III. Những vấn đề liên quan khác và được nhiều người quan tâm
(tiếp theo phần trước)
Vai trò của Liên Xô và Trung Quốc
Hòng
lấp liếm, che giấu, chạy tội bán nước, hoặc do tâm lý tự ti, mặc cảm
phản quốc, một số người đã cố tình "lập lờ đánh lận con đen", cố ý cường
điệu hóa lên vai trò đồng minh, đồng chí, anh em, bạn bè của Liên Xô và
Trung Quốc, cũng như hành động viện trợ và giúp đỡ có giới hạn của Liên
Xô, Trung Quốc cho cuộc kháng chiến của Việt Nam chống giặc Pháp và
giặc Mỹ xâm lược.
Vai trò của Trung Quốc, Liên Xô là một đồng
minh trợ giúp Việt Nam chống xâm lược, và họ giúp đỡ một cách vừa phải,
có chừng mực, có giới hạn. Vai trò chủ - khách rất rõ ràng.
Tại
miền Bắc và các vùng giải phóng ở miền Nam không có đại quân của ngoại
bang, không có căn cứ quân sự của ngoại bang. Những chuyên gia quân sự,
chuyên viên kỹ thuật, lính phòng không, lính không quân của Liên Xô,
Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cu Ba cộng lại cũng không bằng quân số
Philipines ở miền Nam Việt Nam, ít hơn gấp 3 lần 20 vạn quân Hàn Quốc ở
miền Nam, và dĩ nhiên là không thể so được vơi 58 vạn quân Mỹ ở miền
Nam. Những người nước ngoài ở miền Bắc Việt Nam đều chịu sự kiểm soát
của Việt Nam và tuân thủ luật pháp Việt Nam.
Vai trò, phần việc
của họ được phân vai, phân công rất rõ ràng và minh bạch. Nhiều chiến sĩ
nước ngoài được Bác Hồ gọi là "người Việt Nam mới". Một số đồng chí
ngoại quốc đã được chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đặt tên Việt cho họ.
Viện
trợ quân sự và kinh tế của Liên Xô và Trung Quốc cho Việt Nam là viện
trợ có hoàn lại, chính vì vậy sau giải phóng, VN phải trả nợ từng phần.
Sau này được Liên bang Nga xóa nợ sớm vài năm.
Trong giai đoạn
nhận giúp đỡ vũ khí từ 2 nước đồng minh Liên Xô, Trung Quốc và một số
nước XHCN như CHDC Đức, Cu Ba, CHDCND Triều Tiên, thì Việt Nam vẫn cố
gắng phát triển công nghệ quốc phòng, phát triển ngành quân giới, đã chế
tạo ra một số vũ khí hạng nhẹ và tự bảo trì, cải tiến, nâng cấp, bổ
sung thêm tính năng cho không ít những vũ khí được viện trợ, dưới sự chủ
trì, quản lý của kỹ sư nổi tiếng, nhà bác học Trần Đại Nghĩa. Rất nhiều
xưởng quân giới, nhà máy sản xuất, nghiên cứu được xây dựng trên khắp
miền Bắc và những vùng giải phóng ở miền Nam.
Ngụy quân Sài Gòn
không có công nghệ quốc phòng, không thể tự chế tạo gì cả và Mỹ phát đến
đâu thì đánh đến đó. Như người chủ phát súng cho lính đánh thuê vậy.
Năm 1975, Mỹ chỉ giảm cung cấp quân sự xuống 700 triệu USD là ngụy quân
tan rã, ngụy quyền sụp đổ.
Như vậy cho thấy việc nhận viện trợ là
có, nhận vũ khí là có, nhưng bản chất không giống nhau. Vai trò của
Liên Xô và Trung Quốc là những người giúp đỡ có hạn. Việt Nam giữ vững
sự độc lập tự chủ tất yếu trong mọi sách lược, chiến lược, chính sách,
đường lối, chủ trương lớn nhỏ. Còn Pháp và Mỹ là quân giặc xâm lược, là
nguyên nhân của cuộc chiến, là nhân vật chính, là thế lực trung tâm, đầu
não, là người chủ thật sự ở miền Nam Việt Nam, là người lãnh đạo, là
người cầm trịch, cầm lái ở miền Nam VN. Đối với các ngụy quyền, ngụy
quân thì Pháp - Mỹ là hiện thân của một ông chủ thô bạo, như cựu sĩ quan
ngụy Trần Viết Đại Hưng và nhiều cựu quân nhân Mỹ-ngụy khác đã phải
thừa nhận.
Vai trò Liên Xô và Trung Quốc không thể so với vai trò
của Pháp và Mỹ. Vai trò của LX và TQ là giúp đỡ, chi viện, tiếp tế và
ủng hộ. Sự giúp đỡ của họ quả to lớn hơn các nước XHCN khác đã giúp Việt
Nam chống Pháp - Mỹ. Còn vai trò của Mỹ là người chủ, là kẻ lãnh đạo
cuộc chiến ở phía bên kia, là kẻ phát động và tiến hành cuộc chiến, là
người nắm quyền, là người đem gần 60 vạn binh hùng tướng mạnh vào trực
tiếp xâm lược, trực tiếp chiến đấu, trực tiếp chiếm đóng. Mỹ là ông chủ
mà cũng là đạo diễn, là người chỉ đạo, là nguyên nhân của cuộc chiến.
Hành
động của Pháp, Mỹ dựng lên các ngụy quyền bù nhìn, bất hợp pháp ở miền
Nam rồi gọi đó là những "quốc gia", vận động các đồng minh gọi đó là một
"nước" lên trên một nước đã có sẵn ngàn năm nay và tuyên bố độc lập từ
năm 1945 thì rõ ràng là những hành động xâm lược không thể nào phủ nhận.
Và
sau khi đã bị xâm lược, thì Việt Nam đương nhiên phải tranh thủ mọi trợ
giúp có thể, để chống xâm lược, quét sạch giặc ngoại xâm ra khỏi bờ
cõi. Sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc rõ ràng là có vai trò to lớn và
có hiệu quả, góp phần giúp nước ta chiến thắng. Chứ dĩ nhiên Việt Nam
không thể dùng cung nỏ gươm đao hay các súng đạn tự chế với công nghệ
còn kém lúc đó, mà đánh bại được B52, bom bi, chất độc hóa học, bom
không chân, bom Napalm, chiến tranh khí tượng, chiến tranh điện tử, hàng
rào điện tử McNamara, cùng nhiều vũ khí tối tân hiện đại của giặc.
Cuộc chiến ở Việt Nam và Triều Tiên có giống nhau?
Một
số người cố ý đánh đồng, bóp méo hoặc vô tình nhầm lẫn, ngộ nhận bản
chất của kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam và chiến tranh liên Triều trên
bán đảo Triều Tiên.
Đối với những người nhầm lẫn thì đó là từ sự
hời hợt, qua loa trong nhận thức, suy nghĩ, tư duy, đánh giá, do họ chỉ
nhìn thoáng qua bề ngoài, bề nổi, thấy hiện tượng có một số điểm giống
nhau liền cho rằng bản chất cũng giống nhau. Từ đó vàng thau lẫn lộn,
đánh đồng tất cả, cho chung hết vào một rọ.
Sự sai lầm này chủ
yếu xuất phát từ thói quen đem chuyện Việt Nam so sánh khập khiễng với
chuyện bên ngoài, hoặc đem chuyện bên ngoài so với chuyện Việt Nam. Họ
tưởng rằng chuyện thế giới lúc nào cũng giống chuyện Việt Nam, hễ VN bị
xâm lược thì nhất định các nước khác đều bị xâm lược. Chiến tranh Việt
Nam là chống xâm lược thì chiến tranh Triều Tiên tất phải là chống xâm
lược. Hoặc chiến tranh Triều Tiên là nội chiến, chiến tranh quốc tế,
chiến tranh khu vực, thì chiến tranh ở Việt Nam ắt phải là như thế, chắc
hẳn có cùng một bản chất đó. Thật ra cuộc chiến ở Việt Nam và trên bán
đảo Triều Tiên có nhiều điểm chính rất khác nhau.
Khác biệt về những điểm quan trọng, khác biệt về lịch sử hiện đại
Trên
bán đảo Triều Tiên thì bối cảnh và diễn biến lịch sử khác với Việt Nam.
Thời đó Triều Tiên là thuộc địa của Nhật, đến khi Nhật thua thì lực
lượng của Kim Nhật Thành lúc đó vẫn chưa là gì cả. Tầm ảnh hưởng của lực
lượng Kim Nhật Thành vẫn còn rất hạn chế. Chưa có được lòng dân ở phía
Nam bán đảo Triều Tiên. Họ không có cái thế và lực để mà tuyên bố độc
lập ngay lúc đó. Và sau khi Liên Xô giải giáp quân Nhật ở phía Bắc, Mỹ
giải giáp quân Nhật ở phía Nam thì lúc đó Triều Tiên vẫn chưa có độc
lập. Triều Tiên vẫn chưa là 1 nước. Chưa có nước Triều Tiên trên bản đồ
thế giới. Họ đã bị chia ra ngay từ đầu.
Trên bán đảo Triều Tiên,
sau Thế chiến 2, khi 2 phe Đồng Minh; Mỹ vào phía Nam của bán đảo Triều
Tiên, Liên Xô vào phía Bắc của bán đảo Triều Tiên thì vẫn chưa có 1 nước độc lập, danh chính ngôn thuận.
Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên của Kim Nhật Thành mãi đến
năm 1948 mới được thành lập, sau nước Đại Hàn Dân Quốc của Lý Thừa Vãn.
Vào
đầu thập niên 1990, chính Kim Nhật Thành đã từng bước thừa nhận sự
chính danh và hợp pháp của Đại Hàn Dân Quốc và cùng với Hàn Quốc sánh
vai nhau gia nhập Liên Hiệp Quốc. Còn Việt Nam thì chưa bao giờ công
nhận các ngụy quyền mà ngoại bang lập ra trên đất Việt Nam. Trong khi đó
thì chủ tịch Kim Nhật Thành đã công khai công nhận rằng Đại Hàn Dân
Quốc là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, có chính danh, để đổi lấy
quyền được gia nhập LHQ.
Trong chiến tranh liên Triều, quân lực
Triều Tiên bị lực lượng Liên Hiệp Quốc do Hoa Kỳ đứng đầu đánh bại, quân
đội Hoa Kỳ dưới ngọn cờ LHQ tràn qua vĩ tuyến 38 và tiến công khắp nơi,
đánh chiếm cả thủ đô Bình Nhưỡng. Các nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên
phải lưu vong sang Mãn Châu, Trung Quốc. Họ bị Hoa Kỳ và các lực lượng
LHQ rượt đuổi khắp nơi. McArthur cho pháo kích sang lãnh thổ Trung Quốc
vào phía bên kia sông Áp Lục. Danh tướng Trung Hoa là Bành Đức Hoài đem
70 vạn quân kéo sang chống lại Mỹ-LHQ và các đồng minh. Hai bên giằng co
với nhau và sau đó ký hiệp định đình chiến. Nếu không nhờ nguyên soái
Bành Đức Hoài, đem đại quân kéo sang đánh nhau với LHQ-Mỹ thì liệu nước
CHDCND Triều Tiên có còn tồn tại hay không?
Tại Việt Nam thì quân
Mỹ chưa bao giờ bình định được miền Nam và chưa bao giờ đủ sức, đủ điều
kiện để vượt vĩ tuyến 17. Đại quân Mỹ chưa bao giờ đủ khả năng tấn công
vào miền Bắc. Thứ nhất, họ không có danh nghĩa LHQ như cuộc chiến ở
Triều Tiên. Thứ hai, ngay cả đầu não Sài Gòn họ còn chưa ổn định được
thì nói chi tiến ra xâm lược nốt miền Bắc. Thậm chí ngay cả địa đạo Củ
Chi ở sát ngay Sài Gòn mà còn không diệt nổi thì làm sao có thể đánh ra
miền Bắc. Ngay tại trung tâm của “thủ đô” Sài Gòn lúc đó đã có đầy quân
ta rồi.
Chiến tranh Triều Tiên có 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là
cuộc chiến giữa quân đội của viên tướng trẻ Kim Nhật Thành tràn ngập
lãnh thổ từ phía Bắc vào phía Nam, dồn quân Lý Thừa Vãn vào vùng Phú Sơn
(Pusan) cố thủ. Quân đội ngoại bang không có nhiều vai trò trong giai
đoạn 1 này.
Giai đoạn 2 là quân Trung Quốc chống nhau với các lực
lượng Liên Hiệp Quốc do Mỹ đứng đầu. Lúc này các lãnh đạo CHDCND Triều
Tiên đều lưu vong ở Mãn Châu, không ở trong nước, còn quân đội Triều
Tiên về cơ bản đã tan rã. Quân đội Hàn Quốc trong giai đoạn 1 cũng đã
không còn bao nhiêu thực lực, do đó không có vai trò gì nổi bật trong
giai đoạn 2 này.
Như vậy giai đoạn 1 là quân trong nhà chống nhau. Giai đoạn 2 là quân nước ngoài đánh nhau trên bán đảo Triều Tiên.
Trường
hợp ở Việt Nam thì khác, cuộc chiến ngay từ đầu đã diễn ra chủ yếu bằng
lực lượng tại chỗ ở miền Nam là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam
Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, kháng chiến chống Mỹ để
giải phóng miền Nam và thống nhất nước nhà.
Quân đội Nhân dân
Việt Nam ở miền Bắc không dùng đại quân tấn công tổng lực vào miền Nam
như trên bán đảo Triều Tiên. Và thực tế chiến cuộc cũng cho thấy là miền
Nam đánh Mỹ-ngụy trực tiếp, miền Bắc chi viện và bổ sung. Lãnh đạo, chỉ
huy thì có cả người Nam và người Bắc.
Trong các phim tài liệu,
chương trình kỷ niệm về thương binh, liệt sĩ, cựu chiến binh, cựu thanh
niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ đã cho thấy rằng đa số họ là
những người quê quán ở miền Nam, nói tiếng Nam rặt. Ngay cả lực lượng bổ
sung từ miền Bắc cũng thường là những người miền Nam tập kết ra Bắc năm
1954, họ chỉ là về lại quê hương miền Nam hoạt động và chiến đấu chống
ngoại xâm. Do đó cuộc chiến này do lực lượng tại chỗ ở miền Nam chiến
đấu trực tiếp, do nhiều người miền Nam chỉ huy, miền Nam trực tiếp chống
Mỹ và tổn thất nhiều nhất.
Thống kê đã cho thấy số phụ nữ được
phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” (theo tiêu chuẩn có ít
nhất 3 liệt sĩ là bản thân, chồng, hoặc con trai trong gia đình) ở miền
Nam nhiều gần gấp đôi ở miền Bắc. Miền Nam có 29.220 người, miền Bắc có
15.033 người, cho thấy quân đội, đảng viên, cán bộ miền Nam hy sinh,
tuẫn quốc nhiều hơn miền Bắc.
Nhiều cán bộ, đảng viên, lãnh đạo,
tướng lĩnh, quân nhân làm việc, công tác ở ngoài Bắc cũng từ miền Nam.
Nhiều trường miền Nam đã được xây dựng ở Hải Phòng, Hà Nội và nhiều
thành phố để nuôi dạy các “hạt giống đỏ” thiếu nhi miền Nam ở hậu phương
lớn, để cha mẹ của các bé yên tâm chiến đấu ngoài tiến tuyến lớn.
Chính
vì thế cũng không có tài liệu quốc tế nào dám ghi rằng "VNDCCH xâm lăng
miền Nam Việt Nam". Các lãnh đạo Hoa Kỳ cũng chỉ dám tuyên bố yêu cầu
VNDCCH ngừng giúp đỡ cho MTDTGPMN. Chứ không có tuyên bố nào yêu cầu
"VNDCCH hãy ngừng xâm lược miền Nam VN". Các khẩu hiệu bịp bợm “miền Bắc
cưỡng chiếm và xâm lăng miền Nam” là từ những kẻ phản động trình độ
thấp, văn hóa kém. Chứ Hoa Kỳ và Cục tâm lý chiến của ngụy quân cũng
không tuyên truyền dại dột và phản tác dụng đến như vậy.
