---------------------------------------------------------------------------
Mục lục:
I. Những vấn đề đầu tiên
Vấn đề đại đoàn kết dân tộc
Tấm gương Dương Văn Minh
Các ngụy triều, ngụy quyền trong lịch sử phong kiến
Bản chất các ngụy quân - ngụy quyền và khái niệm "bán nước" trong lịch sử
Vì sao cuộc chiến chống Mỹ dễ xuyên tạc hơn các cuộc chiến chống xâm lược khác trong Việt sử?
"Thắng làm vua, thua làm giặc"?
II. Nhìn lại lịch sử hiện đại Việt Nam
Vấn đề pháp lý Việt Nam
Những nội dung mang tính nguyên tắc trong Hiệp định Genève về Đông Dương
Các ngụy quyền tại miền Nam Việt Nam có được "quốc tế" công nhận và ủng hộ?
Danh từ "South Vietnam" (Nam Việt Nam) mà người nước ngoài hay gọi có nghĩa gì?
Ai là miền Nam Việt Nam?
Nguyên nhân Mỹ xâm lược Việt Nam
Quan hệ giữa vấn đề chống Cộng và vấn đề cướp đoạt trong cuộc chiến tranh xâm lược này
Mâu thuẫn Pháp - Mỹ và quá trình Mỹ hất cẳng Pháp
Ngụy quyền Ngô Đình Diệm đã được Mỹ dựng lên như thế nào?
III. Những vấn đề liên quan khác và được nhiều người quan tâm
Vai trò của Liên Xô và Trung Quốc
Cuộc chiến ở Việt Nam và Triều Tiên có giống nhau?
Khái niệm chia cắt - thống nhất đất nước và tội ác của Mỹ tại Việt Nam
“Cuộc chiến ý thức hệ”, “chiến tranh ủy nhiệm”?
“Quân cờ của các siêu cường”?
Sự độc lập của Việt Nam năm 1945
Những con số kỷ lục
Thuật ngữ “ngụy” là gì?
Sau năm 1973 thì sao, có phải là “nội chiến” không?
Ngụy Sài Gòn có phải là “đồng minh” của Mỹ?
IV. Tổng kết
---------------------------------------------------------------------------
Lâu
nay thường tồn tại một số ngộ nhận, nhầm lẫn trong chúng ta về cuộc
chiến Việt - Mỹ trước 1975, về bản chất của cuộc chiến đó, cũng như tính
chính danh, chính nghĩa của các bên trong đó. Bản thân tôi hồi bé cũng
từng tưởng rằng đây là cuộc “nội chiến giữa miền Nam và miền Bắc”, cách
nghĩ đơn giản và ngây thơ của tôi lúc đó là “miền Bắc đem quân đánh miền
Nam”.
Hồi trẻ tôi cũng từng cho rằng muốn đoàn kết dân tộc, hòa
hợp dân tộc thì phải tránh nói về cuộc chiến chống Mỹ, hoặc phải nói
theo những người có quan điểm sai lầm, để an ủi, vuốt ve, xoa dịu họ, để
cho họ hài lòng, họ thích, mà họ “chịu” chấp nhận đoàn kết, hồi hương,
đóng góp xây dựng quê hương, hay tối thiểu là không còn chống phá nữa.
Nhưng
rồi càng lớn, càng trưởng thành, càng “già” đi và tìm hiểu thật kỹ lại
qua nhiều tài liệu khác nhau của ta, “địch”, Tây, Tàu, trong và ngoài
nước, Việt Nam và quốc tế. Trải nghiệm nhiều quan điểm khác nhau từ
nhiều thành phần, phe phái, màu sắc khác nhau, người Việt Nam cũng có,
người nước ngoài (nhất là người Mỹ) cũng có. Lắng nghe và đọc kỹ những ý
kiến, chính kiến khác nhau từ nhiều phía, nhân vật, chiều hướng khác
nhau, ngoài mạng, trên mạng; bao gồm diễn đàn, blogs, Wikipedia, tận
dụng công cụ Google để tra cứu. Và bản thân cũng từng tham gia tranh
luận trong rất nhiều diễn đàn về bản chất của những cuộc chiến trước
1975. Ban đầu tôi vẫn giữ quan niệm rằng đây là cuộc “nội chiến Bắc –
Nam”, “Mỹ chỉ giúp VNCH thôi”, “Mỹ là đồng minh của VNCH cùng nhau chống
Cộng sản”, “đây là cuộc chiến ý thức hệ”, “cuộc chiến giữa 2 phe XHCN
và TBCN” v.v. sau một loạt tranh luận, dẫn links, dẫn chứng, trích dẫn
các nguồn tin giữa các bên tranh luận. Tiếp cận, va chạm, cọ xát nhiều
lập luận, lý lẽ, nhìn ra nhiều điều, biết thêm nhiều thông tin, chiêm
nghiệm ra nhiều vấn đề thì dần dần tôi thay đổi quan điểm nghiêng về
hướng chống xâm lược, chống thực dân mới.
Vài năm sau và tới giờ
đây, quan điểm của tôi đã vững chắc và rõ ràng, và tôi đã hoàn toàn hiểu
rằng đây là cuộc chiến chống Mỹ cứu nước, bảo vệ nền độc lập, giải
phóng miền Nam và thống nhất Tổ quốc của dân tộc Việt Nam.
Do
xuất phát từ một quan niệm trái ngược, đã từng có quan điểm “nội chiến”,
“ý thức hệ”, “Mỹ không có xâm lược” này, cũng như từng gặp gỡ, nói
chuyện, chat, đồng tình / phản biện ngoài đời cũng như trên diễn đàn
mạng với nhiều người có quan điểm đó, do đó tôi có cái nhìn rõ ràng hơn,
thông cảm hơn, thoáng hơn vì sao họ nghĩ như vậy, vì sao họ tin như
vậy, vì sao họ lầm tưởng như vậy, vì sao có kẻ cố ý tuyên truyền như
vậy, và họ thường có những lập luận, lý lẽ gì. Những lý luận của họ tôi
gần như thuộc lòng, vì đó chính là lý luận, quan niệm, quan điểm của tôi
năm xưa.
Tôi thấy cần phải chia sẻ ra quan điểm về một cuộc
chiến mà mình đã trăm ngàn lần đem ra mổ xẻ ngoài đời cũng như trực
tuyến, trên bàn tiệc, trong phòng khách, trong phòng hội thảo, trên
blogs, diễn đàn, websites v.v. Tôi tin rằng với thực tế là một người đã
sống ở Mỹ từ lâu, đã từng có quan điểm như sự tuyên truyền của chính phủ
Mỹ về cuộc chiến tại VN, đã lăn lộn với đề tài thảo luận / tranh luận
này nhiều lần, tôi sẽ có cách truyền đạt khác với những cán bộ Tuyên
giáo, khác với những giáo viên Việt Nam, khác với những đảng viên Cộng
sản, khác với những người trong ngành an ninh và quân đội, khác với
những hình thức truyền đạt mặc định chính thống ở trong nước, để cho độc
giả ở đâu, chính kiến nào, đang có quan điểm nào cũng có thể dễ tiếp
thu, dễ đọc hiểu và dễ tiếp nhận.
Tôi tin rằng nếu ai cũng có một
nhận thức chung, một nhận thức cơ bản về tổng thể bản chất chiến tranh
Việt - Mỹ, nhận thức lịch sử theo hướng trung thực, khách quan, và phù
hợp với văn hóa chủ đạo của dân tộc, thì sẽ dễ dàng thuận lợi cho công
cuộc kết đoàn, và cuộc chiến trước 1975 sẽ không còn là vướng mắc, vật
cản cho nguyện vọng đại đoàn kết của toàn dân Việt Nam.
Ngay
những trí thức Mỹ, những cựu binh Hoa Kỳ mà còn hiểu ra về cuộc Chiến
tranh Việt Nam, và sau khi hiểu ra thì họ trở nên thân tình với đất nước
Việt Nam, họ đến VN thường xuyên và có những đóng góp tích cực, thì
không lý nào cũng là người Việt với nhau, cùng chung dòng máu với nhau
mà lại cố bám giữ cái “Tôi”, mà không suy nghĩ lại. Hãy cùng nhau tạm
cởi bỏ cái “Tôi”, cái bản ngã của chúng ta, cái tính hiếu thắng “chỉ có
ta là đúng”, “ta không thể nào sai” của mỗi người chúng ta, hóa giải
những cái cứng ngắt trong tinh thần, tâm lý, tư tưởng của chúng ta thành
mềm dẻo thông thoáng, và cùng nhau suy ngẫm, chiêm nghiệm, xem xét lại
lịch sử hiện đại Việt Nam.
I. Những vấn đề đầu tiên
Trước
hết tôi xin trích dẫn nhiều ý kiến, quan điểm của những người không
thuộc phía Việt Nam trong cuộc chiến, họ không phải là người Cộng sản,
không phải người Việt Nam, không thuộc phe thắng trận, cũng không phải
là Tuyên giáo, "loa phường", sách giáo khoa hay gì cả, thậm chí có nhiều
người trong số này lại thuộc phía Hoa Kỳ, ngụy quyền Sài Gòn, phía tư
bản, nói chung là ở bên kia chiến tuyến, phía bại trận, trong đó có
nhiều bại binh, bại tướng. Để xem những quan điểm này có phải chỉ là
"Cộng sản tuyên truyền", "Việt cộng tuyên truyền", "Đảng tuyên truyền",
"quan điểm của 1 mình Việt Nam", "quan điểm của kẻ chiến thắng" hay
không.
Trong cuốn “The Vietnam War and American Culture”, vị tiến
sĩ người Mỹ có uy tín cao trên thế giới là Noam Chomsky đã viết một bài
dài về những cách nhìn của một số lãnh đạo Mỹ tự cho là công chính,
thánh thiện (Visions of Righteousness).
Và sau đây là một đoạn về Việt Nam, trang 29:
"Mỹ
đã tham gia sâu vào nỗ lực của Pháp để tái chinh phục thuộc địa trước
của Pháp, biết rõ rằng kẻ thù là một phong trào quốc gia của Việt Nam.
Số người chết vào khoảng nửa triệu. Khi Pháp rút lui, Mỹ dấn thân ngay
lập tức vào việc phá hoại Hiệp Định Geneva, dựng lên một chế độ khủng bố
ở miền Nam, một chế độ, cho đến năm 1961, đã giết tới 70,000 “Việt
cộng”, làm nổi lên cuộc kháng chiến mà từ năm 1959 được sự ủng hộ của
nửa nước miền Bắc tạm thời chia cắt bởi Hiệp Định Geneva năm 1954 mà Mỹ
đã phá ngầm. Trong năm 1961-62, Tổng Thống Kennedy đã mở cuộc tấn công
trực tiếp vào vùng quê Nam Việt Nam với những cuộc bỏ bom đại quy mô và
thuốc khai quang như là một phần của kế hoạch lùa cả triệu người dân vào
những trại tập trung để họ có thể được “bảo vệ” bởi lính gác và dây kẽm
gai trước những du kích quân mà Mỹ thú nhận là người dân sẵn sàng ủng
hộ. Mỹ bảo rằng Mỹ "được mời" vào Nam Việt Nam, nhưng như tờ London
Economist đã nhận thức chính xác: “Một kẻ xâm lăng là một kẻ xâm lăng,
trừ khi được mời vào bởi một chính phủ hợp pháp”. Mỹ chưa bao giờ coi
những chế độ tay sai mà Mỹ dựng lên là hợp pháp, và trong thực tế Mỹ
thường thay thế những chính phủ đó khi những chính phủ đó không tỏ ra hồ
hỡi đủ trước sự tấn công của Mỹ hay toan tính tìm một giải pháp trung
lập mà mọi phía đều ủng hộ và bị coi như là nguy hại đối với những kẻ
xâm lăng, vì như vậy là phá ngầm căn bản cuộc chiến của Mỹ chống Việt
Nam. Nói ngắn gọn, Mỹ xâm lăng Nam Việt Nam, ở đó Mỹ đã tiến tới việc
làm ngơ tội ác xâm lăng với nhiều tội ác khủng khiếp chống nhân loại
trên khắp Đông Dương."
(The United States was deeply committed
to the French effort to reconquer their former colony, recognizing
throughout that the enemy was the nationalist movement of Vietnam. The
death toll was about a half-million. When France withdrew, the United
States dedicated itself at once to subserting the 1954 Geneva
settlement, intalling in the South a terrorist regime that had killed
perhaps 70,000 “Viet Cong” by 1961, evoking resistance which, from 1959,
was supported from the Northern half of the country temporarily divided
by the 1954 settlement that the United States had undermined. In
1961-1962, President Kennedy launched a direct attack against rural
South Vietnam with large scale bombing and defoliation as part of a
program designed to drive million of people to camps where they would be
“protected” by armed guards and barbed wired from the guerrillas whom,
the United States conceded, they were willing supporting. The United
States maintained that it was "invited in", but as the London Economist
accurately observed: “An invader is an invader unless invited in by a
government with a claim to legitimacy.” The United States never regarded
the clients it installed as having any such claim, and in fact it
regularly replaced them when they failed to exhibit sufficient
enthusiasm for the American attack or sought to implement the neutralist
settlement that was advocated on all sides and was considered the prime
danger by the agressors, since it would undermine the basis for their
war against South Vietnam. In short, the US invaded South Vietnam, where
it proceeded to compound the crime of aggression with numerous and
quite appalling crimes against humanity throughout Indochina.)
Giáo
sư Tiến sĩ Trần Chung Ngọc (Cựu sĩ quan QLVNCH, cựu giảng viên Trường
Sĩ quan Trừ bị Nam Định, hiện đang sinh sống tại Grayslake, Illinois,
Hoa Kỳ) :
"Nhìn cuộc chiến ở Việt Nam đơn giản chỉ là cuộc chiến
giữa lý tưởng "tự do dân chủ" của "người Việt Quốc gia" đối với lý tưởng
"độc tài sắt máu" của người Việt Cộng sản là không hiểu gì về cuộc
chiến cả. Do đó kéo dài hận thù đối với Cộng sản là một hành động vô
trí, bắt nguồn từ cái nhìn rất thiển cận của mình về cuộc chiến. Hiện
nay chúng ta có rất nhiều tài liệu về cuộc Chiến tranh Việt Nam vừa qua,
gồm cuộc chiến chống Pháp và cuộc chiến chống Mỹ, nhiều đến độ có lẽ
không bao giờ chúng ta có thể biết hết và đọc hết. "Người Việt Quốc gia"
thường cho Nam Việt Nam là "đồng minh" trước hết là của Pháp, rồi sau
là của Mỹ, để chống Cộng cho họ. Nhưng sự thật khá đau lòng, trong cả
hai cuộc chiến, "Nam Việt Nam" chỉ là tay sai, con cờ của Pháp và Mỹ.
Pháp chưa bao giờ coi “thành phần quốc gia” là “đồng minh” của họ. Mỹ
còn tệ hơn nữa vì là ông chủ chi tiền."
"Đối với một thiểu số
người Việt lưu vong, thì ngày 30/4/75 là ngày mà họ gọi là ngày “mất
nước” làm như miền Nam là nước của riêng họ. Tuy rằng nước vẫn còn đó,
và càng ngày càng phát triển, ngày nay đã vượt trội hẳn cái “nước” của
họ khi xưa mà thực ra chỉ là cái “nước” nằm trong sự chi phối của những
đồng đô la viện trợ và sự chỉ đạo của các quan Toàn Quyền như Nolting,
Lodge, Martin."
"Không phải là sau Hiệp định Genève về Đông Dương
Mỹ mới can thiệp vào Việt Nam mà Mỹ đã can thiệp vào Việt Nam từ trước
đã lâu. Mỹ đã đồng lõa với thực dân Pháp trong mưu toan tái lập nền đô
hộ của Pháp trên dân Việt Nam. Những người thực sự tin rằng Mỹ là “đồng
minh” của Nam Việt Nam, muốn giúp dân Việt Nam để chống lại Cộng sản, để
cho dân Việt Nam, hay ít ra là dân miền Nam, được tự do dân chủ, nên
nhớ kỹ rằng chính Mỹ đã đài thọ hơn 80% chiến phí cho Pháp trong cuộc
chiến tiền-Genève, từ 1945 đến 1954, để Pháp tái lập nền đô hộ của thực
dân Pháp ở Việt Nam, đưa Việt Nam trở lại vòng nô lệ Pháp, trong khi Mỹ
đã biết rõ chế độ thực dân Pháp đối với dân Việt Nam là như thế nào.
Lịch sử Việt Nam sẽ lên án hành động đế quốc thực dân này. Nếu chúng ta
coi Pháp là quân xâm lăng thì Mỹ cũng là kẻ xâm lăng không kém. Chỉ sau
khi Pháp thất trận Mỹ mới đưa ra chiêu bài giúp Việt Nam, bảo vệ nền tự
do (sic) của Nam Việt Nam trong khi, như chúng ta đã biết, theo Hiệp
định Genève về Đông Dương, Nam Việt Nam không phải là một quốc gia độc
lập mà chỉ là một vùng rút quân của Pháp và những lực lượng quân sự dưới
quyền Pháp, trong đó có lực lượng "Quốc gia", chờ ngày Tổng Tuyển Cử
trên toàn thể đất nước vào năm 1956."
"Ngày 30/4/1975 không chỉ
có nghĩa là ngày đất nước thống nhất, chủ quyền trở lại tay người Việt
Nam, mà còn là ngày người dân Việt Nam, trừ những kẻ có tâm cảnh phi dân
tộc hay tiếp tục nuôi dưỡng thù hận, bất kể thuộc chính kiến hay phe
phái nào, đều có thể hãnh diện ngẩng mặt nhìn thẳng vào mắt kẻ đối
thoại, bất kể là họ thuộc lớp người nào, ở địa vị nào, thuộc quốc gia
nào. Tôi ở phe thua trận, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ, cũng như ngày
30/4/1975, đã mang đến cho tôi một niềm hãnh diện được làm một người
Việt Nam, một người Việt Nam không "Quốc gia" không Cộng sản, không Nam
không Bắc, một người Việt Nam không từ bỏ gốc gác tổ tiên, không từ bỏ
lịch sử khi vinh khi nhục của quốc gia, và lẽ dĩ nhiên rất hãnh diện với
lịch sử chống xâm lăng của dân tộc. Khía cạnh tích cực nhất của ngày
30/4/75 là trên đất nước không còn cảnh bom đạn, cảnh đồng bào bắn giết
nhau, và nhất là đất nước đã vắng bóng quân xâm lược."
Giáo sư
Nguyễn Mạnh Quang (Giáo sư khoa Sử - địa ở miền Nam VN trước 1975, khoa
Lịch sử Hoa Kỳ tại Sở Học Chánh Tacoma, bang Washington, Mỹ) :
"Thật
tình mà nói, giới lãnh đạo quân sự và chính trị của hai chế độ đệ nhất
và đệ nhị VNCH là một lũ tay sai của Pháp đào tạo để phục vụ cho thực
dân Pháp cho nên trong máu họ mang tính tay sai lúc nào cũng nhìn trước
ngó sau ông chủ có vừa lòng hay phật ý cho nên khi nắm quyền lãnh đạo ở
Sàigòn nhưng mắt cứ để ý ở Washington, Paris, Rome. Trong số này cũng có
nhưng rất hiếm người có lòng với quốc gia dân tộc thì lại bị tập đoàn
Ngô Đình Diệm loại bỏ bằng nhiều hình thức. Trong quân đội và hành chánh
có nhiều người trẻ được đào tạo sau khi thực dân Pháp cáo chung, họ có
tài có tâm huyết song không phải là cấp chỉ đạo mà là những kẻ thừa hành
thì làm được gì vì quyền cao chức trọng nằm trong tay đám tay sai của
thực dân Pháp đào tạo quyết định. Đó là nguyên nhân thất bại của VNCH.
Đó là sự thực lịch sử."
