốc từ chính phủ Mỹ. Vắng bóng những nguồn tin thực chất. Vấn đề này tôi sẽ nói cụ thể hơn ở dưới.

Do không có nguồn chính phủ Mỹ để làm chuẩn. Các "học giả", "nhà nghiên cứu" chống cộng hoặc/và cựu quân nhân Sài Gòn không có gì để làm chuẩn, nên không phục nhau, quay sang cãi nhau, chửi nhau, không ai phục ai.

Ngoài một bộ phận nhỏ khách quan trung thực ra thì đa phần còn lại là một đám đông bát nháo không quan tâm đến sự thật, không cần biết sự thật là gì, miễn sao nói tốt, ca ngợi, bốc thơm hải quân Sài Gòn, là họ thỏa mãn hả hê, tạm gọi là bộ phận "AQ thắng lợi tinh thần". Khi bộ phận khách quan chỉ ra cho bộ phận AQ kia thấy cái sai của họ, thì bộ phận AQ kia quay sang chửi bới đồng đội và "cào mặt ăn vạ".

Trung tá Lê Văn Thự, hạm trưởng chiến hạm HQ-16, nhân chứng có tham chiến trong hải chiến Hoàng Sa đã phải nói về hiện tượng này trong bài viết "Sự thật về trận hải chiến Hoàng Sa" của ông trên báo Thời Luận (Los Angeles, Mỹ) như sau:

"Tôi biết trong Hải quân có một số người biết sự thật, nhưng ai nói sai họ vẫn mặc kệ, miễn người viết đề cao Hải quân, còn nói thật thì họ cho là mất mặt Hải quân. Vì vậy khi viết bài này, tôi biết trước là sẽ có nhiều người bất mãn vì bài viết của tôi, không những bất mãn mà tệ hơn, còn lên án tôi là kẻ bêu xấu Hải quân, nhưng tôi vẫn phải viết để nói lên sự thật và nói thay cho những người đã chết trong trận Hoàng Sa."

Trong bài viết trả lời độc giả năm 2004 trên báo điện tử Cali Today, ông xác định lại:

"Cũng chính vì sự che dấu này mà mọi chuyện không rõ trắng đen nên bây giờ ra hải ngoại, ai muốn viết sao về trận Hoàng Sa cũng được, kể cả viết sai sự thật, miễn người viết đề cao Hải Quân."

Nhóm AQ chửi nhóm kia chán, họ quay sang chửi bới lẫn nhau. Bởi vì các "thông tin", "tài liệu" của họ chỉ có một mẫu số chung duy nhất là hải quân "VNCH" đã "chiến đấu anh dũng" chống Trung Cộng với lực lượng "mạnh hơn gấp bội", trong một "cuộc quyết chiến lịch sử". Còn ngoài ra, hầu như tất cả những tình tiết khác, hễ đi sâu vào cụ thể một chút là y như rằng có cãi nhau, mắng nhiếc nhau, thậm chí nhục mạ nhau, không ai chịu ai.

Thậm chí buồn cười và điên rồ nhất là họ còn khác nhau ngay cả ở sự đánh giá thắng hay bại. Lính chết, quân chạy, cả quần đảo rơi vào quyền kiểm soát và quản lý của Trung Quốc, toàn bộ Hoàng Sa từ tay họ rơi vào tay Trung Quốc. Nhưng đến nay họ vẫn gãi đầu và hùng hổ cãi nhau xem ai thắng, ai bại. Đó mới là một trong rất nhiều chuyện bi hài của cộng đồng người Việt chống cộng lưu vong trên xứ Mỹ.

Những chuyện đó xin được nói cụ thể sau. Sở dĩ tôi trình bày các thông tin trên là để cho thấy lối làm ăn vô trách nhiệm của một số báo chí trong nước trong cuộc "tổng nổi dậy", "tổng phục dựng" cái thây ma ngụy Sài Gòn, giống như là một hành động nổi loạn của một bộ phận nhỏ báo chí trong nước vừa qua.

Một số báo điện tử trong nước đã tâng bốc bừa bãi quân đội Sài Gòn và phán như thật, không thấy dẫn chứng, dẫn nguồn. Người đọc cũng không biết nhà báo lấy những nguồn thông tin đó từ đâu, để mà đi kiểm chứng, xác minh, cho thấy đạo đức nghề nghiệp và trình độ làm báo chuyên nghiệp của họ là có vấn đề, báo chí nhưng lại thiếu tính chuyên nghiệp hơn cả một số blog, trang web cá nhân.

Tổng thống Mỹ Nixon thăm Trung Quốc năm 1972.
Loạt bài tiếp theo các phần trước sẽ nói về nhiều vấn đề, và trọng tâm của nó là để giải đáp câu hỏi này: Căn cứ vào đâu để nói rằng Mỹ tặng phía tây Hoàng Sa cho Trung Quốc năm 1974?

Nếu như nghi vấn Mỹ tặng phía đông Hoàng Sa cho Trung Quốc năm 1956 chưa thấy những căn cứ vững chắc, thì luận cứ Mỹ nhượng phía tây Hoàng Sa cho Trung Quốc năm 1974 lại có nhiều căn cứ vững chắc, cơ sở đáng tin, và Mỹ có động cơ rõ ràng hơn, dễ thấy hơn trong việc này.

Năm 1956, Mỹ tặng (nếu có) đông Hoàng Sa cho Trung Quốc thì chỉ cần "mắt nhắm mắt mở" lờ đi là xong, bởi vì nơi đây lúc đó không có quân đồn trú ngụy, mặc dù trên danh nghĩa thì khu vực này là vùng kiểm soát của ngụy.

Năm 1974, Mỹ biếu tây Hoàng Sa cho Trung Quốc thì khó khăn và phức tạp hơn nhiều, Mỹ-Thiệu đương nhiên không thể vô duyên vô cớ điều quân về cho Trung Quốc lên chiếm đảo, điều đó sẽ trở thành một thảm họa chính trị, thảm họa dư luận (public relations nightmare) cho Mỹ-Thiệu và có lẽ cả Trung Quốc.

Do đó mới có "hải chiến Hoàng Sa"? Phải chăng Trung Quốc và Thiệu cố ý phóng đại, thổi phồng sự kiện HS lên không chỉ vì muốn "tự sướng", ra oai, mà còn để che giấu, đánh lạc hướng dư luận và chạy tội thí quân?

Có khả năng Trung Nam Hải cũng thí quân của mình, người lính hải quân Trung Quốc chỉ biết nhiệm vụ trên giao, thiên lôi sai đâu đánh đó, không hề biết đến các mưu toan chính trị sau hậu trường. Nếu đúng như thế thì đây cũng không phải lần đầu họ thí quân, Trung Quốc từ lâu đã tai tiếng với cái gọi là "chiến thuật biển người" (nhân hải). Đến danh tướng bậc nhất lịch sử hiện đại Trung Hoa là Bành Đức Hoài mà còn sử dụng nó trong chiến tranh Triều Tiên chống Mỹ-LHQ.

Do đó, nếu Bắc Kinh đi đêm với Washington thí quân ở Hoàng Sa để "hoàn thành giao dịch", dùng vũ lực thí quân để thụ đắc trái phép Hoàng Sa, thì cũng không phải là chuyện khó xảy ra.

Tuy nhiên, trước hết phải thẩm định nguồn và có cách tiếp cận hợp lý. Tránh dẫm vào vết xe đổ của báo chí người Việt hải ngoại và hiện tượng tiêu cực của một bộ phận thiểu số "lều báo" trong nước vừa qua.

Căn cứ vào những nguồn tin gốc nào để mô tả một cuộc xung đột quân sự?

Khi độc giả đọc thông tin trên sách báo thì đó là một nguồn tin trung gian. Sách báo đó có thể lấy từ những nguồn sách báo khác. Vấn đề là: Luôn có một tác phẩm đầu tiên viết lại các thông tin căn cứ vào những nguồn tin gốc của sự kiện. Vậy thì nguồn tin gốc đó là gì? Nguồn tin nguyên thủy, nguồn tin gốc miêu tả một cuộc xung đột quân sự thường được lấy từ đâu? Từ đây:

1. Nhân chứng trong cuộc
2. Phóng viên chiến trường
3. Người dân chung quanh
4. Tài liệu hai phía

Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 không có phóng viên chiến trường và không có người dân chung quanh, như vậy 2 nguồn này được loại trừ. Chỉ còn lại 2 nguồn là những người tham chiến và tài liệu chính thức của hai bên.

Thẩm định độ tin cậy của nguồn:

Tài liệu của Trung Quốc là những tài liệu tổng hợp của chính phủ và quân đội Trung Quốc, và hồi ký của nhân chứng Ngụy Minh Sâm năm 2007, thì chỉ có thể tin được một phần. Bởi vì tài liệu của Trung Quốc dựa trên tiên đề bịp bợm rằng Hoàng Sa là đất do người Hoa khám phá từ xưa và bây giờ Trung Quốc chỉ là "lấy lại". Các thông tin từ phía Trung Quốc chủ yếu thông qua nguồn trung gian là Wikipedia Tiếng Trung rồi được cộng đồng Wikipedia "trung lập hóa" lại.

Trung Quốc đã viết về đề tài này từ lâu, từ sau khi trận hải chiến xảy ra. Nhưng trong thời điểm đánh dấu 40 năm này, một thành viên diễn đàn hải quân thuộc diễn đàn Tie Xue (người Tàu gọi là "luận đàn") của Trung Quốc lấy một bài cũ "1974 Niên Trung Việt Tây Sa Hải Chiến Toàn Ký Lục" được cho là viết vào ngày 7/7/1974 đăng lên diễn đàn Tie Xue, thì một số báo trong nước lại nói rằng đây là sự "thừa nhận muộn màng của Trung Quốc" (?). Trong khi cuộc hải chiến này Trung Quốc đã viết về nó ngay từ đầu, và đây là một sự kiện cả thế giới đều biết từ lâu. Phải nói là vô cùng bó tay.

Bài viết này được các trang web và blog phản động đua nhau đăng để mượn một số chi tiết tuyên truyền bịa đặt trong đó để chống Việt Nam. Và họ gọi diễn đàn đó là một "nguồn". Thực chất đây là bài viết không rõ nguồn gốc. Trên diễn đàn ai đăng cũng được thì không thể được gọi là một "nguồn".

Bài viết này của Trung Quốc được bọn phản động đem tuyên truyền nhiều là vì có những chi tiết bịa đặt như sau: "Khi trận chiến kết thúc, Bắc Việt lập tức ra tuyên bố, “cảm ơn chính phủ Trung Quốc đã giúp đỡ họ giải phóng Tây Sa từ tay Nam Việt”. .... và .... "Nghe nói sau khi Trung Quốc thu hồi Tây Sa, Bắc Việt là đồng chí và anh em với chúng ta khi ấy, đã gửi điện cảm ơn chính phủ Trung Quốc: Cảm ơn anh em Trung Quốc đã thay chúng tôi thu hồi lại được quần đảo Tây Sa từ tay quân tay sai Nam Việt! Chính phủ Trung Quốc đã từ chối bức “Điện cảm ơn” này, đây cũng là sự khởi đầu cho việc từ chỗ thừa nhận đến chỗ trở mặt về chủ quyền đối với Nam Sa của Trung Quốc từ phía Việt Nam."

Thứ nhất: Câu này đã tự làm tổn thương uy tín qua câu "nghe nói". Một báo động về tính chân thật và chất lượng giá trị tham khảo của bài, đặc biệt là luận điệu cáo buộc nói trên.

Thứ hai: Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam chưa bao giờ có những tuyên bố chính trị hay gởi điện ngoại giao cũng như chưa bao giờ có văn kiện chính trị nào gọi ngụy quyền của Mỹ là "Nam Việt" hay "Nam Việt Nam". Hầu hết các từ được dùng là "ngụy quyền Sài Gòn", "ngụy Sài Gòn", hoặc số ít hơn là "chính quyền Sài Gòn", "quân đội Sài Gòn" khi nói về bộ phận tiến bộ trong ngụy quân, ngụy quyền. Chứ chưa bao giờ có tuyên bố nào hay văn kiện ngoại giao nào gọi họ là "miền Nam Việt Nam", "Việt Nam Cộng hòa", "Nam Việt", "Nam Việt Nam".

Từ lúc miền Nam có Mặt Trận chống Mỹ thì Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, và sau này là chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, là chính phủ đại diện duy nhất hợp pháp của miền Nam Việt Nam. Nguyên tắc này còn được Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi rõ trong những bức thơ ngoại giao mà Bác đã gởi cho nhiều vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ của nhiều nước trên thế giới.

Do đó không thể có chuyện Việt Nam tuyên bố "cám ơn" Trung Quốc giúp "giải phóng" từ tay "Nam Việt", hay có bức điện nào "cám ơn" Trung Quốc "giúp" thu hồi từ tay "quân tay sai Nam Việt".

Thứ ba: Chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam đã 2 lần ra tuyên bố phản đối Trung Quốc ngay sau khi hải chiến Hoàng Sa xảy ra (ngày 20 và 26/1/1974), thì tại sao chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại tự mâu thuẫn đi "đa tạ" Trung Quốc? Như vậy có khác gì tự mâu thuẫn, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, tay này đánh tay kia? Xin lưu ý là tuy lúc đó một số nước lớn trên thế giới áp đặt và coi Việt Nam là 2 quốc gia khác nhau. Nhưng mọi người đều biết VNDCCH và CHMNVN là 1. Mỹ và "VNCH" là 1. Do đó không thể có chuyện miền Bắc và miền Nam tự xung đột nhau như vậy. VNDCCH cũng không ngu ngốc và không có động cơ vô cớ đi giúp Trung Quốc củng cố chủ quyền.