Có thể
thấy, cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên mang tính chất nội chiến trong
giai đoạn đầu, và mang tính chất quốc tế, hoàn toàn là quân đội từ bên
ngoài ngoài đánh với nhau trong giai đoạn sau. Còn cuộc chiến ở Việt Nam
là cuộc chiến chống xâm lược đặt trong bối cảnh mâu thuẫn quốc tế giữa
hai thế lực hùng mạnh.
Cuộc chiến nằm trong bối cảnh quốc tế mâu
thuẫn giữa 2 thế lực không có nghĩa đó là cuộc chiến quốc tế, ủy nhiệm,
hay ý thức hệ. Ví dụ: Cuộc chiến chống vó ngựa Nguyên Mông của Đại Việt
là nằm trong bối cảnh thế giới đang chống lại vó ngựa hung hãn của đoàn
quân Mông Cổ. Cuộc chiến chống phát xít Nhật nằm trong bối cảnh mâu
thuẫn quốc tế giữa hai phe Đồng Minh và Phát Xít. Cuộc chiến chống Pháp
và chống Mỹ nằm trong bối cảnh mâu thuẫn quốc tế giữa XHCN và TBCN. Cuộc
chiến biên giới chống Khmer Đỏ và chống Trung Quốc nằm trong bối cảnh
mâu thuẫn giữa 2 phe thân Liên Xô - thân Trung Quốc.
Lịch sử thế
giới và lịch sử Việt Nam đã cho thấy có nhiều cuộc chiến chống ngoại xâm
nhưng cũng nằm trong một bối cảnh xung đột chung trên thế giới, và
đương nhiên không thể lợi dụng vấn đề bối cảnh xung đột đó để mà viết
lại lịch sử, xuyên tạc bản chất chống ngoại xâm của những cuộc kháng
chiến oanh liệt của dân ta. Bản chất của cuộc chiến trên lãnh thổ Việt
Nam và trên bán đảo Triều Tiên như đã phân tích ở trên, là rất khác
nhau.
Bản chất nó khác nhau vì bối cảnh lịch sử và diễn biến lịch
sử trên đất Việt Nam và bán đảo Triều Tiên là khác nhau, và còn nhiều
nhân tố, yếu tố khác nhau. Bây giờ chúng ta hãy xem xét kỹ lại về góc độ
Quốc hội và luật pháp.
Tính chính thống trong lòng dân và tính chính danh, hợp pháp theo luật pháp Việt Nam và quốc tế
1.
Năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn Độc Lập, đánh dấu một mốc
son lịch sử khi Việt Nam giành được độc lập từ tay phát xít Nhật, với
quốc hiệu chính thức là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Theo đó nước Việt Nam
DCCH là 1 nước thống nhất từ Bắc chí Nam. Các văn bản có giá trị pháp
lý sau đó như: Hiến pháp 1946, tuyên cáo 12 khu hành chính của nước
VNDCCH cuối năm 1946 đều khẳng định việc này, trong lúc trên đất Việt
không hề tồn tại bất kỳ một quốc gia, nhà nước, chính thể, chính quyền,
ngụy quyền nào khác.
Ngay cả Hiệp định Genève về Đông Dương cũng
chỉ công nhận làn ranh giới tuyến quân sự tạm thời trong 2 năm để chờ
tổng tuyển cử, tạm chia làm 2 vùng tập trung quân sự cho 2 bên tập kết
chứ không nói gì đến vấn đề thay đổi lãnh thổ. Theo Hiệp nghị Genève về
Đông Dương, vĩ tuyến 17 không phải là làn ranh có ý nghĩa về lãnh thổ,
chính trị, hay địa lý, hiệp nghị này không có ý nghĩa chia đôi đất nước
về lãnh thổ và chính trị. Như vậy rõ ràng miền Nam Việt Nam vẫn thuộc
lãnh thổ của VNDDCH được nhân dân ở cả 2 miền công nhận và ủng hộ. Hiến
pháp 1959 cũng nhắc lại; Nam Bộ là thành đồng của Tổ quốc, là lãnh thổ
không thể tách rời của Việt Nam, là bộ phận máu thịt của Việt Nam.
2. Pháp vào xâm lược lần nữa. Chín năm trường kỳ kháng chiến đã kết thúc sau trận Điện Biên Phủ vang danh bốn biển.
3.
Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết. Tạm thời chia thành hai
vùng tập kết quân sự, lấy vĩ tuyến 17 làm một làn ranh giới tuyến quân
sự tạm thời trong vòng 2 năm, từ 1954 đến 1956, để chờ đợi tổng tuyển cử
toàn quốc năm 1956, chọn ra lãnh đạo cho nhiệm kỳ mới, đồng thời chính
thức thống nhất Tổ quốc. Quân đội Nhân dân Việt Nam của Việt Minh tập
kết ra Bắc, trên vĩ tuyến 17, sông Bến Hải, cầu Hiền Lương. Quân đội
Pháp-ngụy tập kết vào miền Nam, dưới vĩ tuyến 17 và sông Bến Hải, cầu
Hiền Lương.
4. Thực dân Pháp ở miền Nam lật lọng. Dùng những xảo
thuật chính trị, thủ đoạn chính trị củng cố ngụy quyền bù nhìn Bảo Đại
có cái tên mỹ miều là “Quốc gia Việt Nam” mà họ thành lập từ năm 1949,
từ đó bọn tay sai Pháp tự nhận mình là “người Quốc gia”, “thành phần
Quốc gia”, “đảng phái Quốc gia”, “chính phủ Quốc gia”, “quân đội Quốc
gia”, “lính Quốc gia”, “chiến sĩ Quốc gia” v.v. Người Pháp mưu toan dàn
dựng một "miền Nam độc lập", “tự trị”, mưu đồ chia cắt lâu dài nước Việt
Nam. Sau năm 1948, con bài "Nam Kỳ tự trị", “Nam Kỳ độc lập”, “Nam Kỳ
Cộng hòa quốc” do Nguyễn Văn Thinh đứng đầu không còn giá trị, Pháp phế
bỏ ngụy quyền bù nhìn này và nặn ra "chính phủ Quốc gia" với ông vua bù
nhìn Bảo Đại làm "quốc trưởng", Nguyễn Văn Xuân làm "thủ tướng", và tiếp
tục củng cố và nuôi dưỡng ngụy quyền này sau năm 1954.
5. Quyền
lực Mỹ dần lấn sân Pháp tại miền Nam. Qua nhiều cuộc đấu đá lẫn nhau
tranh giành ảnh hưởng, Mỹ đã thành công hất Pháp, Mỹ đem Ngô Đình Diệm
về và đưa lên làm “tổng thống”. Mỹ-Diệm cưỡng từ đoạt lý bảo rằng Mỹ và
“Quốc gia Việt Nam” (Trần Văn Hữu làm đại diện thay Bảo Đại đi dự hội
nghị Genève) không có ký vào hiệp định cho nên không có trách nhiệm thi
hành tổng tuyển cử. Đây là sự ngụy biện rõ ràng vì đây là hiệp định
thực thi trên một lãnh thổ, cho dù có thay đổi chính phủ, chính thể thì
lãnh đạo mới vẫn phải thực thi trách nhiệm của hiệp định đó lên trên
lãnh thổ đã được xác định trong giấy tờ. Và thế là từ đây, Mỹ đã thành
công chia cắt lâu dài nước VNDCCH, chiếm mất nửa nước của Việt Nam DCCH,
và cuộc kháng chiến chống Hoa Kỳ của nhân dân Việt Nam bắt đầu từ đó và
kéo dài đến năm 1975.
Sau khi điểm lại các sự kiện lịch sử cùng
với các mốc lịch sử, thì có thể thấy nước Việt Nam DCCH – CHXHCN Việt
Nam đáng lẽ đã là 1 nước độc lập - thống nhất từ năm 1945. Nhưng các thế
lực ngoại bang, nhất là Pháp và Mỹ đã phá hoại sự thống nhất, độc lập
của nước VNDCCH. Họ vào miền Nam - nơi duy trì các sức mạnh chính trị,
quân sự, kinh tế của họ - liên tục tạo ra hết ngụy quyền này đến ngụy
quyền khác. Từ ngụy quyền Trần Trọng Kim của Nhật đến ngụy quyền Trần
Văn Hữu, ngụy quyền Nguyễn Văn Thinh, ngụy quyền / ngụy triều Nguyễn Văn
Xuân, Bảo Đại của Pháp, rồi đến ngụy quyền Ngô Đình Diệm, ngụy quyền
Nguyễn Khánh, ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu của Mỹ.
Việt Nam năm
1945 đã có độc lập và chính danh trên toàn quốc, và đáng lẽ đã thống
nhất, hòa bình vào năm 1956 (tổng tuyển cử tự do trên toàn quốc). Do đó,
kể từ năm 1945 trở đi, và nhất là từ năm 1946 khi Quốc Hội đầu tiên của
nước Việt Nam được bầu, Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam ra đời, thì bất
cứ kẻ ngoại bang nào tiến vào lãnh thổ nước ta nặn ra các ngụy quyền,
xây dựng quân đội bản địa để phục vụ cho các chính sách và chiến lược
của họ thì rõ ràng là sai trái và đó là hành động vi phạm chủ quyền,
hành động xâm lược, hành động tiến hành chiến tranh xâm lược.
Như
chúng ta đã biết, sau Cách mạng tháng Tám, Việt Nam giành lại được độc
lập từ tay Nhật - Pháp, sau gần 100 năm Pháp thuộc, Nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa được nhân dân cả nước bầu ra thông qua cuộc Tổng tuyển
cử Quốc hội trong toàn quốc diễn ra vào tháng 1, năm 1946. Kỳ bầu cử này
cũng bầu ra Quốc hội khoá 1 hoạt động cho đến nay.
Như vậy,
chính quyền này là chính quyền của toàn dân, do nhân dân trong cả nước,
từ Bắc chí Nam, khắp 3 miền: Miền Bắc, miền Trung, và miền Nam của Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa bầu ra một cách hợp pháp. Chính quyền này tồn tại
liên tục và kế tục một cách hợp pháp liên tiếp, nối tiếp nhau từ đó đến
nay. Do đó, bất kỳ chính quyền nào khác do ngoại bang thành lập sau này,
không do người dân toàn quốc bầu ra, đều có thể được coi là một ngụy
quyền bất hợp pháp, không hợp lệ.
Người viết muốn nhấn mạnh đến hai vấn đề, thời điểm:
-
Cuộc Tổng Tuyển Cử toàn quốc bầu cử ra Quốc Hội khoá 1 của chính quyền
non trẻ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập diễn ra trong cả
nước, về địa lý bao gồm cả ba miền Bắc, Trung, Nam, với hơn 90% số cử
tri đăng ký tham gia. Quốc hội khoá 1 đã bầu ra một chính phủ nắm quyền
lãnh đạo đất nước trong hoàn cảnh và thời điểm ở Việt Nam không tồn tại
bất kỳ chính quyền nào được bầu ra theo thể thức như vậy. Quốc hội khóa
này, được bầu một cách hợp pháp và đại diện cho toàn thể nhân dân Việt
Nam, đã hoạt động cho đến ngày nay.
- Chỉ mãi sau khi chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đọc Tuyên Ngôn Độc Lập và tuyên bố nước ta hoàn toàn độc
lập, khẳng định chủ quyền trên khắp Việt Nam, bầu cử Quốc hội xong,
chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thành lập và đang hoạt động hợp
hiến, hợp pháp, thì một loạt chính phủ bù nhìn khác ở miền Nam Việt Nam
được các thế lực ngoại bang thành lập; Nguyễn Văn Thinh, Nguyễn Văn
Xuân, Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu v.v. Như
vậy, bất cứ can thiệp quân sự nào từ nước ngoài kéo đại quân vào lãnh
thổ của một nước Việt Nam đã độc lập, đã thống nhất thì đó là xâm lược.
Hành động thành lập liên tục các ngụy quyền ở Nam Bộ của VNDCCH cũng là
một hành động xâm lược.
Xin lưu ý ở đây là nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, tiền thân của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay
trên nguyên tắc theo luật pháp là một quốc gia độc lập, thống nhất, và
toàn vẹn lãnh thổ từ 1945, bao gồm miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
Hiệp định Genève về Đông Dương chỉ có ý nghĩa phân định ranh giới quân
sự tạm thời trong 2 năm để chờ tổng tuyển cử toàn quốc chứ không phải là
“hiệp định chia đôi đất nước” như giặc tuyên truyền.
Lãnh thổ
VNDCCH bao gồm Bắc, Trung, Nam, là quốc gia thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ từ năm 1945 chứ không phải “VNDCCH chỉ có ở miền Bắc" như Mỹ-ngụy
tuyên truyền.
Các thế lực, quân đội Pháp & Mỹ đã vào miền Nam
của VNDCCH và cướp lấy miền Nam, biến Nam Bộ thành 1 căn cứ quân sự của
họ, thành 1 tiền đồn chống Cộng cho họ. Miền Nam là của nước VNDCCH,
VNDCCH là 1 nước đã độc lập, thống nhất từ 1945, Pháp và Mỹ không có bất
kỳ căn cứ pháp lý nào để đem quân vào lãnh thổ của nước VNDCCH. Do đó
cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ ở Việt Nam không hẳn là cuộc chiến
giành độc lập, mà là cuộc kháng chiến để giữ gìn độc lập và bảo vệ đất
nước. Do ta đã giành được độc lập từ tay đế quốc Nhật vào năm 1945.
Những điểm bất đồng khác
Hàn
Quốc có nền công nghiệp quốc phòng riêng và khá mạnh, theo bài phân
tích “Tiềm Lực Quân Sự Hàn Quốc” trên báo An ninh Thế giới thì Hàn Quốc
có khoảng 80% vũ khí là tự chế. Còn ngụy quyền Sài Gòn năm xưa Mỹ phát
đến đâu là đánh đến đó, ngay cả công nghiệp dân sự còn không có thì nói
gì đến công nghiệp quốc phòng viễn vông, phi thực tế. Cái gọi là "VNCH"
này do Mỹ nuôi, quân đội và nhân sự do Mỹ trả lương, bao trọn gói, kinh
tế hoàn toàn phụ thuộc Mỹ. Thị trường do tư bản Mỹ nắm gọn, thao túng.
Trong thời Mỹ trước 1975, trong những vùng tạm chiếm hầu như không có
hàng nội, hầu hết đều là hàng ngoại, đặc biệt là hàng Mỹ.
Trong
khi ở miền Bắc và những vùng giải phóng ở miền Nam thời đó có rất nhiều
xưởng quân giới chế tạo các loại vũ khí, trong đó có nhiều vũ khí đặc
thù Việt Nam, phù hợp với người dùng VN, môi trường VN, không gian VN
như súng trường Phan Đình Phùng, súng Ngựa trời do các xưởng quân giới ở
Bến Tre chế tạo, Tiểu liên Sten do xướng quân giới Nam Định chế tạo năm
1946, lựu đạn, mìn, thủy lôi, súng ngắn, bom ba càng, súng cối 60mm,
Đạn phóng bom, xưởng quân giới AL1 chế tạo năm 1948, Súng phóng lựu làm
từ thân súng trường Mas và súng cối 63mm, quân giới Nam Bộ chế tạo, Súng
phóng lựu, bom bay, đạn cối 187mm, quân giới Việt Bắc chế tạo, Ống đạp
lôi v.v. và nhiều sửa chữa, nâng cấp, cải tiến khác của Quân giới Việt
Nam. Kỹ sư Trần Đại Nghĩa là một nhân tài hiếm có và đã đóng góp rất
nhiều cho ngành quân giới Việt Nam.
Năm 1975, Mỹ chỉ cần cắt giảm
viện trợ quân sự xuống còn 700 triệu USD thì ngụy không sống nổi và tắt
thở ngay vào năm đó. Ngụy không thể sống, không thể thở, không thể tồn
tại nổi khi được nuôi dưỡng không đầy đủ. Ngược lại, bây giờ nếu Mỹ
buông Hàn Quốc ra thì tin chắc Hàn Quốc vẫn sống được, dù có thể sẽ
không mạnh bằng khi có Washington chống lưng.