Trong cuốn Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng hòa Foundation, Gs. Nguyễn Mạnh Quang đã ghi nhận:
“Mới
đây, trong tập Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng, do nhà xuất bản Văn Hóa ấn
hành vào tháng 3/2004 (tr. 127-149), tác giả Chính Đạo đã chứng minh rõ
ràng là chính phủ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm vi phạm Hiệp định Geneva
1954 với sự tiếp tay "vô điều kiện" của chính phủ Mỹ. Trên thực tế, Hiệp
ước Geneva 1954 chỉ là hiệp ước đình chiến quân sự giữa hai phe Việt
Minh và Pháp ký vào đêm 20 rạng ngày 21/7/1954; trong đó có điều khoản
sẽ tổ chức tổng tuyển cử trong vòng hai năm để quyết định thể chế chính
trị Việt Nam trong tương lai. Phe "Quốc gia Việt Nam" của Quốc trưởng
Bảo Đại và Thủ tướng Ngô Đình Diệm không được quyền thảo luận và cũng
không ký vào hiệp định này. Bởi thế, trong phiên họp khoáng đại cuối
cùng của Hội Nghị Geneva vào ngày 21/7/1954, Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ
(của chính quyền Bảo Đại) chỉ biết yêu cầu ghi vào biên bản rằng chính
phủ “Quốc gia Việt Nam” cực lực phản kháng việc ký vào hiệp ước, và từ
chối ký vào tuyên cáo chung. Sau đó, phe chính phủ “Quốc gia Việt Nam”
chẳng những không nhìn nhận Hiệp Ước Geneva, mà còn công khai vi phạm
điều khoản hiệp thương và điều khoản nói về tổng tuyển cử sẽ được tỏ
chức vào tháng 7 năm 1956 với lý do là không ký vào Hiệp Ước Geneva, và
cho rằng không thể có bầu cử tự do ở miền Bắc vĩ tuyến 17, rồi tự lập ra
một "nước" chống Cộng. Như thế, sự khai sinh của “Việt Nam Cộng hòa”
chỉ là thứ luật của kẻ mạnh. Các cường quốc trên thế giới ngán sợ sức
mạnh của siêu cường Mỹ đành phải quay mặt làm ngơ. …” (Nguyễn Mạnh
Quang, Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng hòa Foundation (Houston, TX:
Đa Minh, 1994), tr 26-27.)
Trong bài "Đặc tính nghịch thường của chính quyền 'Quốc gia' và lá cờ vàng ba sọc đỏ":
"Tính
cách nghịch thường của chính quyền Bảo Đại (1948-1955) cũng như chính
quyền Ngô Đình Diệm và các chính quyền khác ở miền Nam Việt Nam trong
những năm 1955-1975 là ở chỗ những thành phần lãnh đạo, các viên chức
cao cấp và nhân viên thừa hành trong các bộ, các nha, các sở cũng như
trong quân đội và các tổ chức phụ thuộc của các chính quyền này đều do
các thế lực ngoại bang nặn ra, nuôi dưỡng, trả lương và trang bị bằng
đồng tiền của người ngoại bang, được bảo vệ bằng quân đội của người
ngoại bang để thi hành những lệnh truyền của người ngoại bang với mục
đích phục vụ cho quyền lợi của người ngoại bang."
Tiến sĩ Hoàng Nguyên Nhuận, California, Mỹ:
“VNCH
được tiếng là quốc gia "dân chủ tự do" nhưng lại cũng từng là căn cứ
chứa hơn nửa triệu quân Mỹ! VNDCCH được tiếng là "nô lệ Nga-Hoa" nhưng
lại không hề có một căn cứ quân sự nào của Nga-Hoa. Năm 1959, Ngô đình
Diệm cảm thấy Miền Nam đã trở thành "nhất đái vạn đại" liền đem máy chém
truy lùng “VC nằm vùng” và khai sinh Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền
Nam, nhưng ba mươi năm hận thù chém giết đã không kết thúc bằng những
tòa án Nuremberg, Tokyo treo cổ hay tử hình khiếm diện những kẻ chiến
bại, hay thả cửa chém giết như ở Rwanda, Yugoslavia…. Một số người không
chịu thấy những điều đó. Cho nên ba mươi năm nay họ cứ ngồi nguyền rủa
Việt Nam, xỉ vả dân tộc Việt Nam tồi hèn hủ lậu thoái hóa chỉ vì cái tội
là sống dưới chế độ đã xua được quân ngoại nhập khỏi cõi bờ, chấm dứt
chiến tranh, thống nhất đất nước. Tủi nhục, hận thù, vô minh, vọng ngoại
đã biến họ thành những con bọ hung, những con sài lang chỉ thích những
gì thối tha lầy lụa. Tổ Quốc Ăn Năn của Nguyễn gia Kiểng, Việt Nam Chính
Sử của Nguyễn văn Chức hay những bài chính luận của Lâm Lễ Trinh, Tôn
thất Thiện, Sơn Điền Nguyễn viết Khánh... là những ví dụ.” (Ts. Hoàng
Nguyên Nhuận. “Để thay lời chúc Tết: Giã Từ Hoa Giáp Ất Dậu 1945-2005.”
Chuyển Luân, Hoa Kỳ Ngày 30/1/2006.)
Trong một bài viết khá hay
của ký giả có uy tín Wilfred Burchett: "Ho Chi Minh: An Appreciation".
Wilfred Burchett là một ký giả Úc nổi tiếng, đã từng được Ngoại Trưởng
Henri Kissinger nhờ làm trung gian liên lạc giữa Washington D.C. và Hà
Nội. Năm 1968, ông đã viết một cuốn sách có tính cách tiên đoán: “Việt
Nam Sẽ Thắng” (Vietnam Will Win) và năm 1977 ông xuất bản cuốn “Châu
Chấu Và Voi: Tại Sao Nam Việt Nam Sụp Đổ” (Grasshoppers and Elephants:
Why South Vietnam Fell). Theo Ts. Trần Chung Ngọc, ký giả Burchett viết
hay, không phải vì tác giả ca tụng chủ tịch Hồ Chí Minh, mà tác giả đã
viết về những gì đã tạo nên Bác Hồ: "Không phải thuần túy chỉ là Marx,
là Lenin hay Mao Trạch Đông, mà chính là lịch sử 2000 năm chống ngoại
xâm của Việt Nam đã tạo nên ông Hồ." Chúng ta hãy đọc vài đoạn trong bài
của Burchett:
“Chính sách của Mỹ là làm cho người Việt Nam cảm
thấy mình thuộc một sắc dân thấp kém (racial inferiors), không có quyền
về căn cước quốc gia (have no right for national identity). Họ thường bị
gọi là “gooks”, “slopes” và “dinks”, và trên những phúc trình chính
thức, làng Mỹ Lai trở thành “Thành phố hồng” (Pinkville) [có nghĩa là
thành phố CS] và dân làng bị tàn sát chỉ là “những người Á đông”
(oriental human beings) thôi mà. [với ý coi thường, miệt thị]
Sự
thực là người nông dân Việt Nam nghèo khó nhất, ngay cả thất học, về
phương diện văn hóa và đạo đức thường cũng cao hơn người Mỹ (Reality is
that the humblest Vietnamese peasant, even illiterate, is usually
culturally and morally superior to his American adversary.). Hắn ta biết
nhiều hơn về lịch sử đất nước của hắn – không chỉ vì đất nước hắn có
vài ngàn năm lịch sử nhiều hơn Mỹ để mà biết đến – mà vì những điều này
đã thấm vào trong người hắn từ sữa mẹ (literally absorbs it with his
mother’s milk). Ngay từ bé, hắn sống lên trong một môi trường tràn ngập
với những câu chuyện về gia tài lịch sử, hoặc được kể ngay khi còn nằm
trong lòng mẹ, hoặc qua những màn kịch diễn lại những trang sử oai hùng
của 2000 năm lịch sử chống ngoại xâm của những gánh hát di động, hoặc
những truyền thuyết về các “thần hoàng làng”, [thường là các anh hùng
giúp nước của xóm làng, được nhà Vua sắc phong], hoặc là những câu
chuyện về tổ tiên đã bảo vệ non sông như thế nào, hoặc là những chuyện
đau khổ của người dân bị đàn áp bởi ngoại nhân nên đòi hỏi một sự đứng
lên để chống đối v..v… Sự hiểu biết về 2000 năm tranh đấu chống kẻ xâm
lăng có đầy trong dòng máu của người nông dân chân lấm tay bùn nghèo khó
nhất. Chỉ một điều này cũng là một nguồn dũng cảm và sức chịu đựng vô
tận, một sự tin tưởng vào tương lai và coi thường những kẻ toan tính phá
vỡ những đức tính mà những chuyên viên trong cái “hồ tư duy” (think
tank) [của Mỹ] không thể hiểu được (The knowledge of two thousand years'
struggle against invaders is in the bloodstream of the humblest,
mud-stained peasant. This alone is an inexhaustible source of courage
and stoicism; of confidence in the future and contempt for those who try
to wreck the present-qualities incomprehensible to the "think tank"
specialists.).
Ông Hồ Chí Minh là mẫu mực thu nhỏ của tất cả
những điều trên. Và đúng là, cũng như một cái gì đó trong mỗi người Việt
Nam đều có trong Hồ Chí Minh, một cái gì đó trong Hồ Chí Minh đều có
trong hầu hết những người Việt Nam ngày nay, dấu ấn của ông trên dân tộc
Việt Nam thật là sâu đậm (Ho Chi Minh epitomizes all this. And just as
there was something of every Vietnamese in Ho Chi Minh so there is
something of Ho Chi Minh in almost every present-day Vietnamese, so
strong is his imprint on the Vietnamese nation.).
Một vấn đề mà
Tổng thống Nixon cũng như các vị tiền nhiệm có thể không lưu ý đến nhưng
chắc chắn là dân Việt Nam không thể không biết, đó là Hồ Chí Minh là
của toàn thể quốc gia Việt Nam (that Ho Chi Minh belongs to the whole
Vietnamese nation.) Không có một lằn danh giới nào ở vĩ tuyến 17 có thể
làm cho người dân miền Nam xa lìa Hồ Chí Minh dù rằng thủ đô được đặt ở
miền Bắc. Hồ Chí Minh đã được chấp nhận là lãnh tụ và là nguồn cảm hứng
cho mọi người Việt Nam – trừ số người đã lần lượt phục vụ những quan
thầy Nhật, Pháp, rồi Mỹ. (No line arbitrarily drawn along the 17th
parallel could divorce the people of the South from Ho Chi Minh because
his capital happened to be on the northern side of the line. Ho Chi Minh
was the accepted leader and source of inspiration for all Vietnamese -
except the handful who served Japanese, French and American masters in
turn.)"
Bài "Vietnam’s incomparable military leader" về vị thiên
tài quân sự Võ Nguyên Giáp của VN của G. Dunkel viết tháng 9 năm 2008,
đoạn kết trong bài của Dunkel như sau:
"Tuy nhiên, cuộc xâm lăng
của Mỹ chống Việt Nam vẫn tiếp tục trong dạng thức những ảnh hưởng khủng
khiếp, kéo dài, từ chất độc da cam, chất sát trùng khủng khiếp trải
trên nhiều vùng rộng lớn ở Việt Nam bởi không quân Mỹ. Ngay cả sau ba
thế hệ, 150,000 trẻ Việt Nam vẫn đau đớn bởi những dị dạng về thể chất
và tinh thần gây nên bởi chất độc da cam. Cuộc tranh đấu của Việt Nam
muôn năm! Đại Tướng Võ Nguyên Giáp muôn năm!"
(U.S. aggression
against Vietnam, however, still continues in the form of lingering,
terrible effects from Agent Orange, the herbicide spread over huge areas
of south Vietnam by the U.S. Air Force. Even after three generations,
150,000 Vietnamese children suffer from physical and mental
abnormalities caused by Agent Orange.
Long live Vietnam and its struggles! Long live Senior Gen. Vo Nguyen Giap!)
Tiến
sĩ người Mỹ, cựu sĩ quan Bộ quốc phòng, Lầu Năm Góc Daniel Ellsberg
trong cuốn Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers, Viking,
2002, tr.255:
“Không làm gì có chiến tranh Đông Dương thứ nhất
và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ.
Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một
cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp - Mỹ (1945-1954), sau đến toàn là Mỹ
(1954-1975). Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người
Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì
cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm,
kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ.
Cuộc
chiến đó không có gì là “nội chiến”, sau 1956 hay 1960, như nó đã không
từng là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng
hộ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả
lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định
về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì
không phải là một cuộc nội chiến.
Bảo rằng chúng ta “xía vào” cái
gọi là “đích thực là một cuộc nội chiến”, như hầu hết các tác giả Mỹ,
và ngay cả những người có khuynh hướng tự do chỉ trích cuộc chiến cho
rằng như vậy cho đến ngày nay, đơn giản chỉ là che giấu một sự thực đau
lòng hơn, và cũng chỉ là một huyền thoại như là luận điệu chính thức về
một “cuộc xâm lăng từ miền Bắc”.
Theo tinh thần Hiến Chương Liên
Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta công khai thừa nhận, đó là
một cuộc ngoại xâm, sự xâm lăng của Mỹ."
(There had been no First and Second Indochina Wars, just one continuous conflict for almost a quarter of century.
In
practical terms, on one side, it had been an American war almost from
its beginning: at first French-American, eventually wholly American. In
both cases it was a struggle of Vietnamese – not all of them but enough
to persist – against American policy and American financing, proxies,
technicians, firepower, and finally, troops and pilots.
It was no
more a “civil war” after 1955 or 1960 than it had been during the
US-supported French at colonial reconquest. A war in which one side was
entirely equipped and paid by a foreign power – which dictated the
nature of the local regime in its own interest – was not a civil war. To
say that we had “interfered” in what is “really a civil war”, as most
American writers and even liberal critics of the war do to this day,
simply screened a more painful reality and was as much a myth as the
earlier official one of “aggression from the North”. In terms of the UN
Charter and our own avowed ideals, it was a war of foreign aggression,
American aggression.)
Tại sao Daniel Ellsberg lại có thể viết
như vậy. Vì Ellsberg là viên chức trong chính quyền Mỹ, đã từng đọc
được những tài liệu mật nhất của Mỹ và biết rõ nhất về thực chất cuộc
chiến ở Việt Nam. Chính ông là người đã tiết lộ tài liệu Lầu Năm Góc. Và
ông viết đoạn trên năm 2002 chứ không phải là trong thời kỳ chống chiến
tranh xâm lược sôi nổi trên đất Mỹ. Nếu chúng ta đã đọc một số những
sách viết về Chiến tranh Việt Nam, viết sau 1975, của các học giả và cựu
quân nhân Mỹ, thì chúng ta sẽ thấy rằng đa số đồng ý với Daniel
Ellsberg về điểm này.
Sau đây là một tài liệu khác về bản chất
của cuộc chiến ở Việt Nam cách đây trên 30 năm. Trong cuốn Chiến Tranh
Việt Nam Và Văn Hóa Mỹ (The Vietnam War and American Culture, Columbia
University Press, New York, 1991), John Carlos Rowe and Rick Berg đã
trích lại lời của Ts. Noam Chomsky với vài chú thích, ghi nhận, và ý
kiến riêng, trang 28-29:
"Cho tới năm 1982 – sau nhiều năm tuyên
truyền liên tục mà hầu như không có tiếng nói chống đối nào được phép
đến với đại chúng – trên 70% dân chúng vẫn coi cuộc chiến (ở Việt Nam)
“căn bản là sai lầm và phi đạo đức”, chứ không chỉ là “một lỗi lầm.”
Tưởng
cũng nên nhớ lại vài sự kiện. Mỹ đã dính sâu vào nỗ lực của Pháp để tái
chiếm thuộc địa cũ của họ, biết rằng kẻ thù là phong trào quốc gia của
Việt Nam. Số tử vong vào khoảng nửa triệu. Khi Pháp rút lui, Mỹ lập tức
hiến thân vào việc phá hoại Hiệp định Genève về Đông Dương năm 1954,
dựng lên ở miền Nam một chế độ khủng bố, cho đến năm 1961, giết có lẽ
khoảng 70000 “Việt Cộng”, gây nên phong trào kháng chiến mà từ 1959 được
sự ủng hộ của nửa miền Bắc tạm thời chia cắt bởi Hiệp định Genève về
Đông Dương mà Mỹ phá ngầm.
Trong những năm 1961-62, Tổng thống
Kennedy phát động cuộc tấn công thẳng vào vùng quê Nam Việt Nam với
những cuộc thả bom trải rộng, thuốc khai quang trong một chương trình
được thiết kế để lùa hàng triệu người dân vào những trại tập trung, nơi
đây họ được bảo vệ bởi những lính gác, dây thép gai, khỏi quân du kích
mà Mỹ thừa nhận rằng được dân ủng hộ.
Mỹ tuyên bố là đã được "mời
đến", nhưng như tờ London Economist đã nhận định chính xác: “Một kẻ xâm
lăng là một kẻ xâm lăng trừ phi được mời bởi một chính phủ hợp pháp.”
Mỹ chưa bao giờ coi những tay sai mình dựng lên là có quyền hợp pháp như
vậy, và thật ra Mỹ thường thay đổi những chính phủ này khi họ không có
đủ thích thú trước sự tấn công của Mỹ hay tìm kiếm một sự dàn xếp trung
lập được mọi phía ủng hộ nhưng bị coi là nguy hiểm cho những kẻ xâm
lăng, vì như vậy là phá ngầm căn bản cuộc chiến của Mỹ chống Nam Việt
Nam. Nói ngắn gọn, Mỹ xâm lăng Nam Việt Nam, ở đó Mỹ đã tiến tới việc
làm ngơ tội ác xâm lăng với nhiều tội ác khủng khiếp chống nhân loại
trên khắp Đông Dương."
(As late as 1982 – after years of
unremitting propaganda with virtually no dissenting voice permitted
expression to a large audience – over 70% of the general population (but
far fewer “opinion leaders”) still regarded the war as “fundamentally
wrong and immoral,’ not merely “a mistake”.
It is worth recalling
a few facts. The US was deeply committed to the French effort to
reconquer their former colony, recognizing throughout that the enemy was
the nationalist movement of Vietnam. The death toll was about half a
million. When France withdrew, the US dedicated itself at once to
subverting the 1954 Geneva settlement, installing in the south a
terrorist regime that killed perhaps 70000 “Viet Cong” by 1961, evoking
resistance which, from 1959, was supported from the northern half of the
country temporarily divided by the Geneva settlement that the US had
undermined.
In 1961-1962, President Kennedy launched a direct
attack against rural South Vietnam with large-scale bombing and
defoliation as part of a program designed to drive millions of people to
camps where they would be “protected” by armed guards and barbed wire
from the guerillas whom, the US conceded, they were willinggly
supporting. The US maintained that it was invited in, but as the London
Economist accurately observed, “an invader is an invader unless invited
in by a government with a claim to legitimacy.” The US never regarded
the clients it installed as having any such claim, and in fact it
regularly replaced them when they failed to exhibit sufficient enthusiam
for the American attack or sought to implement the neutralist
settlement that was advocated on all sides and was considered the prime
danger by the aggressors, since it would undermine the basis for their
war against South Vietnam. In short, the US invaded South Vietnam, where
it proceeded to compound the crime of aggression with numerous and
quite appalling crimes against humanity throughout Indochina.)
Giáo
sư Mortimer T. Cohen đã châm biếm trong cuốn From Prologue To Epilogue
In Vietnam , xuất bản năm 1979, trang 227 và 251, như sau:
“Nhưng
Eisenhower nói rằng trong một cuộc bầu cử tự do, 80% dân chúng sẽ bầu
cho Hồ Chí Minh thay vì Bảo Đại. Diệm có khá gì hơn Bảo Đại không? Làm
sao mà khá hơn? Không một người nào ở Việt Nam có thể thắng Hồ Chí Minh
trong cuộc Tổng Tuyển Cử tự do. Ông ta là George Washington của nước
Việt Nam. Giáo sư Brown gọi ông ta là một kẻ “phản bội”, nhưng trong 15
năm, từ 1954 đến khi ông ta chết vào tháng 9/1969, cái tên phản bội này
sẽ thắng bất cứ ứng cử viên nào khác. Các ông không thể đánh bại một
người có tên tuổi bằng một người không tên tuổi...
Nhiều sử gia
lý luận như các luật sư – hay giáo sư đại học - nhấn mạnh là: Vì Việt
Nam Cộng hòa không ký Hiệp định Genève về Đông Dương cho nên không có
bổn phận phải hợp tác trong việc tổ chức bầu cử để thống nhất đất nước.