Thứ tư: Giả sử nếu Việt Nam gởi bức điện đó thì chắc chắn là Trung Quốc đã mừng như bắt được vàng và nhận ngay, sau đó dùng nó như là một chứng cớ củng cố chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa. Chứ sao lại có chuyện từ chối? Đó là một tình tiết bịa đặt vụng về và phi lý, không logic. Tóm lại, Trung Quốc đã thêu dệt những câu chuyện hoang đường hòng củng cố "chủ quyền" của họ ở HS.

Trong bài viết ngày 1/6/2004 trên báo Cali Today, trung tá Lê Văn Thự, thuyền trưởng tàu HQ-16 nói thêm về bài "Sự thật về trận hải chiến Hoàng Sa" của ông ta, cũng đã cho biết rằng nhiều chi tiết trong tài liệu Trung Quốc không phù hợp với những gì ông ta tai nghe mắt thấy. Ông cho rằng không trung thực vì họ chỉ muốn đề cao sự "anh hùng" của hải quân. Hai bên đều muốn đề cao sự "anh hùng" của hải quân mình và thế là từ một trận đánh nhỏ thế giới không ai quan tâm thì trong trí tưởng tưởng tượng của một anh AQ, một anh Chí Phèo, đã biến thành như một "đại chiến Xích Bích" để vui sướng tinh thần.

Nhờ những người tôn trọng sự thật như trung tá Lê Văn Thự, và đại úy Trần Kim Diệp ở Pháp, sĩ quan tình báo cạnh đại tá Hà Văn Ngạc, đã cho biết thật ra hải chiến Hoàng Sa chỉ là một cuộc chạm súng khoảng 15-20 phút tính từ khi bắt đầu có tiếng súng cho đến khi im tiếng súng.

Đại úy Trần Kim Diệp là người duy nhất khẳng định cụ thể con số 15-20 phút. Những người khác, kể cả những người trong nhóm "thủ dâm tinh thần", dù không nhớ rõ lắm nhưng không có ai lên tiếng phản đối con số này. Như vậy, đây là con số đáng tin.

Một trang điện tử đậm chất "lá cải" là trang "Tin Nóng" giật tít "40 năm Hải chiến Hoàng Sa: 9 ngày đêm bi tráng", giật tít gây sốc và kém chuyên nghiệp, kém đạo đức nghề nghiệp như thế này sẽ làm cho độc giả nếu không đọc vào bài mà chỉ đọc nhan đề, họ sẽ tưởng hải chiến Hoàng Sa là cuộc chiến 9 ngày đêm, như vậy là lừa đảo người đọc một cách trắng trợn, tuyên truyền bịp bợm những điều sai sự thật.

Tài liệu Trung Quốc và cách tuyên truyền của họ vẫn đỡ nghiệp dư, "rừng rú" hơn tài liệu chính thức của hải quân Sài Gòn và các cơ quan chiến tranh chính trị (tâm lý chiến) của chính quyền Sài Gòn, mặc dù tuy có thổi phồng, phóng đại lên không ít nhưng họ vẫn phải thừa nhận trong bài "1974 Niên Trung Việt Tây Sa Hải Chiến Toàn Ký Lục" là: "Trận phản kích tự vệ Tây Sa không hề được coi là trận hải chiến quy mô lớn.".

Về bối cảnh quốc tế thì Trung Quốc nói tương đối chính xác, phù hợp với các thông tin khác. Bài viết nói trên viết:

"Trận phản kích tự vệ Tây Sa tuy là một trận chiến quy mô nhỏ, nhưng bối cảnh của nó lại rộng lớn, phức tạp. Liên quan đến chiến lược toàn cầu của 3 nước lớn Trung Quốc, Mỹ và Liên Xô khi ấy còn có cả Việt Nam và khu vực Đài Loan. Muốn nói về trận phản kích tự vệ Tây Sa, còn phải được bắt đầu bằng việc Nixon dến thăm Trung Quốc mở cửa cho quan hệ Trung-Mỹ.... Mỹ khi phải đối mặt với sự uy hiếp chiến lược của Liên Xô đang leo thang nghiêm trọng, đã yêu cầu được liên hợp với Trung Quốc để cùng nhau áp chế Liên Xô.... Chính trong tình hình ấy, Mao Trạch Đông và Nixon, xuất phát từ con mắt chiến lược sâu rộng, đã mở cửa cho mối quan hệ Trung-Mỹ. Việc thu hồi Tây Sa có thể nói là một sản phẩm ăn theo của quyết sách chiến lược này.... Cho nên, chúng ta có thể phân tích thế này, về vấn đề Trung Quốc thu hồi Tây Sa, Đệ thất Hạm đội hải quân Mỹ đã từ chối lời yêu cầu hải quân Mỹ can thiệp, thậm chí còn từ chối cả việc đưa tàu tới ứng cứu những người bị chết đuối, chứng tỏ Trung Quốc đã có thỏa thuận ngầm với Mỹ. Điều này không hề xuất phát từ chuyện Mỹ tốt với Trung Quốc đến đâu, lại càng không phải là ban ơn, mà hoàn toàn là xuất phát từ lợi ích tự thân của nước Mỹ. Chính trong bối cảnh toàn cục ấy, trong thời khắc then chốt ấy, Trung Quốc đã chớp lấy thời cơ để thu hồi Tây Sa.... Khi Trung Quốc thu hồi Tây Sa, binh lực của Hạm đội Nam Hải rất thiếu, đòi hỏi phải có sự chi viện từ Hạm đội Đông Hải. Đảo Đài Loan nằm ở giữa Nam Hải và Đông Hải, việc điều động hạm đội trước đây đều đi vòng từ ngoài khơi đảo Đài Loan, để tránh đi vào đường nhạy cảm trong eo biển Đài Loan. Thời gian hành động của hạm đội lần này quá gấp gáp, quy mô lại hết sức lớn, liệu có thể đi qua eo biển Đài Loan nổi không? Nixon đến thăm Trung Quốc, đụng chạm vào chính phủ Tưởng Giới Thạch có thể nói là thảm họa. Điều động hạm đội quy mô lớn đi qua eo biển Đài Loan vào lúc này, Tưởng Giới Thạch sẽ có phản ứng gì? Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã liên hệ được với Tưởng Giới Thạch thông qua kênh bí mật, Tưởng Giới Thạch cân nhắc từ đại nghĩa dân tộc, đã để cho hạm đội được đi qua eo biển Đài Loan một cách suôn sẻ, giành được thời cơ cho cuộc chiến."

Ngay cả trong bài viết tai tiếng của đại tá Hà Văn Ngạc, thì ông ta cũng phải ghi: "Nhưng thực tế cho thấy trong suốt cuộc tìm kiếm những nhân viên từ Hộ Tống hạm HQ10 và các toán đổ bộ lên trấn giử các đảo đã đào thoát để trở về đất liền, chúng ta không nhận thấy một hành động nhân đạo nào từ phía đồng minh kể cả của phi cơ không tuần...."".... Một suy luận nữa là có thể trận hải chiến là một cuộc điều chỉnh sự nhượng quyền chiếm giữ từ một nhược tiểu đến một cường quốc theo một chiến lược hoàn cầu mà vài cường quốc đã ngầm thỏa thuận trước..."

Thật ra những lời lẽ của Trung Quốc và đại tá Hà Văn Ngạc không có gì mới, và không có gì khác với những gì mà dư luận thế giới và giới quan sát quốc tế đã nhận thấy. Nói cũng như không nói.

Tại sao họ nói như vậy? Đó là thủ thuật "thừa nhận một nửa sự thật, để che giấu phần sự thật còn lại" Chúng ta có thể liên tưởng động thái này với việc một luật sư khuyên thân chủ của mình nhận tội ngộ sát để thoát tội giết người, để nhẹ bớt tội.

Căn cứ vào nhiều cơ sở, thông tin khác thì mối quan hệ Mỹ - Trung và yếu tố Mỹ trong sự kiện hải chiến Hoàng Sa năm 1974 không chỉ dừng tại đó, không chỉ dừng ở nội dung mà Trung Quốc công bố và đại tá Hà Văn Ngạc thừa nhận.

Trung tá Lê Văn Thự thì lý giải rằng sở dĩ đại tá Ngạc nói vậy là để biện bạch cho sự rút lui, hay nói đúng hơn là sự hèn nhát của ông ta: "Chính vì sợ mà Đại Tá Ngạc chỉ để cho HQ16 và HQ10 đánh cho lấy có (theo ý nghĩ của Đại Tá Ngạc) rồi cùng HQ4, HQ5 rút lui."

Còn nghi vấn về bàn tay phía sau của Mỹ thì ông không biết rõ nên chỉ nói: "Phần sau cùng bài viết "STVTHCHS" của tôi chủ ý muốn nói là nếu cấp chỉ huy trận chiến và các đơn vị tham chiến đồng tâm hiệp lực mà đánh thì Hoàng Sa đã không mất lúc đó. Còn chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai nơi đảo Hoàng Sa thì tôi không thể biết được."

Nói chung, tài liệu Trung Quốc chỉ có thể tin được một phần nào. Có thể tin được nếu nó hợp lý và phù hợp, hay ít nhất không mâu thuẫn với các nguồn tin khác. Đặc biệt nếu các thông tin từ phía Trung Quốc mà đã được các nhân chứng hải quân Sài Gòn xác minh thì càng đáng tin.

Tài liệu Trung Quốc cũng thừa nhận sự hèn nhát của phần đông quân đội Sài Gòn trong hải chiến Hoàng Sa. Họ không có động cơ xuyên tạc, bởi vì đối thủ càng quyết chiến thì chiến công và chiến thắng của họ càng thêm lớn, càng chứng tỏ họ là anh hùng.

Christoforo Borri, “An Account of Cochinchina”, trong quyển A Collection of Voyages and Travels, biên tập bởi A. Churchill trích lại hồi ký của Ngụy Minh Sâm phía Trung Quốc như sau: "Chúng ta xác-nhận là đối phương sợ chết, vì vậy Sĩ Quan Chỉ huy địch đã ẩn trốn ở hậu-diện."

Cựu sĩ quan Sài Gòn Nguyễn Văn Thành của trang "Dân chủ ca" cũng xác nhận thông tin này bằng câu: "Người Việt-nam, qua lịch-sử, rất can-đảm. Sĩ Quan chỉ huy ẩn trốn khi đụng giặc, nằm trốn ở hậu-diện rất ít. Hải-Chiến Hoàng-Sa chỉ là một vết đen đơn-độc.

Tư lệnh Trung Quốc là Ngụy Minh Sâm cũng cho biết tàu HQ-5 của hải quân Sài Gòn đã "thối và tẩu" (lùi và chạy) ở Hoàng Sa 2 lần. Nguyên văn ghi trong hồi ký được công bố khi họ Ngụy qua đời năm 2007 là: "Hướng ngoại hải thối tẩu" (Hướng biển ngoài mà lùi chạy). Thông tin này cũng được xác nhận bởi trung úy Hồ Hải, sĩ quan truyền tin cho đại tá Hà Văn Ngạc và bộ chỉ huy Hành Quân trên HQ-05, cho biết họ Ngụy "nói rất rõ và đúng" về sự kiện này trong bài viết dài 15 trang trên đặc san Lướt Sóng số 52 năm 2004 .

Tài liệu của chính phủ Mỹ thì gần như là con số 0, họ chưa bạch hóa ra thông tin gì chúng ta chưa biết. Gần đây trang tin chính thức của chính phủ Mỹ "bạch hóa" ra phần đối thoại của một bộ phận quan chức Mỹ về vấn đề Hoàng Sa, nhưng đó đều là những thông tin mà từ lâu ai cũng đã biết: Mỹ tránh xa không can thiệp về quân sự. Khoanh tay đứng nhìn. Nghĩa là phần "bạch hóa" rất nhỏ, có chữ nghĩa nhưng thực chất không nói một điều gì!

Năm 1974 cả thế giới thấy họ khoanh tay đứng nhìn. Bây giờ họ "giải mật" ra cho thấy họ.... khoanh tay đứng nhìn, để làm gì? Phải chăng muốn đánh lạc hướng dư luận và che giấu các thông tin khác, các thông tin về sự can thiệp sâu rộng hơn của họ vào sự kiện này? Nếu họ im lặng lâu quá thì hóa ra không bình thường, sợ dư luận hồ nghi, nên họ mới phải "bạch hóa", "giải mật" không khí như vậy?

Nghĩa là họ "giải mật" mà cũng như không. Hoàn toàn vô nghĩa, không có ý nghĩa gì thực chất. Đã gần nửa thế kỷ rồi, đáng lẽ ra họ nên giải mật hé lộ ra chi tiết nào đó mà dư luận chưa biết. Họ không giải mật chứng tỏ họ còn muốn giấu, và những thông tin đó có liên quan và thậm chí có tính chất nhạy cảm đối với quan hệ quốc tế, quan hệ ngoại giao ngày nay giữa các nước có liên quan.

Lâu nay chính phủ Mỹ chỉ bạch hóa, giải mật một phần rất nhỏ về Chiến tranh Việt Nam. Còn về hải chiến Hoàng Sa và nhất là cuộc ngoại giao thân mật với Trung Quốc trong thời điểm đó thì chẳng những chính phủ Mỹ cũng chưa giải mật được bao nhiêu, thậm chí chưa bao giờ giải mật ra thông tin gì mà người ta chưa biết, hay đã từng nói tới.