Hàn Quốc có sự độc
lập chủ quyền và tự chủ nhất định. Quân đội họ tự thân chiến đấu. Trong
khi lính ngụy ở Việt Nam do quan thầy Pháp / Mỹ huấn luyện và có mặt
trong từng đơn vị tiểu đoàn để điều khiển và kiểm soát chặt chẽ. Quân
đội ngụy ở VN chủ yếu được Pháp, Mỹ coi là những tấm bia thịt đỡ đạn để
quân đội chính quốc đỡ thương vong (xem sách lược Da vàng hóa chiến
tranh thời Pháp, chiến dịch Hạ Lào, sách lược Phi Mỹ hóa, Việt Nam hóa
chiến tranh thời Mỹ).
Còn một khác biệt khá rõ nữa là ngụy quyền ở
VN không là cái gì quan trọng cả. Có nó hay không có nó thì hai bên
Việt - Mỹ vẫn có chiến tranh. Không có nó hay có nó đều không ảnh hưởng
nhiều tới cục diện và không thay đổi cục diện. Ngụy Sài Gòn không có vai
trò gì đáng kể trong chiến tranh ngoại trừ vai trò làm người chỉ biết
nói yes (yes-man), làm cái máy ký tên vào tất cả những văn kiện gì mà Mỹ
đưa cho (dám không ký thì “ông” cho ăn đạn, gương Diệm sờ sờ), và với
vai trò của những nha trảo, sai vặt chỉ đâu làm đó, Thiên Lôi sai đâu
đánh đó.
Nếu cần thì Mỹ sẵn sàng vắt chanh bỏ vỏ, giết chết và
kéo kẻ này xuống, dựng kẻ kia lên, giật dây đảo chính để thay đổi tay
sai. Trong chiến tranh chống Việt Nam, có những lúc Mỹ thay tay sai như
thay áo, liên tục bật đèn xanh đảo chính, giết người này, phế người kia,
lưu đày người nọ, lập người khác theo ý mình, bỏ Bảo Đại, giết Diệm,
đày Khánh, dựng Thiệu, răn Kỳ. Hoàn toàn lũng đoạn và thao túng, kiểm
soát và điều khiển chính trường ở Nam Việt, nắm chắc trong bàn tay miền
Nam của Việt Nam, giữ miền Nam của VN trong quỹ đạo Hoa Kỳ. Giữ đàn chim
của mình bay đúng hướng.
Lính ngụy thì bị bắt lính hoặc dùng các
khoản tiền hậu hĩnh dụ dỗ, mua chuộc, họ không có vai trò gì đáng kể
ngoài việc làm bia đỡ đạn cho quân đội Mỹ. Trong khi đó thì Hàn Quốc họ
có vai trò nhất định. Vai trò của họ nổi bật hơn đám tay sai bù nhìn
người Việt, vai vế của họ cũng hơn hẳn đám con rối ở Sài Gòn.
Các
tướng tá, sĩ quan Hàn Quốc cũng hiếm có người từng phục vụ cho đế quốc
Nhật trong lúc người Nhật đô hộ bán đảo Triều Tiên. Trong khi đó tướng
tá, sĩ quan ngụy Sài Gòn đa phần đã từng phục vụ cho đế quốc Pháp trong
thời Pháp thuộc. Có Pháp tịch, nói tiếng Pháp, đeo huân chương Pháp, học
ở Pháp, được Pháp phong chức, trả lương, đào tạo, nuôi dưỡng. Nhiều gia
đình có “thành tích” làm việc cho thực dân Pháp nhiều đời, đàn áp nghĩa
quân khốc liệt. Có cả những tên nói tiếng Tây thạo hơn tiếng ta, nói
tiếng mẹ đẻ bập bõm (như tướng Nguyễn Văn Hinh). Có cả những tên chỉ huy
lính ngụy trong trận Điện Biên Phủ bên cạnh người Pháp, phất cờ Tam
tài, hát quốc ca Pháp (như tướng Phạm Văn Phú). Quân đội “Việt Nam Cộng
hòa” được xây dựng và phát triển từ quân đội “Quốc gia Việt Nam” thời
Pháp, từ lực lượng ngụy quân nòng cốt và những tay sai đắc lực của thực
dân Pháp.
Do đó, bản chất của chiến tranh Việt - Mỹ và chiến
tranh liên Triều là rất khác nhau. Bối cảnh lịch sử và các diễn biến
lịch sử trên đất bán đảo Đông Dương và trên bán đảo Triều Tiên cũng khác
nhau. Do đó không thể đánh đồng 2 cuộc chiến tranh này lại với nhau.
Khái niệm chia cắt - thống nhất đất nước và tội ác của Mỹ tại Việt Nam
Một
số người thường mơ hồ về khái niệm “chia cắt”, “thống nhất”, từ đó nảy
sinh một số nhầm lẫn, ngộ nhận cho rằng vấn đề chia cắt đất nước, thống
nhất đất nước ở VN đã “cho thấy” cuộc chiến chống Mỹ có tính chất “nội
chiến Nam - Bắc”.
Đây là quan điểm sai với thực tế lịch sử. Thực
tế khách quan trong những thời điểm lịch sử đó đã cho thấy sự chính
danh, hợp pháp của Nhà nước Việt Nam DCCH và Chính phủ Hồ Chí Minh. Sự
bất chính, phi pháp của các chế độ ngụy sau này ở miền Nam dưới bàn tay
Pháp - Mỹ sau khi Việt Nam đã tuyên bố độc lập - thống nhất từ lâu.
Quá
khứ tay sai, lý lịch Việt gian thời Pháp thuộc của đại đa số các tướng
tá, sĩ quan, chóp bu ngụy quân, ngụy quyền. Nguồn gốc hình thành, sự ra
đời của các ngụy quyền ở miền Nam sau 1945, nhất là 2 ngụy quyền lớn
nhất: “Quốc gia Việt Nam” (1949-1956) của Pháp và “Việt Nam Cộng hòa”
(1956-1975) của Mỹ, mỗi ngụy quyền thờ 1 chủ nhưng 2 ngụy quyền này đều
có cùng một “quốc kỳ” và “quốc ca” (mà thật ra là lấy cắp và xào nấu lại
từ nhạc phẩm cách mạng của Ns. Lưu Hữu Phước). Sự “hữu danh vô thực”,
vô quyền vô lực, cam chịu làm một vật trang trí và kẻ thừa hành mệnh
lệnh của 2 tên giặc xâm lược. Và sự hiện diện của gần 30 vạn quân viễn
chinh Pháp và 58 vạn quân viễn chinh Mỹ đã cho thấy bản chất của cuộc
chiến này.
Chia cắt và thống nhất là một hiện tượng thực tế khách
quan, nhưng bản chất của nó thì mỗi thời kỳ cũng có khác nhau. Không
phải cứ hễ bảo chia cắt đất nước, thống nhất quốc gia thì đó phải là nội
chiến, mà phải coi ai là kẻ chia cắt đất nước, và trong nước có quân
ngoại xâm hay không, địa bàn nào đó có phải giặc ngoại bang làm chủ hay
không.
Xem lại lịch sử thì thấy: Vua Quang Trung kéo quân Tây Sơn
ra Bắc đánh thắng giặc Thanh và quân nhà Lê, và chiến công đó vừa đem
lại 3 hiện tượng thực tế đó là: Đánh đuổi giặc ngoại xâm, lật đổ ngụy
triều Lê Chiêu Thống, bù nhìn của giặc Mãn Thanh, và nhìn chung là đã
thống nhất đất nước, thống nhất Nam-Bắc.
Sở dĩ công cuộc thống
nhất giang sơn này chỉ mới là bước đầu chứ chưa được hoàn thành là vì
Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ tuy đều là Tây Sơn cả, đều là Đại Việt cả, nhưng
lại có những riêng biệt, tính toán riêng, trên danh nghĩa là thống nhất
nhưng thực tế thì không phục nhau, chia rẽ anh em. Thứ nữa là lực lượng
dư đảng chúa Nguyễn do Nguyễn Ánh lãnh đạo vẫn lưu vong và mưu đồ khôi
phục ở ngoài hải đảo chứ chưa bị diệt hoàn toàn, nhưng cũng không có mặt
trong đất liền Đại Việt.
Như vậy lịch sử xem đây là cuộc chiến
để đánh tan giặc Thanh và thống nhất đất nước, và sau cuộc chiến quả
thật đã đem lại thống nhất bước đầu cho Đại Việt, đất nước không còn
phân chia Bắc Hà – Nam Hà, Đàng Ngoài – Đàng Trong. Đại Việt thu về một
mối. Rất tiếc sau đó vua Quang Trung băng hà sớm, và triều đình Tây Sơn
không ai phục ai, các tướng lĩnh đấu đá lẫn nhau, tranh giành quyền lực.
Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ không nghe lệnh chính quyền trung ương ở Phú
Xuân. Nguyễn Ánh thừa cơ quay về quật khởi và hoàn thành sự nghiệp thống
nhất dang dở của vua Quang Trung, như hội thảo gần đây nhất do Viện Sử
học Việt Nam tổ chức đã kết luận sau khi lắng nghe các tham luận của
nhiều nhà sử học trong nước và quốc tế.
Như vậy rõ ràng cuộc
chiến Kỷ Dậu diễn ra trong bối cảnh Đại Việt đang bị chia cắt làm hai
vùng miền, quân Tây Sơn đánh bại Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống, thống
nhất đất nước, Đại Việt không còn bị chia đôi. Có chia cắt đó, có thống
nhất đó, nhưng đó không phải là nội chiến, mà đó vẫn là một cuộc chiến
chống ngoại xâm.
Khi thực dân Pháp xâm lược và thôn tính nước ta,
chúng chia Đại Nam ra là thành 3 kỳ, 3 xứ riêng lẻ (Nam Kỳ -
Cochinchine, Trung Kỳ - Annam, Bắc Kỳ - Tonkin) với 3 chế độ cai trị
khác biệt, phục vụ cho chính sách “chia để trị”, “dùng người Việt trị
người Việt”. Đây cũng là chia cắt, nhưng do giặc xâm lăng chia cắt,
không phải nội chiến.
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt
Nam phục hồi nền độc lập sau gần 100 năm Pháp thuộc và mấy năm bị giặc
Nhật xâm lược hoành hành. Chính phủ Việt Nam DCCH tuyên bố độc lập và
thống nhất, xóa bỏ chế độ Bắc – Trung – Nam của thực dân, phát xít. Tuy
nhiên, sau đó quân Tàu Tưởng kéo vào miền Bắc, liên quân Anh – Pháp kéo
vào Nam, sau đó thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, mưu đồ tái chiếm
thuộc địa, đại nghiệp thống nhất đất nước bị kẻ thù ngăn trở. Quân dân
Việt Nam trên toàn quốc phải bước vào cuộc chiến tranh khốc liệt chống
quân Pháp xâm lược.
Sau trận Điện Biên Phủ, giải phóng xong miền
Bắc Việt Nam, giành được độc lập tự do thực tế trên nửa nước, lúc đó
quân dân VN vẫn còn sức để chiến đấu giải phóng nốt miền Nam, nhưng Đảng
và Bác Hồ muốn tranh thủ hòa bình, dưỡng sức nuôi quân đợi thời cơ, và
không muốn đồng bào, chiến sĩ phải tổn thất thêm, xương máu đổ xuống
thêm, đất nước bị tàn phá thêm, và cũng không muốn dồn Pháp vào đường
cùng, vào chân tường, chọc họ liều lĩnh gây tội ác, do đó đã mở ra một
con đường cho Pháp xuống nước và giữ thể diện, chấp nhận cho Pháp nghị
hòa và đàm phán trong hội nghị Genève.
Sau khi chắc chắn rằng
Hiệp định Genève về Đông Dương này đã có các điều khoản về sự đảm bảo
chủ quyền, độc lập, thống nhất, và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, vĩ
tuyến 17 chỉ có ý nghĩa quân sự (military zone), và nuôi hy vọng về một
cuộc tổng tuyển cử năm 1956 trên toàn quốc để hoàn toàn thống nhất đất
nước, cũng như dự tính về những cuộc đấu tranh chính trị trong 2 năm đó
để gây sức ép, tạo áp lực cho Pháp, Mỹ, ngụy ở miền Nam phải nghiêm
chỉnh thực hành hiện định Genève, tổng tuyển cử tự do thống nhất đất
nước, cộng với những ràng buộc mang tính nguyên tắc trong hiệp định rằng
quân đội thực dân Pháp phải cuốn gói rời khỏi Đông Dương trong vòng 2
năm, nên Việt Nam đã chấp nhận ký Hiệp định Genève về Đông Dương với
Pháp. Sự nghiệp thống nhất tạm hoãn 2 năm.
Sau đó Mỹ, vốn trong
chiến tranh Pháp - Việt chính là kẻ đứng sau thực dân Pháp, bất ngờ từ
hậu trường nhảy ra phía trước sân khấu, lần lượt thu mua, chiêu hồi các
tay sai cũ của Pháp, sử dụng các công cụ ngụy quyền, ngụy quân Pháp để
lại, từng bước hất cẳng Pháp ra khỏi võ đài chính trị ở miền Nam Việt
Nam. Mỹ-ngụy xé bỏ Hiệp định Genève về Đông Dương để chia cắt đất nước,
đóng cửa vĩ tuyến 17, canh giữ sông Bến Hải, ngăn cầu Hiền Lương, chia
cắt không cho miền Nam và miền Bắc gặp nhau, gây khó khăn một cách có hệ
thống cho việc giao lưu, qua lại, liên lạc Bắc-Nam. Chia cắt không cho
Nam-Bắc giao thương, quan hệ. Chia cắt, ngăn cản không cho
lãnh đạo miền Bắc vào miền Nam, không cho Đảng bộ miền Nam liên hệ ra
Bắc.
Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam, thế vào vai trò trước đây của
Pháp, thay chỗ Pháp ngồi lên trên miền Nam Việt Nam, xua 58 vạn quân đi
càn quét khắp các làng xóm miền Nam, giết hại người dân miền Nam, tấn
công quân đội miền Nam, dội bom, tiến quân, công phá vào những vùng giải
phóng của miền Nam, thảm sát có hệ thống, gây tội ác có tổ chức, có
lệnh trên, vào các “Pinkville” (làng hồng, ý nói những khu vực thân
Cộng).
Nhiều sĩ quan Mỹ sau này đã thú nhận sau trong các hồi ức,
hồi ký, trả lời phỏng vấn báo chí, tác giả sách, TV, radio v.v. rằng có
rất nhiều vụ thảm sát gà chó không tha là do họ nhận lệnh cấp trên để
“vô hiệu hóa” (tàn sát) tất cả những con người, gia súc, đồ vật gì mà có
thể làm lợi cho Việt Cộng, nhằm khủng bố tinh thần, tạo nên tâm lý sợ
hãi để dân làng sợ mà không còn dám tiếp tế, nuôi giấu, che chở và ủng
hộ Việt Cộng nữa. Những tên đồ tể sát nhân trong vụ thảm sát, diệt chủng
làng Sơn Mỹ chấn động thế giới thời bấy giờ, sau này trả lời phỏng vấn
đài radio BBC 4 thì họ (Trung úy William Calley, tướng William Peers
v.v.) cũng phải thú nhận họ chỉ là những kẻ thừa hành, họ nhận lệnh cấp
trên để gây ra những tội ác chiến tranh đó, và tuyên bố xin lỗi các nạn
nhân và nhân dân Việt Nam.
Theo bài báo “My Lai: A Questions of
Orders” tuần báo Time, Đại tá Oran Henderson đã ra lệnh phải “xóa sạch
chúng”. Trong sách “My Lai: An American Tragedy” của tác giả William
George Eckhardt, xuất bản năm 2000, tóm tắt lại bản báo cáo của tướng
Peers, trong đó ghi rõ chi tiết Trung tá Frank A. Barker ra lệnh cho các
chỉ huy của Tiểu đoàn 1 đốt trụi làng, giết sạch con người và gia súc,
gà chó không tha, đốt sạch các kho lương thực và đầu độc các giếng nước.
Một số binh sĩ của Đại đội Charlie sau này đã khai rằng Đại úy Ernest
Medina ra lệnh cho họ giết tất cả những người dân khả nghi, bao gồm cả
phụ nữ, trẻ em, người già v.v. họ đốt làng, phá hủy lương thực và đầu
độc giếng nước.