Điều này giống như là một tên hiếp dâm bảo nạn nhân là cô ta đã làm hư
hại xe của hắn. Chuyện làm hư hại xe chẳng liên hệ gì đến chuyện hiếp
dâm. Lý do mà hắn hãm hiếp là vì hắn muốn làm tình. Lý do Diệm không
muốn có cuộc Tổng Tuyển Cử là vì ông ta nghĩ rằng mình sẽ thua...”
(But
Eisenhower knew then that 80 percent of the people in a free election
would vote for Ho Chi Minh over Bao Dai. Would Diem do any better than
Bao Dai? Why should he? No one in Vietnam could beat Ho Chi Minh in an
open election. He was the George Washington of the nation. Professor
Brown calls him a “traitor”, but for fifteen years, from 1954 to his
death in September of 1969, this traitor would have easily won over any
other candidate. You can’t beat somebody with nobody...
Several
historians, arguing like lawyers – or professors – insist that because
the Republic of Vietnam had not signed the Geneva Accord, it was not
obligated to cooperate in holding elections for unification. It’s like a
rapist telling the victim she damaged his car. This had nothing to do
with it. The reason he does what he does is he wants to copulate. The
reason Diem did not hold unification elections was that he thought he’d
lose them...)
Trong giai đoạn đấu tranh giằng co với Việt Nam
trong hội nghị Paris, khi “tổng thống” ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu van
xin cho mình khỏi phải ký tên vào Hiệp định Paris về Việt Nam vì ông ta
bảo rằng đây là hiệp định “bán đứng miền Nam cho Cộng sản”, thì có một
lần Nixon đã nói với Kissinger:
"Không thể để có cái đuôi chó phản lại cái đầu con chó được."
Và sau đó Thiệu vẫn phải nhịn nhục ký vào Hiệp định Paris về Việt Nam
và biết dù không ký thì ông ta vẫn sẽ bị gạt ra và hiệp định vẫn sẽ được
thực thi như bình thường, thậm chí ông ta có thể bị gì đó, gương Ngô
Đình Diệm sờ sờ trước mắt. Theo Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Tiến Hưng, cựu
Tổng trưởng Kế hoạch và Phát triển của ngụy quyền Sài Gòn, giáo sư đại
học Harvard tại Mỹ trong cuốn “Hồ sơ mật Dinh Độc Lập” (The Palace File)
xuất bản năm 1986 thì trong thời điểm đó Mỹ đã nhiều lần gởi thơ yêu
cầu, bắt buộc, và đe dọa (thậm chí đe dọa tính mạng) Thiệu phải ký vào
hiệp định.
Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, cựu phụ tá Tổng
tham mưu trưởng quân ngụy Sài Gòn, là một trong số 16 nhân vật
lãnh đạo chức lớn nhất trong chế độ ngụy quyền còn ở lại khi Sài
Gòn được giải phóng tháng 4/1975, trả lời phóng viên của đài BBC Việt
ngữ:
"Pháp đã ở Việt Nam 100 năm. Pháp đi sau Hiệp định Genève thì Mỹ lại nhảy vô.
Tôi
nói thật, trong tất cả các đời tổng thống Việt Nam Cộng hòa, ai
mà Mỹ không ưa thì người ấy bị hất đổ ngay. Ở miền Nam này,
đã xảy ra không biết bao nhiêu cuộc đảo chánh - mười mấy lần
chứ có ít đâu.
Tụi tôi trong quân đội, học ở Mỹ, học
tiếng Mỹ, đi thăm Mỹ... đủ hết. Rồi tụi tôi cũng có nhiều bạn
Mỹ rất tốt bụng, nhưng với Mỹ thì tôi vẫn không có bằng
lòng. Thậm chí lần đi thăm đại bản doanh Cục Tình báo Trung
ương (CIA) bên đó, thấy sợ hơn là thấy thích.
Người Mỹ
họ có đường lối của họ: đó là họ phải nắm chỉ huy ở miền
Nam này. Họ chỉ huy trong mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế
tới ngoại giao... Mỹ nắm hết. Rồi chính Mỹ đã bỏ miền Nam
Việt Nam."
Lý Tống, cựu phi công Không quân ngụy, từng ngồi tù
Cộng sản nhiều lần, là một người chống Cộng cực đoan, khi trả lời phỏng
vấn trong diễn đàn X-cafe đã thú nhận: "... Chẳng hạn như Việt Nam Cộng
hoà trước đây, cũng vì lệ thuộc vào Mỹ nên cuối cùng nó cho chết lúc nào
thì chết.”
Tác giả Micheal McLear trong quyển sách "Vietnam, the
ten thousand day war", NXB Thames Methuan, London, xuất bản năm 1982 đã
ghi nhận một số câu nói của tổng thống ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu:
"Nếu
Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày,
một tháng hay một năm mà chỉ sau 3 giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc
Lập!"
"Mỹ còn viện trợ, thì chúng tôi còn chống Cộng."
"Tôi chỉ là một tổng thống nghị gật." (yes-man)
Cựu
phó tổng thống ngụy quyền Nguyễn Cao Kỳ trả lời trong cuộc phỏng vấn
Báo Thanh Niên số Xuân Ất Dậu năm 2005 đã thẳng thắn thừa nhận:
"Ông
Mỹ lúc nào cũng đứng ra làm kép chính, chúng tôi không có quyền lực và
vai trò gì quan trọng, vì vậy nhiều người cho đây là cuộc chiến tranh
của người Mỹ và chúng tôi chỉ là những kẻ đánh thuê."
Trích đoạn
bài viết "Một Bí Ẩn Cần Tiết Lộ Trong Chuyện Bức Tử Miền Nam Năm 1975"
của tác giả Trần Viết Đại Hưng, một cựu sĩ quan ngụy quân và đang hoạt
động chống Cộng ở Lawndale, Mỹ:
"Trong thời Chiến tranh Việt Nam,
báo chí Mỹ phanh phui là Thiệu cùng với đàn em là Trung tướng Đặng văn
Quang, đã buôn bán Bạch phiến làm giàu. Thứ trùm ma túy như Thiệu thì
làm gì mà có chuyện yêu nước thương dân. Gặp thời loạn lạc, làm cai thầu
chống Cộng, Thiệu chỉ có một việc duy nhất là vơ vét cho đầy túi tham
mà thôi. Đến khi quốc gia hưng vong thì lòi ngay ra bản chất ti tiện hèn
nhát, đúng là " có cháy nhà " mới " lòi mặt chuột " Nguyễn văn Thiệu.
Phó
tổng thống Nguyễn cao Kỳ cũng chẳng có gì khá hơn, trong cuốn hồi ký "
Việt Nam máu lửa quê hương tôi" , cựu thiếu tướng Đỗ Mậu đã chỉ ra rằng
ông Kỳ và bà chị ruột là Nguyễn thị Lý đã buôn lậu thuốc phiện từ Lào về
bán. Đúng là hai gương mặt cai thầu chống Cộng do Mỹ dựng lên là Nguyễn
văn Thiệu và Nguyễn cao Kỳ chẵng có tay nào sáng sủa, toàn là thứ buôn
lậu ma túy. Phải đợi tới những ngày cuối tháng 4 năm 1975 mới thấy rõ tư
cách hèn kém của hai tay này. Bỏ quân leo phi cơ mà chạy không một chút
liêm sỉ và danh dự của người lãnh đạo.
Thiệu và Kỳ sẽ còn bám
víu quyền lực nếu ngày nào còn viện trợ của Mỹ mà thôi. Công tâm mà nói,
đúng ra vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975, Nguyễn cao Kỳ tính làm
một cuộc đảo chánh chính phủ Dương văn Minh mới thành lập để đối đầu với
Bắc quân. Dĩ nhiên là người Mỹ biết chuyện đó và trùm CIA ở Saigòn lúc
đó là ông Polgar đã cảnh cáo Kỳ là không được lộn xộn, Kỳ nghe như thế
thì riu ríu vâng lời vì đã nhiều năm làm việc với người Mỹ, Kỳ hiểu rằng
nếu cứng đầu, bướng bỉnh cãi lại Mỹ thì chỉ mang họa vào thân. Trước
đây khi ép buộc Tổng thống Thiệu ký Hiệp định Paris về Việt Nam vào
tháng 1 năm 1973, Tổng thống Nixon cũng gửi nhiều bức thư cho Thiệu,
cảnh cáo Thiệu là nên nghe lời Mỹ mà ký, chứ nếu không thì sẽ chịu số
phận thê thảm của Tổng thống Diệm. Những lời hù dọa này đã có kết quả:
Nguyễn văn Thiệu đồng ý ký vào Hiệp định Paris về Việt Nam dù bản thân
Thiệu cũng biết đây là hiệp định bán đứng miền Nam cho Cộng sản. (Xin
đọc kỹ cuốn sách Hồ sơ mật Dinh Độc Lập của tiến sĩ Nguyễn tiến Hưng để
coi lại những bức thư mà Nixon viết cho Thiệu nhằm thuyết phục và hăm
dọa Thiệu ký). Trùm Xịa Polgar không muốn Kỳ đảo chánh để đối đầu với
Bắc quân vì làm như thế là cản trở chuyện giật sập VNCH của Mỹ thế
thôi."
"Việt Nam Cộng hòa chiến đấu chống Cộng sản trong suốt 21
năm ( 1954-1975) . Miền nam được sự bảo trợ kinh tế và quân sự của Mỹ,
tiếc rằng Mỹ không đóng vai trò một đồng minh tin cẩn, nhiệt thành mà Mỹ
là hiện thân của một ông chủ thô bạo, tiền hậu bất nhất để rồi mới đưa
đến thảm kịch 30 tháng 4.
Mỹ thất bại với Việt Cộng là vì đánh
giá quá thấp khả năng chiến đấu của Việt Cộng, đã không làm tròn vai trò
đồng minh với Việt Nam Cộng hòa mà chỉ độc đoán điều hành sắp đặt mọi
việc. Người lính Mỹ mắt xanh mũi lõ có mặt trên đất nước Việt Nam cũng
không khác gì hình ảnh của lính Pháp viễn chinh ngày xưa. Thêm vào đó,
Mỹ không muốn tìm một người lãnh đạo quốc gia có tư cách để cùng chống
Cộng vì những người này đôi khi xung khắc với đường lối của Mỹ, cho nên
Mỹ chỉ muốn tìm tay sai để sai bảo cho dễ và những tên tay sai thì
thường mất tư cách, tham nhũng, làm suy yếu tiềm năng chống Cộng. Viện
trợ của Mỹ trước đây đổ vô miền Nam như đổ vô cái thùng không đáy vì tệ
nạn tham nhũng mà đứng đầu là vua tham nhũng Nguyễn Văn Thiệu. Thượng
bất chánh thì hạ tắc loạn, toàn miền Nam trở thành những ổ tham nhũng
khắp mọi ngành làm tiêu hao sinh lực trong công cuộc chống Cộng sản. Phó
tổng thống Trần Văn Hương hồi đó cũng đã than thở về chuyện tham nhũng
một cách cay đắng, ‘Diệt hết tham nhũng thì lấy ai ra mà làm việc?’”
Cựu phó thủ tướng ngụy Đỗ Mậu:
"Phó tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ và chị ruột là Nguyễn Thị Lý buôn lậu thuốc phiện từ Lào về bán, bị CIA Mỹ chụp hình được."
Cựu sĩ quan ngụy Đặng Văn Nhâm:
"Tướng Trưởng và các đồng đội của tôi ai được chụp hình với lính Mỹ thì rất là hãnh diện, lên mặt."
Cựu sĩ quan ngụy Trần Văn Đôn:
"Miền Nam không ra gì cả, rối rắm lắm. Hai ông Thiệu, Kỳ thì do Mỹ dựng lên."
Tác
giả James Stuart Olson trong quyển sách "Historical Dictionary of the
1970s", xuất bản năm 1999, NXB Greenwood Press, tr. 350:
"Tuy
nhiên, lực lượng hoạt động đằng sau Chiến tranh Việt Nam lại là một
phong trào dân tộc mãnh liệt do Hồ Chí Minh lãnh đạo, phong trào đã đánh
bại Pháp trong trận Điện Biên Phủ năm 1954 và phá tan đế quốc Pháp ở
Đông Dương. Người Việt đã chiến đấu 2000 năm chống ngoại xâm - trong đó
có Trung Quốc, Nhật, và Pháp - và đa số người Việt coi người Mỹ đơn giản
là sự hiện diện mới nhất của giặc ngoại xâm trên quốc gia của họ."
("The
moving force behind the Vietnam War, however, was a fierce nationalism
let by Ho Chi Minh, the man who had defeated the French at the Battle of
Dienbienphu in 1954 and destroyed the French empire in Indochina. The
Vietnamese had spent more than 2,000 years battling foreign interlopers
in their country - including the Chinese, the Japanese, and the French -
and most Vietnamese simply saw the Americans as the latest alien
presense in their nation.")
Tác giả Michael Bibby trong tư liệu "The Vietnam War and Postmodernity", NXB Đại học Massachusetts, xuất bản năm 2000, tr. 202:
“Việt
Nam là một cuộc chiến tranh du kích được thực hiện trong một phong trào
giải phóng dân tộc với sự hỗ trợ của đa số các công dân Việt Nam...Do
chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ tạo bởi các cuộc đấu tranh như vậy, khó có thể
đánh bại được các phong trào này...”
("Vietnam was a guerilla
war carried out as a part of national liberation movement that had the
support of the majority of its citizens...Because of the intense
nationalism generated by such struggles, it is difficult to defeat these
movements...")
Trong tác phẩm "History Study Guides, The Vietnam War", NXB Barnes & Noble:
“Mỹ
đã thất bại trong cuộc chiến tại Việt Nam phần lớn là do quyết tâm của
Việt Cộng và sự ủng hộ rộng rãi của người dân Nam Việt Nam đối với họ.”
("The
United States lost the war in Vietnam in large part due to the Viet
Cong’s tenacity and its widespread popularity with the South
Vietnamese.")
Tác giả Frances FitzGerald trong quyển "Fire in
the Lake - The Vietnamese and the Americans in Vietnam", NXB Vintage
Books, xuất bản năm 1972, tr. 549:
“Chiến thắng của họ [Mặt trận
Dân tộc Giải phóng miền Nam]... là chiến thắng của dân tộc Việt Nam -
người Bắc cũng như người Nam. Khác xa với một cuộc nội chiến, cuộc đấu
tranh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là một sự khẳng định
nguyên tắc thống nhất dân tộc mà chính quyền Sài Gòn đã tuyên bố ủng hộ
và phản bội.”
("Their victory [NLF] would be...the victory of
the Vietnamese people - northerners and southerners alike. Far from
being a civil war, the struggle of NLF was an assertion of the principle
of national unity that the Saigon government has endorsed and betrayed")
Cựu thiếu tướng ngụy quân, phó thủ tướng ngụy quyền Đỗ Mậu:
"Người
vẽ ra lá cờ vàng ba sọc đỏ là Linh-mục dòng Tên Trần Hữu Thanh, người
chấp nhận là Quốc Trưởng Bảo Đại, ông ta là con nuôi của Khâm-sứ người
Pháp Jean Charles." (Đỗ Mậu, "Tâm Thư" , Hòa Trân và Thân Hữu xuất bản,
Houston, Mỹ, 1995)
Đó là những quan điểm khác nhau của nhiều tầng
lớp, phe phái, chiến tuyến, màu sắc khác nhau, từ những cuốn sách, tài
liệu khác nhau, từ nhiều thời điểm khác nhau. Có nguồn trong thời chiến,
có nguồn sau thời chiến, có những nguồn nghiên cứu mới đây nhất v.v.
cũng đều nói lên bản chất của cuộc kháng chiến chống Pháp, kháng chiến
chống Mỹ của Việt Nam. Ai là chính nghĩa, ai là phi nghĩa, ai là tự vệ,
ai là xâm lược, ai là nạn nhân, ai là giặc, ai là ngụy, ai là bán nước
v.v. chẳng liên quan gì tới chuyện kết quả thắng thua hay "lý lẽ của kẻ
thắng", "thắng làm vua, thua làm giặc".
Không phải chỉ có người
Cộng sản, người Việt Nam, người trong cuộc chiến nói vậy, mà những người
ngoài cuộc chiến và những người chống Cộng, thuộc ngụy quyền cũ cũng có
quan điểm tương tự. Như vậy là những người không chiến thắng, những
người khách quan bên ngoài, và những người không liên quan tới Cộng sản,
không liên quan tới Việt Nam, cũng có quan điểm như thế. Họ cũng không
liên quan gì tới Ban tuyên giáo hay ban biên tập sách giáo khoa hay các
nhà sử học, các viện sử học tại Việt Nam.
Vấn đề đại đoàn kết dân tộc
Sự hiểu biết, đả
thông tư tưởng sẽ thắt chặt tình đoàn kết. Sự tránh né, không dám nói,
sẽ làm cho người ta vẫn khăng khăng giữ quan điểm méo mó về cuộc chiến
chống ngoại xâm của dân tộc, và sẽ không bao giờ có đoàn kết dân tộc.
Ai
cũng biết mối hiểm họa, nguy cơ tiềm tàng trực tiếp nhất và khá nguy
hiểm của dân tộc ta hiện nay chính là bọn bành trướng Trung Quốc. Nhất
là với tình hình thực tế ngày nay họ đang có tranh chấp chủ quyền với
Việt Nam, và công khai lên tiếng tuyên bố chủ quyền của VN. Vì vậy quốc
gia số 1 phải đề phòng ngày nay chính là Trung Quốc.
Mỹ đã thua
đau, thua nặng, thảm bại và bây giờ chỉ còn dám ngồi bên kia bờ đại
dương chửi bới, xuyên tạc, vu khống cáo buộc việc này việc kia chứ không
còn xâm lược Việt Nam như trước 1975 nữa. Ta và họ không còn xung đột
hay mâu thuẫn nào về lãnh thổ. Họ và ta hiện nay chỉ có khác biệt về
chính kiến quan điểm chính trị và một số lợi ích khác. Còn Trung Quốc
thì là có xung đột và mâu thuẫn trực tiếp về chủ quyền lãnh thổ, lãnh
hải. Do đó, TQ đích thực là cái gai trong mắt của ta và phải đề phòng
cảnh giác cao nhất, ưu tiên đặt vào tầm ngắm nhất.
Vì vậy hòa hợp
dân tộc, đại đoàn kết toàn dân tộc (đây là chủ trương lớn của Đảng và
Nhà nước, đã được thể hiện rõ qua nghị quyết 36 của Bộ Ngoại giao), đặc
biệt việc hòa giải dân tộc với những người đã từng cầm súng theo giặc,
đã từng ở phía bên kia chiến tuyến bại trận của Pháp - Mỹ, là một vấn đề
quan trọng. Đối với giặc Pháp, Mỹ thì chúng ta còn bỏ qua được thì
không có lý nào người Việt với nhau mà lại không thể bỏ qua, ôm mãi hận
thù thì làm sao mà vui sống.
Tuy nhiên, không thể "hòa hợp hòa
giải dân tộc" bằng cách xuyên tạc lịch sử, viết lại lịch sử, bóp méo
lịch sử hầu làm hài lòng những người mà mình cần đoàn kết, hòa giải.
Tương tự, dù ta hòa giải, khép lại quá khứ hướng về tương lai với Pháp -
Mỹ thì quan điểm của ta vẫn nhất quán: Cuộc kháng chiến chống Pháp - Mỹ
là cuộc chiến mà dân tộc Việt Nam tự vệ chống lại sự xâm lăng của Pháp -
Mỹ để giành trọn vẹn độc lập và thống nhất non sông. Cuộc trường chinh
giải phóng dân tộc hơn 30 năm là mốc son sáng chói nhất, là 2 cuộc kháng
chiến oanh liệt, vẻ vang và đáng tự hào nhất trong lịch sử dân tộc. Có
tầm vóc quốc tế và tầm vóc lịch sử lớn nhất. Tác động đến cục diện thế
giới lớn nhất.