"Tổng Hội Hải Quân & Hàng Hải Việt Nam Cộng Hòa", một tổ chức cựu quân nhân Sài Gòn ở Mỹ đã xác nhận trong cuốn "Hải chiến Hoàng Sa" của họ rằng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ còn cất giữ rất nhiều tài liệu về hải chiến Hoàng Sa, nhưng lại không công bố. Và họ đã từng định dùng luật “Information Act” về quyền tự do thông tin của Hoa Kỳ để xin giải mật những tài liệu này nhưng không đủ thời gian và phương tiện.

Các hãng phim tài liệu to lớn và uy tín thâm niên như Discovery Channel, History Channel thừa sức dùng Information Act để vận động chính phủ Hoa Kỳ cung cấp cho họ các tài liệu, hồ sơ về hải chiến Hoàng Sa. Nhưng 40 năm nay họ không làm. Điều đó chỉ có 2 cách giải thích:

1. Cuộc xung đột quân sự 15-20 phút gọi là "hải chiến Hoàng Sa" này là một sự kiện quá nhỏ không được dư luận quốc tế quan tâm. Mặc dù nó lâu nay được tàn dư ngụy thổi phồng, phóng đại, bơm lên, nhưng giới trí thức quốc tế họ nhìn nhận đúng bản chất và "tầm vóc" của sự kiện này và họ không quan tâm lắm. Điều này phù hợp với hiện tượng trên cả thế giới có quá ít tài liệu tiếng Anh hay bất kỳ ngôn ngữ nào khác về sự kiện này. Hầu hết đều là "tài liệu" tiếng Việt hoang tưởng phóng đại một chiều.

2. "Ai đó" đã ngăn chặn họ, để bảo vệ một số thông tin bị giấu kín 40 năm nay.

Còn về "tài liệu" chính thức của ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu thì thực tế chỉ là những sản phẩm viết lại để tuyên truyền tâm lý chiến nhằm mục đích tuyên truyền "chiến thắng". Các thông tin từ cơ quan tâm lý chiến của ngụy quyền Sài Gòn vốn chưa từng có tiền lệ về sự uy tín, đáng tin cậy, hay thậm chí có giá trị tham khảo.

Trong bài viết "Lộ Diện Kẻ Đánh Mất Hoàng Sa Sau 33 Năm" trên tạp chí Xưa & Nay, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, phụ tá Tổng tham mưu trưởng cuối cùng của quân đội Sài Gòn cho biết: "Phía Sài Gòn, Tổng thống Thiệu rình rang tổ chức 'mừng chiến thắng' ở Hoàng Sa. Tôi lúc đó cảm thấy tức giận vô cùng, không hiểu được người ta ăn mừng cái gì: Tàu ta chìm, lính ta bị bắt, đất ta mất.... mà hô hào chiến thắng?"

Xin lưu ý bất kỳ danh từ nào của ngụy quyền mà có các chữ "chiến tranh chính trị" trong đó thì đều dính líu với chiến tranh tâm lý. Từ năm 1964 ngụy quyền đổi thuật ngữ "tâm lý chiến" (phía kháng chiến gọi là "chiến tranh tâm lý") sang thuật ngữ "chiến tranh chính trị". Theo đó, Trường Quân báo Tâm lý chiến Cây Mai được đổi tên thành Trường Chiến tranh Chính trị. Sau đó đổi tên thành Trường Đại học Chiến tranh Chính trị.

Các tuyên truyền chính thức của hải quân ngụy và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu được phổ biến rộng rãi trong các câu chuyện kể trên chương trình Dạ Lan, chương trình Thép Súng, với các giọng kể truyền cảm ấm áp trên Đài phát thanh Quân Đội, đài Gươm Thiêng Ái Quốc, Mẹ Việt Nam, Tiếng Nói Tự Do, Tiếng Nói Nam Bộ, viết đăng tràn lan trên báo Chánh Đạo, Tiền Tuyến, Độc Lập....

Nói chung là tương tự hiện tượng xảy ra trên một số báo chí trong nước vừa qua, chỉ có điều tần suất xuất hiện lớn hơn nhiều và lâu dài hơn nhiều. Nỗ lực tuyên truyền này đã làm cho các câu chuyện hư cấu đã in sâu vào trí óc của nhiều người, và trong thâm tâm vô thức họ cho đó là sự thật, họ bị lẫn lộn không còn phân biệt được thực hư.

Sau năm 1975, trong khi đang lưu vong hải ngoại thì nhiều tờ báo Việt ngữ xuất hiện. Nhiều cựu sĩ quan, cựu quan chức ngụy quyền Sài Gòn dùng số đô la và vàng mà họ đem theo, mở những tờ báo này để vừa kinh doanh thu tiền quảng cáo, vừa tuyên truyền chống cộng sản Việt Nam, "phục dựng thây ma" ngụy Sài Gòn. Hầu hết các báo tiếng Việt này thực tế chỉ là những "diễn đàn trên giấy" và độc thoại một chiều của bọn chống cộng cực đoan, dĩ nhiên những tiếng nói khen ngợi Việt Nam một cách khách quan, hay nêu những sự thật tích cực trong nước đều không được đăng.

Và những tờ báo này không hề có nhà báo, phóng viên, ai muốn đăng bài thì gởi vào, người chủ biên, chủ nhiệm (vốn hầu hết là có quan hệ với ngụy quyền cũ, có tư tưởng bị nhồi sọ lâu ngày và chống cộng cực đoan) thích thì đăng lên báo. Từ người quản lý cho đến kẻ viết bài không được đào tào một trường lớp chuyên nghiệp nào cả, không hề có bằng cấp báo chí hay thẻ nhà báo của Mỹ hay quốc gia sở tại. Có một bộ phận từng là phóng viên, nhà báo dưới thời Pháp - Mỹ ở miền Nam VN, nhưng đây chỉ là một số rất nhỏ.

Các báo này vốn không có giá trị tham khảo, nên hầu hết báo chí tiếng Việt ở hải ngoại, nhất là ở Mỹ, đặc biệt là trong thời kỳ trước khi Internet được dân sự hóa, là hoàn toàn phân phát miễn phí, tức là không đáng giá một xu. Người quản lý tờ báo dùng quảng cáo để thu tiền. Còn bán báo thì không ai mua.

Có một số tờ báo từng thử nghiệm bán báo ở Texas với 25 xu cho 1 tờ báo, với thời giá, vật giá ở Mỹ thì đó là giá rẻ mạt nhất có thể, nhưng vẫn bị ế ẩm không ai mua, nên đành phải chuyển về miễn phí.

Nói rõ như thế để các bạn hiểu rằng loại "tự do báo chí" trong cộng đồng người Việt hải ngoại, nhất là cộng đồng người Việt ở Mỹ thực chất là gì. Người ta hay nói "những tờ báo ba xu" để chỉ những tờ báo rẻ tiền kém giá trị. Nhưng báo chí Việt ngữ hải ngoại thì đến 3 xu cũng chưa chắc bán được.

Với cái lối làm báo "rừng rú" này, miễn bài viết nào, nội dung nào có lợi cho hình ảnh "VNCH", và có hại cho hình ảnh Việt Nam, thì họ đăng ngay, đăng nhiều, với tấn suất xuất hiện trên mặt báo là trên 95%. Họ dùng "VNCH" làm một công cụ để lừa đảo tiền bạc, hoài niệm những ngày vương tướng xưa và thủ dâm tinh thần. Với cái nền tảng không chuyên "rừng rú" đó, lại chính là mảnh đất màu mỡ cho những bài viết mượn hải chiến Hoàng Sa để "thắng lợi tinh thần" được phát triển.

Các cựu sĩ quan, cựu quân nhân Sài Gòn đua nhau viết về hải chiến Hoàng Sa theo trí nhớ những gì họ được biết qua sự "nghe nói", "nghe bạn bè kể", và thực chất xuất phát từ những chiếc loa tâm lý chiến nói trên, mà những thính giả thích nghe những đài đó nghe suốt trong thời gian 1974-1975. Nhưng từ năm 1975 đến thập niên 1990 thì đó chỉ là những bài viết rời rạc từ những cựu quân nhân Sài Gòn ngoài cuộc, những kẻ chống cộng ngoài cuộc, nên chưa gây ấn tượng.

Đại tá Hà Văn Ngạc năm 1999 viết lại theo trí nhớ các thông tin tuyên truyền này, đồng thời hư cấu thêm nhiều thông tin, hình thành một bài viết "Tường thuật trận Hải chiến lịch sử Hoàng Sa". Bài viết này gây ấn tượng bởi tác giả của nó có danh nghĩa "chỉ huy" và là có cái mác "người trong cuộc". Thực tế, những cái mác đó đều không thật.

Trung tá Lê Văn Thự, hạm trưởng tàu HQ-16, là nhân chứng trực tiếp tham chiến đã chỉ ra rằng ông Hà Văn Ngạc không phải là nhân chứng trong cuộc thật sự, bởi vì ông ta chẳng những không tham chiến mà còn không hề chỉ huy, trong thời gian diễn biến xung đột không ai liên lạc được với ông ta và không biết ông ta ở đâu lúc đó.

Trung tá Thự chỉ nhận được 1 lệnh duy nhất từ ông Ngạc trước khi cuộc hải chiến diễn ra, đó là lệnh "xuống đảo". Và ông Thự không hề nhận được 1 lệnh chỉ huy tác chiến nào từ ông Ngạc.

Sau đó bài viết của Hà Văn Ngạc được Trần Đỗ Cẩm, một cựu quân nhân ngụy bình thường và là một kẻ chống cộng cực đoan, xào lại và tuyên truyền phát tán khắp nơi với những nhan đề hơi khác nhau (do các báo tự đặt nhan đề theo ý thích). Trần Đỗ Cẩm mặc dù không phải là nhân chứng trong cuộc, nhưng ông ta lại là một trong những kẻ đầu tiên đưa những bài như thế lên Internet, nói rằng để "giúp" mọi người "thấy được chí khí anh hùng" của quân đội Sài Gòn.

Đây là bài viết phù hợp nhất với não trạng "thắng lợi tinh thần" của đông đảo tàn dư, tàn quân ngụy lúc bấy giờ, nên nó sau đó đã được lưu hành rộng rãi trong cộng đồng chống cộng cực đoan ở Mỹ và hải ngoại nói chung.

Với tâm lý "bầy đàn", họ không cần biết và thật sự cũng không muốn biết, không quan tâm sự thật là gì, chỉ cần thấy cái gì nói lên cái "anh hùng" của quân ngụy là họ đem copy, in lại và phát tán rải rác nhiều nơi.

Đối với những nhân chứng trong cuộc, những người có tham dự sự kiện này, đặc biệt là tham chiến thật sự ngay trên tàu như hạm trưởng Lê Văn Thự, thì cho biết các "thông tin" trong những bài này là sai từ đầu đến cuối.




Tàu chiến HQ-16 do hạm trưởng Lê Văn Thự chỉ huy, một trong 2 tàu thật sự có giao tranh với Trung Quốc. Tàu này sau đó bị tàu HQ-05 của hải quân Sài Gòn "bắn nhầm", may mắn đạn không nổ nên không bị chìm, nhưng bị hư hỏng nặng và phải quay về VN. HQ-05 không quay về VN mà lại cùng với HQ-04 chạy sang Philippines.


Thơ viết tay của trung tá Lê Văn Thự nhờ bạn là ông Nguyễn Quý Cảnh đưa hồi ức "Sự thật về trận hải chiến Hoàng Sa" lên Internet.

Trong hồi ức "Sự thật về trận hải chiến Hoàng Sa" trên báo Thời Luận ở Los Angeles, sau này do báo Cali Today phiên bản điện tử lần đầu tiên đưa lên Internet vào năm 2004, trung tá Lê Văn Thự đã cho biết: "Toàn bài viết của Đại tá Ngạc từ đầu đến cuối là sai sự thật. Những điều ông nói (người ngoài cuộc - TL) khó mà kiểm chứng. Chỉ những người ở trên (tàu chiến - TL) HQ-16, HQ-5, HQ-4 và HQ-10 mới thấy là hoàn toàn do óc tưởng tượng dàn dựng ra.

Trung tá Thự nêu lên nhiều chi tiết vô lý hoặc có liên hệ tới ông ta mà sai sự thật. Trong đó có lẽ vô liêm sỉ nhất là chi tiết:

"Trong bài của ông có viết HQ-4, HQ-5 bị trúng đạn, thiệt hại khá nhiều, định chạy về Subic Bay Phi Luật Tân để xin Hoa Kỳ sửa chữa. Sao không chạy về Sài gòn cho gần mà lại chạy sang Subic Bay đã xa mà chắc gì Hoa Kỳ chịu sửa chữa.

Sự thật HQ-4 và HQ-5 chẳng bị trầy một mảnh sơn nào cả. Cả Hải quân đều biết. Vì thế cho nên chỉ một mình HQ-16 được tiếp đón ở Sài Gòn và gắn huy chương chứ không có Đại tá Ngạc hay HQ-4 và HQ-5."


Tóm lại, trung tá Thự cũng đã chỉ ra những bịp bợm trong bài viết hư cấu của đại tá Hà Văn Ngạc mà theo ông Thự là gần như hoàn toàn viết lên từ trí tưởng tượng của một số người. Thật bi hài khi một số "lều báo" trong nước lại dùng "tài liệu" này của ông Ngạc, mà thật ra là xào lại từ các tuyên truyền chiến tranh tâm lý của hải quân Sài Gòn.