Trả lời phỏng vấn BBC News Anh ngữ tháng 3 năm
2008, sĩ quan Celina Dunlop tự thú: “Đa phần lính trong đơn vị tôi không
coi người Việt Nam là loài người” (Most people in our company didn’t consider the Vietnamese human).
Trong Thư viện Tội ác chiến tranh ở Mỹ, có bài viết “Into the Dark: The
My Lai Massacre”, trong đó có nói về một phi công trực thăng bay trên
khu vực làng Mỹ Lai (Sơn Mỹ) đã thốt: “Quang cảnh phía dưới trông như
biển máu! Cái quái gì đang xảy ra thế?” (It looks like a bloodbath down there! What the hell is going on?).
Lúc
đầu, Mỹ che giấu thông tin và bịa đặt ra là mình chỉ giết Cộng sản,
giết lính, giết VC, bịa ra những “cuộc đọ súng ác liệt”, “trận đánh đẫm
máu” nhưng sau đó một số người lính tham dự đã không kín miệng, sự việc
rò rỉ, báo chí và phóng viên chiến trường khắp thế giới vào cuộc, dư
luận quốc tế gây sức ép quyết liệt, nên quân đội Mỹ đành phải đưa 1 kẻ
thủ ác “ra tòa”. Nhưng chỉ xử qua loa chiếu lệ, chỉ huy lữ đoàn
Henderson là Trung úy William Calley, ông ta là người duy nhất phải ra
tòa án binh từ trước tới nay sau hàng trăm vụ thảm sát lớn nhỏ do quân
đội Mỹ và chư hầu gây ra ở Việt Nam (thảm sát Sơn Mỹ, thảm sát Thạnh
Phong, thảm sát Bình Hòa, thảm sát Định Tường, thảm sát Kiến Hòa, thảm
sát Gò Công, thảm sát Hà Mỹ, thảm sát Thái Bình v.v.)
Ban đầu
Calley “ra tòa” không phải về tội giết dân thường, hay tội ra lệnh tàn
sát thường dân, mà về tội “che giấu thông tin”, sau đó được tuyên bố
trắng án. 10 tháng sau, do dư luận Việt Nam, Hoa Kỳ và quốc tế làm lớn,
áp lực chính trị căng thẳng, Mỹ đành phải lôi Trung úy Calley ra tòa và
bị tuyên án “chung thân” nhưng chỉ 2 ngày sau đó Tổng thống Nixon đã ra
lệnh thả Calley. Cuối cùng Calley chỉ phải chịu án 4 tháng ngồi tù quân
sự tại bang Kansas. Theo tài liệu “War Crimes: Brutality, Genocide,
Terror, and the Struggle for Justice” (“Tội ác chiến tranh: Khủng khiếp, Diệt chủng, Khủng bố, và sự tranh đấu vì công lý”)
của tác giả Neier, NXB Random House, trong thời gian này hắn vẫn được
bạn gái thăm nuôi và quan hệ tình dục không hạn chế trong nhà giam, được
cung cấp thực phẩm đặc sản, nước giải khát, bao cao su và sống gần như
một ông hoàng. Dư luận Mỹ và thế giới thì chỉ xem hắn là con Tốt thí, là
con dê tế thần, là kẻ giơ đầu chịu báng.
Theo ghi âm radio của
nhà báo quân đội Mỹ Robert Hodierne, một cựu binh Chiến tranh Việt Nam,
người dẫn chương trình đài phát thanh BBC 4 Anh ngữ khi phỏng vấn một
loạt những cựu binh Mỹ từng tham gia vụ tàn sát, hãm hiếp, tắm máu ở Sơn
Mỹ đã kết luận: “Những vụ thảm sát này không chỉ đơn thuần là những
hành vi của nhóm lính bất trị gây ra. Nó là những cuộc bắn giết được lên
kế hoạch cẩn thận từ trước, với mục tiêu giết càng nhiều càng tốt, hủy
diệt càng nhiều càng tốt”.
Trong các tài liệu, hồ sơ của quân đội
Mỹ, Lữ đoàn 173, có báo cáo chi tiết về 142 vụ bắt giữ và ngược đãi
người dân, trong đó có 127 trường hợp liên quan đến Lữ đoàn này. Tuy
nhiên các giới chức lãnh đạo của Hoa Kỳ đã cố gắng bưng bít thông tin.
Tờ Los Angeles Times đã đăng bài viết tố cáo các chỉ huy quân đội Mỹ đã
che giấu tội ác của cấp dưới trong chiến tranh ở Việt Nam và phần lớn
các quân nhân phạm tội đã không bị trừng phạt, hoặc chỉ bị phạt rất nhẹ,
trong khi người tố cáo lại bị trả thù, ngược đãi, trù dập.
Một
số thông tin khác liên quan đến tội ác quân đội Hoa Kỳ khi giải mật hồ
sơ những vụ thảm sát tại Việt Nam, theo báo Los Angeles Times, Baltimore
Sun ở Mỹ, Cơ quan Lưu trữ Hồ sơ và Tài liệu Quốc gia (NARA) của Hoa Kỳ
đã có hơn 9.000 trang tư liệu, hồ sơ cung cấp chi tiết về 320 cuộc thảm
sát lớn nhỏ đã được cơ quan điều tra của quân đội Mỹ xác minh và có
những bằng chứng cụ thể. Nhưng trong 320 cuộc thảm sát này lại không có
Thảm sát làng Sơn Mỹ, cuộc thảm sát ghê rợn và chấn động quốc tế, cho
thấy còn rất nhiều tội ác thảm sát của quân đội Mỹ tại VN chưa được ghi
nhận đầy đủ, những hồ sơ còn nhiều thiếu sót, còn nhiều cuộc thảm sát
không được đưa vào hồ sơ, hoặc bị che giấu bưng bít thành công.
Các
vụ việc được chứng minh trong hồ sơ của NARA có thể kể đến: 7 vụ thảm
sát từ 1967 đến 1971, trong đó có ít nhất 137 dân thường bị giết; 78 vụ
tấn công khác nhau vào những người không tham chiến, trong đó ít nhất 57
người bị giết, 56 người bị thương và 15 vụ cưỡng hiếp tập thể, gian sát
(hiếp trước giết sau); 141 vụ tra tấn thường dân hoặc tù binh chiến
tranh.
Ngoài 320 trận thảm sát được xác minh, hồ sơ còn có những
tài liệu có liên quan đến hơn 500 hành động tàn ác mà các điều tra viên
chưa thể chứng minh hoặc không được quan tâm đến.
Những gì mà
nhiều nhân chứng sống, trong đó có các nạn nhân của Mỹ, các phóng viên
chiến trường ngoại quốc, những hung thủ lính Mỹ kể lại v.v. đều phù hợp
với những gì Bác Hồ và cả những cựu chiến binh Nam Bộ nói về tội ác của
giặc Mỹ ở miền Nam Việt Nam: “Chúng dùng chính sách 3 sạch; giết sạch,
phá sạch, đốt sạch ở miền Nam nước ta.”
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng
giận dữ phát biểu với ký giả quốc tế, nguyên văn: "Vì Mỹ mà đất nước
chúng tôi bị chia cắt làm đôi, đồng bào miền Nam chúng tôi đang lâm vào
tình cảnh đau thương, nước sôi lửa bỏng. Vì Mỹ mà miền Nam Việt Nam có
những tòa án phát xít, những luật lệ bạo ngược, những máy chém lưu động
giết người khắp thành thị và thôn quê, có những trại giam khổng lồ, giam
cầm và tra tấn hàng chục vạn người, giết chết hàng vạn người yêu hòa
bình và yêu Tổ quốc. Vì Mỹ mà có những sư đoàn, binh lính với máy bay,
xe tăng và đại pháo Mỹ đi càn quét liên miên, giết hại thường dân, đốt
phá làng mạc. Nói tóm lại vì Mỹ mà miền Nam Việt Nam biến thành địa ngục
trần gian".
Xem lại thực tế lịch sử khách quan, thì chúng ta
thấy hiện tượng chia cắt mỗi thời đều vậy, nhưng tính chất chia cắt và
bản chất cuộc chiến quanh sự chia cắt đó thì không hẳn là giống nhau,
mỗi thời kỳ đều có khác nhau.
Loạn 12 sứ quân chia ra 12 vùng ảnh
hưởng khác nhau, chiến tranh Nam Bắc Triều giữa nhà Mạc và Trịnh-Lê,
phân tranh Nam Hà - Bắc Hà, Đàng Trong – Đàng Ngoài giữa 2 thế lực Trịnh
- Nguyễn là chia cắt kiểu nội chiến, nghĩa là chia cắt vì mỗi vùng hình
thành một lực lượng địa phương, không phục nhau, ly khai với nhau. Hoặc
có nhiều phe đảng khác nhau chống nhau rồi kéo đến nơi nào đó dựng
nghiệp, xưng hùng một cõi.
Chia cắt thời Tây Sơn ở phía Nam, nhà
Lê của Lê Chiêu Thống ở phía Bắc là loại chia cắt đã có từ trước, bắt
nguồn từ Trịnh - Nguyễn phân tranh từ các thế hệ trước, nhưng trong thời
điểm này thì Nam Hà có thực lực và độc lập thật sự, còn Bắc Hà sau một
thời gian cát cứ quân phiệt, hỗn quân hỗn quan đánh loạn lẫn nhau, tranh
giành quyền lực, rồi sau đó giặc Thanh tiến vào “bảo vệ triều đình”,
“giúp An Nam quốc vương chống giặc Nguyễn Huệ - Tây Sơn”, “giúp đỡ Lê
Duy Kỳ khôi phục ngai vàng, khôi phục nhà Lê, khôi phục cơ nghiệp tổ
tông”, “phù Lê diệt Huệ” v.v. Sau khi Lê Chiêu Thống sang cầu viện thì
Bắc Hà đã thuộc về quyền kiểm soát của vua Càn Long và nhà Thanh, triều
đình Lê Chiêu Thống chỉ là cái “đuôi trâu” không có quyền hành gì thật
sự, người Hoa, người Thanh muốn làm gì thì làm, hoành hành bá đạo, nhũng
nhiễu lương dân bá tánh. Chia cắt đấy, nhưng chỉ có Nam Hà là thuộc
quyền lãnh đạo của người Việt, còn Bắc Hà là bị người Mãn Thanh xâm lược
và chiếm đóng.
Chia cắt thời Pháp thuộc là chia cắt kiểu bị đô
hộ. Khi tên đô hộ làm chủ và có quyền hành ở cả 3 nơi bị chia cắt. Họ
chia nước ta ra làm 3 miền, 3 xứ, với 3 hệ thống cai trị khác nhau, hầu
dễ bề “chia để trị”, chia rẽ dân tộc Việt Nam và thực hiện chính sách
“dùng người Việt trị người Việt”.
Chia cắt sau Hiệp định Genève
về Đông Dương là chia cắt kiểu một bên là một Việt Nam giải phóng nửa
nước, có độc lập nhưng chưa thống nhất trên thực tế, một bên là dưới
quyền thực dân Pháp chưa chịu rút hết, vẫn đang cố gắng níu kéo, bám víu
cho kỳ được.
Sau đó Mỹ xông vào và từng bước lấn dần quyền lực
của Pháp và hất cẳng Pháp hoàn toàn, thay vào vị trí và vai trò của
Pháp. Mỹ đã xâm lăng, chiếm đóng, và kiểm soát miền Nam Việt Nam, chia
cắt lâu dài đất Việt, ngăn cấm miền Bắc và miền Nam gặp nhau, không cho
đến với nhau. Các lãnh đạo, tướng lĩnh, chiến binh miền Nam muốn ra Bắc
thì phải đi lén lút khổ sở. Miền Bắc muốn chi viện cho miền Nam thì phải
hành trình thầm lặng, vất vả, gian nan và nguy hiểm qua Đường Trường
Sơn, Đường Hồ Chí Minh trên biển, và 3 “Đường mòn Hồ Chí Minh” bí mật
khác. Quân đội Mỹ chinh phạt, bình định, đàn áp, càn quét, tấn công khắp
miền Nam và phá hoại miền Bắc.
Đại nghiệp thống nhất đất nước,
thống nhất dân tộc dở dang sau Cách mạng tháng Tám, sau Tuyên ngôn Độc
lập, sau hội nghị Genève, sau kháng chiến chống Pháp cuối cùng cũng đã
hoàn thành vào năm 1975. Thống nhất đây là thống nhất tất cả; thống nhất
Nam-Bắc, thống nhất Bắc-Trung-Nam, thống nhất miền Nam, thống nhất vùng
tạm chiếm và vùng giải phóng, xóa đi các “mảnh da báo”, lấp lại những
hố ngăn cách, thống nhất toàn bộ. Về mặt pháp lý quốc tế, thì năm 1976
họp Quốc hội là thống nhất Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền
Nam Việt Nam, thành nước CHXHCN Việt Nam. Nói chung là thống nhất toàn
bộ, thống nhất tất cả, thống nhất triệt để.
Dân tộc Việt Nam cuối
cùng cũng hoàn thành được sự nghiệp thống nhất, điều mà đất nước VN,
dân tộc VN chưa từng có kể từ khi giặc Tây vào xâm chiếm, đô hộ, nô dịch
và chia nước ta ra làm 3 xứ thuộc địa, điều mà nhân dân VN tranh đấu và
hy sinh gian khổ suốt một thời kỳ giành độc lập dân tộc, giải phóng dân
tộc lâu dài từ thời Pháp thuộc đến ngày toàn thắng, hoàn toàn thống
nhất non sông và giải phóng hoàn toàn miền Nam, đưa đất nước thoát khỏi
chế độ phong kiến và tất cả giặc ngoại xâm.
“Cuộc chiến ý thức hệ”, “chiến tranh ủy nhiệm”?
Ngay
từ đầu thì Mỹ-Diệm đã có những nỗ lực tuyên truyền xuyên tạc trên Việt
Tấn Xã và các sách báo ở miền Nam thời đó, họ tuyên truyền rằng cuộc
chiến 9 năm chống Pháp của Việt Nam là “cuộc chiến ý thức hệ”, “cuộc
chiến quốc tế”, hoặc buồn cười hơn nữa là “quân cờ của ngoại bang”, “tay
sai của Nga Tàu”, “Hồ Chí Minh và Đảng CS là tay sai của Quốc tế Cộng
sản, Đệ tam Quốc tế” v.v. Và sau này, dĩ nhiên trong cuộc chiến chống Mỹ
của VN thì họ cũng tuyên truyền với những luận điệu tương tự.
Luận
điệu tuyên truyền của họ cũng không bao giờ nhất quán, mỗi lúc họ nói
một kiểu, lúc thì họ bảo rằng đây là cuộc “nội chiến”, “Nam - Bắc tương
tàn”, “Cộng sản Bắc Việt xâm lăng Nam Việt”, lúc thì họ bảo rằng đây là
“cuộc chiến quốc tế”, “cuộc chiến ủy nhiệm”, “cuộc chiến giữa 2 khối tư
bản và cộng sản” v.v.
Thật ra những ngụy quyền ở Sài Gòn mới là
những con Tốt thí của ngoại bang, đầu tiên do Pháp dựng lên và sau đó Mỹ
vào nuôi và dùng, họ không có độc lập chính trị, không có thực quyền về
ngoại giao, quân sự, kinh tế. Đây cũng không phải là cuộc chiến ý thức
hệ gì cả vì Việt Nam chỉ có đánh xâm lược, còn ai là
XHCN hay TBCN thì đó là quyền tự do của người ta, khi nào họ xâm lược
thì mới đánh. Việt Nam tiến hành chiến tranh vì tự vệ, vì lợi ích quốc
gia dân tộc chứ không phải vì thằng kia là CNXH hay CNTB hay “màu” gì.
Ví dụ: Pháp - Mỹ bây giờ vẫn là tư bản, nhưng chúng ta không đánh, khi
nào họ xâm lược mới đánh. CHND Trung Hoa, Khmer Đỏ tuy là Cộng sản nhưng
ta vẫn đánh.