Dù Việt Nam hòa giải với Trung Quốc, “16 chữ
vàng”, “4 tốt” này kia thì quan điểm lịch sử của VN vẫn nhất quán: 1000
năm Bắc thuộc, 20 năm bị giặc Minh đô hộ, và 1 tháng xâm lược toàn tuyến
biên giới phía Bắc Việt Nam. Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý
Thường Kiệt, Quang Trung là anh hùng. Lê Chiêu Thống, Hoàng Văn Hoan là
Việt gian, phản quốc, bán nước. Dù quan hệ Việt – Trung có “hòa giải hòa
hợp” đến thế nào, hay dù VN khi đàm phán bình thường hóa quan hệ đã
cùng Trung Quốc ký vào hiệp nghị “không tuyên truyền chống nhau” thì
sách giáo khoa lịch sử trung học, lớp 12 của Việt Nam ngày nay vẫn ghi
rõ: Trung Quốc đã xâm lấn biên giới phía Bắc, Quân đội Nhân dân Việt Nam
đã đánh lùi quân Trung Quốc và thành công bảo vệ biên giới phía Bắc.
Bất kể Trung Quốc có quan điểm xuyên tạc thế nào.
Dù Việt Nam đã
bỏ qua cho những tội ác của Khmer Đỏ, ít nhắc lại, khép lại, vị tha,
nhưng lịch sử VN vẫn nhất quán: Khmer Đỏ đã xâm lược, quấy phá, giết
chóc, tàn sát, đốt nhà, gây kinh hoàng khắp các làng mạc của người Việt
nơi biên giới Tây Nam, gây ra cuộc thảm sát Ba Chúc. Phân biệt chủng
tộc, kỳ thị người Việt, và giết hại Việt kiều ở Campuchia. Diệt chủng
người dân bao gồm cả người Việt và người Miên ở Campuchia. Âm mưu thông
đồng với Trung Quốc dồn VN vào thế gọng kìm, đe dọa an ninh quốc phòng
của VN từ cả phía Nam, phía Bắc. Trung Quốc đã viện trợ, cố vấn, đỡ đầu,
chỉ đạo cho đàn em Khmer Đỏ xâm lấn và tàn phá biên giới Tây Nam của
Việt Nam, đánh sâu vào trong lãnh thổ VN. Pol Pot ngang ngược tuyên bố
chủ quyền lên trên Thành phố Hồ Chí Minh và đảo Phú Quốc của Việt Nam.
Bất kể Trung Quốc, Hoa Kỳ, tàn dư Khmer Đỏ, hay ai trên thế giới này có
quan điểm lệch lạc ra sao.
Không thể "đại đoàn kết dân tộc" bằng
cách giải thích lại lịch sử theo cảm tính của mình, theo ý thích của
mình. Việc cố tình xuyên tạc hoặc ngộ nhận méo mó lịch sử của một số
người chỉ đào sâu thêm hố ngăn cách. Vấn đề đại đoàn kết toàn dân cần
phải bắt đầu từ sự hiểu biết và nhận thức đúng đắn, chính xác về lịch sử
theo quan điểm của dân tộc, lợi ích của dân tộc, dựa trên nền tảng
truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam, và sự khách quan
chính trực, trung thực đúng đắn, hợp lý hợp tình.
Chứ không thể
chỉ vì muốn lật đổ nhà nước Việt Nam, giải tán Đảng Cộng sản Việt Nam mà
cố ý tuyên truyền xuyên tạc chỉ để tước bỏ đi một công lao của Đảng,
làm mất đi một sự chính danh, chính nghĩa, chính thống, một tư cách lãnh
đạo của Đảng.
Cũng không thể chỉ vì mặc cảm trước những quá khứ
xa xưa, sợ mang tiếng, sợ chê cười, mà tự lừa dối bản thân và dạy sai
con cháu mình cho khỏi mất mặt.
Con cháu chúng ta sẽ chê cười và
xem thường chúng ta khi chúng lớn lên tìm hiểu kỹ lại qua các sách vở
tài liệu và thấy chúng ta dối trá với chúng, dạy sai chúng chỉ vì cái
“Tôi”, chỉ vì mặt mũi, danh dự ảo, danh vọng hão không có thật của chúng
ta.
Chúng sẽ càng tôn trọng chúng ta khi chúng ta thẳng thắn dạy
thật cho chúng lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, chúng trưởng thành
sẽ hiểu hoàn cảnh, thời cuộc, thời thế lúc ấy nó như vậy thì có thể
thông cảm, và sẽ càng cảm phục, tôn trọng chúng ta có dũng khí, có can
đảm dám chấp nhận sự thật, dám vượt qua quá khứ, và chiến thắng chính
mình để nói ra sự thật, nói ra lẽ phải. Không giả dối, không bóp méo,
không bao biện, có sao nói vậy.
Trước 1975, trong hàng ngũ người
Việt đi lính cho Pháp + Mỹ, phục vụ cho Pháp + Mỹ không phải ai cũng
thật tâm bán nước. Đa số họ bị bắt lính. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi bị
Mỹ bắt lính đã phải trốn lánh khắp nơi, nếu không nhờ đại tá Lưu Kim
Cương, bạn thân của ông che chở thì Trịnh Công Sơn có lẽ cũng đã trở
thành 1 lính ngụy rồi. Tình hình thực tế lúc đó phải công tâm nhìn nhận
rằng có nhiều trường hợp hoàn cảnh, thời cuộc đã đẩy nhiều người đi lính
cho giặc. Huống hồ Mỹ liên tục bắt lính và có cả một hệ thống cưỡng
bách quân dịch quy mô và nghiêm khắc, do đó có nhiều trường hợp thanh
niên miền Nam không có sự tự do lựa chọn, nếu họ không ra bưng kháng
chiến thì phải đi lính cho giặc.
Ngoài hệ thống cưỡng bách quân
dịch, Pháp - Mỹ còn có một bộ máy truyền thông, sách báo, giáo dục, đội
ngũ tâm lý chiến, ca nhạc tâm lý chiến, phát thanh, truyền hình, quân
trường hùng hậu, to lớn để mặc tình tẩy não và nhồi sọ. Và một hệ thống
“từ thiện”, “nhân đạo”, tiếp tế thực phẩm, thức uống, quần áo, đồ ấm,
thuốc men, chích ngừa, y tế v.v. để mị dân và xoa dịu phần nào sự phẫn
nộ, căm ghét của sinh viên, quần chúng. Và một hệ thống lương bổng, tiền
thưởng hấp dẫn, kích thích, cần thiết cho nhu cầu của người nghèo.
Ngoài
những người bị bắt lính, trốn lính – đào ngũ bất thành, vì hoàn cảnh,
vì tình thế, bị lợi dụng, hoặc bị đưa vào cái thế phải đi lính ngụy,
phải lo đút lót, chạy chọt để được làm “lính kiểng” không phải ra trận,
thì một thiểu số khác vì kém nhận thức, không có trình độ chính trị vững
vàng nên bị Pháp, Mỹ nhồi sọ chống Việt Minh, chồng Hồ Chí Minh, chống
Việt Cộng, chống Cộng sản. Phá hoại tư tưởng, đầu độc, tẩy não làm biến
dạng nhận thức của họ.
Trong hàng ngũ quân ngụy không phải ai
cũng là xấu, không phải ai cũng muốn bán nước, phản quốc, không phải ai
cũng chiến đấu vì đồng lương của giặc ngoại xâm. Có rất nhiều người rất
mơ hồ về việc Pháp, Mỹ xâm lược Việt Nam, họ chỉ cho rằng Pháp, Mỹ đem
quân vào VN là để chống Cộng, chống Hồ Chí Minh, chống Việt Minh, Việt
Cộng thôi chứ “không phải là xâm lược”.
Có thể do kém chính trị,
nhận thức kém, không đủ yêu nước, yêu bản thân hơn yêu đất nước, yêu cái
“Tôi” hơn yêu Tổ quốc, hoặc do bị tẩy não và nhồi sọ trong trường học,
trong gia đình, qua truyền thông sách báo, và nhất là các quân trường
năm này qua tháng nọ, nên họ hoàn toàn không ý thức được là mình đang
cầm súng chiến đấu cho giặc ngoại xâm, không hiểu là bản thân đang bị
chính phủ hiếu chiến Pháp - Mỹ sử dụng như những bia thịt đỡ đạn cho
lính Pháp, lính Mỹ đỡ thương vong.
Họ chiến đấu mà cứ nghĩ mình
đang chiến đấu cho “tiền đồn tự do”, CS chúng “ác” lắm nên ta phải tiêu
diệt chúng, “miền Bắc xâm lăng và cưỡng chiếm miền Nam”, địch đánh ta
nên ta phải đánh lại, đi lính vì quá nghèo, vì sinh kế, vào quân ngũ để
thỏa chí tang bồng hồ hải v.v. Chứ họ không nghĩ rằng mình bán nước,
phản quốc hay gì cả.
Tôi tôn trọng rất nhiều người Việt trong
hàng ngũ Pháp, Mỹ trước 1975. Ví dụ như tướng Dương Văn Minh đã biết
thức thời và đầu hàng, sau này ông cũng không còn hoạt động chống đối
nữa. Cựu Phó tổng thống ngụy Nguyễn Cao Kỳ cũng đã thức thời và về lại
hàng ngũ dân tộc. Trong những nhân sĩ, trí thức ở hải ngoại hiện nay có
các ông Trần Chung Ngọc, Nguyễn Mạnh Quang, Trần Văn Thông, Đinh Viết
Tứ, Phạm Minh Chánh, Phùng Tuệ Châu v.v. đều là những người ủng hộ chính
quyền CHXHCN Việt Nam, đặc điểm chung của họ là: Đều từng phục vụ trong
hàng ngũ Hoa Kỳ.
Do đó tôi có thể tôn trọng nhiều cá nhân trong
“Quốc gia Việt Nam”, "Việt Nam Cộng hòa", kể cả những cá nhân vì lý do
nào đó mà đã và vẫn đang “tôn kính” lá cờ vàng, cờ Pháp, cờ Mỹ. Nhưng
tôi không thể tôn trọng ngụy quyền này hay lá cờ ngụy của họ. Đơn giản
vì nó chỉ là một ngụy quyền và mãi mãi chỉ là một ngụy quyền không hơn
không kém, và lá cờ này là biểu tượng chính thức của ngụy quyền đó, quân
đội đó.
Ngụy quyền, ngụy quân này do giặc xây dựng và nuôi
dưỡng, theo giặc, chống lại lợi ích quốc gia, chống lại nỗ lực độc lập
dân tộc và thống nhất nước nhà, đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Trong
đó có một bộ phận còn hùa theo chủ Pháp, chủ Mỹ gây ra rất nhiều tội ác
chiến tranh, trong đó có nhiều tội ác mang tính diệt chủng, chống nhân
loại, cực kỳ tàn bạo man rợ như thời trung cổ. Lá cờ ngụy này lại là
biểu trưng cho tất cả những cái ám ảnh, quá khứ tội lỗi đó.
Trong
thời chống Pháp và chống Mỹ thì Bác Hồ đều đã viết ra nhiều bài với lời
lẽ tha thiết, chân thành kêu gọi lính ngụy quay trở về với kháng chiến,
với cách mạng. Trong thời Mỹ thì Mặt trận cũng đã từng khuyên nhủ, cảm
hóa được rất nhiều lính ngụy, trong nhiều trận có nhiều lính ngụy do bị
đối xử bất công, bị quân cảnh Mỹ đánh đập sỉ nhục đau đớn nên họ phẫn
uất, dồn nén nhiều năm đến lúc bùng phát, đã trở súng bắn vào sĩ quan
Mỹ, “cố vấn” Mỹ, trợ giúp cho du kích, và sau đó ra chiến khu theo Cộng
sản.
Khối đại đoàn kết dân tộc vẫn đang tốt đẹp, tình hình đang
rất tích cực, kiều hối mỗi năm đều tăng, Việt kiều về nước ngày càng
đông hơn xưa, khoảng cách giữa trong và ngoài nước ngày càng gần nhau
hơn. Những người còn chưa nhìn ra thì một ngày nào đó họ cũng sẽ nhìn
ra, nếu họ có lòng yêu nước thật sự. Tuy nhiên, đối với những thành phần
cực đoan, bảo thủ, cứng ngắt, vẫn trơ trơ như bức tường, khúc gỗ, cố ý
không chịu hiểu ra vấn đề, không nhận thức ra được vấn đề, thì không cần
quan tâm đến họ, họ chỉ là một thiểu số rất nhỏ mà dân tộc nào hay thời
đại nào cũng vẫn sẽ tồn tại. Lịch sử sẽ gạt họ qua một bên.
Cuộc
chiến chống Mỹ là một cuộc chiến vệ quốc oanh liệt nhất trong lịch sử
dân tộc, và nó đã, đang, và sẽ là động lực để khích lệ, động viên cho
toàn quân, toàn dân, toàn Đảng Việt Nam đối phó với hiểm họa Trung Quốc,
đấu tranh vì chủ quyền biển đảo trên Biển Đông và Hoàng Sa - Trường Sa,
và chống Tàu trong tương lai (nếu TQ dám xâm lược VN).
Chiến
công chống Mỹ là một động lực lớn của đất nước và dân tộc. Nó đã, đang
và sẽ khích lệ, động viên, cổ vũ dân tộc ta xây dựng đất nước và vượt
qua những khó khăn phía trước. Nó cũng là động lực cho những chiến sĩ
hải quân ngoài biển khơi, ngoài đảo xa ngày đêm gìn giữ biển đảo quê
hương, cũng như những chiến sĩ biên phòng ngày đêm bảo vệ từng tất đất
biên cương của Tổ quốc, trong những môi trường khó khăn, khắc nghiệt,
thiếu tiện nghi.
Trong thời chống Mỹ có những tấm gương lớn, cảm
động, những hy sinh anh dũng, xúc động, hình thành một tấm gương có tác
dụng "truyền lửa", và góp phần giúp cho cái tốt được tồn tại. Để những
lãnh đạo, đảng viên, cán bộ đang chông chênh, có nguy cơ tha hóa, biến
chất lấy đó răn mình, giữ gìn phẩm chất cộng sản và đạo đức cách mạng.
Để những người đang suy thoái tư tưởng chính trị, đang tự diễn biến, lấy
đó để giữ vững niềm tin vào con đường mà Bác Hồ đã vạch ra cho dân tộc,
vào lý tưởng của Đảng, vào tương lai tươi sáng của nước nhà.
Nó
là niềm tự hào dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần dân tộc,
kích thích bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, thanh niên trên con đường dấn
thân xây dựng Tổ quốc, trong sự nghiệp Đổi mới, dân chủ hóa, pháp quyền
hóa đất nước. Nó còn là sợi dây gắn kết với những Việt kiều yêu nước,
khơi dậy lòng tự hào dân tộc, con Rồng cháu Tiên, tinh thần chống ngoại
xâm truyền thống của dân tộc.
Tôi ở Mỹ và đã gặp gỡ và nói chuyện
với không ít người Việt và người Mỹ. Không ít người Việt đã có lòng tự
hào vì VN thắng Mỹ và ngay cả nhiều người Mỹ, nhiều cựu binh (Vietnam
veterans) cũng bày tỏ lòng khâm phục Việt Nam, quốc gia đầu tiên và duy
nhất trên thế giới “ban” cho nước Mỹ một chiến bại chưa từng có trong
lịch sử Hoa Kỳ.
Tấm gương Dương Văn Minh
Dương
Văn Minh là một tướng lĩnh đã từng phục vụ dưới quyền của Pháp lẫn Mỹ,
nhưng sau đó được em trai mình là đại tá QĐNDVN Dương Thanh Nhựt, bí
danh Mười Ty “ngụy vận” và cảm hóa được ngay từ đầu. Trong lúc Mỹ muốn
thay ngựa giữa dòng, lật Diệm, còn Mặt trận thì cũng muốn diệt Diệm vì
gia đình này độc tài, tàn bạo quá mức, không ai chịu nổi. Thế là ta cũng
tương kế tựu kế và “thuận nước đẩy thuyền”, ủng hộ Dương Văn Minh làm
theo ý Mỹ. Dương Văn Minh cũng không từ chối đảo chính Diệm vì ông ta có
tinh thần dân tộc và còn là một Phật tử sùng đạo, mắt thấy gia đình
Diệm đàn áp đạo Phật dã man và “Đảng Cần Lao” lộng hành, tàn ác, xã hội
không có tự do tôn giáo, thì đương nhiên là muốn lật Diệm.
Sau
khi lật Diệm, Mỹ mới nhận ra là họ không thể dùng được Dương Văn Minh,
không tin dùng nữa và ông bị cho ngồi chơi xơi nước. Mỹ làm cuộc chỉnh
lý (đảo chính nhẹ), đưa “tướng râu dê” Nguyễn Khánh lên, Nguyễn Khánh
sau khi lên thì độc tài gần như Diệm, bị chống quyết liệt, nhất là sau
khi hiến chương Vũng Tàu ra đời, thanh niên và sinh viên miền Nam rầm rộ
biểu tình chống Mỹ-ngụy. Mỹ không yên tâm nên quyết định đưa Thiệu-Kỳ
lên, và liên danh này là 2 nhân tuyển cuối cùng của Mỹ mà họ hài lòng và
an tâm nhất sau khi chọn lựa và thử nghiệm một loạt các tay sai khác
nhau.
Mặt trận, thông qua người nhà của tướng Minh, đã “ngụy vận”
và cảm hóa được ông. Từ chỗ còn mơ hồ về việc miền Nam bị Mỹ xâm lược
và cho rằng Mỹ có giúp xã hội miền Nam, như các hành động tâm lý chiến
mị dân xây nhà, sửa sang đường xá, phát đồ chơi cho trẻ em, xây trường
học (cũng là để nhồi sọ), xây bệnh viện (cũng để chữa trị cho lính Mỹ,
người Mỹ), chích ngừa miễn phí, khám bệnh miễn phí, bố thí thực phẩm cho
dân nghèo, làm “từ thiện”, “nhân đạo” v.v. thì ông ta cũng nhận thức
được bản chất của cuộc chiến, ông ta là một nhà chính trị trong cuộc,
tuy đã bị “lập trình”, nhồi nhét lâu ngày dưới những mái trường và quân
trường của Pháp - Mỹ nhưng nghe người của Mặt trận giải thích, phân tích
thì ông ta cũng dần nhìn ra vấn đề, nhìn nhận đúng sự việc.
Ông
thấy người Mỹ gây tội ác, ông thấy chính quyền của mình rõ ràng là một
bọn bù nhìn, dưới quyền Mỹ, và không có quyền hành gì thật sự, không có
quyền quyết định cuối cùng. Từ đó ông ta ý thức ra được đây đúng là một
chính quyền bù nhìn của Mỹ và chính quyền Mỹ đang xâm lược Việt Nam, xã
hội miền Nam là một xã hội thực dân kiểu mới. Tuy nhiên, ông ta còn
trách nhiệm với gia đình, cho nên không thể một sớm một chiều mà ly khai
ngay lập tức hay theo về với cách mạng được. Mặt trận biết vậy và còn
khuyến khích ông ta ở lại, đối với Mặt trận thì một sĩ quan cao cấp, có
chức vụ cao, “thân tại Tào, tâm tại Hán” ở trong hàng ngũ giặc thì có
lợi cho cách mạng hơn. Năm 1975, Mặt trận đã dùng “con bài bí mật” này
tuyên bố đầu hàng vô điều kiện làm Hoa Kỳ không phản ứng kịp và Trung
Quốc cũng không kịp đục nước béo cò.
Các ngụy triều, ngụy quyền trong lịch sử phong kiến
Trong
suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, ngụy triều đầu tiên có lẽ là triều
đình của Kiều Công Tiễn, hắn là tướng của Dương Đình Nghệ, làm phản,
chém đầu chủ rồi tuyên bố xin quy phục Nam Hán. Quân Nam Hán qua xâm
lược nước ta trên danh nghĩa "giúp đỡ”, “bảo vệ” Kiều Công Tiễn, kết quả
là bị Ngô Quyền tiêu diệt hoàn toàn trong trận thủy chiến Bạch Đằng lần
thứ nhất.
Kế đến phải nói tới ngụy triều Lê Chiêu Thống, đây là
một ngụy triều có hàng trăm danh thần tướng lĩnh phò tá như Nguyễn Quốc
Đống, Tham tri chính sự Lê Duy Đản, Hàn lâm hiệu thảo Trần Danh Án,
Nguyễn Huy Túc, Địch quận công Hoàng Ích Hiểu, tụng thần Lê Quýnh, tướng
Hoàng Phùng Tứ, thổ hào Trần Quang Châu v.v. cùng với gần 5 vạn quân.