Và quan trọng là những lời kể của ông Thự có sự đồng tình và xác nhận của một số nhân chứng trong cuộc khác, đó là trung úy Đào Dân, sĩ quan chiến tranh chính trị của tàu HQ-5 Trương Văn Liêm, và đặc biệt là trung úy Hồ Hải, sĩ quan truyền tin cho đại tá Hà Văn Ngạc và bộ chỉ huy Hành Quân trên HQ-05 qua các thông tin ông đã ghi chép trong bài viết dài 15 trang trên đặc san Lướt Sóng số 52 năm 2004.

Trung úy Ðào Dân, tốt nghiệp khóa 18 SQHQ/NT, "chiến đấu" trên tàu HQ-16 cùng trung tá Lê Văn Thự, cũng đồng tình là trận hải chiến này không có gì đáng tự hào, và không có gì là anh hùng, ông kể lại về tình trạng đơn vị của hải quân Sài Gòn trong bài hồi ức do trung úy Hồ Hải sưu tầm lưu giữ: "Tôi bỗng nhìn lại về phía trước, khẩu đại bác 40 ly đôi đang chĩa mũi lên trời mà nhả đạn liên tiếp. Tôi chỉ tay cho Hạm trưởng (Lê Văn Thự - TL), rồi như một phản ứng kỳ diệu, tôi chạy xuống hai lần cầu thang ngoài trời, hấp tấp leo lên cạnh xạ thủ chiều cao. Anh ta đang chũi đầu xuống như để tránh đạn nhưng chân phải thì đạp liên hồi, trông chẳng khác gì một người điên...."

Đó là nguyên văn câu ông Đào Dân viết được ông Hồ Hải lưu giữ từ báo giấy, các bản trên Internet hiện nay là bản sau khi bị Trần Đỗ Cẩm cắt xén và đăng trên báo Đoàn Kết, sau đó đưa lên trang nhà Internet, sau đó các nơi khác copy lại bản này.

"Còn 'hải chiến' của họ là thế này" (trung úy Hồ Hải viết): "Tôi nhìn ra xung quanh chiến hạm mình, hàng trăm viên đạn nổ lõm chỏm giữa nước. Phía trước, phía sau, tả hạm, hữu hạm. Đạn nổ đều khắp làm tôi mường tượng như đang ở giữa một trận mưa đá khổng lồ. Nhưng sao chiến hạm vẫn bình yên vô sự như có một sự che chở thiêng liêng nào?" (trung úy Đào Dân viết)

Năm ngoái (2013), trung úy Hồ Hải đã phải lên tiếng trước hiện tượng "tự sướng" sống sượng và lố lăng quá đáng, với tư cách là một sĩ quan quân đội Sài Gòn mà ông cũng phải lấy làm xấu hổ cho đồng đội:

"Đã 39 năm trôi đi, các bạn nào đã bắn bạn, mà nay qua những bài viết "lạm phát" còn hăng-hái bắn nhiều, bắn hăng-hái hơn bao giờ hết lúc cuối đời, đã trốn chạy mà còn bịa đặt không xấu-hổ. Các anh vẫn kiên-quyết giết thêm đồng-đội HQVN của mình nữa hay sao...

Bây giờ mà súng tả-hạm, súng trước, súng sau Tuần-Dương-Hạm Trần-Bình-Trọng HQ-5 vẫn còn 'nổ' ran, cùng nhau hô hào 'bắn' tiếp? Người viết không thể hiểu được.

Trường Hải-Quân nào dạy các anh Hải-pháo 'bắn cầu vòng' và lý-thuyết khí-động-học nào nói đạn hải-quân lia-thia đổi hướng như ném thác lác! Trường nào huấn-luyện các anh không đóng cửa khi tác-chiến, cho đạn địch chui qua, không ai bị thương vậy? Khoá nào nào chỉ các anh biết đếm lỗ đạn "ma" Tàu-Cộng, lớp nào dạy các anh mất lương tri, nói những câu láo "ma mãnh" như:

- ...chiều ngày 17 tháng 1 năm 1974, Hạm Trưởng HQ 5 lên BTL/HQ Vùng 1 Zuyên Hải họp hành quân (?). Họp xong Hạm Trưởng Quỳnh mang về một lệnh hành quân, mang tên Hành Quân Trần Hưng Ðạo 47(?), tôi đã đọc lệnh hành quân này (?).

- HQ 4 đang lùi ra xa vì trở ngại tác xạ, chỉ còn lại HQ 5 là soái hạm với soái kỳ trên đỉnh (?)

-Tôi đếm được tất cả là 102 lỗ đạn đại bác 100 ly (?), còn đạn đại bác 37 ly lỗ nhỏ hơn và nhiều không đếm được, riêng đài chỉ huy trúng mười mấy trái đại bác 100 ly (?)

- Tôi đứng cạnh Ðại Tá Ngạc trên đài chỉ huy từ 0400H đến 1500H (?)...

Tụi Tàu Cộng nói láo thật, nhưng chúng ta có thấy nhiều tên Tàu nào nói láo, bịa đặt "không thành có" quá đáng và lộ liễu như mấy câu này không? Thật xấu hổ vô cùng với ngay cả đồng bào Việt Nam ta."


Vậy mà những luận điệu nói láo, bịa đặt "quá đáng và lộ liễu hơn cả Tàu Cộng" như thế này lại đang được ngang nhiên in trang trọng trên một số "lều báo" trong nước để tiếp tục lừa đảo độc giả Việt Nam. Đây là một hiện tượng sỉ nhục lớn cho công tác văn hóa của nước ta.

Trung úy Hồ Hải cũng nói lên những "bài học", "kinh nghiệm" rút ra từ hải chiến Hoàng Sa theo lối trào phúng:

"Hải-chiến với Tàu đã và sẽ xẩy ra, không tránh khỏi. Chúng ta cần học-hỏi xương máu chính mình, trước khi lên đường ra khơi giết giặc.

- Chọn Chỉ-Huy-Viên, không chọn tướng "tẩu", tướng... què ngày ra trận. Đây là vinh-dự lớn một lần trong đời. Tại Hoàng-Sa, giặc Tàu cũng hèn thôi. (tức là 2 bên chẳng ai anh hùng cả, không có quyết chiến quyết liệt gì cả, cả 2 bên đều bịa đặt để đề cao bản thân - TL) Thật là uổng phí một cơ-hội, ít nhất là khả-năng tác-chiến của riêng HQ-4 còn tương-đối cao.

- Không đưa tàu què một cẳng ra trận.

- Không đưa kẻ dốt, không biết cả vị-trí, kế-hoạch Hành-Quân, không truyền tin) ra trận đi lạc, xa kế-hoạch, không biết vận chuyển chiến-hạm, trong lòng chảo mỗi chiều hàng mấy chục cây-số mà nói: có muốn di động cũng không được vì chật hẹp...

- Không đưa Hạm-Trưởng kém, không biết cân-bằng tàu ra trận. (tàu nhất-định sẽ bị đạn, bị nghiêng và nước đương-nhiên tràn vào).

- Không đưa Hạm-Trưởng kém, không biết bắn súng ra trận. *

- Không đưa Sĩ-Quan Binh-Sĩ tay mơ, kể cả Hạm-Trưởng mới đáo nhiệm ra trận.

- Huấn-luyện không đủ, không ra trận. Ra trận như vậy chỉ giết bạn, không giết địch. (giết địch 100 là chiến-công, mà giết bạn 1... là day dứt cả đời - cô-nhi quả-phụ thê-thảm lắm!).

- Huấn-luyện căn-bản phải là Binh Nhì chạy theo Binh Nhất. Hải-Quân là Chiến-Hạm tác chiến theo OTC (Officer Tactical Commander), bất kể một điều-kiện gì.

- Đưa quân ra trận phải có yểm-trợ cũng như trừ-bị đầy-đủ. Tránh trận chiến "tao ngộ" bất ngờ. Đánh phải có kế-hoạch và đủ lực-lượng vật chất và tinh-thần để quyết-thắng. Tuyệt-đối tránh phí-phạm sinh-mệnh binh-sĩ vô-ích như tại Hoàng-Sa 1974.

- Chẳng có phép lạ thần-thánh gì ngoài chiến-trường để biến trung-đội thành tiểu-đoàn hay dùng đại-đội xung-phong chiếm đảo do địch-quân phòng-thủ trong công-sự...

- Phải quan-niệm cuộc chiến là toàn diện, kể cả tâm-lý chiến, toàn quân (binh chủng) và cả toàn dân nữa.

- Tàu-Cộng, kẻ thù truyền-kiếp, khi nào cũng có sách-lược. Chiến-lược & chiến-thuật ta ít nhất phải ngăn việc bất ngờ, tao-ngộ chiến Hoàng-Sa... tránh cảnh chuột gặp phải mèo Trường-Sa.

- Dốt thì học, dù lớn hay nhỏ không thể buông xuôi. Kinh-nghiệm là xương là máu. Đánh nhau với địch xong, không ai còn muốn nhìn mặt ai nữa: cuối cùng là mất nước! Hải-chiến Hoàng-Sa cùng kỳ lý, bết nhất là điểm này!

Chúc các bạn trẻ học hỏi được kinh-nghiệm, may mắn hơn chúng tôi hồi đó, phải tránh nạn vỡ da đau đớn khi mới lớn "growing pains"!

* không biết bắn súng ra trận nguy hiểm lắm, chỉ làm bia cho địch, chỉ giết bạn và chỉ là hành-động tự tử thôi!"


Nghĩ cách khác thì có thể tóm lược lại rằng trung úy Hồ Hải đã cho biết những thông tin sau: Có rất nhiều vấn đề về công tác nhân sự đến không tin nổi. Chọn chỉ huy không thể kém hơn. Đưa tàu cũ ra trận (dù vẫn hơn tàu Trung Quốc). Đưa kẻ không biết cả vị trí, kế hoạch hành quân, không biết kế hoạch vận chuyển, không biết cân bằng tàu, hệ thống chỉ huy bị rối loạn như cái chợ, phí phạm sinh mệnh binh sĩ vô ích, thậm chí viên chỉ huy không biết chỉ huy bắn súng lớn trên tàu.

Tức là công tác nhân sự, chọn người, đưa người ra Hoàng Sa là có vấn đề một cách rất khó tin, khó hiểu. Công tác nhân sự điên rồ và mờ ám như vậy không hề thấy trong các chiến dịch khác trong Chiến tranh Việt Nam, mặc dù quân đội Sài Gòn đúng là thường bệ rạc, nhếch nhác.

Trung úy Hồ Hải viết tiếp trên trang chuyên đề về hải chiến Hoàng Sa của trang "Dân chủ ca" của cựu quân nhân Sài Gòn Nguyễn Văn Thành:

"Hải-Quân chúng tôi rất xấu hổ khi đọc đoạn này trong bài viết của Đào Dân: "Từ lỗ tròn của ổ đại bác 127 ly trước mũi, Trung uý Ất đã đứng hẳn người lên, nhô cả thân mình lên trên ụ súng để tận mắt chứng kiến kết quả của những viên đạn đang nổ, điều chỉnh những sai sót. Tiếng oang oang thường ngày của Ất được dịp phát ra từ đó mà ở đài chỉ huy chúng tôi nghe được: "Lên hai độ", "xuống một độ", "bên phải", "bên trái một chút"... Đã là Hải-Quân, tất hiểu là bắn một cây súng nặng như vậy (không biết biểu-xích) thì tác xạ cả ngày theo kiểu bắn đó, cũng chẳng trúng tàu địch một viên nào.

Vâng, (trung tá Lê Văn Thự - TL) Thự nói đúng: "bất cứ tập thể nào cũng có người tốt kẻ xấu, người có trình độ cao, kẻ trình độ thấp"!

40 năm sau không biết trình-độ mình ra sao mà nay vẫn gáy... làm chi vậy???!!!

HQ-5 & HQ-16 mải bắn nhau, Trung Cộng có vẽ bức tranh nào chưa? Cho đến nay là qua 40 năm, người viết này tìm kiếm hàng ngày trên google search, chưa bao giờ thấy vết gì của HQ-5 hay HQ-16. Bắn kiểu "Lên hai độ", "xuống một độ", "bên phải", "bên trái một chút" khi tàu bập bềnh trôi nổi sóng nước gió đưa, nhất định là Tàu đỏ không họa ra được một nét, chúng chỉ đành cười trừ vì nghiêng ngả!


Về vụ tàu HQ-16 bị tàu đồng đội HQ-5 bắn, trung úy Hồ Hải với góc nhìn từ bên ngoài tàu HQ-16, cũng đồng ý với trung tá Lê Văn Thự, và còn cho biết cụ thể hơn: "HQ-5 lại quay trái, bỏ xa HQ-4, chạy luôn về hướng Tây, tất cả các súng bắn liên-tục vào.... HQ-16."

Ông nói thêm: "Ông Ngụy Văn Thà và một bộ phận hải quân 'một cẳng bị đẩy ra trận, đành chết tại chỗ'."

Ký giả Huy Phương trong bài hồi ức "Cái chết của những người lính" trên Việt Báo (Hoa Kỳ) ngày 14/12/2009 đã viết: "Người lính tận tụy, thi hành lệnh của cấp chỉ huy. Người lính không biết gì xẩy ra trong phòng hành quân, người lính không biết những chuyện gì được bàn luận trong phòng họp kín, người lính không biết gì về những âm mưu, những thế lực chính trị trong bóng tối. Người lính chỉ biết lao về phía trước, và để lại sau lưng vợ góa, con mồ côi. Có những người lính, khi chết hoàn toàn không biết là đã bị giết bởi chính bạn mình. Công-lý loài người phải truy ra kẻ sát nhân."