Và trong những giai đoạn lịch sử thời ấy tính chất ý
thức hệ cũng không rõ ràng lắm như một số kẻ cố ý nâng quan điểm, nói
quá lên để bóp méo bản chất của cuộc chiến. Thời đó chỉ thấy đánh nhau
loạn cào cào giữa các nước Cộng sản, giữa các nước tư bản, và có lúc
giữa 1 quốc gia Cộng sản và 1 quốc gia tư bản. Tư bản phát xít Đức, Ý,
Nhật đánh nhau với tư bản Pháp, Mỹ, đánh nhau với Cộng sản Liên Xô, CS
Trung Quốc, CS Triều Tiên. CS Liên Xô và CS Trung Quốc sau này đánh nhau
ở biên giới trong giai đoạn Trung – Xô xung đột. Tư bản Pháp đánh nhau
với phong kiến Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam. Tư bản Mỹ đánh nhau
với VN. Cộng sản Tàu viện trợ cho Cộng sản Việt Nam chống Pháp - Mỹ rồi
sau đó Việt – Trung lại đánh nhau năm 1979. CS Việt Nam đánh CS
Campuchia. CS Trung Quốc viện trợ cho CS Campuchia. Đánh nhau loạn cả
lên như thời Chiến Quốc chứ ý thức hệ gì ở đây? Ý thức hệ chỉ là yếu tố
phụ, yếu tố chính đó là quyền lợi quốc gia, lợi ích dân tộc, sự thống
nhất và độc lập của đất nước.
“Quân cờ của các siêu cường”?
Phát
triển từ luận điệu ngụy biện như đã phân tích ở trên, một số kẻ còn đi
xa hơn, tuyên truyền rằng “Việt Nam chỉ là quân cờ trên bàn cờ quốc tế,
giữa 2 phe Cộng sản và tư bản”, chỉ là những “Tốt thí bị các ông lớn sử
dụng”, bị Tàu Cộng, Trung Cộng lợi dụng để “đánh Mỹ tới người Việt Nam
cuối cùng”, nên cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ là “không có gì đáng
tự hào, mà phải là tủi nhục mới đúng”. Từ đó họ coi ngày giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước, Bắc-Trung-Nam sum vầy, hòa bình lập lại là
ngày “Quốc hận”, “Tháng tư đen”, “Black April”, “mất nước” v.v.
Theo
tư duy “chúng ta chỉ là quân cờ” này thì: Nhà Trần chống Nguyên Mông là
làm quân cờ cho Trung Hoa và giúp các lực lượng kháng chiến Trung Hoa
khôi phục độc lập. Đồng thời cũng làm quân cờ luôn cho đế chế Nga La Tư
(Nga) lúc đó đang bị quân Nguyên chiếm đóng lên một phần lãnh thổ. Chống
Nguyên Mông là “sai”!
Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi cùng lực
lượng Cần Vương đánh Pháp là sai, vì họ đã làm quân cờ cho nhà Thanh bên
Trung Quốc. Họ đã qua cầu viện Trung Quốc và cùng với quân chính quy
nhà Thanh và quân Tàu Cờ Đen chống Pháp, giết sĩ quan Pháp ở trận Cầu
Giấy, đều là làm quân Tốt cho Tàu mà thôi, họ chống Pháp là “sai”.
Các
nghĩa quân chống Pháp sau này như Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định,
Thủ Khoa Nguyễn Hữu Huân, Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Võ Duy Dương,
Đinh Công Tráng với chiến khu Ba Đình, “hùm thiêng Yên Thế” Hoàng Hoa
Thám, “kiếm bạt Kiên Giang” Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thiện Thuật với
chiến khu Bãi Sậy (ông này là có liên hệ với Tàu nhiều nhất, thường
xuyên đi đi về về giữa Việt - Hoa), Hoàng Kế Viêm (từng kết nghĩa huynh
đệ với nhiều tướng nhà Thanh), và nhiều anh hùng liệt nữ khác của Việt
Nam chống Pháp thật ra là làm con Tốt cho Trung Quốc, làm “trái độn” cho
Trung Quốc để ngăn chặn ảnh hưởng của thực dân Pháp và sự bành trướng
của thực dân da trắng từ phương Tây?
Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp,
lực lượng Việt Minh, Quân đội Nhân dân Việt Nam sau này tiếp nối công
cuộc kháng Pháp của tiền nhân cũng là làm con tốt cho XHCN Nga, Tàu, làm
trái độn cho XHCN Trung Quốc ngăn chặn tư bản thực dân Pháp?
Trong
kháng chiến chống Mỹ, tiếp nối từ cuộc chiến chống Pháp, thì VN lại
tiếp tục làm con Tốt thí, làm trái độn cho Tàu và Nga. Sau năm 1975, VN
làm con Tốt tiên phong cho Liên Xô khi đánh Khmer Đỏ và chống quân xâm
lược bành trướng Bắc Kinh năm 1979. Hải chiến Trường Sa năm 1988 là làm
“con Tốt” cho Mỹ và phương Tây nên mới đánh Tàu?
Suy ra từ xưa
đến nay Việt Nam ta nhỏ bé quá nên mới phải làm con cờ, con Tốt cho
ngoại bang mãi như thế. VN mình là con Tốt trên bàn cờ quốc tế. Lạ một
điều là: Việt Nam làm quân cờ, quân Tốt thế nào mà hầu hết các mục tiêu
của mình đều đã đạt được, đất nước độc lập, dân tộc tự do, giang sơn
thống nhất, xã hội thanh bình và sau này là phát triển, hội nhập. Còn
bọn “lợi dụng”, “sử dụng”, “dùng Tốt” tên thì chết queo từ đời nào (Liên
Xô), tên thì không lợi dụng được Việt Nam nên tức tối cay cú phản trắc,
đi đêm với Mỹ và thực hành sách lược “Liên Mỹ đả Việt” rồi cùng với
Mỹ-ngụy chống Việt Nam, xúi giục, kích động, viện trợ, chỉ đạo Khmer Đỏ
đánh sau lưng VN không xong, sau đó xâm lược VN nhưng bị đánh cho tổn
thất nặng nề phải chạy về (Trung Quốc).
Trên thế giới cũng vậy,
hễ nước nào chống xâm lược mà nằm trong một nhóm đồng minh nào đó, hoặc
có một đồng minh lớn nào đó bên ngoài thì đều là bị sử dụng, lợi dụng,
thì đều là quân cờ, quân Tốt? Như Liên Xô chống Đức thì cũng là con cờ
của phe Đồng Minh. Và Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại chống phát xít của Liên
Xô là sai?
Thế tại sao có những luận điệu “quân cờ”, “con Tốt”
kỳ lạ này? Chủ yếu từ sự cố ý tuyên truyền như thế nhằm hạ thấp chiến
công chống ngoại xâm của Việt Nam do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, hạ thấp tư
cách lãnh đạo đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam, và phần lớn cũng
xuất phát từ tâm lý cực đoan, tự ti dân tộc, mặc cảm dân tộc, mặc cảm
phản quốc, mặc cảm những tội lỗi năm xưa, tự coi rẻ, xem thường dân tộc
mình, không coi trọng lịch sử dân tộc, nhận thức kém và nhận xét các sự
kiện thực tế lịch sử một cách hời hợt và vô trách nhiệm, thiếu văn hóa,
phản lịch sử, phản khoa học, và trên một nền tảng tâm lý nô lệ sau 100
năm Pháp thuộc. Và một phần cũng cố ý xuyên tạc với dụng ý chạy tội quá
khứ, hạ thấp các chiến công mang tầm vóc lịch sử, tầm vóc thời đại của
Việt Nam, của Đảng Cộng sản, của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sự độc lập của Việt Nam năm 1945
Pháp,
Mỹ và cả một bộ phận người Việt bị hận thù che mờ lý trí và lương tâm,
thường khai thác và đào sâu vào vấn đề Việt Nam giành lại được độc lập
năm 1945 chỉ có ít quốc gia công nhận, nhiều cường quốc tư bản, đế quốc,
thực dân không công nhận sự độc lập của Việt Nam, từ đó phủ nhận sự
chính danh của Nhà nước VNDCCH và chính phủ Hồ Chí Minh.
Rất tiếc
những kẻ đó đã quên lịch sử tổ tiên Việt Nam, họ quên rằng suốt hàng
ngàn năm nay trong lịch sử Tổ quốc Việt Nam, chưa từng có quốc gia nào
công nhận Việt Nam cả, bao gồm cả Trung Quốc. Trung Hoa chỉ công nhận
“An Nam”, “Giao Chỉ” là một phiên thuộc của họ, vua VN trên danh nghĩa
là một “thần tử”, “bầy tôi” được họ sắc phong làm An Nam quốc vương. Các
triều đại Trung Quốc chưa bao giờ công nhận Việt Nam là một quốc gia
độc lập, có chủ quyền, ngoại trừ CHND Trung Hoa sau này.
Việt Nam
trong lịch sử không cần người ngoài công nhận, chỉ cần nhân dân Việt
Nam công nhận là đủ, chỉ có người Việt Nam mới có vai trò quyết định và
có tư cách để công nhận sự độc lập của bản thân và chính quyền nào, nhà
nước nào là chính danh, chính thống.
Trong lịch sử, chưa có nước
nào hay chính quyền ngoại bang nào công nhận là Đại Việt là độc lập và
chưa ai công nhận các triều đình, chính quyền của ta là chính thống,
chính danh. Tuy nhiên, các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê,
Tây Sơn, Nguyễn v.v. vẫn đi vào lòng dân tộc và được người Việt xem là
những chính thể chính thống, có chính danh, dù không có nước ngoài nào
công nhận cả.
Tương tự, ngày nay quốc tế coi Trường Sa - Hoàng Sa
Sa là vùng tranh chấp quốc tế chứ không coi là vùng của Việt Nam, nhưng
ta vẫn coi hai quần đảo này là của mình. Quốc tế xem Hoàng Sa một vùng
tranh chấp chứ không coi là của Việt Nam, nhưng Việt Nam vẫn coi quần
đảo này là lãnh thổ thiêng liêng của mình đang bị Trung Quốc đóng giữ
bất hợp pháp.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập được nhân dân
Việt Nam công nhận, Tuyên ngôn độc lập được chủ tịch VNDCCH Hồ Chí Minh
đọc dưới sự hân hoan, tán thành, xúc động của nhân dân, vậy là đủ. Chưa
kể chúng ta còn có tổng tuyển cử Quốc Hội năm 1946 diễn ra trên cả nước,
trên cả 3 miền, đó là điều mà ngay cả những vương triều chính thống
trước đây không hề có. Cho thấy nước Việt Nam sau năm 1945 là một quốc
gia độc lập, có chủ quyền, có lòng dân từ Bắc chí Nam, và chính thể
VNDCCH là một chính quyền có chính danh, chính thống.
Về sau giặc
Pháp vào tái xâm lược, VNDCCH chiến thắng và giành lại nửa nước, ký
Hiệp định Genève về Đông Dương với đế quốc Pháp tạm chia Việt Nam thành 2
vùng tập trung quân sự để chờ 2 năm sau sẽ tổng tuyển cử toàn quốc vào
năm 1956, thống nhất nước VNDCCH trong hòa bình.
Sau đó Mỹ vào
lấn quyền và thay thế Pháp, cướp đi nửa nước, thay thế quyền lực của
Pháp, thu dụng ngụy quyền mà Pháp đã dựng lên trước đây (Bảo Đại) rồi
truất phế Bảo Đại, đưa lên “thủ tướng” của ngụy quyền của Pháp lên thành
“tổng thống” Ngô Đình Diệm của ngụy quyền của Mỹ. Rồi bác bỏ tổng tuyển
cử tự do theo Hiệp định Genève về Đông Dương. Xé bỏ hiệp ước này và
chia cắt nước Việt, dựng lên cái “nước VNCH” lên trên quốc gia VNDCCH đã
độc lập từ năm 1945, chính thức cướp lấy miền Nam của VNDCCH, rồi dùng
sức mạnh ngoại giao tuyệt đối của mình, kêu gọi, vận động, và áp lực các
đồng minh “công nhận” cái “quốc gia” đó, cái “nước VNCH”, “Nam Việt
Nam” đó.
Sau khi bị cướp mất nửa nước thì người dân Việt Nam đành
phải tiến hành kháng chiến giành lại nốt nửa nước còn lại. Đồng bào
miền Nam “sống trong chăn mới biết chăn có rận”, tận mắt thấy đất đai
ông bà tổ tông, làng mạc quê nhà, quê hương xứ sở bị xâm lược, giặc Mỹ
và thông ngôn ngụy đi càn khắp thôn quê, làng xóm, gây ra rất nhiều tội
ác khắp làng quê, làng xã, và khắp miền Nam nói chung.
“Cố vấn”
Mỹ và lính ngụy lê máy chém đi khắp các làng xã miền Nam chém đầu những
người ái quốc, những người ủng hộ Cộng sản. Nhiều vụ thảm sát đã xảy ra.
Đồng bào Phật tử bị đàn áp, đánh đập, hành hạ tra tấn, trù dập giết
hại. Đạo luật khát máu 10/59 ra đời, đặt tất cả những người bất đồng
chính kiến, từ những người thân cộng, thiên tả đến cả những người chống
cộng nhưng không theo Mỹ-Diệm ra ngoài vòng pháp luật.
Những hành
động cướp đất, cướp ruộng, bắt bớ, bắt cóc, hành quyết kiểu phát xít,
chặt đầu kiểu trung cổ, được ngụy trang dưới chiến dịch “Tố Cộng”, muốn
bắt ai, giết ai, cướp của ai thì chỉ cần vu cho người đó là Cộng sản,
hoặc có người thân đi theo CS, là đủ lý do để đàn áp thẳng tay. Dồn dân
vào trại tập trung mà họ gọi là “Ấp Chiến Lược” để “tát nước bắt cá”,
cách ly dân với quân đồng thời cũng để cướp nhà chiếm ruộng. Tăng cường
đàn áp, khủng bố những người kháng chiến chống Pháp cũ.
Trước
thực tế bị xâm lược đó, dưới địa ngục trần gian đó, người dân miền Nam
đã phải phản kháng và vũ trang tự vệ. Các lực lượng chống Mỹ liên tiếp
được thành lập, nghĩa quân kháng chiến nổi lên khắp nơi, thanh niên trai
tráng bỏ học, bỏ quân dịch, chống cưỡng bách quân dịch và vào chiến khu
chống Mỹ. Học sinh – sinh viên biểu tình khắp miền Nam chống Mỹ, và họ
bị cảnh sát ngụy dùng hơi cay, lựu đạn cay, lựu đạn, lưỡi lê, dùi cui,
súng đạn đàn áp thẳng tay, nhiều học trò yêu nước đã bị bắn chết chỉ vì
dám biểu tình ôn hòa chống người Mỹ xâm lược. Năm 1960, Mặt trận Dân Tộc
Giải Phóng Miền Nam ra đời. Năm 1961, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam
được thành lập, đó là kết quả của sự kết hợp, tụ tập các lực lượng
chính trị và quân sự ở miền Nam chiến đấu dưới 1 ngọn cờ của Mặt trận,
do Mặt trận và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đó là một khối đại đoàn
kết dân tộc ở miền Nam, một mặt trận dân tộc thống nhất ở miền Nam để
chống Mỹ, đấu tranh giành lại độc lập - thống nhất - hòa bình.
Những con số kỷ lục
Theo tài liệu của Việt Nam
thì tổng số quân Mỹ ở VN là hơn 580.000 quân (58 vạn, chưa tính quân
đồng minh và tay sai). Theo nhiều tài liệu chính thống của Mỹ thì quân
số Hoa Kỳ ở Việt Nam là 553.000 quân (trên 55 vạn, chỉ có quân Mỹ, không
tính quân đồng minh và ngụy quân)
Như vậy, trong cuộc chiến
chống Mỹ, Việt Nam phải đối phó với quân số đông đảo nhất trong lịch sử
Việt Nam. Quân số ngoại xâm nhiều thứ hai là chiến tranh Đại Việt –
Nguyên Mông lần thứ hai với 50 vạn quân Mông Cổ. Lưu ý thời nhà Trần
chúng ta chống quân xâm lược Nguyên – Mông 3 lần, với 3 cuộc chiến khác
nhau trong 3 giai đoạn lịch sử khác nhau, chứ không phải là 1 cuộc chiến
tiếp nối nhau về thời gian. Chiến tranh Nguyên Mông - Đại Việt lần thứ
nhất là vào năm 1258, 27 năm sau xảy ra lần thứ hai vào năm 1285, 2 năm
sau xảy ra lần thứ ba vào năm 1287. Trong thời gian đó có những giai
đoạn thái bình, và tuy cùng một quân địch nhưng rõ ràng đó là 3 cuộc
chiến tranh khác nhau, với 3 kết quả thắng - bại cùng nghiêng về phía
Đại Việt. Trong trong lần xâm lược thứ hai, quân Nguyên Mông đem vào đất
Việt 50 vạn quân thì đó là quân số lâu nay đông kỷ lục, đông nhất trong
lịch sử VN, cho đến khi bị Hoa Kỳ vượt qua.