Đời
sau thường nhắc đến chiến công đánh giặc Thanh và chiến thắng Kỷ Dậu
oanh liệt của Quang Trung hoàng đế mà ít ai nhắc tới khi tiến quân ra
Bắc diệt Thanh thì quân Tây Sơn phải chiến đấu trước với mấy vạn quân
ngụy Lê. Chỉ sau khi đánh tan tác và vượt qua quân Lê rồi thì quân Tây
Sơn mới có thể tiến lên diệt giặc Thanh.
Hoàng đế Quang Trung
thân chinh đốc chiến, sau khi quân Tây Sơn tiêu diệt đồn Gián Khẩu, đồn
Nguyệt Quyết, đồn Nhật Tảo của ngụy quân Lê Chiêu Thống và các thổ hào,
thổ phỉ người Việt tay sai của Mãn Thanh thì mới tiến lên san bằng đồn
Hà Hồi, sau đó thừa thắng xông lên đánh tan đồn chiến lược Ngọc Hồi của
địch và đưa đến chiến thắng Đống Đa lịch sử, đánh cho quân xâm lược Mãn
Thanh tan hàng rã ngũ, đuổi Tôn Sĩ Nghị vắt giò lên cổ chạy về nước.
Thăng Long hoàn toàn được giải phóng, coi như thống nhất Nam Hà và Bắc
Hà, tạm thời thống nhất đất nước (Nguyễn Ánh khi đó vẫn đang trốn lánh ở
ngoài hải đảo).
Các ngụy triều, ngụy quyền sau này của Pháp như
ngụy triều Hiệp Hòa (bị anh hùng chống Pháp Tôn Thất Thuyết lật đổ,
truất phế và lập nên triều đình Hàm Nghi), ngụy triều Khải Định, ngụy
triều Đồng Khánh, ngụy triều/ngụy quyền Bảo Đại, ngụy quyền Trần Trọng
Kim (do Nhật dựng lên, ngụy quyền này không có quân đội, tài chính, quốc
hội, hoàn toàn trống rỗng và nằm dưới sự "bảo hộ" của quân đội Nhật),
ngụy quyền Ngô Đình Diệm, ngụy quyền Nguyễn Khánh, ngụy quyền Nguyễn Văn
Thiệu, ngụy quyền Trần Văn Hương, ngụy quyền Dương Văn Minh v.v. đều là
những ngụy quyền rõ nét.
Những ngụy quyền gần đây nhất đều có
danh xưng chung là "VNCH". Ngụy quyền VNCH gần đây nhất, được Mỹ xây
dựng hoành tráng nhất, hào nhoáng nhất, mạnh nhất, được lăng xê nhiều
nhất. Nhưng cho dù bơm lên cỡ nào, nâng lên đến thế nào, hay diễn giải
kiểu gì, ngụy biện kiểu gì thì vẫn không che giấu được bản chất bù nhìn
của họ. Họ mạnh nhất so với các ngụy quyền khác trong lịch sử không có
nghĩa họ không phải là một ngụy quyền.
"Ngụy triều" hay "ngụy
quyền" là các tổ chức, hệ thống, chế độ, bộ máy chính trị do giặc ngoại
xâm lập ra để làm con rối bù nhìn và gọi đó là một chính quyền (hay
triều đình) độc lập. "Ngụy" nghĩa là "giả".
Trong thế kỷ 21, với
công nghệ nhồi sọ cao cấp, hiện đại của Mỹ, hệ thống truyền thông tuyên
truyền tinh vi, tối tân của Mỹ tuy có làm sai lệch nhận thức lịch sử của
một số người về vấn đề này, để phục vụ cho cuộc chiến của họ. Nhưng nó
không thể lừa gạt được đại khối dân tộc Việt Nam, bởi dân tộc ta là một
dân tộc thông minh, có truyền thống am hiểu và nhận thức sâu sắc về thời
cuộc, chính trị, qua nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm, vốn sống tích lũy
sau hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Những thủ đoạn, chiêu bài
chính trị của giặc ngoại xâm không xa lạ gì với tổ tiên Việt Nam và
không thể che mắt được dân tộc ta và con cháu đời sau của chúng ta. Dân
tộc ta đã trải nghiệm những chiêu bài, thủ đoạn chính trị ấy hàng nghìn
năm nay.
Bản chất các ngụy quân - ngụy quyền và khái niệm "bán nước" trong lịch sử
Về
bản chất của quân đội ngụy và ngụy quyền tay sai thì Bác Hồ đã nhiều
lần đề cập trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bằng những câu như:
"Chúng dựng lên ngụy quân, ngụy quyền dùng làm công cụ phản quốc hại
dân.", "Chúng nuôi dưỡng ngụy quyền, ngụy quân làm công cụ hại dân phản
nước." v.v.
Lưu ý rằng Bác Hồ không nói những người trong hàng
ngũ ngụy quân, ngụy quyền là những kẻ phản nước, hại dân, mà Bác nhận
định họ đã bị Pháp, Mỹ sử dụng làm công cụ phản nước hại dân. Như vậy,
những người tốt nhưng yếu, kém, không có thực lực, bị thời thế đẩy đưa
thì vẫn có thể bị giặc lợi dụng làm công cụ hại dân, phản nước. Như vậy
việc những cá nhân lính ngụy, sĩ quan ngụy tốt hay xấu, bản thân có yêu
nước hay không, là việc không liên quan.
Bác Hồ nổi tiếng về khả
năng có thể nói rất lâu mà không nói vấp hay nói hớ 1 chữ, nhận thức sự
việc tuyệt đối chính xác, và câu "làm công cụ hại dân phản nước" của Bác
cho thấy cách dùng từ của Người rất tỉ mỉ và cực kỳ chính xác.
Bác
Hồ nhận định về ngụy quyền - ngụy quân như thế cũng không phải là Bác
ghét bỏ, thù hận gì họ, trái lại Bác Hồ vẫn xem họ là đồng bào bình
thường, chỉ vì tình thế bắt buộc, bị bắt lính, gia cảnh cơ hàn, cuộc
sống khó khăn, hoặc bị giặc tẩy não, nhồi sọ v.v. thì mới đi lính cho
giặc.
Trong quá khứ, Bác đã viết rất nhiều lá thơ, chuyển vào Nam
và giao cho các tổ chức binh vận, ngụy vận, tìm cách đưa những lá thơ
này đến tay đồng bào lính ngụy trong vùng tạm chiếm: "Thư gửi các ngụy
binh" (thập niên 50), "Vận động ngụy binh" (thập niên 50), "Lời kêu gọi
ngụy binh quay về với Tổ quốc" (thập niên 50), "Ngụy binh giác ngộ"
(thập niên 60) v.v. Đảng cũng nhiều lần ra Nghị quyết và có nhiều văn
kiện yêu cầu đẩy mạnh công tác “ngụy vận”. Xem công tác ngụy vận là một
phần của công tác dân vận, chứ không xem là địch, công tác ngụy vận là
một phần của công tác binh vận, nhưng lại có khác biệt với công tác địch
vận (nhắm vào người Pháp và người Mỹ).
Trong lịch sử thật ra
chẳng có ai thật sự muốn bán nước, không có ai nghĩ rằng mình bán nước.
Xưa nay chưa hề có một hợp đồng nào kiểu tôi giao cả quốc gia cho anh,
anh trả cho tôi bao nhiêu tiền. "Bán nước" chỉ là một cách lên án của
dân gian và sự phán xét nghiêm khắc của lịch sử và hậu thế, nhằm giáo
dục con em không để lâm vào tình cảnh tương tự. Đó là thuộc văn hóa suy
nghĩ, tư duy, tâm tư tình cảm của dân tộc, và đó cũng là nhân sinh quan
của dân tộc Việt Nam. Chứ hoàn toàn không có hận thù gì ở đây, người
Việt Nam đa số có lòng khoan dung và vị tha.
Người ta kết tội
những nhân vật đứng đầu như Kiều Công Tiễn, Trần Ích Tắc, Trần Kiện, Lê
Chiêu Thống, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu vào tội danh bán nước là để
ghi nhận một tấm gương xấu cho hậu thế rút kinh nghiệm, mang tính chất
răn đe cho con cháu đời sau. Chứ người ta không kết tội những quân nhân,
tướng lĩnh, sĩ quan cấp dưới. Lịch sử kết tội Lê Chiêu Thống chứ không
kết tội Lê Quýnh, Hoàng Phùng Tứ, Trần Quang Châu... Lịch sử kết tội Ngô
Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu chứ không kết tội Ngô Quang Trưởng, Hoàng
Xuân Lãm, Cao Văn Viên, Trần Văn Đôn...
Như vậy cách nhìn đúng
đắn là: Ngụy quyền và ngụy quân đúng là do giặc dựng lên để mị dân, hợp
thức hóa cuộc xâm lược, và phục vụ cho cuộc xâm lược. Còn riêng những cá
nhân trong bộ máy đó, nếu không còn liên quan gì nữa, không còn gây ra
gì nữa, và chiến tranh đã qua lâu, xã hội ổn định, không khí thanh bình,
thì nên xem họ là những người bình thường.
Lịch sử đã sang trang
mới, và thực tế cũng cho thấy những người lính ngụy, sĩ quan ngụy,
tướng tá ngụy như các ông Trần Chung Ngọc, Nguyễn Hữu Hạnh, Dương Văn
Minh, Nguyễn Cao Kỳ, Đỗ Mậu, Nguyễn Phương Hùng và nhiều người khác
trong lúc này vẫn đáng tôn trọng hơn những người từng là "Bộ đội cụ Hồ"
mà đã thoái hóa, biến chất, đón gió trở cờ, trở thành kẻ phản bội, phản
quốc như Hoàng Văn Hoan, Bùi Tín, Dương Thu Hương, Trần Anh Kim theo
ngoại bang chống phá đất nước hay những kẻ tha hóa biến chất, trở thành
sâu bọ tham nhũng, lũng đoạn, cắn nát đất nước và chế độ.
Tóm
lại: Lịch sử thì phải nhận thức đúng. Những cá nhân trong quá khứ thì
thông cảm, bỏ qua và tôn trọng như một người bình thường! Đây là cách
tiếp cận hợp tình hợp lý. Chúng ta tôn trọng cá nhân các ông Dương Văn
Minh, Nguyễn Cao Kỳ, nhưng trong lịch sử chúng ta vẫn phải ghi nhận là
hai ông từng làm tướng cho Pháp, Mỹ, trong thời Pháp thuộc hai ông có
Pháp tịch, là công dân Pháp và đi lính cho Pháp, đeo huân chương Pháp,
được Pháp phong chức, được Pháp rồi Mỹ trả lương. Bỏ qua, gác lại quá
khứ, tha thứ ... không có nghĩa là quên lãng, từ bỏ. Khép lại quá khứ
không có nghĩa là đóng lại, khóa lại quá khứ. Lịch sử và các tiểu sử,
trong đó có những giai đoạn lầm lạc của một số nhân vật nên được ghi
nhận chính xác. Xem như đó là một bài học lịch sử để răn dạy con cháu
đời sau.
Lịch sử luôn được người Việt hàng nghìn năm nay sử dụng
như một phương tiện để đề cao, ca ngợi những tấm gương tiết liệt, làm
tấm gương sáng cho hậu thế, và răn đe những gương xấu phản dân hại nước,
rước giặc vào nhà.
Đó là một cách thức truyền lửa của dân ta
nghìn năm nay từ thời mở nước và trong suốt những thời kỳ giữ nước, đời
này noi theo gương tốt của đời nọ, thế hệ trước truyền lại ngọn đuốc cho
thế hệ sau. Đánh giặc là đúng, chống ngoại xâm là đúng, theo giặc là
sai, bán nước là sai. Với tinh thần “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Bất
cứ ai “rước voi về giày mả tổ”, “cõng rắn cắn gà nhà” đều bị lịch sử
chê trách, lên án.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, những cuộc
đụng độ xảy ra giữa quân Việt Nam và quân ngụy là vì lính ngụy bị giặc
Mỹ đẩy ra đánh thay họ, chết thay họ, tránh thương vong cho quân đội của
họ. Việt Nam chỉ đánh giặc xâm lược Mỹ, không coi ngụy là một nước,
không công nhận cái gọi là “nước Việt Nam Cộng hòa” và chưa bao giờ
tuyên bố chiến tranh với ngụy. Việt Nam chỉ tiến hành chiến tranh với
Mỹ. Đây là cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước chứ không phải là “chống
ngụy cứu nước”.
Việt Nam muốn kết thúc chiến tranh thì phải đánh
thắng Mỹ, muốn giải quyết chiến tranh thì phải nói chuyện với Mỹ, với
người chủ. Trong suốt cuộc chiến này, VN không chú trọng đánh ngụy và
chỉ chú trọng đánh Mỹ với cả 3 mũi giáp công: Chính trị, quân sự, ngoại
giao. Vì ta biết rõ dù có diệt được ngụy mà Mỹ vẫn còn đó thì họ chỉ
việc dựng lên một ngụy quyền khác và bắt thanh niên miền Nam đi lính
bằng các đợt cưỡng bách quân dịch quy mô. Không đánh bại được Mỹ thì
không diệt được ngụy, chém đầu này sẽ mọc đầu khác. Không thắng được ông
chủ thì ông chủ chỉ việc tuyển dụng và đưa lên những tay sai mới. Cho
nên muốn chấm dứt chiến tranh thì phải đánh thẳng vào cái gốc, cái rễ,
cái nguồn gốc chiến tranh, cái nguồn gây ra chiến tranh, cái nguồn đang
tiến hành xâm lược, cái cỗ máy chiến tranh đang điều hành cuộc chiến.
Đánh cho “Mỹ cút” rồi mới đến “ngụy nhào” như câu thơ chúc Tết mà Bác Hồ
tặng miền Nam đã nói. Bác đã tài tình lồng vào 2 giai đoạn chiến lược
“Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” vào câu thơ của mình ngay trong
lúc Mỹ đang mạnh, chưa cút, và ngụy chưa nhào.
Việt Nam cũng chưa
bao giờ đàm phán, nói chuyện với ngụy, vì biết có nói chuyện với ngụy
thì cũng vô ích, không giải quyết được gì. VN muốn gì thì tìm Mỹ mà nói,
mà đối thoại, mặc cả, giao dịch, trao đổi v.v. Mục tiêu của cuộc kháng
chiến là: Quét sách tên giặc xâm lược cuối cùng và tất cả các ngụy quyền
của giặc xâm lược ra khỏi miền Nam của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
mà quân đội Mỹ đang chiếm đóng bất hợp pháp (Miền Nam của Việt Nam DCCH
quy định rõ ràng trong hiến pháp 1946, 12 khu hành chính và quân sự
tháng 11 năm 1946, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Hiệp định Genève về
Đông Dương, Hiến pháp 1959).
Nhìn chung thì cả trong nước và nước
ngoài đều không để ý nhiều đến vai trò của ngụy quyền trong cuộc chiến
Việt - Mỹ. Người ta đề cập nhiều đến vai trò của Hà Nội và Washington
nhiều hơn. Lý do rất đơn giản là vì đây là cuộc đụng độ lịch sử giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ, một bên có sức mạnh con người, một bên có sức mạnh
khoa học công nghệ. Họ mới là hai nhân vật chính cần đề cập tới. Ngụy
Sài Gòn có vai trò mờ nhạt và lãng nhách, không đáng phải đề cập và vì
thế người ta thấy không cần nhắc nhiều đến.
Nhìn lại thì thấy quả
thật là vai trò của chế độ Sài Gòn, quân đội Sài Gòn rất mờ nhạt trên
các phương tiện truyền thông quốc tế. Các tài liệu đa chiều trên thế
giới rất ít nói về ngụy Sài Gòn. Họ chú trọng đến vai trò của Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (họ gọi
là “Việt Cộng”), và phía bên kia là Hoa Kỳ. Không có nhà nghiên cứu, nhà
sử học, nhà báo nào tốn nhiều giấy mực, thời gian, công sức để viết về
những chư hầu của Mỹ.
Trong lịch sử ngàn năm của dân tộc Việt
Nam. Giặc ngoại xâm nào vào bờ cõi nước Việt thì cũng tạo ra một đội
quân người bản xứ để cho quân ngoại xâm đỡ tốn xương máu, đỡ hao binh
tổn tướng. Trong chiến tranh chống Việt Nam cũng vậy, lính Pháp, lính Mỹ
đáng lẽ còn hao tổn hơn nhiều nếu không nhờ lực lượng ngụy quân đỡ đạn
cho lính Pháp, lính Mỹ, giúp quân đội Pháp - Mỹ giảm thương vong.
Vì sao cuộc chiến chống Mỹ dễ xuyên tạc hơn các cuộc chiến chống xâm lược khác trong Việt sử?
Về
kháng chiến chống Pháp, ngoài ông Nguyễn Gia Kiểng (chủ tịch của tổ
chức "Tập hợp Dân chủ Đa nguyên", tai tiếng với cuốn sách "Tổ quốc Ăn
năn" chê bai Bác Hồ, vua Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi và nhiều anh
hùng dân tộc khác của VN) gọi kháng chiến chống Pháp là cuộc "nội
chiến" (giữa Việt Minh và "Quốc gia") ra thì hầu hết đều thống nhất rằng
đây là cuộc chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Ngay cả những kẻ chống
Cộng cực đoan cũng không thể phủ nhận nổi điều này, ngay cả sách giáo
khoa ở miền Nam dưới thời Mỹ cũng phải ghi đây là cuộc chiến giữa "nhân
dân Việt Nam" và thực dân Pháp (lờ đi vai trò lãnh đạo của Đảng và Hồ
chủ tịch). Sở dĩ kháng chiến chống Pháp khó xuyên tạc là vì thực dân
Pháp đã đô hộ, bóc lột, nô dịch dân ta trong suốt gần 1 thế kỷ Pháp
thuộc, và khái niệm "trăm năm nô lệ giặc Tây" đã in ấn sâu đậm, khắc cốt
ghi tâm trong lòng dân chúng.
Còn kháng chiến chống Mỹ dễ xuyên
tạc hơn, do nó là cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới, trong thời đại
mới, thông qua ngụy quyền mà nó dựng lên để kiểm soát miền Nam Việt Nam,
khống chế khu vực và chiếm đoạt tài nguyên, trên danh nghĩa "tham chiến
giúp đỡ đồng minh". Chứ trên danh nghĩa họ không trực tiếp trắng trợn
gọi miền Nam VN là thuộc địa như thực dân Pháp trong thời Pháp thuộc, và
cũng không chính thức sát nhập miền Nam VN vào lãnh thổ chính quốc như
phong kiến Trung Hoa trong thời Bắc thuộc.
Đây là một hình thức
xâm lược "văn minh" và ma giáo. Dân ta lại chưa kinh qua cuộc xâm lược
kiểu này trong lịch sử, và trước đó Mỹ cũng chưa xâm lược, chiếm đóng,
đô hộ nước ta với hình thức như thực dân Pháp đã làm trong thời Pháp
thuộc. Cái gì mà mới mẻ, chưa có kinh nghiệm cho nó thì thường dễ gây
nhiễu nhân tâm hơn.
Đó cũng là lý do vì sao mà trong thời Pháp
thuộc suốt gần 100 năm, Việt Nam lại có nhiều Việt gian cam tâm làm tay
sai đắc lực cho Pháp đến như vậy, nhiều hơn gấp trăm lần so với các cuộc
chiến chống xâm lược phương Bắc. Đó là vì hình thức xâm lược của thực
dân Pháp khác với hình thức xâm lược, đô hộ kiểu cũ của phong kiến Trung
Hoa. Pháp không chính thức sát nhập Đại Nam vào lãnh thổ Pháp, mà sử
dụng Đại Nam làm một thuộc địa (colony), làm một nơi để khai thác, vơ
vét, bóc lột, trên danh nghĩa “bảo hộ” triều đình An Nam, An Nam vẫn có
vua, nhà Nguyễn vẫn còn đó. Trước thời Pháp thuộc thì dân ta lại chưa
kinh qua cách thức xâm lược và đô hộ như thế này, nên cũng có nhiều
người mơ hồ về việc Pháp xâm lược Đại Nam, họ coi mình là đang phục vụ
triều đình, chỉ huy lính Nam triều, chứ không nghĩ mình đang phục vụ cho
Pháp, họ cho rằng Pháp đã đem ánh sáng văn minh phương Tây vào Đại Nam,
giúp khai hóa dân tộc Việt, giúp Đại Nam có tự do tôn giáo, tự do
truyền đạo, bảo hộ và giúp đỡ triều đình và đất nước ta, giúp người Việt
chống Trung Hoa (quân Thanh, quân Cờ Đen, quân Cờ Vàng, quân Cờ Trắng
v.v.), họ tự lừa dối bản thân, họ cố nghĩ như vậy, nhiều khi cũng chỉ để
cho lương tâm không bị cắn rứt, tự an ủi bản thân, tương tự như nhiều
người trong thời Mỹ sau này.
