Lịch sử bạo động của giới chống cộng tại Mỹ - Nick Schou

OCRegister 16/8/2007. Từ năm 1987 đến 1990, có 5 nhà báo người Việt đã bị giết hại tại Mỹ bởi các đội sát thủ mà nhà cầm quyền Mỹ nghi ngờ là có liên hệ với các sĩ quan trong quân đội Sài Gòn cũ ở miền Nam Việt Nam hiện đang cư ngụ tại vùng Sài Gòn Nhỏ thuộc Quận Cam. Tháng Tư năm 1992, FBI đã mở một cuộc điều tra về những vụ giết người trên, nhưng họ chưa bao giờ phá án (xem bài "Kẻ thù giấu mặt" – "Invisible Enemies" 4/3/1999). Khi OCRegister đệ đơn xin thông tin dựa vào đạo luật Tự Do Thông Tin (Freedom of Information), FBI từ chối cung cấp các hồ sơ điều tra vì lý do an ninh quốc gia. Những sự kiện và chi tiết sau đây dựa vào bản báo cáo năm 1994 của Ủy ban Bảo vệ Phóng viên (Committee to Protect Journalists) có trụ sở đặt tại New York . Bản báo cáo này cung cấp một lịch sử ngắn gọn về những vụ bạo động chống nhà báo tại Sài Gòn Nhỏ và các vùng có đông người Việt cư ngụ trên toàn quốc.

Tháng 1, 1980: Một người nào đó ném bom xăng vào văn phòng của Nguyễn Thanh Hoàng, chủ nhiệm tờ Văn Nghệ Tiền Phong , một tạp chí ở Arlington, Va. Hoàng và đứa con gái 7 tuổi của ông thoát nạn.

Ngày 21/7/1981 : Lam Trang Duong, một nhà báo khuynh tả và nhà bình luận về cuộc chiến Việt Nam bị bắn chết trong khi ông cuốc bộ trên đường ở San Francisco. Một nhóm có tên là Vietnamese Organization to Exterminate Communists and Restore the Nation (VOECRN – Tổ chức Việt Nam Diệt Trừ Cộng Sản và Phục Hồi Quốc Gia) tuyên bố rằng họ là thủ phạm đằng sau vụ ám sát.

Ngày 5/1/1982 : Bach Huu Bong, chủ nhiệm một tờ tuần báo nhỏ ở Los Angeles bị bắn nhiều lần trong khi rời nhà hàng ở khu Chinatown. Ông từng in một bài viết về một nhóm du đãng có tên là "Frogmen" (Người Nhái) hoạt động trong vùng Quận Cam, và cho rằng nhóm du đãng này là cựu lính hải quân Việt Nam Cộng Hòa.

Ngày 24/8/1982 : Nhà báo Nguyễn Đạm Phong bị bắn chết ngay tại nhà ông ở Houston. Ông Phong là chủ nhiệm tuần báo Tự Do đã từng nhận nhiều đe dọa giết vì ông cho in những bài viết chất vấn những hoạt động gây quỹ của các nhóm chống cộng lưu vong. Tổ chức VOECRN để lại một danh sách các đối tượng mà họ sẽ ám sát ngay tại hiện trường.

Ngày 7/8/1987 : Một người nào đó ném xác chết một con chó Berger và kèm theo lá thư đe dọa ám sát trong sân nhà của nhà báo Thinh Nguyen, chủ bút tờ Dân Việt.

Ngày 7/8/1987 : Tổ chức VOECRN tuyên bố là nhóm đã giết Tap Van Pham (chủ bút tuần báo Mai) nhà báo gốc Việt đầu tiên bị giết tại Orange County . Văn phòng ông bị đốt cháy trong khi ông đang ngủ trong văn phòng. Ông từng in quảng cáo trên báo cho các công ty Canada chuyên chuyển tiền đến Việt Nam .

Ngày 30/4/1988: Nhà văn và cựu tù nhân chính trị Long Vu (Nhà văn Duyên Anh) ghé thăm Quận Cam, ông bị một nhóm côn đồ vây đánh đến bại thân vì họ nghi ông từng làm ăng-ten trong khi ở tù.

Ngày 3/8/1988: Trong một danh sách đối tượng được đóng vào danh bạ điện thoại ở khu Sài Gòn Nhỏ, Tu A Nguyen (Nguyễn Tú A), chủ nhiệm tờ Viet Press (có văn phòng tại Westminster) và hai người khác được tuyên án tử hình vì đi về Việt Nam.