Trong kháng chiến
chống Mỹ, quân ta ở miền Nam số lượng đông nhất vào đỉnh cao là năm 1968
cũng chỉ 28 vạn quân (theo tài liệu phương Tây), và đông nhất trên cả
nước là khoảng 52 vạn quân (theo tài liệu của Mỹ, hồ sơ Thủy quân Lục
chiến Hoa Kỳ). Trong khi tổng số quân địch gồm Mỹ (lãnh đạo cuộc chiến),
đồng minh, chư hầu, và ngụy quân thì khoảng 120 vạn quân. Đó là chỉ
tính số quân ngoại xâm trực tiếp tham chiến và chiếm đóng lên lãnh thổ
Việt Nam. Nếu tính cả quân đội đóng ngoài biển, Hạm Đội 7, hải đảo, các
căn cứ quân sự ở Thái Lan, Singapore, Philippines thường xuyên yểm trợ
vào miền Nam VN cho Mỹ thì quân số có thể lên đến 150 vạn quân. Gấp 3
lần quân số ngoại xâm mà VN đã đụng độ với quân Nguyên Mông. Số lượng
quân ngoại xâm đông kỷ lục, và cũng phá kỷ lục lịch sử chiến tranh chống
xâm lược của Việt Nam.
Quân ta ở miền Nam cao nhất trong một
thời điểm nhất định là năm 1968 là 28 vạn quân thì càng chứng tỏ khả
năng nối tiếp truyền thống lấy ít địch nhiều của cha ông. Miền Nam lúc
bấy giờ mỗi người dân là một chiến sĩ, một đứa trẻ cũng biết đánh giặc,
giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, giặc đến nhà cụ già cũng đánh. Như Đức
Thánh Trần từng nói: Cả nước là thành, toàn dân thủ thành. Hoặc như Thái
sư Trần Thủ Độ nói: Mỗi làng nước Nam là một thành trì kiên cố ngăn
bước chân quân thù. Trong chiến tranh Mỹ - Việt, mỗi làng xã ở miền Nam
là một thành lũy ngăn giặc, làm vướng chân và thiệt hại nặng cho lũ giặc
xâm lăng.
Trong cuộc chiến chống Trung Quốc năm 1979. Tuy tài
liệu ta ghi quân số địch là khoảng 65 vạn quân. Nhưng các tài liệu của
địch chỉ ghi khoảng 30, 40 vạn quân. Còn trong chiến tranh chống Mỹ
1954-1975, các tài liệu Hoa Kỳ cũng ghi nhận là khoảng 55-60 vạn quân.
Do đó cuộc chiến chống Mỹ đúng là cuộc chiến mà Việt Nam phải đối phó
với nhiều quân giặc nhất. Cộng với việc Mỹ là quốc gia chưa bao giờ
chiến bại trước khi đụng phải Việt Nam, quốc gia hùng mạnh nhất thế giới
và ngày nay vẫn giàu mạnh nhất thế giới, với một quân đội (nhất là
không quân) vô địch thế giới, có thể nói đây là cuộc chiến bi hùng, bi
tráng, và oanh liệt nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đây
cũng là cuộc chiến gây tiếng vang chấn động thế giới hơn nhiều so với
cuộc chiến chống Mông Cổ ngày xưa. Ngày nay đi nhiều nơi trên thế giới,
gặp gỡ và nói chuyện với người nước ngoài, đặc biệt là những trí thức,
sử gia, khi nói về Việt Nam thì họ thường chỉ nói đến sự kiện Việt Nam
thắng Mỹ với khẩu hiệu “Vietnam – Ho Chi Minh – Giap, Giap, Giap” chứ
hiếm khi nói về cuộc chiến chống Nguyên Mông, trừ những nhà sử học
nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu đặc biệt về thời nhà Trần, thời phong
kiến ở Việt Nam.
Từ xưa người ta hay nói "nhiều như quân Nguyên"
để chỉ cái gì đó có số lượng cao. Tuy nhiên câu này ngày nay không còn
đúng nữa, có lẽ nên đổi thành "nhiều như quân Mỹ" thì mới chính xác.
Thuật ngữ “ngụy” là gì?
Gọi
các chính quyền, quân đội đánh thuê của giặc xâm lược trước 1975 là
“ngụy” thì có đúng lịch sử hay không, có hợp tình hợp lý hay không, có
làm cho người nghe, người đọc khó chịu, phản cảm hay không, có trở ngại
gì cho vấn đề đoàn kết dân tộc hay không?
Theo kinh nghiệm của
người viết, những người khó chịu, mẫn cảm, dị ứng từ “ngụy” này là những
người thiếu thông tin về cuộc chiến Việt - Pháp, Việt - Mỹ, mù mờ, mơ
hồ, chưa biết nhiều vấn đề trong lịch sử hiện đại Việt Nam, họ không
hiểu bản chất của những cuộc chiến này, họ không hiểu rõ bản chất của
các ngụy quân, ngụy quyền, và họ cũng không hiểu ý nghĩa của từ “ngụy”
theo góc độ thuật ngữ chính trị. Họ tưởng rằng từ “ngụy” là một từ gì đó
mang tính lăng mạ, miệt thị, mạt sát v.v.
Tại Việt Nam, xưa nay
do ảnh hưởng văn hóa ngôn ngữ Trung Hoa, nên trong dân gian có 2 từ
“Ngụy” ( 魏, 偽 ). Nó là 2 chữ gốc Hán khác nhau, với 2 ý nghĩa khác nhau,
tuy nhiên, khi chữ Hán được Việt hóa thành Hán Việt (phát âm theo lối
Việt) thì đều là "ngụy".
Một "Ngụy" ( 魏 ) là danh từ, để chỉ nước
Ngụy, 1 trong 6 nước trong thời Chiến quốc (TQ), và nhà Ngụy của Tào
Tháo trong thời Tam quốc (TQ), vì họ Tào cũng là dòng dõi nhiều đời của
nước Ngụy. "Ngụy" này còn là một họ người thông dụng ở Trung Quốc (Ngụy
Diên, Ngụy Nguyên v.v.).
Còn "ngụy" ( 偽 ) kia là một tính từ, để
nói lên tính chất giả, ảo, không thật, không chính danh, bất hợp pháp,
“hữu danh vô thực” của đối tượng nào đó. Nói về cái gì đó không phải
thật, không có thực chất. Như "ngụy quân tử", "ngụy trang", "ngụy ngôn",
“ngụy biện”, "ngụy tạo", "trá ngụy", "ngụy quyền", "ngụy triều" v.v.
Trong hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ, cuộc chiến tranh lâu dài nhất
trong lịch sử Việt Nam, thì dân gian Việt Nam, nhất là ở miền Nam dùng
từ này quá lâu ngày thành quen miệng và nó dần trở thành một danh từ
chung để chỉ ngụy quyền Sài Gòn 1954-1975. Khi nghe nói "bọn ngụy" thì
hiểu ngay là người nói đang nói về ngụy quyền Sài Gòn này.
Trong lịch sử Việt Nam có 4 triều đại đã từng bị coi là ngụy triều, nhưng bản chất khác hẳn nhau. Đó là:
- Nhà Hồ và nhà Mạc, vì soán ngôi nên bị các sử gia Khổng-Nho phong kiến gọi là "ngụy triều".
-
Nhà Tây Sơn, do cả 2 đối thủ của nhau đều là họ Nguyễn. Cho nên nhà
Nguyễn cho rằng mình đã là một triều đại chính thống từ thời chúa Nguyễn
Hoàng, cho nên Nguyễn Tây Sơn là “ngụy Nguyễn”, còn mình mới là “chân
Nguyễn”, là chính thống hoàng tộc. Các sử gia sau này còn gọi nhà Nguyễn
là "cựu Nguyễn", Tây Sơn là "tân Nguyễn" để phân biệt. Điểm khác biệt
với các thời kỳ lịch sử khác là chỉ có duy nhất nhà Nguyễn gọi Tây Sơn
là "ngụy", trong phạm vi triều đình. Còn dân gian thì không gọi thế, mà
họ coi Tây Sơn là anh hùng, họ xây đền thờ vua Quang Trung, bốn mùa khói
nhang nghi ngút.
- Kể từ thời Tự Đức trở đi, các triều đại nhà
Nguyễn sau này đều là bù nhìn của Pháp, cho nên đều bị các sĩ phu Bắc -
Trung - Nam gọi đó là những ngụy triều bù nhìn. Bắt đầu từ cụ Nguyễn
Đình Chiểu, Phan Bội Châu, cho đến nhà thơ Tú Mỡ sau này. Cụ Phan Bội
Châu gọi là “ngụy triều Hiệp Hòa”, “ngụy triều Đồng Khánh”, “ngụy triều
Khải Định” v.v. khi luận về phong trào Cần vương, để phân biệt các triều
đình bù nhìn này với triều đình Hàm Nghi chống Pháp do Tôn Thất Thuyết
phò tá.
Sau này phát xít Nhật, thực dân Pháp, và đế quốc Mỹ dựng
lên các ngụy quyền bù nhìn ở miền Nam Việt Nam thì chúng ta cũng gọi đó
là những ngụy quyền. Có lẽ khởi đầu từ vở kịch nổi tiếng "Phá Mưu Bù
Nhìn" của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
Thời đó bất kỳ lính tráng, quan
chức người Việt nào dưới quyền Nhật, Pháp, Mỹ, thậm chí Tàu Tưởng, thì
chúng ta gọi là ngụy. Cụ Phan Châu Trinh khi viết về sự hy sinh của
tướng quân Cao Thắng trong nghĩa quân Phan Đình Phùng, cũng viết là: Cao
tướng quân bị sĩ quan Pháp và vài trăm ngụy binh đón đánh. Tính từ
"ngụy" này đã được dân ta sử dụng từ lâu rồi.
“Quốc gia Việt
Nam”, “Việt Nam Cộng hòa” không phải là những chính quyền đúng nghĩa,
đại bộ phận người dân miền Nam gọi họ là ngụy quyền, là bọn ngụy, ngụy
quân ... Họ không hội đủ tiêu chuẩn, điều kiện, căn cước của một chính
quyền. Họ không có thực quyền. Không những họ đã không chính danh, đã
được khai sinh ra một cách bất hợp pháp lên trên lãnh thổ của người
khác, mà trên thực tế họ cũng không có quyền, họ chỉ làm theo ý chủ, họ
không thể làm gì đi ngược lại với ý của chủ, lợi ích của chủ. Do đó họ
là ngụy quyền. Người ta gọi là "ngụy quyền" là để phân biệt với những
chính quyền đúng nghĩa. Ngụy quyền = chính quyền giả, ảo, chỉ có hư
danh, “hữu danh vô thực”, “có tiếng không có miếng” v.v.
Ngón võ
truyền thống của bọn xâm lược là đi vào đất của người khác rồi dựng lên
một đám bù nhìn, tay sai, rồi gọi đó là một "chính quyền" rồi bảo rằng
mình không xâm lược mà mình đang giúp cái "chính quyền" đó. Theo đó Nam
Hán “giúp” Kiều Công Tiễn chứ không phải xâm lược đất Việt. Nguyên Mông
“giúp” Trần Kiện, Trần Ích Tắc lên ngôi vua chứ không phải xâm lược Đại
Việt. Quân Minh “phù Trần diệt Hồ” chứ không phải xâm lược Đại Ngu. Giặc
Thanh “phò Lê diệt Tây Sơn”, “giúp Lê Chiêu Thống” chứ không phải xâm
lược Bắc Hà. Thực dân Pháp "bảo hộ" nhà Nguyễn chứ không phải xâm lược
Đại Nam. Sau này thì Mỹ là "đồng minh" của "Nam Việt Nam", của "VNCH",
chứ không phải là xâm lược miền Nam Việt Nam, giặc bành trướng Bắc Kinh
chỉ muốn “chống bè lũ Lê Duẩn”, “giúp đỡ Hoàng Văn Hoan”, “ủng hộ nhân
dân VN chống Lê Duẩn”, “giúp đồng chí Hoàng Văn Hoan, người bạn tốt của
nhân dân TQ, lật đổ tập đoàn Lê Duẩn – Lê Đức Thọ”, “dạy cho Việt Nam
bài học”, “Việt Nam là côn đồ nên phải đánh” v.v. chứ không phải là xâm
lược miền Bắc Việt Nam.
Để vạch trần thủ đoạn chính trị đó, từ
xưa dân ta, đặc biệt các sĩ phu, các nhà nho, thường sâu sắc và thâm
thúy gọi những đối tượng này là "ngụy", "ngụy triều", "ngụy quyền" để
phân biệt với các triều đình, chính quyền thật sự. Cũng như sau thời Tự
Đức thì các sĩ phu Bắc Hà và ở kinh thành Huế vẫn thường gọi các triều
đình bù nhìn nhà Nguyễn dưới sự “bảo hộ” của Tây là "ngụy triều Hiệp
Hòa", "ngụy triều Đồng Khánh", "ngụy triều Khải Định", "ngụy quyền Bảo
Đại" v.v. Dân tộc ta có kinh nghiệm lịch sử mấy ngàn năm đối phó với
chính trị thâm nho Hán tộc Trung Hoa, đã nhìn thấy qua bao nhiêu chiêu
bài của giặc, thì không lẽ bị hoa mắt bởi những chiêu bài chính trị,
những mỹ từ chính trị bịp bợm của người Mỹ chỉ có vài trăm tuổi?
Chỉ
có một bộ phận nào đó là ngộ nhận hoặc tham lam theo giặc rồi tự lừa
dối bản thân, còn đại khối dân tộc ta thông minh, có nhận thức chính trị
sâu sắc và sắc bén sau hàng ngàn năm giữ nước và tiền nhân đã truyền
lại bao nhiêu bài học lịch sử.
Chưa nói đến các nhân sĩ, trí
thức, sinh viên, những người có học vấn, ngay cả những người dân quê
chân lấm tay bùn tuy họ có thể chưa đủ trình độ để diễn giải, phân tích
ra được, thuyết phục ra bằng lời nói hoặc bằng chữ viết được, nhưng họ
vẫn có cái nhìn “ngàn năm” đó, họ thấy, họ nghe, họ biết, họ nhận thức
đúng, họ biết phải theo ai, ủng hộ ai, giúp đỡ ai, đào hầm che giấu ai,
và phải chống lại ai.
Truyền thống chống xâm lược và đánh giặc
giữ nước của dân tộc Việt Nam là vẫn thế, và không có chiêu bài chính
trị nào có thể lừa gạt được dân tộc VN, phía xâm lược có thể lừa được,
gây mơ hồ được cho một bộ phận nào đó, chứ không thể lừa dối được đại
khối dân tộc, bất kể giặc xâm lược dùng cao chiêu, cách thức, phương
pháp, thủ thuật chính trị nào, xâm lược dưới danh nghĩa gì, dưới bình
phong nào, hay dưới hình thức nào, cũng không qua mắt được nhân dân.
Dân
Việt Nam mình có thể còn kém dân trí về khoa học kỹ thuật, về văn minh
đô thị, về kinh tế, về nhiều việc khác, nhưng về con mắt chính trị và
quân sự (nhất là trong thời chiến, thời loạn) thì luôn rất tinh tường,
do dân ta đã lăn lộn quanh nó suốt cả ngàn năm nay để vượt qua mà sống
còn, sinh tồn.