Trong lịch sử các nước, phía xâm
lược luôn có những chiêu bài chính trị để hợp thức hóa hành động xâm
lược, xâm phạm chủ quyền. Chiêu thức dựng lên một "đối tượng để giúp đỡ"
là chiêu đã được dùng đi dùng lại từ ngàn xưa. Như nhà Minh "phù Trần
diệt Hồ". Như Mông Cổ "giúp" Trần Ích Tắc làm vua. Quân đội Mãn Thanh
"giúp" Lê Chiêu Thống khôi phục cơ nghiệp tổ tông và chống "giặc Tây
Sơn" v.v. Nó luôn lặp lại với những hình thức khác nhau, nhưng bản chất
thì vẫn vậy, “bình mới rượu cũ”.
Trong lịch sử Việt Nam, mỗi thời
kỳ giặc xâm lược đều có những hình thức xâm lược khác nhau, và ngày
càng tinh vi hơn. Mục tiêu xâm lược cũng có những khác biệt nhất định.
Phong kiến Trung Hoa xâm lược Đại Việt, chiếm đất đai, sát nhập lãnh thổ
Đại Việt vào Trung Hoa, biến đất Việt thành đất Trung Hoa, biến Đại
Việt thành một quận huyện của họ. Và trong thời gian đô hộ thì không tồn
tại triều đình người Việt.
Pháp bắt đầu xâm lược Đại Nam năm
1858, ép nhà Nguyễn ký hiệp ước dâng lên Nam Kỳ Lục tỉnh rồi lần lượt
“bảo hộ” Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Họ chiếm hữu và trục lợi ở Việt Nam và Đông
Dương như một thuộc địa, nhưng trên danh nghĩa thì vẫn có vương quốc An
Nam “độc lập”. Vẫn có triều đình Huế với các “hoàng đế” có ngai nhưng
không quyền. Họ trực tiếp quản lý VN bằng Toàn quyền Đông Dương, và dưới
trướng có rất nhiều cộng sự người Việt mà dân gian gọi là “chó săn” của
Pháp. Họ thiết lập một hệ thống ngụy quyền quy mô, rộng lớn, bao gồm
những lực lượng ngụy quân (lính Nam triều, lính khố xanh, khố đỏ, khố
vàng) được huấn luyện chu đáo và chuyên nghiệp.
Cho thấy rằng
Pháp cũng xâm lược, nhưng hình thức xâm lược, hình thức chiếm đóng, hình
thức trục lợi là khác với phong kiến Trung Hoa. Pháp không chủ trương
sát nhập Đông Dương vào “nước mẹ Đại Pháp”, mà chỉ muốn xơ múi, khai
thác, bóc lột, vơ vét những lợi ích tài nguyên màu mỡ, những nguồn nhân
lực, nô lệ, lao công phong phú ở đây. Tóm lại là hút cạn kiệt thuộc địa
để làm giàu cho mẫu quốc.
Pháp không cần Việt Nam thành một phần
của nước Pháp. Không coi Đông Dương là nước Pháp, mà họ coi Đông Dương
và Việt Nam là một vùng thuộc địa (colony) để họ khai thác, họ coi họ là
“nước mẹ” của thuộc địa này. Ngụy triều của người Việt được phép tồn
tại và làm vật trang trí. Ngụy quân người Việt được xây dựng, trang bị,
huấn luyện, và trả lương. Đây gọi là chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, khi mà
tên giặc không cần sát nhập lãnh thổ, cướp đất đai trên danh nghĩa, thay
vào đó, họ mị dân bằng những tuyên bố “bảo hộ” sự “độc lập” của vương
quốc An Nam trên danh nghĩa. Họ cho người Pháp vào trực tiếp quản lý,
trực tiếp nắm lấy. Và các cộng sự người Việt chỉ là loại thừa hành cấp
thấp. Người Pháp chỉ việc tha hồ bóc lột và nô dịch nhân dân bản xứ.
Hoa
Kỳ viện trợ và giúp đỡ Pháp tái chiếm Việt Nam thất bại, sau đó trực
tiếp nhảy vào rồi từng bước hất cẳng Pháp, thu nhận và nuôi dưỡng ngụy
quyền và ngụy quân mà Pháp đã sử dụng và để lại. Thay tên đổi họ lại cho
ngụy quân, ngụy quyền, tổ chức lại, xây dựng lại, vá lại, thay đổi tay
sai, chỉ giữ “quốc kỳ” và “quốc ca”.
Cách thức xâm lược của giặc
ngoại xâm theo tiến trình lịch sử, theo sự tiến hóa của văn minh nhân
loại, cũng thay đổi và “nâng cấp” theo thời gian, càng lúc càng mị dân
và được ngụy trang tinh vi hơn.
Mỹ xâm lược Việt Nam là xâm lược
kiểu thực dân mới. Theo đó, ông chủ đứng ngoài thu lợi, quan sát, kiểm
soát. Còn phần quản lý thuộc trách nhiệm của ngụy quyền bản địa, chứ
giặc xâm lược không trực tiếp bắt tay vào làm như thực dân cũ. Tương tự
như người đạo diễn đứng ngoài điều khiển, chỉ đạo, các diễn viên cứ thế
mà diễn tuồng, đóng kịch. Đến khi diễn viên bất tài vô dụng quá mức,
không đảm đương nổi vai diễn, vai trò, thì có khi đạo diễn phải nhảy ra
sân khấu làm kép chính luôn, và 58 vạn quân Mỹ, trong giai đoạn
1964-1973, đã tiến vào tham chiến trực tiếp như bọn thực dân cũ, như xâm
lăng thời phong kiến.
Do đó nếu chỉ nhìn các cuộc chiến tranh
trong lịch sử hiện đại và ngày nay bằng cặp mắt phong kiến lạc hậu, chỉ
biết đến các hình thức xâm lược của phong kiến từ xa xưa mấy ngàn năm
trước, cứ phải có cùng một hình thức thủ đoạn chính trị, quân sự đó thì
mới là xâm lược, thì thật là thiếu sót, lạc hậu, kém cập nhật.
"Thắng làm vua, thua làm giặc"?
Một
luận điệu lệch lạc, phi thực tế thường xuất hiện sau ngày Việt Nam
chiến thắng: "Được làm vua, thua làm giặc", "lý lẽ và chân lý thuộc về
kẻ chiến thắng". Hai câu này đã có từ lâu và cũng đúng phần nào, tuy
nhiên, những kẻ phản động đã lấy 2 câu này của người xưa rồi gán ghép
bừa bãi và dùng những câu này để bóp méo bản chất của kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ của Việt Nam.
Thực tế mà nói, hai câu trên không
tuyệt đối đúng: Triệu Đà chiến thắng và có tuyên truyền thế nào thì An
Dương Vương cũng không phải là giặc. Phong kiến Trung Hoa chiến thắng và
có tuyên truyền đến thế nào thì Trưng Vương, Bà Triệu, Phùng Hưng, Mai
Hắc Đế, Lý Nam Đế cũng không là giặc. Lý Phật Tử đã chiến thắng nhưng
Triệu Việt Vương cũng vẫn không phải là giặc.
Nhà Minh chiến
thắng và có tuyên truyền đến mức nào thì Hồ Quý Ly, Trần Giản Định, Trần
Trùng Quang cũng không phải là giặc. Nhà Nguyễn chiến thắng và có tuyên
truyền đến mức nào suốt hơn 100 năm thì người dân vẫn xem nhà Tây Sơn
là anh hùng, không phải là giặc. Thực dân Pháp và bọn phản động trong
thời Pháp thuộc dù có tuyên truyền đến thế nào thì các nghĩa quân cũng
không phải là "giặc phiến loạn".
Giặc Pháp, giặc Mỹ và tay sai
trong suốt hơn 30 năm chiến tranh, thắng bao nhiêu lần, nhưng dù có
tuyên truyền đến mức độ nào thì cũng không biến được cuộc kháng chiến
chống Mỹ thành cuộc "nội chiến", "ý thức hệ", "cuộc chiến quốc tế",
"cuộc chiến ủy nhiệm". Thực tế lịch sử đã cho thấy: Chân lý không phải
lúc nào cũng thuộc về kẻ chiến thắng, mà thuộc về nhân dân, thuộc về
chính nghĩa dân tộc.
Chân lý chỉ thuộc về kẻ chiến thắng với
điều kiện kẻ chiến thắng đó chính là nhân dân, là dân tộc, và lực lượng
quân sự, chính trị mà dân tộc đó, nhân dân đó ủng hộ. Thực tế lịch sử
khách quan thì không thể phủ nhận được.
Hai Bà Trưng, Bà Triệu,
Triệu Quang Phục, 11 sứ quân, nhà Hồ, nhà Hậu Trần, nhà Mạc, chúa
Nguyễn, chúa Trịnh v.v. đều đã thua nhưng dân tộc Việt Nam không coi họ
là giặc, là ngụy.
Còn các triều đình Huế thời Pháp thuộc, ngụy
quyền Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu v.v. thì dân ta đã gọi họ
là ngụy, là giặc ngay trong lúc chưa chiến thắng, ngay trong lúc giặc
chưa thua. Trước 1975, khi Mỹ - Việt chưa biết ai thắng ai thua thì dân
miền Nam đã gọi ngụy quyền là “ngụy” rồi.
Quan niệm “thắng làm
vua, thua làm giặc” cũng không phải lúc nào, thời nào cũng đúng với thực
tế, đúng với lịch sử. Quan điểm này chỉ đúng trong những cuộc chiến nội
bộ trong thời phong kiến. Trong lịch sử nước ta, giặc Đông Hán, giặc
Minh, giặc Pháp từng chiến thắng nhưng họ vẫn mãi là giặc. Họ vẫn là
giặc khi bắt đầu cuộc chiến, trong cuộc chiến và sau cuộc chiến, dù thời
điểm nào thì vẫn đều là giặc.
Giặc là giặc, ngụy là ngụy, chính
là chính, tà là tà, chính nghĩa là chính nghĩa, phi nghĩa là phi nghĩa,
tự vệ là tự vệ, xâm lược là xâm lược, nội chiến là nội chiến, chống
ngoại xâm là chống ngoại xâm. Những điều này không phụ thuộc vào sự duy ý
chí của con người, cảm tính, cảm nghĩ của cá nhân, niềm tin cá nhân của
con người, mà nó phụ thuộc vào thực tế lịch sử khách quan và bản chất
của các đối tượng tranh đấu trong cuộc chiến đó. Bạn có nghĩ, tin, tuyên
truyền cá đi trên bờ thì con cá vẫn lội dưới nước.
Dĩ nhiên
trong trường hợp khoa học lịch sử, thì gọi thế nào ít nhiều có phụ thuộc
phần nào đó vào góc độ lợi ích của quốc gia dân tộc liên quan, trong
trường hợp của Đại Việt - Việt Nam nghìn năm nay thì đều có những tiêu
chí rất rõ ràng, khó nhầm lẫn, để đánh giá, nhận định ai là giặc, ai là
ngụy. Không thể chỉ vin vào kết quả thắng – thua hay thực lực yếu - mạnh
rồi đánh đồng tất cả, đánh tráo khái niệm, cào bằng giá trị, vàng thau
lẫn lộn, thiện ác bất phân.
Như tại miền Nam Việt Nam trong khi
cuộc chiến vẫn đang diễn ra thì những cụ già từ thôn quê đến thành phố
đã gọi Mỹ-ngụy là giặc, họ gọi thế ngay dưới mạng lưới truyền thông,
sách báo, hệ thống tuyên truyền, và bộ máy trấn áp khổng lồ và tinh vi
của giặc Mỹ và tay sai. Họ thấy khắp miền Nam đều dày đặc người Mỹ, lính
Mỹ, “Tây ba lô” da trắng, mắt xanh mũi lõ. Những kẻ mà họ gọi là “chó
săn” kia thì khúm núm trước quan thầy Hoa Kỳ, ai được chụp hình chung
với người Mỹ là mặt mày tươi rói, kênh kiệu, vênh váo, sáng rỡ hẳn lên,
rồi dựa thế của Mỹ lên mặt với đồng bào, cướp bóc, vơ vét, xách nhiễu,
quấy rối, gây khó dễ. Thì họ coi Mỹ-ngụy là giặc là chuyện tất nhiên.
Bà
con mình thấy bọn Việt gian chỉ đường và thông ngôn, thông dịch cho
quân Mỹ đi càn quét khắp miền quê Nam Bộ, đi càn hết làng này sang thôn
khác thì không gọi là giặc thì gọi là gì? Liên quan gì đến kết quả ai
thắng, ai bại?
Thực dân Pháp đã từng chiến thắng hàng trăm cuộc
chiến trong thời Pháp thuộc, từng tiêu diệt hàng trăm lực lượng nghĩa
quân, lê máy chém trên khắp đất Việt chặt đầu hàng chục ngàn thủ lĩnh,
lãnh tụ, tướng lĩnh của nghĩa quân. Nhưng thực dân Pháp mãi mãi là giặc,
các ngụy triều ở Huế thời Pháp thuộc mãi mãi là ngụy, lính khố xanh,
khố đỏ là ngụy, bọn tay sai đắc lực của Pháp như Trần Tiễn Thành, Hoàng
Cao Khải, Trần Bá Lộc, Nguyễn Thân v.v. luôn luôn là ngụy, chắc chắn là
ngụy. Dù bên nào thắng, bên nào thua thì lịch sử vẫn không thay đổi.
II. Nhìn lại lịch sử hiện đại Việt Nam
Vấn đề pháp lý Việt Nam
Miền
Nam Việt Nam từ năm 1945 về mặt pháp lý là của nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng hòa. Điều này dựa trên các văn kiện có giá trị và hiệu lực pháp lý
như:
- Hiến pháp 1946
- Năm 1946, chủ tịch Hồ Chí Minh ra
sắc lệnh 229/SL quy định các cơ quan quân sự trên toàn cõi Việt Nam đều
trực thuộc Bộ Quốc Phòng Việt Nam DCCH. Cũng trong tháng 11 này, cả nước
được chính phủ nước VNDCCH chia thành 12 khu hành chính và quân sự.
(Các sự kiện trên diễn ra trong lúc "Quốc gia Việt Nam" và "Việt Nam Cộng hòa" không hề tồn tại trên đời.)
- Hiệp định Genève về Đông Dương 1954
- Hiến pháp 1959
Năm
1949, giữa lúc cuộc chiến Việt - Pháp đang diễn ra ác liệt, thì thực
dân Pháp ở miền Nam Việt Nam đã nặn ra "nước Quốc gia Việt Nam" (gọi là
chính phủ “Quốc gia”, quân đội “Quốc gia”, tiền thân của “VNCH” và
“QLVNCH”). Pháp thua, Mỹ xông vào thay thế quyền lực của Pháp, phát
triển “QGVN” thành “VNCH”, "Quân đội Quốc gia Việt Nam" thành "Quân lực
Việt Nam Cộng hòa". Dùng lấy công cụ mà Pháp đã sử dụng từ trước. Sau đó
làm áp lực, gây sức ép lên một số nước đồng minh nhỏ và thỏa thuận với
các đồng minh lớn, vận động nhiều chính phủ trên thế giới công nhận ngụy
quyền mà họ nặn ra, nhưng cũng không vào được Liên Hiệp Quốc.
Như
vậy việc tồn tại của các ngụy quyền sau 1945 chỉ là hệ quả của "cường
quyền thắng công lý", "súng đạn thắng lý lẽ". Chứ không dựa trên luật
pháp Việt Nam. Vì thế mới gọi họ là "ngụy" (偽). Nam Việt Nam là 1 khái
niệm địa lý, không phải một quốc gia riêng biệt. Và trong vùng địa lý
này có vùng của ta do MTDTGPMN quản lý và vùng do Mỹ tạm chiếm, do vậy
Reagan, Nixon mới nói "miền Nam Việt Nam là mảnh da báo". Không có văn
kiện pháp lý nào nói miền Nam VN là 1 quốc gia độc lập. Hiệp định Paris
về Việt Nam thì công nhận Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam
(MTDTGPMNVN) và chỉ coi "VNCH" là một trong những thực thể chính trị
trong miền Nam VN.
Điều 3, chương 2 trong phần "Chính Thể" trong
Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam độc lập đã ghi rõ "Việt Nam là 1
nước có lãnh thổ bao gồm miền Bắc, Trung, Nam không thể phân chia." Và
năm 1946 ngụy quyền Sài Gòn chưa hề tồn tại trên quả địa cầu này... Nước
Việt Nam DCCH cũng chính là nước CHXHCN Việt Nam ngày nay.
Điều
trên là một điều cơ bản, mang tính nguyên tắc, và lãnh thổ là thiêng
liêng bất khả xâm phạm. Đó là một điều xuyên suốt, nối tiếp nhau, và các
Hiến pháp sau này chỉ di dời nó (do cấu trúc HP khác nhau) chứ không
thay đổi gì về nó. Đây là một điều bất khả xâm phạm từ Hiến pháp 1946
đến Hiến pháp 1992. Như vậy, nước Việt Nam là một nước độc lập thống
nhất từ năm 1945, sau mốc thời gian đó, bất kỳ ngụy quyền, ngụy quốc,
ngụy quân nào do quân xâm lược nặn ra thì cũng đều là bất hợp pháp.
Những nội dung mang tính nguyên tắc trong Hiệp định Genève về Đông Dương
Như
đã phân tích, từ năm 1945 đến 1954 thì lãnh thổ Việt Nam DCCH trên
nguyên tắc luật pháp là gồm cả Bắc - Trung - Nam. Điểm nóng gây nhiều
ngộ nhận là Hiệp định Genève về Đông Dương.
Có những luận điệu
xuyên tạc lịch sử thường thấy ở miền Nam trước Giải phóng và ở hải ngoại
ngày nay là: "Hiệp định Genève chia đôi đất nước" và "Cộng sản Bắc Việt
cưỡng chiếm miền Nam".
Mỹ-Diệm rất sợ Hiệp định Genève về Đông
Dương, sợ thống nhất đất nước nên rất chú trọng vào việc tuyên truyền
xuyên tạc hiệp định này, lặp đi lặp lại trên sách báo, TV, radio, trường
học, băng rôn biểu ngữ tuyên truyền ngoài đường phố rằng "Hiệp định
Genève chia đôi đất nước", "Cộng sản chia đôi san hà", "Hồ Chí Minh muốn
chia cắt giang san". Bọn họ muốn áp đặt tiền đề hai miền Nam-Bắc là hai
quốc gia riêng biệt, độc lập với nhau.
Do muốn cướp miền Nam
của VNDCCH và hợp thức hóa ngụy quyền Diệm - Nhu, Mỹ đã xuyên tạc rằng
Hiệp định Genève về Đông Dương là "hiệp định chia đôi đất nước", vậy
hiệp ước này có phải là "hiệp định chia đôi đất nước" hay không? Muốn
biết những luận điệu này có khớp với Hiệp định Genève về Đông Dương hay
không, chúng ta cần coi lại vài điều khoản chính yếu trong hiệp định
này. Hiệp định Genève về Đông Dương có hai phần: Phần "Thỏa Hiệp" và
phần "Tuyên Bố Cuối Cùng" (Final Declaration).
Phần "Thỏa
Hiệp...", gồm 47 điều khoản, được ký kết giữa Henri Delteil, Quyền Tổng
tư lệnh lực lượng Liên Hiệp Pháp và Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Quốc phòng
Việt Nam. Có vài điều khoản chính như sau:
- Thiết lập một đường
ranh giới quân sự tạm thời tại vĩ tuyến 17 (military zone) để quân đội
hai bên rút quân về: Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam (Việt Minh) ở
trên vĩ tuyến 17, lực lượng Liên Hiệp Pháp (French Union) ở dưới vĩ
tuyến 17.