Trung úy Hồ Hải gay gắt hơn: "Tại Hoàng-Sa 1974, có anh chỉ huy què lê dép đi về, sau khi bắn một tàu bạn (HQ-16) lê lết, bỏ lại một chiếc tàu què (HQ-10) vì nhiệm-vụ chết chìm tại chỗ, ... Trách-nhiệm này lớn lắm, thành bài học lịch-sử muôn đời. Biết điều đó thì đừng có phét nữa... miệng các anh sẽ bớt dính máu khi ăn phần xương máu HQ-10.

Tại Hoàng-Sa 1974, có những người lính chết vì bị bắn nhầm "Friendly fire". Để trả ơn họ hy-sinh, Hải-Quân các cấp sau này phải chuyên-cần học-hỏi, phải tránh vết xe đổ thê-thảm của HQ-5 & HQ-16."


Vậy mà những lời "gáy", "nói phét" trơ trẽn, lố lăng đó sau 39 năm tấu hài ở hải ngoại, bị những kiều bào, kể cả những cựu sĩ quan, cựu binh Sài Gòn, thậm chí là những nhân chứng trong cuộc bóc mẽ, vạch trần, lên án, khinh bỉ, vừa qua lại mon men mò về, leo lên một số trang báo trong nước như một "món lạ".

Những luận điệu cũ kỹ nhai đi nhai lại từ năm 1974 đến nay, và bị bao người "đập" tơi tả ở hải ngoại, sau 39 năm lại mon men mò về trong nước, và được một số người trong nước do kém hiểu biết, kém kiến thức, ngỡ là một món "đặc sản quý hiếm", đăng tải bừa bãi, vô tình (hay cố ý?) lừa dối độc giả, dát vàng cho thây ma "VNCH".

Như vậy, suy ra 2 tàu kia sau khi bắn vô hiệu hóa (đáng lẽ đã chìm) tàu HQ-16 và đã bỏ chạy để lại tàu hộ tống yếu nhất HQ-10 mà trung úy Hồ Hải gọi là "tàu què" (do đang bị hỏng chưa được sửa) cho Trung Quốc "thắng". Và điều đáng nghi ngờ nữa là quân đội Sài Gòn để lại tàu HQ-10, chẳng những là tàu yếu nhất, nhỏ nhất trong 4 tàu, vốn lại còn đang hỏng, mà nó còn là một tàu hộ tống (hộ tống hạm), không thích hợp để đánh trận như 3 tàu kia (khu trục hạm).

Ông Hồ Hải cũng cho biết: "Lúc đó, các chiến-hạm Trung-Cộng đang có vị-trí rất xa, ít nhất cũng 6-7 km, không liên-hệ một chút nào tới "biến-cố "mình bắn ta" đau xót này".

Theo ông và một số cựu quân nhân, cựu sĩ quan thì ông Thự là người thật thà. Như vậy, trong 4 tàu tham chiến thì người thật thà nhất, khó "giữ mồm giữ miệng" nhất là ông Lê Văn Thự, và trùng hợp ngẫu nhiên thay, tàu ông bị đồng đội bắn và nhờ đạn không nổ nên mới còn sống và kể lại những chi tiết mà nhiều người tránh né không muốn nghe, sợ hãi sự thật.

Trung úy Hải cũng đăng trong bài viết dài 15 trang trên Đặc-San Lướt Sóng số 52 năm 2004, cho biết một sự thật đau lòng là sau 26 năm bị nhồi nhét dưới quân trường Pháp - Mỹ (1948-1974), thì quân đội cộng hòa chiến đấu vì mục tiêu ý thức hệ chống cộng sản, đồng thời vạch trần hành động sửa đổi quân sử của cái gọi là "Ủy ban hải sử" ở Mỹ: "Năm 1974, VNCH chỉ đánh nhau với Trung-Cộng hay Tàu Cộng, Tàu Đỏ thôi! Lúc đó lính tham-chiến Hoàng-Sa chỉ biết tụi nó thôi! Nay các anh UBHS (Ủy ban hải sử - TL) sửa quân-sử, theo kiểu VC nói Trung-Quốc nào vậy?"

Trước đó, hải quân Sài Gòn cũng được Mỹ dùng trong nỗ lực chống chiến dịch Nguyễn Huệ của quân Giải phóng miền Nam Việt Nam vào năm 1972 và các chiến dịch xâm nhập vùng biển miền Bắc Việt Nam.

Về bài viết của đại tá Hà Văn Ngạc mà báo chí chống cộng cực đoan hải ngoại, nhất là ở Mỹ, và một số "lều báo" Việt Nam vừa qua đã xào lại, nhai lại, và coi đó là "khuôn vàng thước ngọc", thì trung úy Hải cũng vạch trần ra những trò hề hoang tưởng về chiến thuật trong bài của ông Ngạc mà năm 2004 "Tổng Hội Hải Quân & Hàng Hải Việt Nam Cộng Hòa" đã xào nấu lại trong cuốn "Hải chiến Hoàng Sa", và:

"Kinh-nghiệm dẫn-lộ chiến-hạm không có, khả-năng chỉ-huy trên biển không có, những bài học quân-trường cũng đã quên, mấy anh ở bờ mắc bệnh hoang-tưởng mà bịa ra:

- chiến-thuật "cài răng lược".
- giành lại đất với TC mà tránh đụng độ.
- tái-chiếm một cách hòa-bình đảo Quang-Hòa.
- chỉ-định từng mục tiêu cho từng chiến-hạm."


Trung úy Hồ Hải cũng đồng thuận với trung tá Lê Văn Thự về hành trạng của đại tá Hà Văn Ngạc, như đã đồng thuận với ông Thự về những giả dối trong bài viết của ông Ngạc:

"Đại-Tá Ngạc không liên-lạc với bất cứ ai kể từ khi "khéo léo" bấm máy trình-diễn tiếng súng nổ.

Vị-trí HQ-5 do chính HQ-5 báo-cáo trong Phúc-Trình. Liên-lạc của Đại-Tá Ngạc cũng rõ-ràng thấy trong các bài viết của Ông, cũng như của Sĩ-Quan Truyền-Tin của Ông. Phản-ánh rõ-rệt nhất về sự tệ-hại này được thấy một phần qua bài viết của HQ Trung-Tá Lê-Văn-Thự về việc mất liên-lạc truyền-tin."


Theo tài liệu của ông Hồ Hải, về hoạt động của HQ-5, sĩ quan chiến tranh chính trị (tức sĩ quan tâm lý chiến) của "soái hạm" HQ-5 Trương Văn Liêm mà cũng phải cay đắng thú nhận như sau:

"Sở dĩ chiến hạm HQ-5 không được về sửa chửa mà phải trở ra gần vùng giao tranh tiếp tục tuần tiểu và quan sát để vớt các nhân viên đào thoát từ HQ10 và các toán đổ bộ của HQ4 và HQ16; bởi vì chiến hạm đã:

- bỏ chạy khỏi chiến trường để cho HQ4 bị tấn công,
- không giữ liên lạc với các đơn vị.
- bắn vào hầm máy HQ16 (đầu đạn 127 ly không nổ, số danh bộ của lô đạn thuộc HQ5)

Một số nhân viên tỏ vẻ bất mãn, không khí trên chiến hạm đột nhiên ngột ngạt, có tiếng than phiền HT quá hiền và tôi với chức vụ SQ/Chiến tranh chánh trị lâm vào tình trạng khó xử...

... Từ mấy chiếc máy thu thanh được bạn bè cung cấp khi còn ở Đà nẵng, chúng tôi theo dõi ngày đêm các bài bình luận cũng như tin tức, mà lòng ngậm ngùi. Tại sao? Ai bỏ ai? Nhân viên rỉ tai nhau: “chúng ta đang thi hành quân kỷ ”. Nghi vấn rõ ràng: bỏ chạy về hướng nam, không liên lạc với các đơn vị tham chiến, bắn vào bạn, chứng cớ rành rành, làm sao chối cãi. Ngậm đắng nuốt cay !!!

... Đến Sài gòn, âm thầm. Sự tiếp đón (HQ-5) tổ chức đơn sơ, có thể gọi là tạm bợ, thiếu hoan hỷ. Không khí toàn chiến hạm nặng nề vì lịnh cắm trại 100% an ninh hải quân làm việc với từng sĩ quan cũng như một số nhân viên để điều tra tại sao đạn 127 ly của HQ5 nằm trong hầm máy HQ16. Tôi không rõ các vị sĩ quan khác đã được hỏi những gì và trả lời ra sao. Riêng tôi đã được một Trung úy an ninh hỏi:

- Nhiệm sở tác chiến của tôi ở đâu và tôi đã thấy thiệt hại của chiến hạm Trung cộng ra sao?
- Tại sao bỏ chạy về hướng nam và không liên lạc với các đơn vị khi lâm trận?
- Có biết HQ5 bắn vào HQ16 không?
- Là SQ/CTCT tôi đã làm gì, nói gì với nhân viên chiến hạm trước và sau khi lâm chiến?"


Hạm trưởng tàu HQ-5, trung tá Phạm Trọng Quỳnh ở San Jose, California, được rất nhiều cựu sĩ quan hải quân nhờ góp ý về các tác phẩm về hải chiến Hoàng Sa ở Mỹ, và nhiều người yêu cầu ông, với tư cách là một nhân chứng tương đối đủ tầm với nhân chứng Lê Văn Thự (dù ông Quỳnh không tham chiến), lên tiếng về trận chiến Hoàng Sa, nhưng trung tá Quỳnh vẫn giữ im lặng, chỉ cho biết, qua trung tá Trần Quang Thiệu bạn cùng khóa, là trận Hoàng Sa là một thất bại, không có gì hay ho hãnh diện để lên tiếng. Như vậy, trung tá Quỳnh đã gián tiếp đồng thuận với trung tá Thự.

Và từ sự kiện này, một nghi vấn nữa được đặt ra là: Phải chăng ông Phạm Trọng Quỳnh ăn năn hối hận hay lương tâm cắt rứt điều gì đó? Hoặc muốn che giấu điều gì đó nhưng không muốn nói dối sai sự thật, nên mới không ra mặt, dù cho bao nhiêu người mời gọi? Viên đạn suýt nữa bắn chìm tàu ông Thự, làm tất cả những người trên tàu tử trận, là xuất phát từ tàu HQ-5 do thuyền trưởng Phạm Trọng Quỳnh chỉ huy.

Dối trá và ép người khác dối trá theo

Trong hồi ức "Sự thật về trận hải chiến Hoàng Sa", trung tá Lê Văn Thự kể lại:

"Trong buổi lễ tiếp đón, tôi cùng 4 - 5 nhân viên được Tư Lệnh Hải quân gắn huy chương. Sau buổi lễ dân Sài Gòn được lên xem tàu.Và phóng viên BBC là ông Tôn Thất Kỳ phỏng vấn tôi. Ông hỏi tôi có thấy máy bay phản lực Trung Cộng dự chiến trong trận Hoàng Sa không? Tôi trả lời là tôi không thấy.

Ngày hôm sau, Khối Chiến Tranh Chính Trị Bộ Tư Lệnh Hải Quân (lúc đó Đại tá Trần Văn Triết làm trưởng khối thì phải), phái một Thiếu úy hay Trung úy (mà tôi không nhớ tên hay cấp bậc), xuống HQ-16. Anh ta nói với tôi “Tại sao Hạm trưởng trả lời phỏng vấn đài BBC là không thấy phản lực cơ Trung Cộng?”

Tôi trả lời vị sĩ quan đó: “Anh về nói lại trên Bộ Tư Lệnh là tôi không thấy nên tôi trả lời không có. Nếu Bộ Tư Lệnh muốn tôi nói có thì phải báo trước cho tôi biết”."


Trong bài viết trả lời chất vấn của những kẻ chống cộng cực đoan trên báo điện tử Cali Today, ông xác định lại:

"Tôi nghĩ BTL/HQ muốn che dấu sự thật nên khi phóng viên đài BBC phỏng vấn, hỏi tôi có phản lực cơ Trung Cộng xuất hiện trong trận chiến không? Tôi trả lời không có thì ngày hôm sau BTL/HQ phái một sĩ quan xuống HQ16 chỉnh tôi về câu trả lời của tôi.

Tuy BTL/HQ che dấu sự thật nhưng trong nội bộ Hải Quân, BTL/HQ đã đánh giá đúng thành tích chiến đấu của các đơn vị dự trận Hoàng Sa khi chỉ tiếp đón và ban huy chương cho một mình Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ16.

Cũng chính vì sự che dấu này mà mọi chuyện không rõ trắng đen nên bây giờ ra hải ngoại, ai muốn viết sao về trận Hoàng Sa cũng được, kể cả viết sai sự thật, miễn người viết đề cao Hải Quân."


Thiếu tá Nguyễn Chí Toàn và những người trong cái gọi là "Hội đồng hải sử" buộc tội thuyền trưởng Lê Văn Thự là "vạch áo cho người xem lưng và nói xấu đồng đội". Như vậy tức là họ đã vô tình gián tiếp thừa nhận những gì ông Thự cho biết là đúng, và họ sợ hãi điều đó. Họ không muốn hải quân Sài Gòn bị "vạch áo cho người xem lưng". Họ không muốn hải quân Sài Gòn bị "nói xấu". Họ cực đoan và cố chấp trong khi ông Thự đã nói rất minh bạch: "Tôi chỉ nói sự thật và nói những cái sai của Đ/Tá Ngạc chứ không nói xấu ông ta."