Thực tế trước 1975 cũng cho thấy, ở miền Nam khi
bắt liên lạc và tiếp cận với các gia đình, làng mạc để xây dựng căn cứ
bí mật, nương nhờ vào sự giúp đỡ của người dân, thì chỉ cần một hoặc vài
anh lính, anh chị du kích đến xin phép ngắn gọn là đủ. Không phải ngồi
tuyên truyền, giải thích, phân tích gì dông dài học thuật. Không cần
chính trị viên hay cán bộ Tuyên huấn nào có mặt để mà giảng giải, phân
tích học thuật, thuyết phục hàn lâm gì về cuộc chiến lúc đó.
Người
dân ai cũng quá hiểu cuộc chiến là thế nào, đến khi gặp quân Giải
phóng, du kích quân, là họ tình nguyện giúp đỡ, nuôi giấu ngay, như một
phản ứng tự nhiên, như đó là chuyện nên làm, đáng làm, đương nhiên phải
làm, không có gì phải ưu tư, đắn đo, lo nghĩ, chọn lựa, hay phải ngồi đó
phân tích, nghĩ ngợi xem bản chất cuộc chiến là gì, họ đã quá rõ, quá
hiểu từ trước.
Sau năm 1973 thì sao, có phải là “nội chiến” không?
Cũng
như trước đó, khi Mỹ chưa đổ đại quân vào, thì lúc đó có phải là nội
chiến hay không? Đương nhiên là không! Vì trong bất kỳ giai đoạn nào từ
1954-1975 thì Mỹ vẫn là người lãnh đạo cuộc chiến. Đó là một cuộc chiến
liên tục, tiếp nối nhau từ kháng Pháp - Mỹ đến 1954, và chống toàn Mỹ
đến 1975. Quân đội “VNCH” là do thực dân Pháp thành lập, dữ kiện này ghi
rõ trong sách giáo khoa Sài Gòn trước 1975 và nhiều tài liệu của các sĩ
quan ngụy. Như vậy quân đội này là của Pháp. Sau đó Mỹ vào dùng và vá
lại bằng tổ chức kiểu Mỹ. Nhiều tài liệu của Mỹ cũng cho biết như vậy.
Trong bài "Lesson of the Vietnam War" của cựu sĩ quan Bộ quốc phòng Mỹ
Daniel Ellsberg ghi rõ các lý do mà Mỹ phải chấm dứt xâm lược Việt Nam,
trong đó có lý do thứ hai: "Bởi vì việc tra tấn và giết chóc thiếu nhân
tính đang được thực hiện bởi đội quân mà Hoa Kỳ trang bị, huấn luyện và
trả lương."
Trong giai đoạn 1973-1975, về cơ bản là ngụy quân vẫn
chiến đấu cho Mỹ, cho quyền lợi của Mỹ, theo sự chỉ đạo của Mỹ, theo ý
Mỹ, phục vụ cho chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, và vẫn do Mỹ
nuôi. Mỹ buông ra là chết. Như vậy trong giai đoạn này là một hệ thống
thực dân mới (người bản xứ trực tiếp chiến đấu, làm việc, quản lý, còn
người chủ đứng ngoài kiểm soát, thao túng, và tài trợ, đỡ đầu, chống
lưng và hưởng lợi). Giai đoạn 1964 đến 1973 là giai đoạn gần như thực
dân cũ, nghĩa là Mỹ trực tiếp vào làm, trực tiếp vào đánh.
Sở dĩ
Mỹ đưa gần 60 vạn quân vào miền Nam Việt Nam là để giữ cho chính quyền
bù nhìn của họ khỏi bị sụp đổ. Sau này tổng thống Nixon thú nhận nếu lúc
đó Mỹ không đem đại quân vào Nam thì chính quyền phục vụ cho họ sẽ sụp
đổ. Sau này quân Mỹ chết quá nhiều, nhất là sau trận Mậu Thân, cả thế
giới, cả nước Mỹ và Lưỡng viện Mỹ kêu ca, trong nội bộ chính quyền Mỹ
mâu thuẫn trầm trọng, nên đành rút về để quân bản xứ đánh thay tiếp tục.
Bản
chất cuộc chiến là xuyên suốt, không nên ngộ nhận rằng có cuộc chiến
nào khác chỉ vì Mỹ "đem quân vào, rút quân ra". Các tài liệu nước ngoài
cũng không ai chia cuộc chiến này ra làm 3 giai đoạn cả. Đây là một cuộc
chiến xuyên suốt đến 1975. Đối với Mỹ, chỉ có 1 Vietnam War chứ không
có 3 cuộc chiến tranh khác nhau.
Ngụy Sài Gòn có phải là “đồng minh” của Mỹ?
"Đồng
minh" gì mà người Mỹ tràn ngập miền Nam. "Đồng minh" kiểu gì mà suốt
Hiệp định Paris về Việt Nam chỉ có Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ,
Lê Đức Thọ và Kissinger là đàm phán, mặc cả với nhau, chứ Việt Nam DCCH
không đàm phán với tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu, không quan tâm tới họ. Họ
thì chỉ ngồi chầu rìa và làm cái máy ký tên theo ý Mỹ, lệnh Mỹ.
"Đồng
minh" gì mà chỉ giảm viện trợ quân sự xuống 700 triệu USD là sụp đổ
ngay năm đó. "Đồng minh" kiểu gì mà năm 1975 một bên có trực thăng để
tẩu thoát, một bên không có trực thăng, phải bám càng, bị "đồng minh Hoa
Kỳ" đạp rơi xuống không hề khách sáo. “Đồng minh” kiểu gì mà chỗ nào mà
dễ chết nhất là lùa “đồng minh” của mình vào để chết thay, như trong
chiến dịch Hạ Lào, Mỹ lùa lính ngụy vào vùng rừng thiêng nước độc, “đất
thánh cộng sản” Hạ Lào.
“Đồng minh” gì mà ngụy quân thỉnh thoảng
cứ bị không quân Mỹ “dội bom nhầm” lên đầu. Lính ngụy bị quân cảnh Mỹ
đánh đập tàn nhẫn. Người Mỹ ở miền Nam chỉ tay năm ngón và muốn giết ai
thì giết, từ “tổng thống”, tướng tá, sĩ quan, binh lính cho đến dân
thường. Ám sát (sau đó đều không có kết quả điều tra, "không tìm ra được
hung thủ"), bức tử, cách chức, lưu đày những tướng lĩnh, quan chức nào
mà Mỹ không vừa ý, không bằng lòng. Bắn giết, đánh đập, cưỡng hiếp những
“công dân VNCH” thường xuyên. Coi “luật pháp VNCH” như cỏ rác, đạp lên
mà đi.
“Đồng minh” gì mà sinh ra hơn nửa triệu con lai Mỹ, một
con số kỷ lục. Và sau này tới nỗi hình thành một chương trình xuất ngoại
chưa từng có trong lịch sử thế giới: Diện con lai. “Đồng minh” kiểu gì
mà người Mỹ muốn đưa ai lên thì đưa, lôi ai xuống thì lôi, đặt ai lên
ngôi thì đặt, phế bỏ ai thì phế bỏ, lưu đày ai thì lưu đày, muốn làm gì
thì làm còn tự do hơn cả nhà mình, những hành động phế - lập này của Mỹ
có khác gì Toàn quyền Đông Dương và chế độ “bảo hộ” của đế quốc Pháp
trước đây khi họ tha hồ phế - lập những ông vua nhà Nguyễn? Tại nước Mỹ
chắc chắn chính phủ và quân đội Mỹ không dám làm càn và lộng hành tới
mức độ như thế, nhưng ở xứ thuộc địa kiểu mới thì họ tha hồ tác quái.
"Đồng
minh" tới nỗi Nguyễn Văn Thiệu không đồng ý với Hiệp định Paris về Việt
Nam được ký giữa 2 bên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ, nhưng Thiệu
vẫn phải ký vào, trong lịch sử thế giới có loại "đồng minh" nào mà
không đồng ý với bản hiệp định mà vẫn bị "đồng minh" bắt ký vào hay
không? "Đồng minh" loại này thì cũng tương tự Trần Ích Tắc "đồng minh"
của Nguyên Mông, Lê Chiêu Thống "đồng minh" của Mãn Thanh, Bảo Đại "đồng
minh" của Pháp.
"Đồng minh" gì mà những chóp bu ngụy, “tổng
thống” ngụy thậm chí không được hỏi ý kiến cho việc Mỹ đổ quân hay rút
quân; các chiến dịch lớn phải đợi Mỹ duyệt kế hoạch trong khi chỉ huy
ngụy (nếu tham gia) không được biết kế hoạch cho đến phút cuối, chiến
dịch Hạ Lào (Đường 9 Nam Lào) là một ví dụ. "Đồng minh" mà người dân
ngay tại xứ sở của “đồng minh” ra đường biểu tình, giương cao biểu ngữ:
"Fxxx the Saigon puppet government." (Đxx chính quyền con rối Sài Gòn).
Mối
quan hệ giữa Hoa Kỳ và ngụy quyền Sài Gòn thực tế là quan hệ chủ tớ chứ
không phải là quan hệ đồng minh đúng nghĩa, bạn bè bình đẳng. Tại miền
Nam, Mỹ là chủ, Mỹ nắm vai trò chỉ đạo, giám sát, chỉ huy, quản lý, và
trả lương. Ngụy quyền SG làm gì cũng phải hỏi và chờ ý Mỹ, thưa trình,
chờ nhận lệnh Mỹ, chờ quyết định sau cùng (final decision) từ Tòa đại
sứ, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc.
Việt Nam nhận viện trợ, giúp đỡ từ
Liên Xô, Trung Quốc và một số nước khác như Đông Đức, Bắc Triều Tiên, Cu
Ba v.v. đó là sự viện trợ có hoàn lại (sau chiến tranh thì VN phải trả
nợ), và sự giúp đỡ không kèm theo sự áp đặt về chính trị và quân sự,
cũng như đại quân của họ không được phép vào Việt Nam. Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa lãnh đạo tất cả. Tại miền Nam thì Mỹ nắm tất cả, lãnh đạo tất
cả; chính trị, kinh tế, quân sự, như cựu phó tổng thống ngụy Nguyễn Cao
Kỳ, cựu phó thủ tướng ngụy Đỗ Mậu, cựu tướng ngụy Nguyễn Hữu Hạnh đã thú
nhận trên báo Thanh Niên, các hồi ký, và BBC.
VNDCCH nhận viện
trợ và giúp đỡ vật chất từ tất cả các nước XHCN chứ không phải riêng 1
cường quốc duy nhất nào. Trong khi đó nhà cầm quyền Sài Gòn hoàn toàn lệ
thuộc, dựa dẫm hẳn vào một mình chính phủ Mỹ. Mỹ chỉ cần nới lỏng tay
là ngụy quyền của họ sụp đổ.
Tại miền Nam có 2 lực lượng Nam Việt
Nam. Một bên là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, bên này
dựa vào dân để sống, được dân nuôi giấu, che chở, đùm bọc, bảo vệ. Một
bên là ngụy quyền Sài Gòn, tự xưng là "Việt Nam Cộng hòa", dựa vào Mỹ để
sống, được Mỹ nuôi dưỡng, cưu mang, bảo hộ, tài trợ, nắm giữ, kiểm
soát, điều khiển.
Đây mới là đồng minh đích thực: Trung Quốc
không giúp đỡ Việt Nam nữa và VN vẫn sống nhăn. Trung Quốc đem quân đánh
VN, VN đánh cho Trung Quốc cút về nước. Liên Xô sụp đổ, Việt Nam vẫn
sống dai và ngày càng khỏe hơn.
Mỹ nới lỏng tay với ngụy Sài Gòn,
cắt giảm viện trợ, là ngụy Sài Gòn sụp đổ ngay lập tức. Khả năng tự tồn
tại, tự sinh tồn, tự sống còn của ngụy Sài Gòn là con số 0. Sự tồn vong
của họ hoàn toàn phụ thuộc vào sự nuôi dưỡng của “đồng minh” Hoa Kỳ.
IV. Tổng kết
1. Nguyên nhân có cuộc chiến từ năm
1954 đến 1975 là do Mỹ đã cướp mất miền Nam của Việt Nam, cướp lấy nửa
nước Việt Nam, và từ đó miền Nam Việt Nam trở thành vùng bị tạm chiếm,
vùng chưa giải phóng, trong đó gồm cả những quần đảo ngoài khơi như
Hoàng Sa và Trường Sa, Phú Quốc và Côn Đảo v.v. Bản chất cuộc chiến này
là một cuộc chiến tranh vệ quốc giữa quân dân Việt Nam ở cả 3 miền Bắc -
Trung - Nam và gần 60 vạn quân viễn chinh xâm lược từ Hoa Kỳ xa xôi.
Ngụy quyền, ngụy quân “Quốc gia Việt Nam” rồi “Việt Nam Cộng hòa” đầu
tiên do thực dân Pháp xây dựng, sau đó được đế quốc Mỹ nuôi lớn. Họ
không có thực quyền, “hữu danh vô thực”, họ là những con rối, bù nhìn
đúng nghĩa. Các chính thể cờ vàng ở miền Nam dưới bàn tay mẫu quốc cũng
chưa bao giờ hội đủ các yếu tố, phẩm chất, thực lực, đặc điểm, giá trị,
căn cước của 1 quốc gia đúng nghĩa, của 1 đất nước có đầy đủ chủ quyền,
có đủ chủ quyền độc lập về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa.
2.
Bản chất của cuộc chiến tranh này cũng như bản chất của các bên là như
vậy, mà nó không liên quan tới kết quả thắng thua. Trong lịch sử thế
giới và lịch sử Việt Nam có rất nhiều kẻ thắng không thành chính nghĩa,
người thua nhưng không ai coi là giặc, là ngụy, trái lại được coi là anh
hùng. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ngay trong lúc cuộc
chiến vẫn đang diễn ra, chưa có kết quả thắng - thua, thì nhân dân cả
nước, nhất là người dân miền Nam đã gọi các chính quyền và quân đội tay
sai là "ngụy".
Nhiều trí thức, nhân sĩ, học giả, nhà nghiên cứu
trên thế giới, kể cả nhiều người nằm trong chính quyền Mỹ và ngụy quyền
Sài Gòn, những người thua trận, những người bên ngoài không liên quan gì
tới cuộc chiến, những người không nằm trong chính quyền Việt Nam, quân
đội Việt Nam, không thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban tuyên giáo TW, hay
thuộc các nhóm tác giả biên soạn sách giáo khoa Việt Nam, hay thuộc các
nhóm sử gia trong nước VN, cũng có quan điểm tương đồng với quan điểm
chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam và quan điểm chính thống của đại
đa số nhân dân Việt Nam.
3. Cả bộ máy, chế độ được giặc xâm lược
thành lập nên một cách bất hợp pháp, vi Hiến và vi phạm luật pháp Việt
Nam, và vi phạm tất cả các hiệp định pháp lý mà các bên liên quan đã ký.
Pháp - Mỹ đã dựng và nuôi những "quốc gia" lên trên quốc gia Việt Nam
đã tồn tại mấy ngàn năm và đã phục hưng nền độc lập tự chủ từ 1945. Họ
đã dựng và nuôi những "nhà nước" lên trên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa đã thành lập từ 1945. Họ nặn ra những "Quốc hội" lên trên Quốc hội
đã bầu cử toàn quốc, toàn dân vào năm 1946.
Quốc hội 1946 là Quốc
hội mang tính toàn dân, cho thấy rõ ý chí và nguyện vọng của nhân dân
nhất trong lịch sử Việt Nam, thời đó ở miền Nam trong các vùng tạm chiếm
của giặc, người dân bất chấp bị thực dân Pháp (chính quyền Vichy thân
Đức) và phát xít Nhật dội bom, khủng bố, bắn giết, dùng bạo lực phản
cách mạng ngăn trở những cử tri của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Do
đó những lá phiếu thời ấy ở miền Nam còn được gọi là "phiếu máu".