- Sẽ có một cuộc tổng tuyển cử tự do trên toàn quốc, có
sự giám sát của các nước tham gia ký hiệp định vào năm 1956. Quân đội
Pháp phải rời khỏi Việt Nam dân chủ cộng hòa trong 2 năm đó.
Bản
"Tuyên Ngôn..." gồm 13 đoạn, nói đến cả sự thống nhất và độc lập của
Việt - Miên - Lào, trong đó có một đoạn đáng để ý và cực kỳ quan trọng:
Đoạn (6) (Paragraph (6)) nguyên văn như sau:
"Hội
Nghị nhận thức rằng mục đích chính yếu của Thỏa Hiệp về Việt Nam là dàn
xếp những vấn đề quân sự trên quan điểm chấm dứt những đối nghịch quân
sự và rằng ĐƯỜNG RANH GIỚI QUÂN SỰ LÀ TẠM THỜI VÀ KHÔNG THỂ DIỄN GIẢI
BẤT CỨ BẰNG CÁCH NÀO ĐÓ LÀ MỘT BIÊN GIỚI PHÂN ĐỊNH VỀ CHÍNH TRỊ HAY ĐẤT
ĐAI. Hội Nghị bày tỏ sự tin tưởng là thi hành những điều khoản trong bản
Tuyên Ngôn này và trong Thỏa Hiệp ngưng chiến sẽ tạo nên căn bản cần
thiết để trong tương lai gần đạt tới một sự dàn xếp chính trị ở Việt
Nam".
(The Conference recognizes that the essential purpose of
the Agreement relating to Vietnam is to settle military questions with a
view to ending hostilities and that THE MILITARY DEMARCATION LINE IS
PROVISIONAL AND SHOULD NOT IN ANY WAY BE INTERPRETED AS CONSTITUING A
POLITICAL OR TERITORIAL BOUNDARY. The Conference expresses its
conviction that the execution of the provisions set out in the present
Declaration and in the Agrrement on the cessation of hostilities creates
the necessary basis for the achievement in the near future of a
political settlement in Vietnam.)
Và phần đầu của đoạn (7) nguyên văn như sau:
"Hội
Nghị tuyên cáo rằng, về Việt Nam, sự dàn xếp những vấn đề chính trị,
thực hiện trên căn bản tôn trọng những nguyên tắc về nền độc lập, sự
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ khiến cho người dân Việt Nam được
hưởng những quyền tự do căn bản, bảo đảm bởi những định chế dân chủ được
thành lập như là kết quả của một cuộc tổng tuyển cử bằng phiếu bầu
kín." [Được ấn định vào tháng 7, 1956].
(The Conference
declares that, so far as Vietnam is concerned, the settlement of
political problems, effected on the basis of respect for the principles
of independence, unity and territorial integrity, shall permit the
Vietnamese people to enjoy the fundamental freedoms, guaranteed by
democratic institutions established as a result of free general
elections by secret ballot..)
Tổng kết nội dung cơ bản của Hiệp ước Genève về Đông Dương:
-
Các nước tham gia hội nghị tôn trọng quyền dân tộc cơ bản là độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam -
Campuchia - Lào.
- Ngừng bắn đồng thời ở Việt Nam và trên toàn chiến trường Đông Dương.
-
Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời
chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự. Chính quyền và quân đội Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc; Chính quyền và quân đội
khối Liên Hiệp Pháp tập trung về miền Nam.
- 300 ngày là thời gian để chính quyền và quân đội các bên hoàn thành việc tập trung. Dân chúng được tự do đi lại giữa hai miền.
- 2 năm sau, tức ngày 20 tháng 7 năm 1956 sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất Việt Nam.
Qua
hội nghị Genève, mọi người đều thấy rõ là ngụy quyền "Quốc gia Việt
Nam" - vốn nằm dưới ô dù của người Pháp - phải thi hành Hiệp định Genève
về Đông Dương dưới cái dù của thực dân. Nhưng khi đế quốc Mỹ dùng cường
quyền thắng công lý nhảy vào thay thế thực dân Pháp, đưa con bài Ngô
Đình Diệm về nước, dựng lên "Nam Việt Nam", "South Vietnam", "Việt Nam
Cộng hòa", sống nhờ vào sự nuôi dưỡng cung cấp của Mỹ, chịu sự sai bảo,
ủy nhiệm của Mỹ, phá hoại Hiệp định Genève về Đông Dương và bãi bỏ thi
hành cuộc Tổng tuyển cử tự do, và cưỡng ép người dân phải chấp nhận một
sự phân chia hai "nước" khác nhau, phản bội hầu hết các điều khoản trong
hiệp định và nghiêm trọng nhất là điều khoản: "ĐƯỜNG RANH GIỚI QUÂN SỰ
LÀ TẠM THỜI VÀ KHÔNG THỂ DIỄN GIẢI BẤT CỨ BẰNG CÁCH NÀO ĐÓ LÀ MỘT BIÊN
GIỚI PHÂN ĐỊNH VỀ CHÍNH TRỊ HAY ĐẤT ĐAI". Đây là những sự kiện thực tế
lịch sử khách quan không thể xuyên tạc và không thể chối bỏ.
Tóm
lại, không có chuyện "Việt Nam chỉ có ở miền Bắc", không có chuyện chia
nước Việt Nam thành hai nước độc lập về chính trị và quân sự, "VNCH ở
miền Nam", "Bắc Việt vs Nam Việt" v.v., mà sự thật là Pháp đã xâm lược
và tái chiếm miền Nam của nước Việt Nam đã độc lập thống nhất từ năm
1945, và sau đó Mỹ nhảy vào thay thế Pháp, độc chiếm miền Nam, tiếp quản
miền Nam từ tay người Pháp, quyền lực Mỹ thay quyền lực Pháp.
Huyền
thoại về một "nước VNCH độc lập" như một quốc gia riêng biệt chỉ là sản
phẩm do Pháp và Mỹ dùng cường quyền nhào nặn ra. Cường quyền thắng công
lý. "Miệng nhà sang có gang có thép", cưỡng từ đoạt lý. Dùng sức mạnh
quân sự, súng đạn của kẻ mạnh, của nước lớn để áp đặt ý chí của mình lên
đầu lên cổ dân tộc khác.
Như vậy, Hiến pháp Việt Nam năm 1946 đã
quy định nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một nước thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ từ Bắc tới Nam và không có cái gì thay đổi được trừ phi VN
thay đổi Hiến pháp hoặc ký văn kiện gì đó mang tính hợp pháp quốc gia,
quốc tế.
Thực tế suốt thời gian sau đó VN hoàn toàn không có ký
bất cứ văn kiện nào để phủ nhận việc VN thống nhất. Và rõ ràng là Hiệp
định Genève về Đông Dương không có điều khoản nào bảo chia cắt Việt Nam
ra thành 2 quốc gia. Làn ranh ở vĩ tuyến 17 chỉ là một ranh giới quân sự
tạm thời (temporary military zone) để 2 bên quân đội có địa điểm đóng
quân. Và trong 2 năm, Pháp phải rút hết, và tổng tuyển cử trên cả nước
bầu ra lãnh đạo mới (VNDCCH là 1 nước chính thức độc lập, nhưng còn
chính phủ thì là chính phủ lâm thời, do đó phải có tổng tuyển cử để bầu
ra lãnh đạo chính thức), và chính thức thống nhất đất nước.
Không
có điều khoản nào quy định vấn đề chia đôi đất nước, không điều khoản
nào cấm thông thương, tự do cư trú. Rõ ràng Hiệp định
Genève về Đông Dương là một hiệp định thống nhất đất nước và ranh giới
vĩ tuyến 17 chỉ có ý nghĩa tập trung quân đội, không có ý nghĩa chính
trị, lãnh thổ, đất đai.
Nhưng Mỹ ở miền Nam đã xuyên tạc, phá
hoại và xé bỏ hiệp định, lợi dụng dân trí người dân lúc đó còn thấp,
thông tin thời ấy còn chậm, nên họ tuyên truyền ầm lên rằng "Hiệp ước
Genève chia đôi đất nước", "Hồ Chí Minh muốn chia cắt đất nước", "chỉ có
Ngô tổng thống anh minh và đồng minh Huê Kỳ mới có thể giúp chúng ta
thống nhất lãnh thổ" v.v.
Họ cấm thông thương, cấm nhân dân hai miền liên hệ, cấm tự do cư trú, tự do sinh
sống, vi phạm điều khoản tự do đi lại giữa hai miền. Chính vì vậy nên
cách mạng miền Nam mới phải đấu tranh chính trị đòi tự do dân chủ và
thống nhất đất nước, đòi thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp ước Genève về Đông
Dương, đòi tổng tuyển cử, đòi thông thương, đòi
cho đồng bào hai miền được tự do cư trú, tự do sống nơi mình lựa chọn
v.v.
Như thế đã quá rõ ràng, một hiệp định thống nhất đất nước và
chia khu vực tập trung quân sự tạm thời, đã bị Hoa Kỳ xuyên tạc thành
"chia đôi đất nước" và biến thành chia đôi đất nước thật sự, biến thành
có ý nghĩa chính trị, lãnh thổ, đất đai trên thực tế.
Các ngụy quyền tại miền Nam Việt Nam có được "quốc tế" công nhận và ủng hộ?
Qua
những phân tích trên từ luật pháp Việt Nam, đã cho thấy "Việt Nam Cộng
hòa" không phải là một chính quyền hợp pháp, vì vậy từ nghị quyết, văn
kiện Đảng trên cao nhất cho tới những bà mẹ miền Nam, những bà má Hậu
Giang, các chị du kích Củ Chi, hay các em sinh viên Sài Gòn đều gọi đó
là "ngụy quyền". Thế nhưng Mỹ hay tuyên truyền rằng "VNCH là một chính
thể hợp pháp được 'quốc tế' công nhận". Vậy có thật nó hợp pháp theo
luật pháp quốc tế hay không?
Trước hết phải làm rõ ngay từ đầu
rằng chế độ ngụy "Quốc gia Việt Nam" và chế độ ngụy Sài Gòn ra đời không
từ bất cứ một cơ sở pháp lý Việt Nam và quốc tế nào cả, mà đều từ họng
súng và bàn tay của Pháp - Mỹ. Sự can thiệp của Pháp - Mỹ vào Việt Nam
cũng không dựa trên bất kỳ cơ sở luật pháp quốc tế nào hết.
Cần
phải khẳng định trước một tiền đề: Trên đất Việt Nam chỉ có luật pháp
Việt Nam là trên hết, luật pháp VN phải được đặt lên trước, rồi luật
pháp quốc tế bên ngoài thì xem xét sau. Phải xét tới lợi ích của Việt
Nam trước, rồi mới tới lợi ích quốc tế bên ngoài sau. Và trong thực tế
quyền lực thế giới thời đó thì cái gọi là "quốc tế" thực chất chỉ là một
vài đế quốc nắm giữ sức mạnh vạn năng và quyền lực bao trùm.
Tương
tự, ngày nay quốc tế coi Hoàng Sa - Trường Sa là vùng tranh chấp quốc
tế chứ không coi là vùng của Việt Nam, nhưng VN vẫn coi HS - TS là thuộc
chủ quyền của mình. Quốc tế xem Hoàng Sa một vùng tranh chấp chứ không
coi là thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng VN vẫn coi HS là lãnh thổ của
mình đang bị Trung Quốc chiếm giữ bất hợp pháp.
Nên lưu ý tránh
ngộ nhận giữa "một số chính phủ quốc tế" và "dư luận quốc tế". Khi nói
"quốc tế công nhận VNCH" hay "quốc tế xem VNCH là một quốc gia độc lập"
thì ta phải hiểu đó là "một số chính phủ quốc tế", chứ không phải là dư
luận quốc tế hay toàn bộ quốc tế. "Nước VNCH" tuy không được vào LHQ
nhưng được Mỹ, Anh, Pháp và một số cường quốc đồng minh của họ công
nhận, thời đó thì quốc tế bị "nhóm lợi ích" này thao túng nên bao nhiêu
đó cũng đủ là "quốc tế" rồi. Nhưng dư luận quốc tế, dư luận nhân dân thế
giới có rất nhiều trí thức chân chính không xem “VNCH” là một nước độc
lập. Họ gọi đó là "Saigon puppet government". Trong các biểu tình phản
chiến, người nước ngoài đã làm những hình nộm con rối để miêu tả ngụy
quyền Sài Gòn, và dùng dây kéo lê khắp đường phố trên thế giới:
Danh từ "South Vietnam" (Nam Việt Nam) mà người nước ngoài hay gọi có nghĩa gì?
Một
số bạn thường hỏi rằng xem phim tài liệu thấy người nước ngoài, dư luận
quốc tế gọi bù nhìn của Mỹ là "South Vietnam", như vậy có phải họ xem
cuộc kháng chiến chống Mỹ của ta là cuộc "nội chiến Nam Bắc"? Thật ra
"South Vietnam" chỉ là cách gọi quen miệng của người nước ngoài, họ
thường dùng từ "southern Vietnam" để chỉ miền Nam Việt Nam, dùng từ
Vietcong (Việt Cộng) để chỉ Mặt trận Giải phóng và quân dân miền Nam,
dùng danh từ "South Vietnam" để chỉ ngụy quyền Sài Gòn. Dùng danh từ
viết tắt "ARVN" để gọi quân đội Sài Gòn.
Dư luận quốc tế, nhất là
các trí thức, giới sử học của nước ngoài không xem chiến tranh ở Việt
Nam là cuộc "nội chiến". Họ phân định rất rõ, cuộc chiến nào là nội
chiến thì họ sẽ gọi là "Civil War", ví dụ "American Civil War" (nội
chiến Hoa Kỳ), "Chinese Civil War" (nội chiến Trung quốc). Không ai gọi
cuộc chiến ở VN là "Vietnamese Civil War". Họ không gọi cuộc chiến ở
Việt Nam là một cuộc nội chiến hay civil war. Chiến tranh ở VN được họ
gọi là Chiến tranh Đông Dương (Kháng chiến chống Pháp), Chiến tranh Việt
Nam (Kháng chiến chống Mỹ), họ dùng địa điểm chiến sự để đặt tên cuộc
chiến.
Ai là miền Nam Việt Nam?
Đa số
người miền Nam không ưa Mỹ-ngụy và có cảm tình, ủng hộ Mặt trận, trong
đó nhiều tầng lớp nhân dân đã đáp lại lời kêu gọi của Đài phát thanh
Giải phóng miền Nam mà ra bưng kháng chiến, trốn ra các vùng giải phóng,
hoặc tìm cách bắt liên lạc với cách mạng để hoạt động giúp đỡ, giao
liên, thông tin v.v. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam của Mặt trận có
du kích, có "đội quân tóc dài", có cả lực lượng quân đội chính quy với
sự tiếp viện từ miền Bắc.
Phong trào bạo lực cách mạng chống Mỹ ở
miền Nam được coi là bắt đầu phát triển dữ dội từ phong trào Đồng Khởi
gây tiếng vang lớn, tiếp đó quân dân miền Nam lần lượt nổi dậy khắp nơi.
Các nơi ở miền Trung, miền Tây Nam Bộ, miền Đông Nam Bộ, như Huế, Quảng
Trị, Đà Nẵng, Tây Nguyên, vùng Đồng Bằng sông Cửu Long, Sóc Trăng, Bình
Phước, Cà Mau v.v. đều từng bước phát triển quân lực.
Tổng thống
Mỹ Nixon gọi miền nam là "mảnh da báo". Miền Nam có vùng giải phóng và
vùng tạm chiếm. Trong các vùng tạm chiếm có những vùng ngụy Sài Gòn cai
quản trên danh nghĩa, trên giấy, nhưng Mặt trận quản lý thực tế, có
những vùng thuộc Mỹ-ngụy ban ngày, thuộc Việt Cộng ban đêm. Người của
Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đến các vùng này thu thuế, tuyển quân.
Theo
các tư liệu, hồi ức ngoại giao của ông Lưu Văn Lợi, người từng nhiều
lần tháp tùng phái đoàn Việt Nam đến đàm phán với Hoa Kỳ trong hội nghị
Paris, đã kể lại câu chuyện Bác Hồ tham dự hội nghị này, lúc ấy Bác đã
rất già yếu nhưng cũng hay sang đó tham dự vài lần, có 1 lần tranh luận
với nhau, Bác nói với phía Mỹ rằng 2/3 miền Nam Việt Nam thuộc sự quản
lý của Mặt trận, Mỹ chỉ giữ được Sài Gòn và các thành phố, khu vực đô
thị. Người Mỹ cố gắng cười sằng sặc và chỉ vào bản đồ thách thức: Thế
chỗ nào là của Mặt trận, ông chỉ đi. Họ tưởng Bác đã già yếu bệnh tật
chắc không còn sáng suốt, phen này sẽ bắt bí được, không dè Bác Hồ nói:
Các ông đem quân tấn công nơi nào và ném bom vào nơi nào thì nơi ấy là
vùng của Mặt trận chứ còn gì nữa. Sau đó cầm bút đi lại bản đồ khoanh
tròn những vùng thuộc quyền kiểm soát của Mặt trận, trong đó có những
vùng bị Mỹ tiến quân tràn vào đánh, có những vùng bị họ dội bom tàn phá,
Bác Hồ nhớ hết trong đầu. Nhìn lại số khoanh tròn thấy cũng gần 2/3
lãnh thổ miền Nam, người Mỹ không còn lý nào để nói, đành cười ngượng và
đề nghị trở lại chính đề.
Hiệp định Paris về Việt Nam cũng quy
định: Miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 vùng lãnh thổ, và 3 quân đội
(QĐNDVN, QGPMNVN, QLVNCH). Như vậy theo Mỹ, theo "quốc tế" thì vai trò
của tổng Thiệu cao lắm thì cũng chỉ ngang hàng với những người đứng đầu
Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam VN.
Nước
Việt Nam là một nước độc lập, thống nhất kể từ Hiến pháp 1946. Quân
ngoại xâm tiến vào cướp mất nửa nước VN rồi bảo VN là "2 nước", nhưng
dân tộc Việt Nam nói chung, và nhân dân miền Nam nói riêng, không chấp
nhận chuyện đó và đã kiên quyết chống lại cho tới ngày chiến thắng.
Vấn
đề quốc tế có công nhận Nam Việt là một “quốc gia” hay không, muốn tìm
hiểu cặn kẽ thì phải chia ra thành 2 góc độ nhìn, góc độ Việt Nam và góc
độ quốc tế.
Góc độ Việt Nam: Miền Nam Việt Nam là một vùng địa
lý của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dựa trên các Hiến pháp, văn kiện của
Việt Nam từ năm 1946. Không công nhận bất cứ ngụy quyền nào do quân xâm
lược dựng lên tại đây, trong đó có ngụy quyền “VNCH”. Việt Nam tôn trọng
cách nghĩ của quốc tế, nhưng không xem đó là chân lý, vì "quốc tế"
không phải là Việt Nam. Quốc tế không đại diện cho tâm tư, ý chí, nguyện
vọng của đại khối dân tộc Việt Nam. Việt Nam cũng quá hiểu quốc tế thời
đó thực chất chỉ là Mỹ, Anh, Pháp và một số cường quốc đồng minh của
Mỹ, Mỹ thao túng quốc tế, tầm ảnh hưởng của họ bao trùm khắp nơi, thì
việc "quốc tế" thừa nhận những "quốc gia ma" do Mỹ tạo ra là điều dễ
hiểu. Trên phương diện luật pháp, ngụy quyền là một tổ chức bất hợp
pháp. Trên thực tế, ngụy quyền này cũng không hề có quyền lực thật sự để
mà được coi là một quốc gia độc lập. Họ không hội đủ căn cước và các
yếu tố cần thiết của một quốc gia đúng nghĩa, nhất là khi thực quyền nằm
trong tay người Mỹ.
Góc độ quốc tế: Hiệp định Genève về Đông
Dương không công nhận sự tồn tại của "chính phủ Quốc gia" ở miền Nam
Việt Nam và lúc đó chưa có "Việt Nam Cộng hòa". hiệp định này công nhận
sự độc lập, thống nhất, và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, yêu cầu lập 1
khu vực phi quân sự ở vĩ tuyến 17, tạm chia Việt Nam thành 2 vùng tập
trung quân sự và có giá trị trong vòng 2 năm, đến năm 1956 sẽ tổng tuyển
cử tự do trên cả nước. Làn ranh ở vĩ tuyến 17 không có ý nghĩa phân
chia lãnh thổ, không có ý nghĩa chính trị.