Khi một khách vô danh vào diễn đàn báo Cali Today hỏi một câu không thể ngu dốt hơn rằng ông Thự không biết hoạt động của tàu HQ-4 và HQ-5 thì làm sao ông ta biết họ không tham chiến, thì ông Thự vẫn kiên nhẫn giữ điềm tĩnh trả lời:

"Trong khi HQ16 di chuyển ra vào lòng chảo quần đảo Hoàng Sa trong 2 ngày đó, tôi không thấy HQ4, HQ5 trong tầm nhìn của tôi.... Tôi không biết hoạt động của HQ4, HQ5 nhưng tôi biết chắc là họ không tham chiến vì họ ở rất xa trận chiến. Đó là sự thật."

Đó là câu hỏi rất ngu ngốc của một khách vô danh chống cộng cực đoan. Bởi vì ông Thự là thuyền trưởng trên tàu HQ-16, lo cho tàu mình còn chưa xong, thì đương nhiên là không biết đến hoạt động của tàu khác. Chứ chẳng lẽ ông ta có 3 đầu 6 tay hay phép "thiên nhãn thông", "thiên lý nhãn"?

Đó là phong cách rất quen thuộc của những kẻ mà người ta hay gọi là "robot chống cộng", "người máy chống cộng". Họ không hề "hỏi" thật, thắc mắc thật, mà là họ bắt bẻ, bắt bí, vặn vẹo, ngụy biện, cốt để "thắng lợi tinh thần" và bảo vệ những niềm tin lệch lạc.

Trong số cựu quân nhân hải quân Sài Gòn trên 2 chiếc tàu HQ-4 và HQ-5 cũng có một số kẻ nói trên. Họ tiếng là "người trong cuộc" nhưng lại không hề tham chiến. Nhưng vì háo danh cộng với việc trước đó đã lỡ nói theo tuyên truyền "chiến tranh chính trị", nên bây giờ nếu nói ngược lại thì hóa ra tự tay tố cáo bản thân là trước nay họ nói dối. Cho nên họ "cố đấm ăn xôi", người trên tàu nói dối nhóm với nhau, nói dối theo hạm trưởng, theo sĩ quan chỉ huy của mình.

Do háo danh, do muốn "dây máu ăn phần" (theo cách nói của trung úy Hồ Hải), nên họ đã mặt dày mạo nhận là họ có chiến đấu hào hùng oanh liệt chống quân Trung Cộng trên 2 chiếc tàu HQ-4 và HQ-5, và rằng 2 tàu này "thương tích đầy mình".

Câu chuyện hư cấu này đã bị trung tá Thự bóc mẽ từ trước ở trong bài "Sự thật về trận hải chiến Hoàng Sa":

"Trong bài của ông (Hà Văn Ngạc - TL) có viết HQ-4, HQ-5 bị trúng đạn, thiệt hại khá nhiều, định chạy về Subic Bay Phi Luật Tân để xin Hoa Kỳ sửa chữa. Sao không chạy về Sài gòn cho gần mà lại chạy sang Subic Bay đã xa mà chắc gì Hoa Kỳ chịu sửa chữa.

Sự thật HQ-4 và HQ-5 chẳng bị trầy một mảnh sơn nào cả. Cả Hải quân đều biết. Vì thế cho nên chỉ một mình HQ-16 được tiếp đón ở Sài Gòn và gắn huy chương chứ không có Đại tá Ngạc hay HQ-4 và HQ-5."


Trong bài viết năm 2004 trên báo điện tử Cali Today trả lời những "chất vấn" hằn học thiếu thiện chí của bọn cực đoan trên diễn đàn trực tuyến của tờ báo này, ông vẫn kiên nhẫn nói tiếp về chuyện này:

"Nếu HQ4, HQ5 mang đầy thương tích kể cả người chết thì chắc chắn HQ4, HQ5 phải được Tuyên Dương Công Trạng. Nhưng sự thật HQ4, HQ5 không có mặt trong lễ tiếp đón chiến hạm trở về từ Hoàng Sa mà chỉ có một mình HQ16 được tiếp đón và gắn huy chương. Sự kiện này xảy ra ở bến Bạch Đằng trước sự chứng kiến của bao nhiêu người trong và ngòai HQ và diễn ra ngay trước BTL/HQ, chứ đâu phải xảy ra giữa biển khơi không ai thấy? Ông Tâm có nằm mơ không đây?

Ngoài ông Tâm ra, còn có ông Chu Bá Yến khóa 11 (cấp bậc Thiếu Tá hay Trung Tá HQ tôi không rõ) cũng gửi e-mail trong nội bộ HQ kèm theo 1 tấm hình TLHQ đang gắn huy chương cho một HSQ và nói đó là tấm hình TLHQ đang tuyên dương HQ4.

Cựu HQ Thiếu Tá Phạm Đình San đã trả lời bằng e-mail như sau: "...để tránh sự nghi ngờ là hình đã được ghép bằng kỹ thuật điện toán..., xin anh cho trích 1 đoạn phóng sự của báo Lướt Sóng Đặc Biệt đã nói về buổi lễ cùng danh tánh 1 vài nhân viên của HQ4 được gắn huy chương thì tốt hơn nữa...".

Tôi xin thêm là tấm hình có thể không ghép nhưng không phải là hình tuyên dương cho trận Hoàng Sa. Sau đó ông Yến trả lời là tấm hình này được "scan" từ trong quyển "Lướt Sóng-Tiếng nói của HQ-Số Đặc Biệt Chiến Thắng Hoàng Sa" mà không viện dẫn thêm được điều gì nữa để chứng minh tấm hình là thật chẳng hạn như trích dẫn bài viết trong tờ Lướt Sóng.

Buổi lễ tiếp đón một mình HQ16 diễn ra trước mắt bá quan mà nay ông Yến, ông Tâm cố nói lấy được là HQ4 được Tuyên Dương Công Trạng thì tôi hết còn ý kiến. Thế cho nên trận chiến Hoàng Sa xảy ra giữa biển khơi khuất mắt mọi người nên những người trong cuộc thiếu tự trọng lại háo danh tha hồ nói theo ý họ bất chấp sự thật.

Đây là một dẫn chứng khác cho thấy người trong cuộc nói sai sự thật (không đánh mà nói có đánh) nhưng lại lòi đuôi ra: trong sách "Tài Liệu Hải Chiến Hoàng Sa"(TLHCHS) của Trần Đỗ Cẩm và Vũ Hữu San trang 111 có câu: "Hai đánh một, chẳng chột cũng què" chăng.

Chúng ta phục vụ trên HQ4 ngày đó đều biết rằng sau hải chiến, chúng ta vẫn tiếp tục công tác tại vùng Duyên Hải Đà Nẵng không hề hấn gì." (tức là không bị thiệt hại, không về Sài Gòn dự lễ tiếp đón và tuyên dương: ghi chú của người viết).

Ông Tâm nói HQ4 phải ứng chiến với 8 tàu TC. Xin ông Tâm đọc các phần trích dẫn sau đây trước khi nói. Sách "TLHCHS" của TDC và VHS (trang 67 từ dòng 18) viết:

"Ngay sau khi nhận được lệnh tác xạ vào tàu địch, hai khẩu đại bác 76,2 ly đã chuẩn bị từ lâu, khai hỏa chính xác trúng ngay tàu địch lúc đó nằm trong khoảng cách 1,600 yards. Chỉ trong vòng vài phút đầu tiên, chiếc Kronstadt 271 là soái hạm của hải đội Trung Cộng đã bị bắn cháy không còn khả năng tác chiến. Có nguồn tin nói rằng chiếc tàu này sau đó phát nổ và đã bị chìm."

Trang 68 (sách đã dẫn) từ dòng 5 viết: "Mục tiêu của HQ5 là chiếc Kronstadt mang số 274 mặc dầu chống trả mãnh liệt nhưng bị hư hại nặng vì trúng nhiều đạn 40 ly và 20 ly nên bị loại ra khỏi vòng chiến ...Tuy nhiên bị trúng đạn quá nặng, chiết Kronstadt này bắt buộc phải ủi vô bờ san hô phía Nam đảo Quang Hòa để tránh bị chìm."

Như vậy là 2 chiến hạm Kronstadt bị loại ra khỏi vòng chiến, còn lại 6 chiến hạm Trung Cộng đi đâu mà tôi không thấy trong trận chiến. Nếu có 6 chiến hạm đó thì chúng phải tiếp cứu các chiến hạm Trung Cộng khác bị thiệt hại trong lòng chảo quần đảo Hoàng Sa hay truy kích và đánh chìm HQ16, HQ4, HQ5 để trả thù chứ?

Chưa kể các Phi Tiễn đĩnh loại Komar của địch đang trên đường tiếp viện. Loại Komar này chạy rất nhanh và sắp đến đảo Quang Hòa vì trang 68 (sách đã dẫn) viết: "...Trung Tá San cho biết cũng trong lúc đó, các chiến hạm VNCH quan sát thấy (không có HQ16 trong các chiến hạm này: ghi chú của người viết) có bốn lượn sóng lớn trắng xóa đang tiến từ hướng Đông Bắc với vận tốc rất nhanh và có tin các phi tiễn của địch đang trên đường tiếp viện."

HQ16 lúc đó như con gà què, lê lết rời Hoàng Sa sau cùng thì phải thấy các chiến hạm Trung Cộng đó chứ, và nếu có chúng thì HQ16 đã bị đánh chìm rồi!"


Về các binh lính hải quân Sài Gòn trên 2 tàu không tham chiến là HQ-4 và HQ-5, nhiều người trong họ chọn thái độ im lặng, từ chối mọi phỏng vấn báo chí, truyền thông, như thuyền trưởng Phạm Trọng Quỳnh. Còn lại một số ít thì ban đầu họ phải nói theo chiến tranh tâm lý. Người nào lỡ lời thì sau đó bị các sĩ quan chiến tranh chính trị đến "chỉnh" lại. Cựu sĩ quan ngụy Bùi Ngọc Nở là một trong những người như vậy.

Do đó từ đó đến nay họ nói theo chiến tranh tâm lý, và lâu ngày họ "đâm lao phải theo lao", bây giờ nói ngược thì chẳng khác tự thú rằng lâu nay họ nói dối, tự hạ uy tín bản thân, hạ thấp hình ảnh bản thân. Do đó không có gì lạ khi có một vài người trên 2 tàu này tự nhận là họ có tham chiến trên tàu, và khi công khai trả lời phỏng vấn thì họ thường trích dẫn những thông tin chính thức dùng để trả lời báo chí và truyền thông cũng như các thông tin trên thông cáo báo chí của chính quyền Thiệu.

Họ bất chấp việc chính trung tá Vũ Hữu San, hạm trưởng tàu HQ-4, trong "Tài Liệu Hải Chiến Hoàng Sa" viết chung với Trần Đỗ Cẩm, có câu nói hớ: "Chúng ta phục vụ trên HQ4 ngày đó đều biết rằng sau hải chiến, chúng ta vẫn tiếp tục công tác tại vùng Duyên Hải Đà Nẵng không hề hấn gì." (tức là không bị thiệt hại, không về Sài Gòn dự lễ tiếp đón và tuyên dương: ghi chú của trung tá Lê Văn Thự).

Tuy nhiên trong số người "lỡ đâm lao thì phải theo lao đến cùng" đó cũng có một số người đưa ra được những thông tin ấn tượng hữu ích. Như cựu hạ sĩ quan Đỗ Văn Thọ đã cho biết là "Hoàng Sa đáng ra không mất". Trả lời phỏng vấn BBC Việt ngữ qua điện thoại, ông Đỗ Văn Thọ, cựu hạ sĩ quan điện tử trên khu trục hạm HQ-4 nói ông và các đồng đội “rất buồn” ngày HQ-4 phải rút lui, để lại Hoàng Sa phía sau. Ông nói: “Khổ lắm, làm một người quân nhân thì đành phải làm theo lệnh.”

Ông Vũ Hữu San, thuyền trưởng tàu HQ-4, trong bài viết "Tài Liệu Hải Chiến Hoàng Sa" cũng thừa nhận: "HQ-4 được lệnh rút ra ngoài vòng chiến (!)".

Ông Thọ cho biết ông và các đồng đội rất “bất bình” vì không được tăng viện, đồng thời cho rằng nếu nhận được tiếp viện, Hoàng Sa có thể đã không rơi vào tay hải quân Trung Quốc.

Ông nói: “Hải quân VNCH thì bao nhiêu chiến hạm, rồi cả không quân nữa. Lúc đó cứ nói sẽ yểm trợ cho chúng tôi mà không thấy gì cả.” .... “Tại sao phi cơ thì nhiều mà không đi, còn bao nhiêu chiến hạm nữa, như HQ-1 Trần Hưng Đạo.” .... “HQ-10 đã bị hỏng máy, gặp nhiều trở ngại kỹ thuật, mà còn không chịu thay thế, rồi đánh nhau như thế không chịu tăng viện. Trong khi đó khu trục hạm HQ-1 Trần Hưng Đạo, là soái hạm, cứ nằm mãi ở Bộ Tư lệnh, làm kiểng sao?” .... “Có một trận lớn như vậy, giặc đến như vậy, phải dốc sức mà đánh giặc chứ, sao chỉ để có 4 tàu vậy?” .... “Tôi rất buồn và rất thương thiếu tá Nguỵ Văn Thà, bị để trong hoàn cảnh kẹt quá như vậy. Tôi nghĩ đó là lỗi của Bộ Tư lệnh hải quân VNCH.”