Ngày 22/11/1989: Nhan Trong Do (Đỗ Trọng Nhân), người vẽ bìa cho tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong bị bắn chết trong xe ông ở quận Fairfax, Virginia . Cảnh sát không tìm ra thủ phạm.

Ngày 22/9/1990 : Nhà báo Triet Le (Lê Triết) bị bắn chết trong khi ông và vợ đậu xe trước nhà ông tại ngoại ô Bailey Crossroads, Virginia . Ông là bỉnh bút cho tờ Văn Nghệ Tiền Phong . Tên ông nằm trong danh sách ám sát mà tổ chức VOECRN để lại nhà của ông Phong 8 năm về trước.

Tháng 1, 1999: Hàng vạn người biểu tình chung quanh tiệm Hi-Tek video (Sài Gòn Nhỏ) vì ông Trần Văn Trường (chủ nhân) treo ảnh Hồ Chí Minh trong quầy tính tiền của tiệm ông. Cảnh sát phải hộ tống ông từ tiệm về nhà. Sau này ông bị kết tội thu băng bất hợp pháp và nay hồi hương sống ở Việt Nam .

Ngày 21/7/2007 : Hàng trăm người biểu tình chống Viet Weekly ở Garden Grove. Theo nhà báo và chủ nhiệm Lê Vũ, ông và nhiều nhân viên tòa soạn bị sách nhiễu và đe dọa qua điện thoại và email nặc danh. Người ta còn đe dọa sẽ đốt tòa soạn Viet Weekly.

Nick Schou
Dịch thuật: BBT Viet Weekly

Nguồn: http://www.ocweekly.com/2007-08-16/features/a-history-of-violence

Các bình luận (4)

Đang nạp ... Đang đăng nhập...
  • Đã đăng nhập bằng tên
Đăng nhập hoặc đăng ký ngay bây giờ để viết bình luận.
Lịch sử đã sang trang k hiểu sao họ vẫn còn tức tối cuồng tín khủng bố vậy. Lúc nào cũng ăn mày quá khứ đã k lấy gì làm hân hạnh. Họ thà làm đuôi trâu hơn làm đầu gà. Chỉ giỏi hiếp đáp và móc túi đồng hương còn gặp Mỹ da trắng thì sợ như sợ cha sợ mẹ.
Trả lời
1 trả lời · vẫn hoạt động 591 tuần trước
Lũ mọi giặc ba que đó là 1 lũ Việt Gian mọi rợ cướp giật khủng bố
Trả lời
Chửi bới đất nước từ lâu đã trở thành thói quen của những kẻ thất nghiệp trong nước sống bằng thu nhập từ thân nhân ở Mỹ gửi về. Đa phần họ là rận hay ít nhất là không ưa chế độ. Họ không đủ tài đủ lực hay kiến thức gì để làm việc trong nước, phải sống nhờ bên ngoài. Chửi bới đất nước cũng là thói quen của những người đang ăn nhờ ở đậu nước ngoài nhất là Nước Mỹ và nhất là những người từng vượt biển hoặc khó khăn lắm mới sang được bên ấy. Họ chửi bới chê bai quê hương giống nòi ra điều ở VN là ghê rợn khổ sở lắm như địa ngục như thế họ mới sướng được, như thế mới hợp lý hóa sự ra đi tha hương cầu thực của họ. Từ đó thói quen chê bai chửi bới đất nước đã trở thành 1 món ăn tinh thần 1 văn hóa sống của họ. Họ bị nghiện chửi bới quê hương dân tộc. Khi chửi bới quê nhà họ lấy làm vui sướng tột cùng, thái độ hả hê thỏa mãn. Họ không thể không ngày nào chửi bới. Ngày nào họ không chửi bới đất nước họ cảm thấy thiếu thốn nhớ nhung gì đấy, ăn không ngon miệng và ngủ không ngon giấc. Họ đã biến đến độ cuồng và trở thành những kẻ biến thái bệnh hoạn nhưng họ không nhận ra điều đó. Thật buồn cho họ.
Trả lời
Mấy thím CCCĐ cờ vàng tâm lý đúng là rứa. Đã thân phận tha hương ăn nhờ ở đậu đất khách quê người, rời bỏ quê hương xứ sở nước non nhà thân yêu thì im miệng lại đi còn bày đặt chống cộng. Quý vị không mở miệng đâu có ai bảo quý vị bị câm.
Trả lời

Comments by