Hiệp định Paris về
Việt Nam thì quy định ở miền Nam Việt Nam có 2 chính phủ, 2 vùng kiểm
soát, và 2 lực lượng quân đội tại chỗ (Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam
và quân ngụy) và 1 quân đội bên ngoài (Quân đội Nhân dân Việt Nam). Vậy
dựa vào văn kiện nào, cơ sở pháp lý quốc gia, quốc tế nào mà có thể bảo
rằng quốc tế công nhận miền Nam Việt Nam là 1 “quốc gia”, là 1 nước độc
lập?
Nguyên nhân Mỹ xâm lược Việt Nam
Mỹ dùng “học
thuyết Domino” của McNamara làm một chiêu bài để giải thích lý do xua
quân vào miền Nam Việt Nam. Họ nhấn mạnh vấn đề ý thức hệ, mục tiêu
chống Cộng sản. Nhưng các học giả Mỹ thì nói cụ thể và rõ ràng hơn, rằng
Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam là để khai thác nhân lực, nhân công rẻ,
tài nguyên phong phú, và quan trọng nhất là chiếm lấy khu vực địa chính
trị, địa kinh tế trọng yếu này, nắm được Việt Nam là nắm được Đông
Dương, Đông Nam Á. Kiểm soát được VN là kiểm soát được những đường giao
thương quan trọng, các cửa biển chính yếu. Kiểm soát khu vực này và đối
trọng với Trung Quốc.
Việt Nam là mục tiêu bành trướng quyền lực
của Mỹ lúc đó và nằm trong sách lược quốc tế và chiến lược quân sự toàn
cầu của Mỹ. Kinh tế Hoa Kỳ lúc ấy vẫn còn chịu hậu quả của đợt khủng
hoảng kinh tế trước đó, nhiều người thất nghiệp, thực phẩm khan hiếm,
một số hàng hóa bị ứ đọng không tiêu thụ được, một số vũ khí từ Thế
chiến 2 vốn đã cũ kỹ, quá thời hạn bảo trì và tồn đọng không bán được,
không biết phải giải quyết thế nào, không biết phải làm gì với nó, như
vậy có quá nhiều lý do để nhảy vào Việt Nam. Ngoài việc nhắm vào nguồn
tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên con người, vị trí chiến lược đặc thù
trọng yếu về chính trị, kinh tế, sách lược đối ngoại quốc tế và chiến
lược an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mục tiêu chống Cộng v.v.
thì Mỹ còn cần thị trường Việt Nam để tiêu thụ những hàng hóa mà tư bản
Mỹ không tiêu thụ được ở chính quốc và nước khác.
Vấn đề chống
Cộng sản thật ra chỉ là 1 trong những nguyên nhân Mỹ xâm chiếm miền Nam
Việt Nam, còn nguyên nhân chính, thì phải xem lại ai là kẻ đứng sau thực
dân Pháp xâm lược Việt Nam trong giai đoạn 1945-1954.
Mỹ là kẻ
hậu thuẫn, giúp đỡ, viện trợ, và chi trả cho thực dân Pháp xâm lăng Việt
Nam, hơn 80% chiến phí mà bọn thực dân sử dụng là của Mỹ. Như vậy cuộc
xâm lược này là cuộc xâm lược của "lính Pháp tiền Mỹ". Mỹ ngụy biện rằng
mình vì "sợ Cộng sản" nên mới giúp Pháp đánh Việt Minh, sự thật là Mỹ
đã bỏ tiền cho Pháp xâm lược VN, tái chiếm thuộc địa Đông Dương và sau
đó ăn chia với nhau lợi ích ở đây.
Như vậy, việc Mỹ thay Pháp
nhảy vào Đông Dương là việc dễ hiểu, đơn giản là Mỹ không cam tâm, không
chịu thua, không muốn nhả ra miếng mồi béo bở Việt Nam. Việt Nam và
Đông Dương có tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên con người rất phong
phú, nhân công rẻ và làm lụng cần cù, siêng năng, được việc. Và khống
chế được Nam Việt thì coi như khống chế được bán đảo Đông Dương, Đông
Nam Á, và toàn bộ khu vực.
Do đó nhiều nhà sử học trong và ngoài nước đã nhận định: Cuộc chiến 1945-1954 là cuộc chiến chống Pháp - Mỹ, và cuộc chiến 1954-1975 là cuộc chiến chống toàn Mỹ.
Quan hệ giữa vấn đề chống Cộng và vấn đề cướp đoạt trong cuộc chiến tranh xâm lược này
Điều
cần nhấn mạnh ở đây là chống Cộng là phương tiện, còn cướp đoạt mới là
cái đích. Các chính phủ tư bản phương Tây bành trướng khắp thế giới một
thời gian dài trong lịch sử thế giới. Châu lục, lục địa nào cũng in đậm
dấu chân của các đoàn quân viễn chinh phương Tây; châu Mỹ, châu Phi, và
châu Á của chúng ta đều in gót giày lính viễn chinh phương Tây. Họ rất
"tự do" trong việc cướp đoạt, chiếm hữu nhân lực, tài nguyên, thị trường
kinh tế, đến nỗi "mặt trời không bao giờ lặn ở nước Anh" (vì đâu đâu
cũng có thuộc địa). Trước thực trạng thuộc địa khắp nơi, bóc lột vô tội
vạ như vậy thì chủ nghĩa cộng sản đã ra đời tất yếu như một quy luật tự
nhiên từ thiên nhiên, tạo hóa, để chống lại sự áp bức, cướp bóc, đàn áp,
bóc lột tàn ác đó.
Thế là tiến trình cướp đoạt gặp phải sự
kháng cự mạnh mẽ, phong trào cộng sản kéo theo phong trào dân tộc, giải
phóng các thuộc địa, trực tiếp chống lại chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa
thực dân, chủ nghĩa đế quốc. Từ đó, các chính phủ tư bản, đặc biệt là
bọn thực dân, đế quốc xem CNCS là kẻ thù, và trong thời điểm đó Cộng sản
đúng là một mối đe dọa cho chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc nói
riêng và CNTB nói chung, do đó họ phải chống Cộng sản.
Như vậy
cho thấy trước khi có CNCS, thì các chính phủ tư bản, thực dân, đế quốc
đã có đi xâm lược, bành trướng, cướp đoạt rồi. Không có CS thì họ vẫn
xâm lược. CS là chướng ngại cho sự bành trướng đó, vì vậy họ phải chống
Cộng và muốn tiêu diệt CS.
Thời nay, Iraq không có Cộng sản, cũng
không có vũ khí hủy diệt tập thể, nhưng có dầu mỏ, có vị trí chiến
lược, địa chính trị, địa kinh tế quan yếu ở Trung Đông, vì vậy Mỹ đã tấn
công vào. Như vậy cho thấy cướp đoạt là mục tiêu, còn chống Cộng là
phương tiện. Chứ cuộc chiến ở Việt Nam (cũng như các cuộc chiến chống
Cộng khác trên thế giới) không phải bắt nguồn từ sự khác biệt ý thức hệ,
không phải tôi đánh anh chỉ vì anh là Cộng sản, không phải tôi đánh anh
chỉ vì anh có ý thức hệ khác tôi, mà là tôi đánh anh để tôi có thể
thẳng tay cướp đoạt tự do hơn.
Nếu yếu tố chống Cộng thật sự là
yếu tố đầu tiên, là yếu tố chính, thì cảnh sát Mỹ đã công phá trụ sở
Đảng Cộng sản Mỹ ở New York và đem 60 vạn quân sang xâm lược Cu Ba, rồi
mới đem quân đánh các nước cộng sản xa hơn.
Như vậy cuộc chiến
tranh của Mỹ xâm lược Việt Nam là cuộc chiến "chống Cộng để cướp đoạt",
chứ không phải cuộc chiến "chống Cộng chỉ vì anh là Cộng sản và có ý
thức hệ khác tôi".
Mâu thuẫn Pháp - Mỹ và quá trình Mỹ hất cẳng Pháp
Ngay
trong kháng chiến chống Pháp thì Pháp và Mỹ đã phát sinh nhiều mâu
thuẫn; mâu thuẫn về lợi ích, về đường lối, về chiến lược, chiến thuật
v.v. Lúc đó đã có cố vấn Mỹ trong quân đội Pháp (tuy nhiên là cố vấn
đúng nghĩa vụ, đúng vai trò, chứ không phải "cố vấn" kiểu làm “cha” như
trong quân ngụy, Pháp là một nước thực dân lớn, đương nhiên không phải
là bù nhìn của Mỹ), và lúc đó cố vấn Mỹ và Bộ chỉ huy Pháp thường xung
khắc với nhau về đường lối chiến lược, chiến thuật, chiến dịch. Do đó
sau khi Pháp thua, Mỹ rất cay cú, coi như bao nhiêu đô la và vũ khí mà
Mỹ đầu tư cho Pháp đều đổ sông đổ biển. Mỹ tốn bao nhiêu tiền vào đây
rốt cuộc Pháp để hỏng việc, mà trong đó Mỹ cho rằng một phần là vì Pháp
không nghe lời mình.
Do đó sau cuộc chiến thì Mỹ và Pháp đã nảy
sinh xung khắc ngày càng rõ và lớn hơn. Từ đó ở miền Nam hình thành 2
thế lực đối lập, thế lực Mỹ và thế lực Pháp, Mỹ thâu tóm nhiều tay sai
cũ của Pháp, trong số đó có nhiều sĩ quan ngụy đã từng học bên Pháp, có
Pháp tịch. Lúc đó Mỹ đang phất, còn Pháp được xem là loại thực dân cũ
kỹ, lại để thua Việt Minh, trước sau gì cũng suy tàn, cho nên những tay
sai cũ của Pháp đua nhau “nhảy sang thuyền mới”.
Tuy vậy vẫn có
một bộ phận nhỏ vẫn trung thành với chủ cũ Pháp. Những thành phần thuộc 2
phe kể trên được gọi một cách nhẹ nhàng hơn là "thân Pháp”, "thân Mỹ",
hay gọi một cách rõ ràng hơn là "theo Pháp", "theo Mỹ". Nói chung các
lực lượng quân phiệt và các thế lực trong chính trường miền Nam lúc này
đã chia ra 2 phe, 2 hướng rõ rệt.
Các đảng phái, giáo phái, nhóm
quân phiệt ly khai như Hòa Hảo, Cao Đài, Bình Xuyên, Đại Việt, Việt Quốc
v.v. là những lực lượng có chống Pháp trong thời gian đầu (trong đó chỉ
có Việt Quốc thời Nguyễn Thái Học là đã từng có nỗ lực chống triệt để
nhằm lật đổ ách thống trị thực dân, ngoài ra các lực lượng khác đều
“chống” kiểu cát cứ ly khai hoặc cải lương ôn hòa), nhưng sau đó tuyên
bố "chống Việt Minh lẫn chống Pháp", tuy nhiên họ chống Việt Minh là
thật, còn chống Pháp là bằng những lời nói suông, sau đó họ theo Pháp
hoàn toàn. Tướng Nguyễn Hòa Hiệp và Trần Văn Tuyên đem 5.000 quân vào
Nam đầu hàng thực dân Pháp, Nguyễn Hòa Hiệp được Pháp gắn huân chương.
Bình Xuyên của Bảy Viễn về miền Nam đầu hàng Pháp và nhận huân chương
của quân đội Pháp, được chính quyền thực dân Pháp phong hàm sĩ quan.
Bình Xuyên của Mười Trí thì đi theo Việt Minh kháng chiến.
Có một
thực tế rằng, các thực dân, đế quốc tuy đánh thua, chết nhiều lính nên
mới phải ký hiệp định rút quân, nhưng bên trong họ luôn không chịu thua
mà bao giờ cũng vẫn cố thông qua ngụy quyền, tay sai bản địa của họ để
tiếp tục xơ múi lợi ích ở thuộc địa. Cố bám víu quyền lực tới phút chót,
cố giữ vòi bạch tuộc đến phút cuối cùng mới thôi. Giống như Mỹ tiếng là
rút quân năm 1972, nhưng vẫn để lại miền Nam hàng vạn "cố vấn", những
quân nhân mặc đồ dân sự, miền Nam vẫn đầy người Mỹ và vẫn do Mỹ kiểm
soát, cuộc chiến vẫn do Mỹ chỉ đạo, cố bám víu đến phút chót mới thôi,
chiếc trực thăng quân sự chở lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam là vào
rạng sáng ngày 30/4/1975, khoảng 2 giờ trước khi ngụy quyền và ngụy quân
Sài Gòn hoàn toàn sụp đổ.
Trong trường hợp Pháp cũng như vậy, họ
ký Hiệp định Genève về Đông Dương rồi rút quân, nhưng vẫn cố thông qua
các tay sai cũ để bám víu miền Nam Việt Nam. Trong thời điểm đó thì họ
vẫn trả lương cho các lực lượng giáo phái ly khai. Mỹ muốn thanh toán
nốt các tàn dư của Pháp, hoàn tất việc hất Pháp ra khỏi Đông Dương để
mình vào thay hoàn toàn. Nên đã dùng "QLVNCH" (phát triển từ quân đội
"Quốc gia" của Pháp), xử đẹp các giáo phái ăn lương Pháp này.
Việc
các giáo phái, đảng phái vũ trang này là tay sai của Pháp, ăn lương
Pháp đều được thông tin Việt Nam và thông tin phía chống Cộng thừa nhận.
Những người chống Cộng thừa nhận là để quảng cáo cho cái gọi là "chống
Pháp" của Ngô Đình Diệm lúc đó (lờ đi ai đứng sau). Thực tế thì gia đình
họ Ngô này có "thành tích" làm tay sai Pháp 3 đời, nên mới bị dân gian
gọi là gia đình "Tam Đại Việt Gian".
Như vậy có thể nói việc ngụy
quân và các tay sai của Pháp - Mỹ thanh toán nhau ở miền Nam là 1 trong
những động thái của Mỹ nhằm hất quyền lực của Pháp ra khỏi miền Nam VN.
Cũng như việc tổ chức bầu cử gian lận, giả hiệu, để đưa Diệm lên thay
Bảo Đại, đưa người của Mỹ lên thay người của Pháp, mà nhiều sử liệu Việt
Nam và quốc tế đã đề cập, cũng là nhằm vào mục tiêu đó.
Tất cả
những xung đột chính trị - quân sự đó đều nằm trong mục tiêu hất văng
Pháp của Mỹ. Và họ đã thành công; Hòa Hảo, Cao Đài bị tấn công và dẹp
tan, Ba Cụt, Năm Lửa bị xử tử. Đại Việt, Việt Quốc bị đàn áp, bắt bớ, ám
sát, khống chế và cô lập, Nguyễn Tường Tam bị giam lỏng và bức bách
phải tự sát. Tướng Trình Minh Thế của Cao Đài bị chiêu hàng rồi bị giết
rồi đổ cho Pháp, sau này con trai của Trình Minh Thế là ông Trình Minh
Sơn ở Canada đã gởi bài trên các báo chí hải ngoại như báo Người Việt,
Việt Báo, Thế Giới, Đẹp, Tự Do v.v. để vạch trần vụ này. Theo ông, cha
của ông đã bị Mỹ-Diệm giết từ trước rồi mới đem xác đến chỗ khác, dựng
hiện trường giả, rồi tuyên truyền trên báo chí rằng tại ông ta có xích
mích cá nhân với một viên tướng Pháp nên bị giết để trả tư thù.
Tóm
tắt lại, sau khi Pháp rút thì vẫn muốn bám víu, xơ múi các lợi ích ở
miền Nam Việt Nam thông qua ngụy quyền "Quốc gia Việt Nam" do chính họ
thành lập năm 1949 trong chiến tranh Pháp - Việt. Nhưng Mỹ đã từ hậu
trường nhảy ra làm kép chính (như lời ông Nguyễn Cao Kỳ), ra sức chống
Pháp và hất quyền lực của họ ra khỏi Nam Việt Nam. Mỹ đã dàn dựng cuộc
bầu cử gian lận để lật đổ chính phủ “Quốc gia” của Pháp, biến nó thành
chính phủ “VNCH” của mình, thay thế chính phủ “Quốc gia Việt Nam” của
Pháp. Đưa người của mình là Ngô Đình Diệm lên thay người của Pháp là
“quốc trưởng” Bảo Đại, sau đó cựu hoàng Bảo Đại lưu vong bên Pháp.
Hoa
Kỳ tiến hành bình định miền Nam VN, chống Cộng và chống Pháp mà ông Ngô
Đình Nhu hay gọi là "chống thực, phong, cộng". Họ cho đội quân ăn lương
mình đi đánh các thế lực vũ trang ăn lương Pháp. Hoàn thành việc hất
Pháp ra khỏi miền Nam Việt Nam và bán đảo Đông Dương nói chung.
Ngụy quyền Ngô Đình Diệm đã được Mỹ dựng lên như thế nào?
Ngụy
quyền Ngô Đình Diệm là một ngụy quyền bất hợp pháp do người Mỹ dựng
lên, kế tục "chính phủ Quốc gia" do thực dân Pháp nặn ra từ năm 1949.
Sau khi Pháp ngoan cố chưa chịu lui khỏi chính trường miền Nam, cố bám
víu tới cùng, thì Mỹ đã hất cẳng Pháp thông qua cuộc bầu cử gian lận
"Cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam năm 1955" (cựu giám đốc cơ quan
tình báo CIA William Colby, đại tá CIA Edward Lansdale đã thú nhận những
chuyện gian lận rõ ràng và buồn cười trong cuộc bầu cử "phiếu xanh
phiếu đỏ" này trong một số phỏng vấn trên đài CNN). Có rất nhiều hồ sơ,
sử liệu, tài liệu của Mỹ như Karnow, Stanley (1997). "Vietnam: A
history" của Stanley Karnow do Penguin Books xuất bản năm 1997, trang
239 hay "Encyclopedia of the Vietnam War" của Ts. Spencer C. Tucker do
ABC-CLIO xuất bản năm 2000, trang 366 đã cho biết cùng một vấn đề: Cuộc
"trưng cầu dân ý" này có nhiều bất thường và gian lận như tại Sài Gòn,
Thủ tướng Diệm chiếm được "605.025" lá phiếu trong khi khu vực này chỉ
có gần 450.000 cử tri ghi tên. Đại tá CIA Edward Lansdale, "cố vấn" cho
Ngô Đình Diệm lúc ấy đã nói rằng: "Trong lúc tôi đi vắng, tôi không muốn
bỗng nhiên nhận được tin rằng ông thắng 99,99%. Vì nếu như thế thì
người ta biết đó là kế hoạch sắp đặt trước".
Sau đó, Mỹ đã lật đổ
Bảo Đại mà Pháp đưa lên từ năm 1949. Hoàn thành trên danh nghĩa việc
hợp thức hóa ngụy quyền của mình, loại bỏ ngụy quyền của Pháp, trên cơ
bản hoàn thành bước đầu ý đồ hất cẳng thực dân Pháp.
Xin lưu ý,
Mỹ là kẻ giấu mặt suốt cuộc chiến Pháp - Việt (1945-1954), tài trợ hơn
80% chiến phí cho thực dân Pháp, cố vấn cho thực dân Pháp xâm chiếm Việt
Nam, dùng không quân trợ giúp thực dân Pháp (cụ thể là dùng máy bay vận
chuyển quân Pháp tiếp viện Điện Biên Phủ). Mỹ là kẻ đứng sau thực dân
Pháp tái xâm lược Việt Nam, và sau đó đã từ hậu trường chính trị đã ra
mặt, hiện nguyên hình, thân chinh nhảy ra sân khấu. Đem 58 vạn quân tiến
hành cuộc đông chinh đẫm máu.
Diễn biến chiến tranh, những chiến
lược, chiến thuật, chiến dịch của hai bên đều đã được nhiều sách báo về
lịch sử, quân sự ghi chép và phân tích tỉ mỉ, kỹ càng, vì vậy người
viết không đề cập tới những vấn đề mang tính chuyên môn đó trong khuôn
khổ bài này. Phạm vi bài này chỉ phân tích về bản chất của cuộc chiến
tranh Việt - Mỹ. Bây giờ chúng ta hãy chuyển sang phần 3.