Xin lưu ý, hiện tượng "HQ-10 đã bị hỏng máy, gặp nhiều trở ngại kỹ thuật, mà còn không chịu thay thế" chính là hiện tượng mà trung úy Hồ Hải gọi là "cử tàu què ra trận".

oOo

Tài liệu chính thức của hải quân Sài Gòn có những thông tin quá khó tin hoặc dối trá quá trắng trợn, nhất là câu chuyện "Trung Cộng dùng 4 máy bay MiG-21 và MiG-23 rải bom xâm lược Hoàng Sa", mà sau này đại tá Hà Văn Ngạc cũng "xào nấu" lại trong bài của ông ta nói trên. Đây là "câu chuyện" thuộc loại bịa đặt bịp bợm đến mức độ trắng trợn cao nhất, và dĩ nhiên nó không được chia sẻ bởi bất cứ một nguồn nào khác, hay một người có học thức nào trên thế giới.

Cộng đồng Wikipedia Tiếng Anh sau khi tra xét, thẩm định cũng cho biết trong mục tương quan lực lượng của trang hải chiến Hoàng Sa là phía Trung Quốc chỉ có 4 tàu tham chiến và 2 tàu dự phòng chỉ hiện diện sau khi trận hải chiến đã kết thúc từ lâu. Không một ai khác hay nguồn quốc tế nào khác bảo rằng Trung Quốc dùng MiG dội bom Hoàng Sa.

Chuyên trang và các danh sách về không quân, vũ khí, máy bay của CHND Trung Hoa, cũng như về MiG-21 và MiG-23 trên Wikipedia Anh ngữ đều cho thấy rằng Trung Quốc chưa bao giờ sở hữu 2 loại máy bay này. Họ chỉ có sở hữu MiG-9 và MiG-15. MiG-21 đã không thể bay ra Hoàng Sa và bay về, thì MiG-9 và MiG-15 đương nhiên không thể.

Như vậy, Trung Quốc năm 1974 không có 2 loại máy bay đó. Và MiG-21 cũng không đủ cự li tác chiến ở Hoàng Sa từ lãnh thổ Trung Quốc. Địa lý Hoàng Sa, với trình độ khoa học kỹ thuật của Trung Quốc thời đó là quá xa Trung Quốc, họ không đủ điều kiện để dùng phi cơ, không quân. Và không quân Trung Quốc thời đó gần như là con số 0, chưa hề được phát triển. Và hải quân cũng không hơn gì. Hải quân và không quân Trung Quốc lúc đó vẫn đang trong giai đoạn sơ khai, lạc hậu.

Còn máy bay MiG-23 của Liên Xô chỉ được nước này đưa vào sử dụng từ năm 1967, và lúc đó đang là giai đoạn chia rẽ Trung - Xô. Tình hình căng thẳng đến mức Liên Xô cắt viện trợ, rút chuyên gia về nước. Cho nên không thể có chuyện Liên Xô bán hay viện trợ loại máy bay hiện đại tối tân nhất, đắt tiền nhất, giá trị nhất và mới nhất của họ lúc đó cho Trung Quốc. Và dù họ có bán, thì Trung Quốc đang trong giai đoạn nghèo đói nợ nần, nên cũng sẽ không có tiền để mua. Nói chung, Trung Quốc không có khả năng sở hữu MiG-23 năm 1974.

Không quân Trung Quốc thời điểm đó chỉ có loại máy bay gần giống MiG-21 nhất là J-7, chỉ là một máy bay tiêm kích đánh chặn, bán kính chiến đấu của nó chỉ vào khoảng 450-500km. Trong khi đó, khoảng cách từ đảo Hải Nam đến quần đảo Hoàng Sa là vào khoảng 250 hải lý. Loại máy bay này không đủ tầm bay ra Hoàng Sa.

Không quân Trung Quốc thời điểm năm 1974 còn rất lạc hậu và chưa có năng lực tiếp dầu trên không. Nói chung, họ không thể đưa máy bay J-7 ra quần đảo Hoàng Sa tham chiến.

Tóm lược lại, "tài liệu" của ông Hà Văn Ngạc chủ yếu là từ các tuyên truyền chiến tranh chính trị của các cơ quan chiến tranh tâm lý của chính quyền Sài Gòn mà ông đã viết lại theo trí nhớ, và còn thêm thắt, xào nấu, chế biến thêm. Một số người thuộc nhóm "tự sướng tinh thần" sau đó đem "sửa chữa mông má", chế biến tiếp, cái sai nối tiếp cái sai, cái sai này kéo theo cái sai khác, cái sai này tạo ra cái sai kia.

Cả trung úy Hồ Hải và trung tá Lê Văn Thự đều cho biết "tài liệu" của ông Hà Văn Ngạc hầu hết là bịa đặt, hư cấu từ đầu đến cuối. Ông Hồ Hải cho biết bài của ông Ngạc là "không ổn". Còn ông Lê Văn Thự thì nói thẳng là "hoàn toàn do óc tưởng tượng dàn dựng ra". Ông Hồ Hải còn cho biết thêm là các hồ sơ quân sự gốc của hải quân Sài Gòn những năm 1974-1975, khi chưa bị các sĩ quan chiến tranh chính trị và an ninh quân đội can thiệp, không có một dòng nào tương tự như vậy.

Quảng cáo nhiều, giá trị chẳng bao nhiêu

Trong số hàng chục, thậm chí hàng trăm cái gọi là "công trình nghiên cứu", "công trình khảo cứu" về hải chiến Hoàng Sa của một số người ở hải ngoại, thì đa số đều là từ những cựu quân nhân Sài Gòn, những người còn ám ảnh về ngụy quyền cũ, về cái gọi là "chính nghĩa cờ vàng", và cách tiếp cận của họ thường không khách quan ngay từ đầu, nghiêng nặng về nhắm mắt ca ngợi bất chấp thực hư, bất chấp tất cả.

Đa phần trong số đó đều lấy tin gốc từ các nguồn công bố chính thức của hải quân, quân đội Sài Gòn, từ các cơ quan chiến tranh chính trị của chính quyền Sài Gòn, và một số ít các nguồn tin gốc khác.

Trong số đó có những tác phẩm được bỏ tiền quảng cáo rầm rộ, nhưng giá trị thực chất thì không có nhiều. Một thí dụ khá ấn tượng là tác phẩm "Hải chiến Hoàng Sa" của "Tổng Hội Hải Quân & Hàng Hải Việt Nam Cộng Hòa", một tổ chức cựu quân nhân hải quân Sài Gòn tại Hoa Kỳ.

Họ cùng với "Ủy ban hải sử" lập ra cái gọi là "Ủy ban Hoàng Sa" và tự nhận là "đã nghiên cứu 6 năm" (?) mới ra lò được tác phẩm đó. Ngay cả danh nghĩa thành lập cái "ủy ban" này cũng đã không thành thật. Họ lấy lý do là sau "biến cố 30/4" các tài liệu liên quan đến trận hải chiến không được quân nhân Sài Gòn nào đem ra hải ngoại.

Thứ nhất: Người ta đem ra hải ngoại! Thí dụ đại úy Trần Kim Diệp, sĩ quan tình báo trên tàu HQ-5, khi viết các bài về hải chiến Hoàng Sa là dựa vào tài liệu Bộ ngoại giao ngụy, tài liệu tổng cục chiến tranh chính trị (tâm lý chiến) mà ông ta đem sang Paris, Pháp.

Thứ hai: Các "thông tin" về hải chiến HS được tuyên truyền bên đây không khác gì lắm so với các tài liệu chính thức bị kẹt lại ở VN. Thí dụ tài liệu chính thức của hải quân Sài Gòn mà một số "lều báo" trong nước copy lại ghi là "Trung Quốc dùng MiG-21, MiG-23 rải bom Hoàng Sa", câu chuyện hoang đường này cũng giống hệt trong bài viết của ông Hà Văn Ngạc. Thực tế là ông Ngạc và nhiều người đã nhớ lại và lặp lại, thậm chí chế biến lại các "thông tin" mà họ còn nhớ từ tài liệu chính thức của quân đội và chính quyền Sài Gòn.

Các cựu quân nhân Sài Gòn, trong đó có đại tá Hà Văn Ngạc, đã viết lại trận chiến dựa vào trí nhớ về các "thông tin" trong tài liệu chính thức. Đa số người viết không phải là nhân chứng. Một số người có mác "nhân chứng" nhưng không quan sát hết được và thậm chí trong trận hải chiến người ta còn không biết ông Ngạc ở đâu.

Tác phẩm "Hải chiến Hoàng Sa" này cũng có rất ít giá trị tham khảo. Phần đầu của nó là nói về lịch sử tổng quan về quần đảo Hoàng Sa, kể cả địa lý, thời tiết, khí hậu. Đây là các thông tin có thể tìm thấy dễ dàng sau vài từ khóa trên kênh tìm kiếm Google hoặc Wikipedia.

Phần giữa không có giá trị tham khảo, bởi vì trong 3 người hạm trưởng còn sống được mời trả lời phỏng vấn, thì có lẽ do không phục nhau nên không ai đi cả, chỉ có trung tá Lê Văn Thự, hạm trưởng tàu HQ-16 thật thà nên đã chấp nhận trả lời phỏng vấn của "Tổng Hội Hải Quân & Hàng Hải Việt Nam Cộng Hòa".

Như vậy, chỉ có 1 hạm trưởng duy nhất, chỉ có 1 nhân chứng tham chiến duy nhất trả lời phỏng vấn. Và nội dung thì cũng không khác là bao, không có gì mới lạ hơn, đặc biệt hơn so với 2 bài viết của ông Thự. Hai bài viết của ông ta còn có giá trị tham khảo hơn, vì ông ta nghĩ sao viết vậy, còn trong phỏng vấn thì ông ta bị thiếu tự do thoải mái, phải trả lời theo các câu hỏi định hướng, gài, và những thủ thuật khác của nghề làm báo.

Tuy nhiên, phần sau hải chiến thì cuốn sách "Hải chiến Hoàng Sa" này có một số thông tin hợp lý đáng tin, và phù hợp với các nguồn tin khác, nhân chứng khác.

Thí dụ như trong cuộc phỏng vấn với cựu thiếu tá không quân Hồ Kim Giàu, phi đoàn trưởng phi đoàn nghênh cản 538. Phi đoàn nghênh cản của không quân ngụy được thành lập cuối năm 1973 để đối phó với không quân Việt Nam trường hợp quân đội VN tấn công các phi trường trong vùng tạm chiếm mà truyền thông và báo chí ngụy quyền gọi là "vùng 1 chiến thuật".

Ngày 19/1/1974, thiếu tá Hồ Kim Giàu được lệnh chuẩn bị phi đoàn bay ra Hoàng Sa oanh tạc các chiến hạm Trung Quốc. Phi đoàn nghênh cản gồm 4 chiến đấu cơ F5-A và 12 chiến đấu cơ F5-E tối tân và với bình xăng phụ có khả năng bay ra Hoàng Sa tác chiến trong vòng 15 phút và trở về. Các phi công đều được huấn luyện không chiến tại Hoa Kỳ. Sáng ngày 20/1 phi đoàn sẵn sàng lên đường. Nhưng đến trưa có lệnh từ phủ tổng thống hủy bỏ công tác.

Ông Nguyễn Văn Ngân, trợ lý đặc biệt của "tổng thống" Nguyễn Văn Thiệu khi được phỏng vấn đã nêu nghi vấn Hoa Kỳ đã thỏa thuận cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa trước khi Việt Nam được hoàn toàn độc lập và thống nhất, một điều mà Hoa Kỳ biết trước sau gì cũng sẽ diễn ra. Ý của Mỹ là dùng Trung Quốc cản đường Liên Xô sau này dựa thế đồng minh với Việt Nam tiến vào Biển Đông đe dọa eo biển Malacca và Ấn Độ Dương.

Nhưng không hiểu "vì lý do nào đó" mà "Tổng hội hải quân & hàng hải Việt Nam Cộng hòa" đã không đi sâu chi tiết để tìm hiểu thêm cơ sở lý luận của ông Ngân.

Ông Nguyễn Văn Ngân cũng là một trong số những người nằm trong chính quyền Thiệu nhưng vẫn đủ dũng khí dám nói ra sự thật là một phần miền Nam Việt Nam lúc đó đang nằm trong bàn tay thực dân mới của Hoa Kỳ.

Trong cuộc nói chuyện với nhà báo Trần Phong Vũ trên báo Viet Weekly (Mỹ), đã cho biết:

"Miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến chống cộng sản hoàn toàn bị phụ thuộc Hoa Kỳ, chúng ta không ở vào vị thế có thể đặt điều kiện với họ. Quân đội Mỹ muốn đến là đến, muốn đi là đi....” "Người Mỹ đã thay thế Pháp với chính sách thực dân mới. Vào thế kỷ 19, người Pháp nhân danh khai hóa để khai thác tài nguyên thuộc địa, nay người Mỹ nhân danh dân chủ để khai thác xương máu người Việt trong việc thiết lập một "tiền đồn chống Cộng" tại Đông Nam Á. Người Mỹ đến Việt Nam không vì quyền lợi người Việt Nam mà vì quyền lợi người Mỹ. Nền dân chủ mà người Mỹ tán dương khi can thiệp vào Việt Nam là nền dân chủ được định nghĩa trong quyền lợi của Mỹ, một thứ phó sản được dùng làm bình phong để thực hiện chính sách chia để trị, thiết lập đạo quân thứ năm, khuyến khích tình trạng vô chính phủ, nội loạn…. để dễ bề khuynh loát và khi cần thiết để thực hiện các cuộc đảo chính và ám sát lãnh tụ quốc gia bằng bàn tay của các tay sai bản xứ. Chính sách viện trợ hoàn toàn có tính cách tiêu thụ đã được sử dụng như lưỡi gươm Damoclès.... chỉ nhằm mục đích làm tê liệt ý chí đề kháng và nô lệ hóa."