Đạo
diễn điện ảnh người Thụy Điển Gerald Evans sau khi đi cùng Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam thăm dân cư chung quanh cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, đã
nói đại ý: Sông Bến Hải, cầu Hiền Lương đã nói lên ý chí bất khuất đến
thần thánh của dân tộc Việt Nam và man rợ đến tột cùng của chính phủ Hoa
Kỳ. Quân đội Mỹ thắng khắp thế giới mà chỉ thua ở Việt Nam vì VN có một
nền văn hóa căn bản vững chắc lâu đời. Chứ không hẳn quân Mỹ thua vì
không thiện chiến bằng, không dũng cảm bằng, không trung thành bằng,
không ái quốc bằng. Cũng không thua vì du kích Việt Nam, hay thua vì
rừng VN, hay vì ruồi muỗi côn trùng, vì khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt dễ
gây bệnh tật, sốt rét cho người ngoài. Mỹ thua Việt Nam vì dân tộc VN
có một căn bản gốc rễ, cội nguồn văn hóa vững bền và điều này đã tạo ra
một ý chí sắt thép cho từng chiến binh và người dân chống lại sự ngoại
thuộc. Tôi xin khâm phục.
Từ lúc Mỹ thất bại tại Việt Nam đến
nay, hầu hết các giới nghiên cứu, các nhà sử học, nhà quân sự, nhà chính
trị học kim cổ, Đông Tây khi tìm hiểu về lịch sử Hoa Kỳ, về nước Mỹ, về
quân đội Hoa Kỳ, và về cuộc chiến xâm lược Việt Nam đều đặt ra một nghi
vấn, một câu hỏi: Tại sao Mỹ thua Việt Nam?
Với 58 vạn quân tinh
nhuệ, kỷ luật, có kinh nghiệm chiến trường khắp năm châu, với các tướng
lĩnh, sĩ quan dày dặn kinh nghiệm khắp thế giới qua Thế chiến thứ hai
và chiến trường Triều Tiên, từng chinh phục hầu hết các thế lực quân sự
hùng mạnh, thiện chiến từ Á sang Âu. Một quốc gia trong lịch sử 200 năm
chưa hề nềm mùi thua cuộc. Một lực lượng không quân vô địch, bất khả
chiến bại, có sức mạnh áp đảo, với máy bay chiến lược B52 tối tân nhất
thời đó, chưa bao giờ nếm mùi thua trận. Họ chỉ bại ở duy nhất trên mảnh
đất nhỏ bé trên bán đảo Đông Dương.
Họ dùng gần 60 vạn quân
trong nội địa Việt Nam, và cả nhiều căn cứ quân sự bên ngoài và chung
quanh Việt Nam, tổng số gần 100 vạn quân. Với một trình độ phát triển
cao hơn nhiều bậc. Với một trình độ khoa học kỹ thuật vượt trội, áp đảo,
với một sức mạnh quân sự, ngân sách quốc phòng, chi tiêu vũ khí, công
nghệ chiến tranh khổng lồ. Với những vũ khí hiện đại, tối tân, kể cả vũ
khí sinh học hủy diệt thiên nhiên, môi trường, mầm sống, sinh vật, cây
cỏ, con người, hủy rụi những rừng già thiên nhiên tồn tại hàng ngàn năm
để Việt Cộng không thể ẩn thân. Để lại di hại, di chứng tàn khốc đến
ngày nay và có thể ngàn năm sau. Với một nền văn minh công nghệ vượt bực
và bỏ xa VN, đi trước VN rất lâu và bỏ rất xa VN lại phía sau. Nhưng họ
vẫn thua.
Họ huy động một lực lượng không quân đánh đâu thắng
đó, bách chiến bách thắng, chưa từng có đối thủ, với đủ mọi loại bom, từ
bom Napalm đến bom bi, rải thảm lên mảnh đất nhỏ bé ở Đông Nam Á, với
gần 9 triệu tấn bom, gấp 3 lần tổng số bom mà các phe rải xuống quả địa
cầu trong Thế chiến II nói riêng và trong lịch sử chiến tranh của nhân
loại nói chung. Tất cả số bom đó đều tập trung hợp lại dội xuống một
mảnh đất nghèo nàn, điêu tàn, nhỏ bé, một mảnh đất có diện tích thua xa 1
tiểu bang Texas của Mỹ (vùng đất mà Mỹ cướp của Mexico sau khi đánh bại
tướng Santa Anna). Nhưng họ vẫn thua ở Việt Nam.
Họ bỏ ra hàng
tỷ đô la lập ra những quân trường rộng lớn, hoành tráng, quy mô, mô
phỏng địa lý, khí hậu, thời tiết, phong thổ, rừng cây Việt Nam, hòng đối
phó với chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân của VN. Xây dựng
những cơ quan nghiên cứu, những nhà máy sản xuất những vũ khí đặc thù
phù hợp với chiến trường Việt Nam, để chống lại con người VN. Họ làm đủ
mọi cách có thể nghĩ ra, họ không bỏ qua một sơ hở nào, một yếu tố nào,
một chi tiết nhỏ nào, một hòn đá nào (leaves no stone unturn), họ tận
dụng mọi lĩnh vực từ chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn hóa,
tâm lý chiến, chiêu hồi v.v. đặc biệt là tận dụng ưu thế vượt trội về
công nghệ. Họ tận dụng mọi lợi thế về khoa học quân sự, công nghệ chiến
tranh. Với những lãnh đạo, tướng lĩnh, chuyên viên tài năng, chuyên
nghiệp, làm việc một cách bài bản, khoa học, dưới tay là một đội quân
nhà nghề không ai địch nổi.
Họ dùng Chiến tranh điện tử với Hàng
rào điện tử McNamara, "cây nhiệt đới". Dùng Chiến tranh hóa học với
những chất độc sinh học, chất độc diệt rừng, hủy diệt dần mòn con người,
môi trường, thiên nhiên VN, nhằm đè bẹp sức kháng cự của VN, và dùng
Chất độc khai quang, Chất độc da cam (Dioxin) hủy diệt các rừng già, cây
cỏ, khiến cho du kích Việt Nam mất dần chỗ ẩn thân, mai phục, phục
kích.
Vẫn chưa hài lòng với 2 loại hình chiến tranh điện tử và
hóa học, Hoa Kỳ còn tiến hành thêm một loại hình chiến tranh công nghệ
cao, gọi là “Chiến tranh khí tượng”. Đây là một loại hình chiến tranh mà
họ đã sử dụng những công nghệ tiên tiến, tối tân nhất cùng những thiết
bị hiện đại nhất với mục đích làm đảo lộn, phá hủy môi sinh, thiên
nhiên, gây lụt lội, tắc ách ở trên những tuyến của 5 con đường mòn Hồ
Chí Minh chi viện từ Bắc vào Nam, đặc biệt với con đường huyết mạch
Trường Sơn. Loại chiến tranh khí tượng của Mỹ được che đậy dưới từ ngữ
huyễn hoặc, thơ mộng “người đồng bào trung gian” (Intermediary
compatriot), chương trình mở mắt (pop eye), công trình sông Nill xanh (
Blue Nile )... Nhưng họ vẫn thua tại Việt Nam.
Đây không hẳn là
từ chủ nghĩa yêu nước, mà còn là sự đấu trí. Ngoài ý chí sắt đá, một
thần kinh thép, một tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, thì cuộc
chiến này còn nói lên bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam. Trong cuộc đọ sức
lịch sử này, Việt Nam đã chiến thắng sức mạnh khổng lồ của Mỹ, một ký
giả Mỹ đã viết: "Người Việt Nam đã cho thế giới thấy có một khoảng cách
ghê gớm giữa khoa học kỹ thuật với sức mạnh thuần túy của con người. Hãy
tưởng tượng xem, nếu người Việt Nam bị đánh bại thì thế giới sẽ ra sao?
Chúng ta sẽ chẳng còn biết làm gì nữa ngoài việc quỳ gối trước những
thần tượng của kỹ thuật.”
Đây là cuộc chiến lấy trứng chọi đá,
châu chấu đá xe. Cuộc chiến mà nhiều trí thức Cơ-đốc-giáo Hoa Kỳ gọi là
cuộc chiến "David vs. Goliath". Một cuộc chiến rất không cân sức. Một
cuộc chiến mà mới bắt đầu thì ai cũng tưởng rằng mình biết kết quả thắng
bại. Nhưng Mỹ vẫn thua.
Chính vì vậy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp
trong bài "Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thắng lợi vĩ đại, bài học
lịch sử" đã viết nguyên văn như sau: "Cuộc kháng chiến chống Mỹ
là thử thách lớn nhất, ác liệt nhất đối với dân tộc ta. Chúng ta đã
phải đương đầu với đế quốc hùng mạnh nhất, giàu có nhất, tàn bạo, nham
hiểm và hiếu chiến nhất. Cuộc chiến tranh kéo dài qua năm đời tổng thống
Mỹ với một tương quan lực lượng chênh lệch nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân ta về phương thức sản xuất và tiềm lực kinh tế quân sự.
Một
số nhà nghiên cứu sử học, một số chuyên gia chính trị, quân sự Hoa Kỳ
và các nước ngoài lâu nay tin rằng người Việt thắng Mỹ là vì khí hậu,
phong thổ, vì du kích tài ba, giỏi ẩn thân, vì đặc công, biệt động thành
liều lĩnh không sợ chết, vì tướng giỏi, vì lãnh đạo tài đức, vì thần
tượng Hồ Chí Minh, vì tướng Võ Nguyên Giáp, vì sự quản lý nghiêm minh
của Lê Duẩn ... vì... v.v. đều không đúng hoàn toàn. Đảng Cộng sản Việt
Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam
Việt Nam thắng Mỹ vì biết vận dụng lòng yêu nước của toàn dân, biết khai
thác cái vũ khí yêu nước đó đem ra chống lại quân xâm lược Mỹ. Vũ khí
yêu nước đó có được chính là từ văn hóa giữ nước giữ làng sâu xa từ ngàn
xưa, sau ngàn năm dựng nước và giữ nước, từ một chủ đạo dân tộc sâu sắc
từ cội nguồn gốc rễ ăn sâu vào máu, vào da thịt của từng người con đất
Việt, một bản sắc dân tộc, một nền văn hóa chủ đạo cơ bản vốn mạnh mẽ từ
lâu đời, với cái gốc rễ vững chắc, bền chặt, từ ngàn năm nay.
Thiếu Long
-----------------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo
Việt Nam:
-
Tác giả: Hồ Chí Minh (xuất bản năm 1990, 2000, 2011) (tiếng Việt). Hồ
Chí Minh toàn tập. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật.
- Tác giả: Võ Nguyên Giáp - Hồi ký: Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng - Năm xuất bản: 2005
-
Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp với sử học Việt Nam - Ban biên
soạn: Gs. NGND Phan Huy Lê, Nhà sử học Dương Trung Quốc, Trần Xuân Thanh
- Nhà xuất bản: Chính trị quốc gia - Năm xuất bản: 2010
- Chung một bóng cờ (nhiều tác giả), Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia, 1995.
- Hồ Khang, Tết Mậu Thân 1968: Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hà Nội: Nxb Quân đội Nhân dân, 2005.
-
Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris - Tác giả: Lưu
Văn Lợi - Nguyễn Anh Vũ - Nhà xuất bản: Công an Nhân dân - Năm xuất bản:
2002
- Cuộc Đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960 - NXB Đà Nẵng - Năm xuất bản: 2006 - Tác giả: Lê Hồng Lĩnh
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Bến Tre - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bến Tre - Năm xuất bàn: 1985
- Lịch sử Kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 - Tập 1-8 - Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia - Năm xuất bản: 1996
- Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc 30 năm qua - Nhà xuất bản Sự Thật - 1979
- Khắc Thành-Sanh Phúc, Lịch sử các nước Đông Nam Á, NXB Trẻ, 2003
- Đại Nam thực lục, Quốc sử quán triều Nguyễn
- Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Văn hóa - Thông tin, 2005
Quốc tế:
- Anderson, David L. Columbia Guide to the Vietnam War (2004).
- Berman, Larry. Lyndon Johnson's War: The Road to Stalemate (1991).
- Ford, Harold P. CIA and the Vietnam Policymakers: Three Episodes, 1962–1968. (1998).
- McMahon, Robert J. Major Problems in the History of the Vietnam War: Documents and Essays (1995) textbook.
- Logevall, Fredrik. The Origins of the Vietnam War (Longman [Seminar Studies in History] 2001).
-
Carter, Jimmy. By The President Of The United States Of America, A
Proclamation Granting Pardon For Violations Of The Selective Service
Act, 4 August 1964 To 28 March 1973 (21 January 1977)
- McCain, John.
Faith of My Fathers: A Family Memoir (1999) *Marshall, Kathryn. In the
Combat Zone: An Oral History of American Women in Vietnam, 1966–1975
(1987)
- Kissinger, United States Secretary of State Henry A. "Lessons on Vietnam", (1975) secret memoranda to U.S. President Ford
- U.S. Department of State. Foreign Relations of the United States (multivolume collection of official secret documents)
-
U.S. Department of Defense and the House Committee on Armed Services.
U.S.-Vietnam Relations, 1945–1967. Washington, D.C. Department of
Defense and the House Committee on Armed Services, 1971, 12 volumes.
- Phim tài liệu: Vietnam - The 10,00 ngày War (Cuộc chiến 10.000 ngày), đạo diễn: Michael Mclear.
- Andrew A. Wiest, The Vietnam War, 1956-1975, 2002, Osprey Publishing
- Neil Sheehan, A Bright Shining Lie, Random House, 1988
- Mitchell K.Hall, The Vietnam War, Pearson Education, 2007
- Michael Bibby, The Vietnam War and Postmodernity, Univ of Massachusetts Press, 2000
- James Stuart Olson, Historical Dictionary of the 1970s, Published 1999, Greenwood Press
- History Study Guides, The Vietnam War, Barnes & Noble
- Tucker, Spencer. ed. Encyclopedia of the Vietnam War (1998) 3 vol. reference set; also one-volume abridgement (2001).
-
Department of the Army. Report of the Department of the Army Review of
the Preliminary Investigations into the My Lai Incident (Báo cáo của
tướng Peers), Volumes I-III (1970).
- "American soldiers testify in My Lai court martial". By Karen D. Smith. Dec. 6, 2000. Amarillo Globe-News.
- Neier, A. War Crimes: Brutality, Genocide, Terror, and the Struggle for Justice, Random House
- Tác giả: Teitel, Martin. “Again, the Suffering of Mylai”, New York Times, 6 tháng 6 năm 1972
- Tác giả: Đỗ Mậu. Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi - Văn Nghệ Publishing Co., 2007
-
Cuộc chiến tranh bí mật chống Hà Nội - Nhà xuất bản Harper Collins,
1999 Vương quốc Anh - Tác giả: Richard H.Shultz, Jr - Dịch giả: Hoàng
Anh Tuyên - Nhà xuất bản: Văn hoá - Thông tin - Năm xuất bản: 2002
- Những bí mật về Chiến tranh Việt Nam - Ts. Daniel Ellsberg - Dịch giả: Tĩnh Hà, Kiều Oanh - NXB Công an Nhân dân
- Sự lừa dối hào nhoáng - Tác giả: Neil Sheehan - Người dịch: Đoàn Doãn - Nhà xuất bản Công An Nhân Dân - Năm 2003
- 40 ngày sống với đối phương - Tác giả: Richard Dudman - Người dịch: Trần Ngọc Châu - Dương Thủy - Nhà xuất bản: Trẻ
-
Những gì tôi thấy ở Việt Nam - Tác giả: Alain Wasmes - Người dịch:
Nguyễn Huy Cầu - Nhà xuất bản: Công an Nhân dân - Năm xuất bản: 2004
-
Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam - Tác
giả: Robert McNamara - Người dịch: Hồ Chính Hạnh, Huy Bình, Thu Thủy,
Minh Nga - Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia - Năm xuất bản: 1995
- Hồ sơ mật Dinh Độc Lập (The Palace File) - Tác giả: Nguyễn Tiến Hưng - Harper & Row Publishers - 1986
- Stein, R. Conrad (1994). The Korean War: "The Forgotten War". Hillside, NJ: Enslow Publishers
-
Chen, Jian (1994). China's Road to the Korean War: The Making of the
Sino-American Confrontation. New York: Columbia University Press
-
Cuộc chiến dài ngày giữa nước Mỹ và Việt Nam 1950-1975 - Tác giả: George
C. Herring - Người dịch: Phạm Ngọc Thạch - Nhà xuất bản: Công an Nhân
dân - Năm xuất bản: 2004
- Tài liệu Internet