Về hải chiến Hoàng Sa, ông Ngân nói về thái độ lạ lùng của Hoa Kỳ và Trung Quốc chung quanh sự kiện này. Vào thời điểm năm 1974, Hoa Kỳ đã rút bộ binh và không quân ra khỏi Việt Nam nhưng hải quân Hoa Kỳ vẫn kiểm soát mặt Tây Thái Bình Dương và họ biết nhất cử nhất động của Trung Quốc trong công tác chuẩn bị ra quân chiếm Hoàng Sa. Mấy tháng trước cuộc tấn công quân sự của Trung Quốc, ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger đã đi Bắc Kinh trao đổi tình hình thế giới, nhất là mối quan hệ Mỹ - Trung - Xô.

oOo

Tóm lại, các nguồn tài liệu chính thức của chính quyền Sài Gòn là không đáng tin và không thể dùng, căn cứ theo các cơ sở nói trên. Tóm lược:

- Họ dựa trên 3 tiên đề sai thực tế ngay từ đầu: "VNCH chiến thắng", "VNCH anh hùng, quả cảm", "hải chiến Hoàng Sa là một trận đánh lớn, vang dội, oanh liệt". Tiên đề đã sai thì mọi nội dung khác xuất phát từ tiên đề đó đương nhiên không thể đúng và không thể dùng.

- Bộ máy chiến tranh chính trị, tức tâm lý chiến, và an ninh quân đội can thiệp quá sâu, làm thay đổi các báo cáo, trả lời phỏng vấn, hồ sơ, tài liệu.

- Có nhiều nhân chứng chỉ ra cái sai của nó. Đồng thời nhiều tài liệu của nó mâu thuẫn, thất lạc, làm cho nhiều người khác viết theo trí nhớ ở hải ngoại cũng bị mâu thuẫn theo, rồi tam sao thất bản, đã sai lại càng sai. Ngoài mẫu số chung là ca ngợi một chiều hải quân Sài Gòn trong hải chiến Hoàng Sa, thì các thông tin, chi tiết khác giữa các tài liệu này, cũng như các tam sao thất bản nhai lại, đều mâu thuẫn nhau, không ai chịu ai, đưa đến tình trạng chửi bới nhau và tình trạng "thầy bói sờ voi" nói trên.

- Họ bịa đặt, thêu dệt những "thông tin" thuộc loại xanh rờn, trắng trợn, như câu chuyện MiG. Bi hài nhất là câu chuyện hoang đường này không chỉ báo Giáo dục Việt Nam đăng, mà Petrotimes và một số báo điện tử khác cũng đăng. Truy xét lại thì hóa ra là Wikipedia Tiếng Việt cũng đăng. Truy nguồn thì thấy đề là: "Thế giới lên án Trung-Cộng xâm lăng Hoàng-Sa của Việt Nam Cộng hòa, Tổng cục chiến tranh chánh trị, Cục tâm lý chiến, Quân lực Việt Nam Cộng hòa".

Thú thật tôi không hiểu các ông làm ăn kiểu gì. Phải chăng các ông cứ lên Wikipedia lấy xuống mà không cần xác minh thông tin, thậm chí không cần tìm kiếm Google, truy xét tra cứu, so sánh đối chiếu, nhắm coi thông tin đó có hợp lý hay ít nhất khả thi hay không.

Các ông coi độc giả là những thằng ngu, hay là những con cừu, con lừa, con bò? Các ông khinh thường độc giả đến mức độ này? Chẳng lẽ các ông không nghĩ là Wikipedia bao nhiêu người truy cập như vậy thì họ dễ dàng truy ra ngay các ông lấy thông tin đó từ đâu?

Các ông thừa biết cái gì là "chiến tranh chính trị", là "tâm lý chiến" đúng không? Tuyên truyền chiến tranh tâm lý, theo lý là phạm pháp. Điều 88 BLHS trong các điều cấm có phần: b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân.

Các ông thừa biết là trên Wikipedia Tiếng Việt là một trong những cộng đồng ngôn ngữ nghiệp dư nhất Wikipedia, bất cứ thông tin nào đưa vào cũng được miễn có cái gọi là "nguồn", kể cả "nguồn" đầu trộm đuôi cướp hoặc hoang tưởng xanh rờn, hoặc ghi chú bất cứ gì lung tung rồi gọi là "nguồn" cũng được đúng không? Các ông biết là bọn phản động lâu nay vẫn thường xuyên cho người trà trộn, nằm vùng tấn công phá hoại Wikipedia Tiếng Việt để thực hiện Diễn biến hòa bình, chống phá Việt Nam, gây hại chính trị và lịch sử VN đúng không?

Các ông thừa biết là trên Wikipedia là cái chợ tạp nham ai muốn thêm gì thì thêm, xóa gì thì xóa, sửa gì thì sửa và cần phải hết sức thận trọng đúng không? Phải chăng đề tài hải chiến Hoàng Sa này không có nguồn nước ngoài nên các ông bí, hay các ông từ lâu đã quen thói cứ lấy bừa bãi từ Wikipedia xuống rồi xào nấu chế biến lại. Rồi đến khi bị độc giả truy hỏi thì các ông hô là lấy từ "tài liệu chính thức của hải quân VNCH"? Thậm chí điên rồ hơn nữa là có rất nhiều đoạn các ông "chép bài" nguyên văn từ Wikipedia xuống, đến "xào lại" mà các ông cũng lười không buồn "xào".

Vậy nguồn tin gốc nào có thể dùng được?

Như đã nói, một sự kiện thì luôn luôn có nhiều nguồn, nhưng chung quy chỉ có một vài nguồn tin gốc. Các nguồn sách báo, nguồn xuất bản sau này là những nguồn trung gian xuất phát từ một ít nguồn tin gốc đó.

Các nguồn tin gốc của hải chiến Hoàng Sa có thể tóm lược lại sau đây:

1. Nhân chứng trong cuộc - Trung tá Lê Văn Thự, trung úy Hồ Hải, đại úy Trần Kim Diệp (ông này là sĩ quan chiến tranh chính trị, tức là tâm lý chiến, nên "hồi ký" của ông này vẫn có nhiều xuyên tạc nhưng đỡ hơn các ông kia, vẫn có một số thông tin dùng được, thí dụ thời gian thực của cuộc hải chiến là 15-20 phút), trung tá Vũ Hữu San (ông này có phần sa đà vào "thắng lợi tinh thần", nhưng có một số thông tin dùng được).

Đó là những nhân chứng mà một phần thông tin của họ có sự xác nhận của ít nhất 1 đồng đội chiến hữu trong cuộc. Khi 2 hoặc nhiều hơn nhân chứng cùng xác định một thông tin thì có nghĩa là thông tin đó đáng tin.

Dĩ nhiên, những nhân chứng mà đang hoạt động chống phá, lật đổ Nhà nước Việt Nam, vẫn còn ôm giấc mơ hoang tưởng phi thực tế là "phục quốc", "quang phục VNCH" thì không thể tin gì ở họ, bởi vì những gì họ nói sẽ không có tính xây dựng, cầu thị, trung thực, trái lại là có tính phá hoại, và bịa đặt bằng mọi cách miễn sao nâng cao hình ảnh của hải quân Sài Gòn, quân đội Sài Gòn và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.

Trong số những nhân chứng đáng tin nói trên, thì hạm trưởng Lê Văn Thự là người đáng tin hơn hết trong số đó. Ông có tư cách nhân chứng hơn hết trong số đó. Bài viết hồi ức của ông có thẩm quyền hơn hết trong số đó. Ông là 1 trong 2 hạm trưởng (thuyền trưởng) có tham chiến, người hạm trưởng kia là trung tá Ngụy Văn Thà đã tử trận. Ông là 1 trong 4 hạm trưởng được cử ra Hoàng Sa.

Nhiều người hải ngoại sau khi đọc hồi ức gây bất ngờ của ông Thự, đã nhận xét rằng ông và trung tá Thà bị đưa ra Hoàng Sa để "đi chết" trong một kế hoạch "thí quân". Theo kế hoạch, 2 tàu này phải bị diệt, còn 2 tàu kia sau đó trốn biệt rồi về tuyên bố với báo chí rằng "đã ráng chiến đấu hết sức nhưng địch quá mạnh nên phải triệt thoái".

Tử vô đối chứng, không còn ai có thể làm chứng về việc 2 tàu HQ-04 và HQ-05 không tham chiến. Nhưng kế hoạch bị hỏng bởi vì may mắn đạn tàu HQ-5 bắn vào tàu HQ-16 không nổ, nên tàu không bị chìm, ông Thự còn sống quay về trước sự chứng kiến của hàng trăm nhân chứng khác tai nghe mắt thấy, nên "họ" không thể làm gì hơn. Nói chung, hạm trưởng Lê Văn Thự 1 trong 2 nhân chứng đáng tin nhất và là 1 trong 4 nhân chứng có thẩm quyền, có tư cách nhân chứng nhất.

2. Phóng viên chiến trường - Không có

3. Người dân chung quanh - Không có

4. Tài liệu Trung Quốc - Dùng được một phần, chủ yếu là phần về vũ khí, khí tài và tương quan lực lượng, là các thông tin đã qua sự kiểm định ít nhiều nào đó của cộng đồng Wikipedia Tiếng Anh (cộng đồng ngôn ngữ làm việc chuyên nghiệp nhất cả Wikipedia) và cộng đồng Wikipedia Tiếng Trung. Còn những phần về mối quan hệ phức tạp chung chung giữa Mỹ - Trung - Xô lúc đó thì là chuyện gần như ai cũng biết, không phải là chuyện mới lạ.

Sở dĩ chỉ dùng được một phần một cách tương đối là vì họ dựa trên tiên đề dối trá "Hoàng Sa là của Trung Quốc, chúng tôi đi thu hồi lại", xưa nay các thông tin tuyên truyền của Trung Quốc không có nhiều uy tín, và họ cũng có những "thông tin" thuộc dạng bịa chuyện trắng trợn, xanh rờn, như câu chuyện "VN đa tạ TQ giải phóng dùm HS từ tay Nam Việt" nói trên.

5. Tài liệu Hoa Kỳ - Không có. Họ bảo mật hầu hết. Đến nay chưa hé lộ điều gì có tính thực chất. Chỉ có một bản tường trình công khai của một nhân vật được cho là đại úy Gerald E. Kosh khi theo đoàn tàu hải quân Sài Gòn ra Hoàng Sa và bị Trung Quốc "bắt" trên đảo, đối xử tử tế, sau đó sớm được thả ra.

Nhân vật này khó tin được vì lai lịch không rõ ràng, hành tung thần bí, nhiệm vụ không rõ ràng, đến nay do chính phủ Mỹ bảo mật gần như tất cả các thông tin về hải chiến Hoàng Sa, nhất là các thông tin về vai trò của Mỹ trong sự kiện này, nên đến giờ chưa ai biết nhân vật Kosh thật sự là ai, làm gì, và hành động gì, có nhiệm vụ nào ở Hoàng Sa. Chưa biết những điều đó thì nguồn tin từ đó cũng khó đánh giá. Hơn nữa đó chỉ là bản tường trình công khai rất bình thường, không có gì đáng nói, ấn tượng, hay có tin tức gì mới lạ. Về nhân vật này tôi sẽ nói thêm ở các kỳ sau.

6. Tài liệu ngụy quyền - Không dùng được, như đã phân tích và đánh giá ở các phần trên.

Như vậy, còn lại các nguồn của một số nhân chứng trong cuộc, những nhân chứng có ít nhất 1 xác nhận từ một nhân chứng khác, mà không trùng lặp với các luận điệu chiến tranh tâm lý của ngụy quyền. Ngoài ra, một số thông tin từ phía Trung Quốc tương đối có thể sử dụng được.

(còn tiếp)

Thiếu Long


-------------------------------------------------------------------------------

Loạt bài nhiều kỳ Vài lời về hải chiến Hoàng Sa 1974 bàn về nhiều vấn đề quanh chủ đề hải chiến Hoàng Sa:

Kỳ 1: Những bi quan không cần thiết và những mừng hụt đáng thương hại, nói về hiện tượng cào bằng lịch sử của một số báo điện tử vừa qua và những tác động quanh nó.

Kỳ 2: Những kẻ muốn "phục dựng thây ma", nói về những nhân vật ấn tượng nổi trội lên từ hiện tượng trên.

Kỳ 3: Trong thời chống Mỹ, Côn Đảo và Hoàng Sa khác nhau điểm nào?, nói về một cách nhìn phù hợp đối với sự kiện hải chiến Hoàng Sa.

Kỳ 4: Thẩm định nguồn tin một cách khách quan, khoa học, nói về một cách tiếp cận phù hợp trong việc phân loại và đánh giá nguồn tin, nhân chứng.

Kỳ 5: Giao dịch Mỹ - Trung và lễ vật Hoàng Sa, nói về bức tranh toàn cảnh về tình hình của Mỹ tại Việt Nam trong thời điểm đó

Kỳ 6: Những biện bạch vụng về, nói về những lý lẽ ngụy biện nhằm chạy tội để Hoàng Sa lọt vào tay Trung Quốc

Kỳ 7: Kosh, anh là ai?, nói về một nhân vật đến nay vẫn chưa được xác minh

Kỳ 8: Danh sách cơ sở nghi vấn, tổng kết lại các cơ sở, căn cứ nghi vấn về bàn tay can thiệp của Mỹ vào sự kiện này

Kỳ 9: Hoàng Sa trong lợi ích chung của đất nước Việt Nam, bàn về chủ đề Hoàng Sa trên cơ sở lợi ích toàn cục của đất nước và nhân dân